Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tìm hiểu về cán cân thương mại việt trung (đến năm 2010) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.92 KB, 26 trang )

Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
MỤC LỤC
I. Khái quát về cán cân thương mại 2
1. Khái niệm cán cân thương mại 2
2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại 2
3. Ảnh hưởng của cán cân thương mại đến các biến số kinh tế 3
II. Thực trạng cán cân thương mại Việt –Trung 4
1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2001 4
2. Giai đoạn từ 2001 đến 2006 9
3. Giai đoạn từ 2006 đến nay 13
4. Nguyên nhân tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc của nước ta hiện nay 18
III. Các biện pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Trung 20
1. Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong giai đoạn tới 20
2. Một số biện pháp đề xuất nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Trung 23
a. Về xuất khẩu 23
b. Về nhập khẩu 24
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 1
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
I. Khái quát về cán cân thương mại:
1. Khái niệm cán cân thương mại:
Cán cân thương mại là mục quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị hàng hóa xuất
khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch
(xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng.
Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại thặng dư. Ngược lại, khi
mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng
bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.


Xuất khẩu làm phát sinh khoản thu nên được ghi (+) trong BP.
Nhập khẩu làm phát sinh khoản chi nên được ghi (-) trong BP.
Cán cân này còn được gọi là cán cân hữu hình vì nó phản ánh các khoản thu từ xuất
khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu mà các hàng hóa này lại có thể quan sát bằng mắt
thường khi di chuyển qua biên giới.
2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Tuỳ theo giai đoạn và đặc
điểm của từng nền kinh tế thì mức độ quan trọng của các yếu tố khác nhau.
a. Tỷ giá hối đoái:
Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối
giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Khi giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu
sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước
ngoài. Vì thế việc giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu do giá hàng xuất
khẩu trở nên đắt một cách tương đối và thuận lợi cho nhập khẩu do hàng nhập khẩu rẻ một
cách tương đối dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.
Ngược lại, khi giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập
khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Cả hai hiệu ứng này tác động đồng thời làm
cải thiện cán cân thương mại.
Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương
đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1
CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm
chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập
khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái thay
đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá
75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 2
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
b. Lạm phát:

Khi các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn ở nước
ngoài thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này trên thị trường quốc tế, do đó
làm cho khối lượng xuất khẩu giảm. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn thì
sức cạnh trang của hàng hóa trong nước sẽ cao hơn trên thị trường quốc tế làm cho khối
lượng hàng hóa xuất khẩu tăng lên.
c. Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu:
Nếu giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội
tệ và bằng ngoại tệ.
d. Thu nhập:
Khi thu nhập của người không cư trú tăng, làm tăng cầu xuất khẩu của người không
cư trú, do đó làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và bằng ngoại tệ.
Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng đồng thời tăng
theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu
hàng hoá từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng lên.
e. Thuế quan và hạn ngạch:
Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hoá trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán
cân thương mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán
cân thương mại. Giá trị xuất khẩu của một nước sẽ giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức
thuế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp cũng như áp dụng các hàng rào phi thuế quan
như yêu cầu về chất lượng hàng hóa, tệ nạn quan liêu.
Ngoài ra, các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác
cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Cán cân thương mại còn phụ thuộc vào
cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia.
3. Ảnh hưởng của cán cân thương mại đến các biến số kinh tế:
Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung - cầu
tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so
với đồng ngoại tệ. Chẳng hạn, nếu một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu
nghĩa là cung đồng tiền quốc gia đó có khuynh hướng vượt cầu trên thị trường hối đoái
nếu các yếu tố khác không thay đổi. Và như vậy, có thể suy đoán rằng, đồng tiền nước đó
sẽ bị sức ép giảm giá so với đồn g tiền các nước khác. Ngược lạ i, nếu

một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì đồng tiền của quốc gia đó có
khuynh hướng tăng giá.
Thứ hai, cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
của một quốc gia. Nếu như một nước trong nhiều năm liền bị thâm hụt thương
mại trầm trọng thì thể hiện các ngành sản xuất trong nước không có khả năng
cạnh tranh quốc tế. Và ngược lại, thặng dư cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh
tranh cao của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 3
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
cũng cần phải tính đến yếu tố là một số nước có chính sách hạn chế nhập khẩu (bảo hộ cao
cho khả năng sản xuất trong nước) còn xuất khẩu có thể tăng mạnh nhờ khai thác được lợi
thế như cá c sản phẩm thô, lao độn g rẻ… ở gia i đoạn đầu của quá trình
tự do hóa thương mại nên có thể xảy ra tình trạng thặng dư thương mại.
Nhưng tình trạng này không nên kéo dài vì sẽ dẫn đến việc hàng hóa trong nước sẽ
không có khả năng cạnh tranh với hàng hóa quốc tế trong dài hạn.
Thứ ba, tình trạng của cán cân thương mại phản ánh tình trạng của cán
cân vãng lai và nợ nước ngoài, do đó có ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là ảnh
hưởng quan trọng nhất của cán cân thương mại tới nền kinh tế và dựa vào đó nhà nước có
thể đưa ra các chính sách để có thể điều chỉnh cán cân thương mại đảm bảo ổn định kinh tế
vĩ mô.
Thứ tư, cán cân thương mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế:
X – M = ( S – I ) + ( T – G )
Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể hiện quốc gia chi nhiều hơn thu
nhập của mình cũng như tiết kiệm sẽ ít hơn đầu tư và ngược lại.
 Vì những tác động to lớn của cán cân thương mại tới nền kinh tế nên các
nhà kinh tế và quản lý luôn tìm cách dự báo những cơ hội cũng như thách thức để có thể
đề ra những giải pháp thiết thực cho xuất nhập khẩu trong thời gian sắp tới từ
đó giúp điều tiết vĩ mô một cách tốt hơn. Do tầm quan trọng của cán cân thương mại nên
hầu hết các nước đều công bố tình trạng của nó hàng tháng.

