Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ROSIGLITAZONE ĐốI VớI SỰ ĐỀ KHÁNG INSULINE VÀ CHẤT ỨC CHẾ NỘI SINH CỦA MEN TỔNG HỢP NITRIC OXIDE pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.88 KB, 3 trang )

ROSIGLITAZONE ĐốI VớI SỰ ĐỀ KHÁNG
INSULINE VÀ CHẤT ỨC CHẾ NỘI SINH CỦA MEN
TỔNG HỢP NITRIC OXIDE



Sự tăng hàm lượng Dimethyllarginine bất đối xứng (ADMA) có liên
quan với sự rối loạn màng nội mô và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Có một
số yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch có liên quan tới sự đề kháng với
Insuline nhưng sự tăng hàm lượng ADMA chưa được biết có liên hệ với hội
chứng chuyển hóa này không. Công trình nghiên cứu này đánh giá sự liên quan
giữa độ nhạy cảm với Insuline và nồng độ ADMA huyết tương đồng thời xác
định xem có một điều trị dược học nào làm tăng độ nhạy cảm với Insuline đồng
thời làm giảm hàm lượng ADMA.
Đây là một nghiên cứu cắt ngang, với nhóm chứng không chọn ngẫu
nhiên của 64 người tình nguyện khỏe mạnh, không bị đái tháo đường (42 nữ,
22 nam), 48 người có huyết áp bình thường, 16 tăng huyết áp; thực hiện tại
trường Đại học y khoa Standford từ tháng 10/2000 đến tháng 7/2001.
Rosiglitazone (một dược chất gây nhạy cảm với Insuline) 4 mg/ ngày
trong 4 tuần, sau đó 4mg x 2 lần/ ngày trong 8 tuần được điều trị cho 7 người
đề kháng với Insuline có tăng huyết áp. Các đối tượng này được nghiên cứu
trước và sau 12 tuần điều trị.
Sự nhạy cảm với Insuline được đo với test chặn Insuline và nồng độ
huyết tương đói của Cholesterol LDL, Triglycéride, HDL, đường huyết,
Insuline và ADMA.
Nồng độ ADMA có tương quan đồng biến với sự suy giảm hạ đường
huyết (qua Insuline) ở người không bị đái tháo đường và không bị tăng huyết
áp (r = 0.73, p <. 001). ADMA cũng tương quan đồng biến với hàm lượng
triglycéride (r = 0.52; p <.001), nhưng không tương quan với LDL (r = 0.19; p
= .2). ADMA tăng ở những đối tượng đề kháng với Insuline, độc lập với tăng
huyết áp. Điều trị dược học cải thiện sự nhạy cảm với Insuline và giảm nồng độ


huyết tương trung bình của ADMA, từ 1.5 ( 0.3 ) tới 1.05 (0.33) mmol/ L (p =
.001).
Như vậy có một mối liên hệ có ý nghĩa giữa sự đề kháng Insuline và
hàm lượng ADMA huyết tương. Điều trị với Rosiglitazone làm tăng nhạy cảm
với Insuline và giảm hàm lượng ADMA. Hàm lượng huyết tương ADMA tăng
có thể đưa đến các rối loạn của màng nội mô ở các bệnh nhân đề kháng với
Insuline.

×