Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.13 KB, 4 trang )
Bệnh tim mạch và cách phòng ngừa
- Bệnh tim mạch làm 8,6 triệu phụ nữ (PN) tử vong hàng năm, chiếm 1/3 các ca tử
vong của PN trên toàn thế giới. Theo dự đoán đến năm 2020, số PN mắc bệnh
động mạch vành sẽ tăng 120% so với năm 1990.
Các chuyên gia y học cho rằng, có nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến các bệnh
tim mạch như: chế độ dinh dưỡng, tình trạng béo phì, đái tháo đường tuýp 2 và
việc hút thuốc lá…
Chế độ ăn tốt cho tim mạch
Chế độ ăn không tốt cho tim mạch là ăn nhiều thịt, quá mặn, các thức ăn chiên xào
nhiều dầu mỡ, ít lượng rau quả. Các bác sĩ khuyến cáo, nên sử dụng chế độ ăn có
lượng rau quả, ngũ cốc cao, hạn chế ít thịt và các chất béo, tăng cường tỷ lệ các
chất béo không no/chất béo no và sử dụng các thức uống có cồn ở mức vừa phải.
Lựa chọn chất béo phù hợp
Các hướng dẫn gần đây cho thấy, việc hạn chế các chất béo no (chất béo bão hòa –
thường có trong các loại mỡ động vật) ở mức dưới 10% tổng năng lượng thu nhận
và các chất béo dạng trans dưới 1% để giảm nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, tăng
cường bổ sung các acid béo omega-3 từ cá. Đây là chất rất tốt cho sức khỏe tim
mạch.
Chất xơ
Chất xơ là các carbohydrat không thể tiêu hóa được, tuy vậy, việc gia tăng các
chất xơ giúp hạn chế nguy cơ tim mạch. Điều đó có thể được giải thích là khi tăng
cường chất xơ sẽ làm giảm sự hấp thu của các cholesterol và tăng cường tiết acid
mật, do đó giảm được nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Các loại rau quả
Năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra lời khuyên trong chế độ ăn hàng ngày,
nên thường xuyên sử dụng rau quả để giúp hạn chế các bệnh tim mạch. Có nhiều
cơ chế tác động của vitamine và các chất chống ôxy hóa của các hợp chất có trong
rau quả rất tốt cho tim. Trong đó, các flavonoid có trong ca cao rất đáng lưu tâm.
Ca cao là nguồn cung cấp rất giàu flavonoid so với các thực phẩm khác. flavonoid
từ ca cao giúp tăng khả năng giãn mạch, bảo vệ thành mạch máu.