II. Thực trạng cán cân thương mại Việt –Trung
1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2001
Kể từ khi bình thường hoá hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc
đã phát triển theo chiều hướng hoàn thiện hơn, tích cực hơn và đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Trước hết, điều dễ dàng nhận thấy là hoạt động ngoại thương giữa hai nước
được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như buôn bán chính ngạch, buôn
bán tiểu ngạch, tạm nhập tái xuất, trong đó buôn bán chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch
là hai phương thức chính. Đa dạng hoá về phương thức trao đổi đã làm cho hoạt động
ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét đặc trưng và cũng là lợi thế của
hai bên.
Từ năm 1991-2001, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng lên nhanh chóng
và tăng đều qua các năm.
Năm 1991 tổng kim ngạch hai chiều đạt 37,7 triệu USD thì đến năm 2000 đạt
2.957,0 triệu USD, đặc biệt năm 2002 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã đạt
3.654,275 triệu USD tăng 97 lần so với năm 1991. Năm 2002 Tổng kim ngạch hai nước
đạt mức tăng trưởng cao và tăng hơn 1,2 lần so với năm 2000 đã vượt sớm hơn mục tiêu 3
tỷ USD mà hai nước đề ra. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
đạt 1.495,485 triệu USD (xem bảng 1) . Cần nói thêm rằng, thương mại Việt - Trung trong
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 4
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
thống kê chính thức chưa phản ánh đầy đủ tình hình buôn bán sôi động giữa hai nước vì rất
khó đưa vào thống kê hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại đã và đang xảy ra trên biên
giới. Tình trạng nhập lậu hàng hoá qua biên giới và khai khống trị giá hàng xuất khẩu của
một số doanh nghiệp xuất khẩu nhằm gian lận trong việc hưởng chế độ hoàn thuế VAT
đang diễn ra với tính chất hết sức nghiêm trọng. Nếu tính đầy đủ các con số này thì tình
hình buôn bán hai chiều sẽ tăng lên, đồng thời con số nhập siêu của Việt Nam vào các năm
2000, 2001 cũng lớn hơn so với số liệu thống kê .
Bảng 1 : Kim ngạch XNK hàng hoá hai chiều Việt Nam - Trung Quốc Thời kỳ
1991 - 2001 (Triệu USD)

Năm Tổng kim ngạch Việt Nam xuất Việt Nam nhập
1991 37.7 19.3 18.4
1992 127.4 95.6 31.8
1993 221.3 135.8 85.5
1994 439.9 295.7 144.2
1995 691.6 361.9 329.7
1996 669.2 340.2 329.0
1997 878.5 471.1 404.4
1998 989.4 478.9 510.5
1999 1542.3 858.9 683.4
2000 2957.0 1534.0 1423.0
2001 3047.221 1418.092 1629.129
Nguồn: Hải quan Việt Nam ( Cục Công nghệ thông tin )
Nhìn chung trong một thời gian khá dài 1991- 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và Trung Quốc khá cân bằng, kim ngạch tăng đều qua các năm và chỉ giảm nhẹ
vào năm 1996. Sự biến động này có thể chấp nhận được do những dao động của thị trường
qua hàng năm . Năm 1997, Việt Nam giảm nhập thiết bị cho các nhà máy đường, xi măng,
nhất là đối với các thiết bị của nhà máy xi măng là đứng đã làm giảm kim ngạch nhập
khẩu, trong khi đó số lượng hàng xuất khẩu không giảm đã dẫn đến hiện tượng xuất siêu
khá cao đạt 11,2 triệu USD năm 1996, năm 1997 là 66,7 triệu USD. Bên cạnh đó cũng còn
có những nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng xuất siêu do khủng hoảng tài chính Châu Á
đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia là những
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 5
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Vì vậy, các Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
phải tìm thị trường tiêu thụ hàng hoá của mình tại Trung Quốc. Số lượng hàng xuất khẩu
của các vùng nội địa chiếm 75%-80% trong tổng số lượng hàng xuất khẩu, lượng hàng
xuất khẩu của vùng biên giới chỉ chiếm 20%- 25%. Trong giai đoạn 1991- 2001 Việt Nam
đã nâng cao được kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và duy trì sự tăng trưởng ổn

định , bất chấp những biến động của nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là một kết quả
đáng ghi nhận trong trao đổi thương mại nói chung và trong quan hệ thương mại Việt -
Trung nói riêng.
*Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu:
Cơ cấu hàng xuất khẩu:
Trung Quốc là một trong những nước có nền kinh tế khá phát triển trong khu vực
cũng như trên thế giới. Với thế mạnh là giá rẻ, công nghệ sản xuất khá tiên tiến, mẫu mã
đẹp, sản phẩm của Trung Quốc không chỉ có xu thế ở thị trường Châu Á mà còn chiếm
lĩnh được thị trường các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Một trong những khó khăn của Việt
Nam khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc là: những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam
như gạo, chè, cà phê và một số sản phẩm nông nghiệp khác cũng là thế mạnh của Trung
Quốc nên những mặt hàng này rất khó mở rộng thị trường và nâng cao số lượng tiêu thụ tại
thị trường này. Trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, hàng
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản và một số loại khoáng sản
có thế mạnh như quặng Crôm, dầu thô. Việc nhập khẩu các loại nguyên liệu thô này sẽ
giúp Trung Quốc giải quyết được khâu nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chế biến trong
nước, tận dụng giá lao động rẻ, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động cũng
như nâng cao giá thành sản phẩm. Trước yêu cầu cần phải giảm xuất khẩu nguyên liệu thô
và các sản phẩm chưa qua chế biến. Trong những năm gần đây,Việt Nam đã và đang giảm
tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu để tận dụng sức lao động sáng tạo trong nước sản xuất sản
phẩm thành phẩm rồi mới xuất khẩu. Tuy nhiên, một số nhóm hàng như sản phẩm nhựa
giầy dép, hàng dệt may, máy tính và linh kiện, dây cáp điện, cao su, đường tinh cùng một
số mặt hàng thực phẩm khác đã thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc nhưng với số
lượng không còn rất khiêm tốn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm
2001 ( Bảng 2 ) cho thấy, trị giá mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Trung Quốc là 34,8
triệu USD, chiếm 1,19% Tổng kim ngạch hàng xuất khẩu; mặt hàng giầy dép các loại là
12,39 triệu USD, chiếm 0,42% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 2 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm
2001
Stt Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá( USD)

1 Cà phê Tấn 6.628 2.806.057
2 Cao su Tấn 96.159 67.218.570
3 Chè Tấn 500 837.626
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 6
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
4 Dầu ăn Tấn 20.502 6.839.877
5 Dầu thô Tấn 3.060.515 598.437.443
6 Dây điện và dây cáp điện USD 129.843
7 Đồ chơi trẻ em USD 37.014
8 Đường tinh Tấn 84.200 28.828.904
9 Gạo Tấn 2.240 572.931
10 Giày dép các loại USD 5.466.799
11 Hải sản USD 249.813.277
12 Hàng dệt may USD 16.255840
13 Rau quả USD 246.881.348
14 Thủ công mỹ ghệ USD 3.481.228
15 Hạt điều Tấn 9.550 38.647.383
16 Hạt tiêu Tấn 5.159 8.540.563
17 Lạc nhân Tấn 500 518.676
18 Máy tính và linh kiện USD 7.834.789
19 Sản phẩm gỗ USD 98.725.177
20 Sản phẩm nhựa USD 7.349.783
21 Than đá Tấn 1.029.093 18.694.956
22 Thiếc Tấn 460 2.391.736
23 Xe đạp và phụ tùng xe đạp USD 78.135
TỔNG 1.410.387.961
Nguồn: Hải Quan Việt Nam ( Cục Công nghệ thông tin )
Cơ cấu hàng nhập khẩu:
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Trang 7
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Nhìn chung, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khá phong phú về chủng loại song chủ
yếu là các mặt hàng đã qua chế biến và các sản phẩm công nghiệp. Tùy theo nhu cầu tiêu
thụ của từng năm, từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng nhập khẩu đã tăng hoặc giảm.
Theo con số thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong giai đoạn 1991 - 1995, các mặt nhập
khẩu có trị giá lớn là xi măng là 5,15 triệu USD năm 1992, đến năm 1995 là 29,98 triệu
USD; kính xây dựng là 2,392 triệu USD năm 1992 đến năm 1995 là 10,88 triệu USD; thép
xây dựng năm 1992 là 8,774 Triệu USD đến năm 1995 là 10,928 triệu USD. Trong giai
đoạn 1996 - 2001, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu có sự thay đổi do nhà nước ta chủ trương
hạn chế nhập khẩu một số nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu
giai đoạn 1991 - 1995 như xi măng, kính xây dựng, thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ và
phát triển sản xuất trong nước. Nhà nước khuyến khích nhập một số mặt hàng thiết yếu
phục vụ sản xuất công nông nghiệp, các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giai
đoạn này là Máy móc thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, nguyên vật liệu dệt may, phân bón và
linh kiện xe máy. Cũng theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong 2 năm 2001
( Bảng 3 ), ta đã nhập một lượng lớn máy móc thiết bị với trị giá là 567,277 triệu USD
chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu; xăng dầu là 705,099 triệu
USD chiếm tỷ trọng 18,6 ; nguyên vật liệu dệt may là 202,06 triệu USD và một số mặt
hàng khác nhƣ phân bón là 120,011 triệu USD Các mặt hàng máy móc thiết bị nhập
khẩu của Trung Quốc chỉ ở trình độ kỹ thuật thấp hoặc trung bình so với khu vực và thế
giới, nhƣng khá phù hợp với trình độ phát triển của nƣớc ta trong thời kỳ qua. Đối với
nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, các sản phẩm của Trung Quốc đang cạnh tranh rất mạnh
với hàng sản xuất trong nước do hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại,
tuy có chất lượng không cao, chủ yếu là hàng địa phương nhưng giá rẻ, khá phù hợp với
thị hiếu tiêu dùng của thị trường Việt Nam . Trước thực tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp
Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, hạ giá thành để
tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa và khẳng định sản
phẩm của mình trên thị trường khu vực cũng như Quốc tế.
Bảng 3 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2001

STT Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá (USD)
1 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 6.625 5.047.225
2 Clinker Tấn 21.960.579
3 Linh kiện điện tử và Vi tính USD 249.362.428
4 Máy móc thiết bị, phụ tùng USD 74.122.246
5 NVL dệt may da USD 249.362.428
6 Ôtô dạng CKD,SKD Bộ 74.122.246
7 Ôtô nguyên chiếc Chiếc 337 429.767.997
8 Phân bón các loại Tấn 437.433 82.316.329
9 Sắt thép các loại Tấn 276.076 94.742.288
10 Tân dược USD 5.588.857
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 8
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
11 Xăng dầu các loại USD 1.034.914 231.660.566
12 Xe máy dạng CKD,IKD Bộ 1.955.134 433.227.256
Tổng 1.627.795.771
2. Giai đoạn từ 2001 đến 2006:
Thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và
chính sách mở cửa nền kinh tế do Đại hội VI đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú
trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc trên cơ sở 16 chữ vàng. Kết quả của quá trình đó
phần nào thể hiện trong phát triển các qua n hệ kinh tế - thương mại, nhất là hoạt động xuất
- nhập khẩu giữa hai nước.
Từ hình 1 và bảng 1 cho thấy, trong giai đoạn 2001-2006, xuất nhập khẩu tăng lên
mạnh mẽ so với các thời kỳ trước đó. Chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu lớn, nhưng điều
đáng nói là trong các năm trước đó Việt Nam luôn giữ thế xuất siêu so với Trung Quốc thì
giai đoạn 2001-2006 tình hình đã đảo ngược, Việt Nam rơi vào tình trạng nhập siêu
nghiêm trọng.
Bảng 1: Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc phân theo từng kế hoạch 5 năm
Nhóm thực hiện: Nhóm 1

Trang 9
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Giai đoạn
Tổng kim ngạch
xuất-nhập khẩu
(triệu USD)
Kim ngạch xuất
khẩu (triệu
USD)
Tăng bình
quân năm
(%)
Kim ngạch nhập
khẩu (triệu USD)
Tăng bình
quân năm (%)
1991-1995 1.517,7 908,1 245,7 609,6 209,8
1996-2000 6.870,1 3.537,2 151,8 333.2,9 147,8
2001-2006 37.536,9 13.387,8 117,9 24.536,5 135,5
Từ năm 2000, thương mại hai nước bắt đầu tăng nhanh đáng kể. Hai nước đã đưa ra
mục tiêu kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 5 tỉ USD vào năm 2005 (tăng bình quân hơn
11,1%/năm), nhưng ngay từ năm 2003, về cơ bản, hai nước đã tiến gần sát mục tiêu của
năm 2005 khi đạt kim ngạch lên tới 4,87 tỉ USD. Đến năm 2005, kim ngạch buôn bán hai
chiều đạt 8,739 tỉ USD (cao gấp 1,75 lần mục tiêu đề ra) và đạt nhịp độ tăng trưởng bình
quân 19,79%/năm.
Năm 2006, với kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 10,421 tỉ USD, "ngưỡng" 10 tỉ
USD cũng đã bị vượt qua. Tính chung lại, trong 6 năm vừa qua, kim ngạch buôn bán hai
chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng bình quân 23,36%/năm, liên tục trong ba năm
gần đây, Trung Quốc đã thay Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nước ta.
Xét trên tổng thể, các số liệu thống kê của nước ta trong 6 năm gần đây cho thấy,

sau bước lùi vào thời điểm năm 2001, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc tuy
đã liên tục phát triển, đặc biệt là bước đại nhảy vọt vào năm 2004, nhưng nhịp độ tăng
trưởng bình quân cũng chỉ là 12,02%.
Rõ ràng, đây là con số khá thấp nếu so với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu chung ra
thị trường thế giới trong cùng kỳ (18,41%/năm), và càng thấp so với nhịp độ tăng trưởng
xuất khẩu 19,23%/năm sang 9 đối tác thương mại (gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,
Xin-ga-po, CHLB Đức, Hà Lan, Anh, Đài Loan và Pháp) hiện đang chiếm 59,20% tổng
lượng hàng hóa của nước ta xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Nếu xem xét một cách chi tiết hơn, vấn đề không phải chỉ là tốc độ phát triển xuất
khẩu đã bị chững lại, mà đã xuất hiện xu hướng suy giảm một cách hết sức đáng lo ngại
hiện nay trong việc phát triển thị trường này.
Các kết quả tính toán từ các số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam với Trung Quốc trong bảy năm gần đây cho thấy, từ xuất phát điểm xuất siêu 110,8
triệu USD, bằng 7,79% kim ngạch nhập khẩu năm 2000, chúng ta đã chuyển sang nhập
siêu gần gấp đôi trong năm 2001 (211,0 triệu USD), bằng 14,48% kim ngạch xuất khẩu và
đến nay vẫn hầu như liên tục tăng "phi mã": năm 2002 tăng lên 6.63,3 triệu USD; năm
2003 tăng gần gấp ba lần (1.734,6 triệu USD); năm 2004 dừng ở mức 1.721,1 triệu USD;
năm 2005 tăng gấp 1,64 lần (2.817,9 triệu USD); năm 2006 vừa qua tiếp tục tăng 1,55 lần
và đạt kỷ lục 4.360,9 triệu USD. Tính chung lại, trong những năm đầu thập kỷ này, nhịp
độ tăng nhập siêu của nước ta từ thị trường Trung Quốc đã đạt kỷ lục 83,26%/năm.
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 10
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Đây thực sự là những mức nhập siêu rất cao, bởi chỉ riêng nhập siêu từ riêng thị
trường này đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong "rổ hàng hóa nhập siêu" của nước ta: năm
2001: 18,58%; năm 2002: 21,91%; năm 2003: 34,34%; năm 2004: 31,58%; năm 2005:
62,12%; năm 2006 đạt kỷ lục 86,10%.
Nếu kể cả thương mại dịch vụ, bao gồm ngân hàng, du lịch, viễn thông và mua điện
thì chắc chắn thâm hụt thương mại của Việt Nam còn cao hơn số liệu đã được Hải quan
Việt Nam và Hải quan Trung Quốc công bố.

Mặc dù có sự thâm hụt cao trong cán cân thương mại với Trung Quốc, nhưng đó là
điều kiện cho phát triển kinh tế và xuất khẩu sang các thị trường khác. Như vậy, mô hình
xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc có bị thâm hụt cao, nhưng không phải là điều quá
phải lo lắng khi thâm hụt này được bù đắp bằng thặng dư từ các thị trường khác. Tuy
nhiên, cũng phải nói rằng: Nhập siêu rất lớn ở một số quốc gia châu Á, xuất siêu ở một số
quốc gia ngoài khu vực châu Á đã trở thành "căn bệnh cố hữu" của nền kinh tế nước ta.
Xét về phương thức giao dịch, thương mại Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu thực
hiện qua đường tiểu ngạch. Buôn bán tiểu ngạch tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm được
50% thuế, tiết kiệm một số chi phí bao bì, chất lượng hàng hóa không đòi hỏi cao, thậm
chí tránh được kiểm dịch về an toàn vệ sinh. Nhưng buôn bán tiểu ngạch có nhiều điểm
yếu: bị động, không ổn định, thiếu bền vững, rủi ro cao. Yếu tố không chắc chắn trong
buôn bán tiểu ngạch khiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc rủi ro cao và cũng tác động
vào các hợp đồng thương mại chính ngạch trong nước. Buôn bán tiểu ngạch diễn ra phụ
thuộc chủ yếu vào giá cả, khi giá tăng dẫn tới hiện tượng tranh mua ở thị trường trong
nước, việc tranh mua đối với nhiều loại nông sản gây phá vỡ các hợp đồng của các đối tác
đã ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu:
Cơ cấu hàng xuất khẩu:
Hiện nay, Trung Quốc đang là bạn hàng nhập khẩu số 1 về cao su, hạt điều, thứ 3 về
thủy sản, là nước nhập khẩu trên 56% giá trị rau quả tươi xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài
ra, một số mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập và từng bước mở
rộng thị phần trên thị trường Trung Quốc như: giày dép, hàng dệt may, linh kiện điện tử
Trong giai đoạn 2001-2006, nhìn chung cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc đã không ngừng được mở rộng. Cụ thể, ở thời điểm năm 2001, trong danh
mục những mặt hàng chủ yếu của nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt kim
ngạch từ 1 triệu USD trở lên tuy gồm 15 mặt hàng, nhưng tổng cộng cũng chỉ đạt 1,156 tỉ
USD và chiếm 81,52% tổng kim ngạch xuất khẩu của năm này. Năm 2006, tuy danh mục
này cũng chỉ tăng lên 18 mặt hàng, nhưng đã đạt 2,331 tỉ USD và chiếm 76,93% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu năm 2001, quy mô xuất khẩu 10 triệu USD trở lên chỉ gồm
8 mặt hàng, thì con số này trong năm 2006 đã là 13 mặt hàng.

Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc
(triệu USD)
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 11
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
TT Mặt hàng 2002 2003 2004 2005 2006
1 Dầu thô 686,79 187,80 1.471,00 1.160.16 399,91
2 Cao su 88,66 147,00 357,00 519,20 851,38
3 Thủy sản 195,30 77,80 48,10 61.97 65,05
4 Rau quả 121,50 67,10 24,90 34,94 24,61
5 Hạt điều 38,10 52,40 70,20 97,36 94,49
6 Than đá 44,10 48,87 134,00 370,17 594,76
7 Dệt may 19,59 28,45 14,80 8,14
8
Máy tính linh
kiện
19,30 22,49 25,90 74,56 73,81
9 Đồ gỗ 11,30 12,38 35,00 60,34 94,07
10 Giày dép 7,28 10,91 18,30 28,32 29,70
11
Sản phẩm
nhựa
2,80 7,44 4,70 3,14
12 Cà phê 3,92 6,90 5,80 7,63
13 Gạo 1,68 0,29 19,20 11,96 12,44
Nguồn: Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là vấn đề mang tính
chiến lược của nước ta hiện nay do Trung Quốc - một nền kinh tế mang tính "công xưởng"
của thế giới, và sẽ còn phát triển nhanh trong những năm tới. Vấn đề đặt ra là: nếu như cơ
cấu hàng hóa xuất khẩu không có những bước chuyển mạnh mẽ, xu thế suy giảm tốc độ

xuất khẩu sang thị trường này sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Cơ cấu hàng nhập khẩu:
Nếu như trước đây, những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chủ
yếu là: thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, pin các loại, thuốc lá,
xà phòng giặt, nước giải khát, dầu thực vật, đường sữa, đồ dùng gia đình, xe đạp, giấy thì
đến giai đoạn này hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam rất phong phú và đa dạng (có
hơn 200 nhóm và mặt hàng, gấp đôi số nhóm và mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 12
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Quốc). Trong các mặt hàng và nhóm hàng nhập khẩu nêu trên, hàng hóa là máy móc thiết
bị chiếm 27,95%, nguyên liệu chiếm 19,7%; hàng tiêu dùng chiếm 47% Những nhóm
hàng có khối lượng nhập lớn trong thời kỳ này là: máy móc nông nghiệp và chế biến nông
lâm sản, thiết bị sản xuất xi-măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt, thiết bị sản xuất phân
bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ.
Các số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy, nếu như kim ngạch nhập khẩu
hàng hóa từ thị trường Trung Quốc năm 2000 chỉ mới là 1,4 tỉ USD, thì năm 2006 đã đạt
7,391 tỉ USD, tức là đã tăng 31,59%/năm. Đây thực sự là một kỷ lục xét trên nhiều phương
diện: tăng cao 1,64 lần nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu chung từ thị trường thế giới; tăng
cao kỷ lục so với nhịp độ tăng nhập khẩu từ 9 thị trường chủ yếu của nước ta trong giai
đoạn này. Năm 2006, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn ở mức cao 4,36 tỉ USD.
Chính vì nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này liên tục bùng nổ như vậy, cho nên
ngay từ năm 2003, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu hàng
hóa lớn nhất vào nước ta trong bốn năm qua. Con số kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của
nước ta từ thị trường Trung Quốc lớn hơn gấp 2,44 và 3,12 lần kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa sang thị trường này vào các năm 2006 và 2007 cho thấy một thực tế là: dù thị trường
nước ta còn rất nhỏ, nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc đã khai thác thị trường nước ta
tốt hơn nhiều so với những gì các doanh nghiệp nước ta làm được từ thị trường này.
3. Giai đoạn từ 2006 đến nay
Tình hình xuất nhập khẩu với Trung Quốc từ năm 2006 đến 2010

(ĐVT: Triệu Đô la Mỹ)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Xuất khẩu 3.228,1 3.242,8 3.646,1 4.850,1 4.909,0 7.309,0
Nhập khẩu 5.899,7 7.391,3 12.710,0 15.973,6 16.441,0 20.019,0
Kim ngạch
thương mại
9127,8 10634,1 16356,1 20823,7 21350,0 27328,0
Thâm hụt 2.671,6 4.148,5 9.063,9 11.123,5 11.532,0 12.710,0
Tỷ lệ tăng 58,5% 55,3% 118,5% 22,7% 3,7% 10,2%
(Nguồn: Tự lập theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2010)
Từ năm 2006, tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung có sự tăng trưởng vượt bậc.
Nếu như năm 2006, kim ngạch thương mại hai nước chỉ là 10,6 tỷ USD, thì đến hết năm
2010 đã là hơn 27,3 tỷ USD, tăng gần 157%, gấp hơn 2 lần mức tăng của 5 năm trước đó,
chiếm tỷ trọng khoảng 17,4% so với tổng kim ngạch thương mại cả nước (157 tỷ USD),
tăng khoảng 4,2% so với năm 2006. Như vậy, Trung Quốc đã chính thức trở thành đối tác
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 13
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
thương mại lớn nhất của Việt Nam, xếp trên các đối tác khác như ASEAN, Mỹ, EU và
Nhật Bản. Một điều đáng chú ý là kể từ năm 2007, Trung Quốc là đối tác duy nhất duy trì
được đà tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều với Việt Nam, trong khi các đối tác
khác “chùng xuống” trước tác động của khủng hoảng tài chính thế giới các năm 2008,
2009.
Cán cân thương mại Việt – Trung từ 2005 đến 2010
(ĐVT: Triệu Đô la Mỹ)
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010)
Dựa vào số liệu từ Cục thống kê năm 2010, có thể nhận thấy rằng từ năm 2006 đến
nay, mức thâm hụt trong cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng với tốc
độ chóng mặt. Nếu như năm 2005, Việt Nam chỉ nhập siêu 2,7 tỷ đô la, thì đến năm 2006
mức nhập siêu đã lên tới 4,1 tỷ đô la, tăng 55,3%; năm 2007 là 9,1 tỷ đô la, tăng 118,5%.

Những năm tiếp theo tuy tốc độ thâm hụt cán cân đã được cải thiện, nhưng mức nhập siêu
luôn ở mức cao và mỗi năm lại lập một kỷ lục mới. Năm 2010, theo số liệu thống kê sơ bộ,
mức thâm hụt đã là 12,7 tỷ đô la, tăng 10,2% so với năm 2009.
Nguyên nhân của sự tăng mạnh nhập siêu là do sự tăng nhanh của kim ngạch nhập
khẩu, trong khi kim ngạch xuất khẩu thì tăng không đáng kể.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Xuất khẩu 3.242,8 3.646,1 4.850,1 4.909,0 7.309,0
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 14
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Nhập khẩu 7.391,3 12.710,0 15.973,6 16.441,0 20.019,0
Mức tăng xuất khẩu 14,7 403,3 1.204,0 58,9 2.400,0
Mức tăng nhập khẩu 1.491,6 5.318,7 3.263,6 467,4 3.578,0
(Nguồn: Tự lập theo số liệu Tổng cục Thống kê, 2010)
Từ năm 2006 đến 2010, nếu như kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng gần 4,1 tỷ USD
(tăng 125,4%), thì kim ngạch nhập khẩu tăng tới hơn 12,6 tỷ USD (tăng 170,8%), gấp hơn
3 lần so với mức tăng xuất khẩu. Tuy vậy, theo số liệu năm 2010, mức tăng xuất khẩu đã
được cải thiện khi tăng tới 2.400 tỷ USD so với năm 2009, mức tăng cao nhất trong vòng 5
năm qua, bằng 67,1% so với mức tăng nhập khẩu.
Tỷ trọng nhập siêu từ Trung Quốc so với nhập siêu cả nước
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tỷ trọng 81,91% 63,82% 61,70% 89,73% 102,50%
(Nguồn: tự lập theo số liệu Tổng cục Thống kê, 2010)
Có thể thấy mức nhập siêu từ Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng
nhập siêu của cả nước. Vào năm 2009, nhập siêu đã chiếm 90% nhập siêu cả nước, và đến
năm 2010, nhập siêu Trung Quốc đã vượt mức nhập siêu cả nước, chiếm hơn 102%. Mặc
dù tổng nhập siêu cả nước đang được cải thiện và chúng ta đang xuất siêu ở một vài nước,
thì nhập siêu từ Trung Quốc lại không ngừng tăng lên. Đây là một điều đáng báo động, bởi
chúng ta đang ngày càng phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc và bị hút quá sâu vào nền
kinh tế của nước láng giềng khổng lồ này.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu:
Danh mục các nhóm hàng xuất nhập khẩu chính đối với Trung Quốc năm 2010
(Nguồn: tổng hợp theo số liệu Tổng cục Hải quan, 2010)
Nhập khẩu Xuất khẩu
Mặt hàng Giá trị (USD) Mặt hàng Giá trị (USD)
Lương thực thực
phẩm
337.868.970 Thủy sản, rau quả 237.459.072
Xăng dầu 1.060.887.897 Hạt điều 183.366.754
Hóa chất, dược
phẩm
1.361.783.952 cà phê, chè 56.292.375
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 15
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Phân bón thuốc trừ
sâu
830.333.886 Gạo 54.636.941
Chất dẻo, cao su 693.153.598
Sắn và các sản phẩm từ
sắn
516.295.862
Gỗ, giấy 342.819.409 Than đá 961.855.120
Bông, sợi, vải 2.459.120.241 Dầu thô 367.631.900
Nguyên phụ liệu
dệt, may, da, giày
671.006.640 Xăng dầu các loại 391.324.584
Sắt thép và kim loại
khác
2.366.483.244

Quặng và khoáng sản
khác
101.915.301
Thiết bị điện, điện
tử, máy tính
6.337.928.381 Hóa chất, chất dẻo 150.879.887
Dây điện và dây cáp
điện
177.695.535
Cao su và sản phẩm từ
cao su
1.471.372.406
Ô tô, xe máy và linh
kiện
631.196.227 Gỗ, giấy 408.814.945
Hàng dệt may, giày dép 261.617.612
Gốm sứ thủy tinh 153.227.133
Sắt thép 100.388.060
Máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện
659.432.561
Máy móc, thiết bị, dụng
cụ phụ tùng khác
274.479.080
Phương tiện vận tải và
phụ tùng
62.173.313
TỔNG 20.018.827.001 TỔNG 7.308.800.253
Có thể thấy sự khác biệt rất rõ ràng giữa danh mục hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa
nhập khẩu.

Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 16
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Cơ cấu hàng xuất khẩu:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2010, chúng ta xuất sang Trung Quốc
nguyên nhiên liệu khoáng sản chiếm 38,3% kim ngạch xuất khẩu chung, trong đó chủ yếu
là than đá (13,2%), dầu thô (5%) và cao su (20,1%). Tuy nhiên, việc xuất khẩu nhóm hàng
này đã và đang phải giảm để đảm bảo an ninh năng lượng. Riêng năm 2009, nhóm dầu thô
phải giảm 24%. Năm 2010, than xuất cho Trung Quốc phải giảm tới 50% so với năm
2009.
Bù lại cho sự sụt giảm này, chúng ta chỉ có nông sản, thủy sản và công nghiệp.
Nhưng, nông sản và thủy sản chỉ chiếm 14,34% kim ngạch xuất khẩu của ta sang Trung
Quốc và vẫn chủ yếu là hàng nguyên liệu và sơ chế như trái cây, cao su, cà phê, tiêu, sắn,
… không có giá trị lớn. Nhóm hàng công nghiệp chỉ chiếm có 14,7% trong giá trị xuất
khẩu sang Trung Quốc và sức cạnh tranh còn kém. Dù 2 nhóm này có tăng mạnh về lượng,
nhưng giá trị không cao nên rất khó bù đắp lại sự giảm sút nhóm xuất khẩu nguyên nhiên
liệu khoáng sản sang Trung Quốc.
Cơ cấu hàng nhập khẩu:
Trong khi đó, danh mục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc chủ yếu là các hàng
hóa thiết yếu như máy móc, linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và cả hàng tiêu dùng giản đơn
trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, như quần áo, đồ chơi, giày dép, thậm chí cả tăm tre.
Trong đó, nhóm hàng nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất mũi nhọn của ta như ngành
may mặc, nông nghiệp, xây dựng… chiếm tới hơn 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đặc
biệt, nhóm hàng thiết bị điện, điện tử, vi tính chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt gần 32% tổng
giá trị nhập khẩu.
Trong 5 nhóm hàng mà Việt Nam nhập nhiều nhất là thiết bị máy móc phụ tùng,
xăng dầu, sắt thép, phân bón nguyên phụ liệu dệt may thì Trung Quốc đều có tên ở vị trí
thứ 1 đến 5. So với nhu cầu nhập khẩu, năm 2010, chúng ta nhập từ Trung Quốc tới 56%
sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7% xăng dầu, 27%
phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện Nếu nguồn cung từ người láng

giềng khổng lồ này có vấn đề thì ngay lập tức, thị trường nội địa của Việt Nam và cả
chuyện xuất khẩu sang Mỹ, EU của ta cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Với tình trạng như vậy, Việt Nam sẽ rất khó để thu hẹp nhập siêu, nếu không có sự
quyết liệt và cải cách chiến lược xuất nhập khẩu sớm, thậm chí chúng ta có thể phải trả giá
đắt nếu nhập siêu đó là không an toàn, không chất lượng.
4. Nguyên nhân tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc của nước ta hiện nay
a. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Về cơ cấu mặt hàng giữa hai nước, Việt Nam nhập những sản phẩm đã qua chế biến
gia công từ Trung Quốc như hàng tiêu dùng, xăng dầu, vải, phân bón, sắt thép, hoá chất,
phụ liệu giày dép, điện tử vi tính và linh kiện, máy móc, thiết bị v.v , xu thế này ngày
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 17
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
càng nổi bật, dẫn đến Việt Nam nhập khẩu những mặt hàng đã qua chế biến từ Trung Quốc
ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất
khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là
những mặt hàng nguyên liệu khoáng sản thô, nông sản phẩm (trong chín ngành xuất khẩu
của Việt Nam đạt mức 1 tỷ USD trở nên, đa số là các ngành liên quan đến xuất khẩu nông
sản và khoáng sản). Mặt hàng nông sản của Việt Nam được đánh giá cao, có vai trò quan
trọng trong phát triển của đất nước. Nhưng trong những năm gần đây, xuất khẩu mặt hàng
này sang Trung Quốc có xu hướng giảm, mặc dù các mặt hàng được hưởng các ưu đãi về
thuế suất nhập khẩu theo Chương trình Thu hoạch sớm từ năm 2004 đến nay.
b. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn hạn chế
Mặc dù bên cạnh một nước láng giềng có thị trường với dân số lớn nhất thế giới hệ
thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không giữa hai nước
thuận lợi, nhưng hàng hoá của Việt Nam vẫn còn chưa xâm nhập được vào thị trường này.
Tại các siêu thị, các cửa hàng của Trung Quốc rất ít xuất hiện các mặt hàng của Việt Nam.
Trong khi đó, hàng hoá Trung Quốc thì lại tràn ngập thị trường Việt Nam. Nhiều doanh
nghiệp của Việt Nam sang tận Quảng Đông, Chiết Giang, Quảng Tây để thu mua hàng.

Nguyên nhân của tình trạng này là do một số mặt hàng của Việt Nam chưa cải tiến
mẫu mã, hình thức, thiếu đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ,
tìm hiểu thị trường và thị hiếu của người dân. Bên cạnh đó, còn phải tính tới những chi phí
cho sản xuất một sản phẩm của Việt Nam còn cao, cụ thể là chi phí cho địa điểm sản xuất
kinh doanh còn rất cao, do giá bất động sản thuộc loại cao trên thế giới; phí cảng biển, bưu
chính viễn thông, giá điện của Việt Nam cao gấp 2-3 lần so với nước có mức giá trung
bình trong khu vực. Về phía Trung Quốc, nhiều loại hàng được đầu tư sản xuất với quy mô
lớn, do vậy mà giá thành rẻ. Những điều này đã đẩy giá thành các mặt hàng của Việt Nam
tăng cao, khó cạnh tranh được với các mặt hàng của Trung Quốc
c. Nhu cầu về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu trong nước tăng cao, phụ
thuộc vào nước ngoài
Thời gian qua, Việt Nam đầu tư nhiều dự án công nghiệp lớn về nhiệt điện, thuỷ
điện, lọc dầu, xây dựng cầu cống, nhà cao tầng v.v… Nhu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị,
máy móc dùng cho những công trình này rất lớn. Như ở trên đã đưa ra các số liệu cho thấy
các mặt hàng như máy móc, thiết bị, sắt thép của Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao trong nhập
khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam khó có đủ điều kiện
để nhập những thiết bị hiện đại của các nước phương Tây, do vậy nhu cầu đối với mặt
hàng này của Trung Quốc tăng lên, đồng thời đẩy cao cán cân nhập khẩu từ Trung Quốc.
Song song với đó là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn thiếu sự đầu tư,
hay nói cách khác Việt Nam còn gặp khó khăn trong việc huy động vốn vào những lĩnh
vực này. Các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đầu tư ít chú ý đến xây dựng những
ngành công nghiệp phụ trợ mà thường coi việc sử dụng giá nhân công rẻ của Việt Nam để
biến Việt Nam trở thành nơi gia công chế xuất các mặt hàng xuất khẩu của họ, nhập khẩu
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 18
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
nguyên vật liệu từ nước ngoài gia công chế tạo sau đó xuất đi các nước khác, điển hình là
các lĩnh vực như giày dép, may mặc, phân bón, phôi thép v.v…, những ngành này đã mang
về cho Việt Nam kim ngạch xuất khẩu rất lớn. Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ
hải sản đã mang lại nhiều ngoại tệ về cho Việt Nam, thế nhưng một nghịch lý đáng buồn

cũng đang diễn ra song hành đó là Việt Nam lại là nước phụ thuộc nhiều vào thị trường
nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc trong các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như
phân bón, giống cây, thức ăn cho gia súc. Với ngành dệt may, giày da, đồ gỗ là những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực nhưng giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu đã chiếm tỷ lệ cao trong
tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhiều công ty may lớn của Việt Nam trong khi làm hàng xuất
khẩu hay tiêu thụ nội địa đều phải chịu chi phối của thị trường nguyên liệu quốc tế bởi có
đến 80% nguyên liệu sử dụng là nhập ngoại.
d. Tâm lý người mua hàng
Nhiều mặt hàng của Trung Quốc với mẫu mã đẹp, giá rẻ, chất lượng vừa phải
nhưng lại phù hợp với những sở thích của người Việt Nam, bởi tâm lý nhiều người Việt
Nam vẫn thích sử dụng những mặt hàng mới, đẹp, giá cả phải chăng. Lấymột ví dụ năm
2000 cho đến gần đây, mặt hàng xe máy của Trung Quốc đã chiếm một thị phần đáng kể
trong thị trường xe máy Việt Nam thông qua kiểu dáng và giá cả hấp dẫn đã thu hút sự
quan tâm của nhiều người, nhất là những người có mức thu nhập thấp
e. Hạn chế từ hàng rào thuế quan
Trong quá trình hợp tác thương mại với Trung Quốc, một số mặt hàng của Việt
Nam vẫn bị áp thuế, hoặc bị những quy định khác làm cho khó xâm nhập vào thị trường
Trung Quốc.Chẳng hạn, Trung Quốc tiếp tục áp dụng quản lý thuế hạn ngạch đối với 7
nhóm mặt hàng, trong đó có mặt hàng gạo của Việt Nam. Cao su là mặt hàng Trung Quốc
có nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam lại quá phụ thuộc
vào thị trường Trung Quốc, chiếm khoảng trên 60% mức xuất khẩu cao su của Việt Nam
trên thế giới. Do vậy Trung Quốc áp dụng biểu thuế lựa chọn đối với Việt Nam. Điển hình
là mức giá đánh thuế nhập khẩu cao su của Việt Nam sẽ lựa chọn một trong hai biểu thuế
hoặc là 20% trên giá nhập khẩu hoặc là 2.600 nhân dân tệ/tấn cao su. Những mặt hàng mà
Trung Quốc đang có nhu cầu nhiều như tài nguyên khoáng sản, thì Trung Quốc giảm thuế
rất thấp. Còn những mặt hàng mà Trung Quốc muốn thúc đẩy sang Việt Nam, thường
được hưởng nhiều ưu đãi.
Nhìn chung, chính sách của TrungQuốc đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu
thường linh hoạt, thay đổi theo nhu cầu sảnphẩm và thời gian. Do vậy điều quan trọng là
các doanh nghiệp của Việt Nam phải nắmchắc thông tin, cũng như những kiểu kinh doanh

của người Trung Quốc để từ đó hạn chế thấp nhất những chi phí phát sinh, những khó
khăn, vướng mắc khi làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc
III. Các biện pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Trung
1. Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong giai đoạn tới
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 19
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Vấn đề thứ nhất, Trung Quốc là một nước lớn, đang phát triển rất nhanh và có sức
thu hút toàn cầu. Sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội phát triển cho Việt Nam. Nhưng
Việt Nam phải cải cách, phát triển nhanh mới tận dụng được cơ hội này. Chậm trễ thì nguy
cơ tụt hậu càng cao và càng tụt hậu càng khó hợp tác, càng nhiều bất lợi.
Trung Quốc phát triển nhanh, ổn định là một cơ hội lớn đối với Việt Nam. Vì rằng
với một thị trường rộng lớn, nhu cầu về nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như
khoáng sản, nông sản, vị trí địa lý thuận lợi, quan hệ hợp tác hai bên đang ở vào thời kỳ
được đẩy mạnh, thị trường Trung Quốc trong tương lai là nơi tập trung của các công ty
hàng đầu thế giới Các yếu tố này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam với tư cách là nước láng
giềng nhỏ hơn và trình độ phát triển thấp hơn. Tuy nhiên, thách thức cạnh tranh cũng sẽ rất
lớn.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao và ổn định như hiện nay, cùng một thị
trường hơn 1,3 tỷ người tiêu dùng đang trong quá trình chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu
tiêu dùng, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục là thị trường trọng điểm, có tầm quan
trọng to lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Với xu hướng tăng trưởng khá nóng như hiện
nay, trong vòng 10 năm tới, nhu cầu về năng lượng, về nguyên liệu đầu vào phục vụ sản
xuất, tiêu dùng của Trung Quốc sẽ rất cao.
Thị trường Trung Quốc đang trong giai đoạn thay đổi mạnh về cơ cấu và xu hướng
tiêu dùng, song với một số lượng dân số khổng lồ, với mức thu nhập ngày càng cao do
kinh tế tăng trưởng liên tục, dự đoán nhu cầu của thị trường này đối với các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, thuỷ, hải sản, rau quả, đồ gỗ, hạt điều và
các loại hàng nông sản, trong giai đoạn 2007-2015 vẫn là rất lớn. Đặc biệt, nhu cầu đối với

nhóm hàng năng lượng như dầu thô, than đá, cao su sẽ ngày càng tăng mạnh. Trong tương lai,
từ năm 2015 trở đi, ngoài nhu cầu về cao su, Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu Boxit
Alumi, các loại quặng, hàng điện tử và nhiều loại hàng tiêu dùng khác. Đây hầu hết là những
nhóm hàng hoá mà Việt Nam rất có tiềm năng.
Hiện nay, gần 90% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng nguyên
liệu thô trong đó có những mặt hàng đang hạn chế về số lượng và khả năng khai thác như
dầu thô, than đá, thuỷ sản, cao su Hàng chế biến của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng
quá nhỏ bé và đang chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các nước ASEAN và ấn Độ.
Trong điều kiện gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc, nếu không cải thiện sức cạnh tranh của
hàng hoá xuất khẩu, Việt Nam sẽ khó khăn trong việc cải thiện cán cân thương mại với
Trung Quốc trong thời gian tới. Quan hệ thương mại hai nước muốn phát triển trên cơ sở
vững chắc và cùng có lợi thì việc khai thác các lợi thế để phát triển theo chiều sâu luôn
luôn mang tính quyết định.
Vấn đề thứ hai, Trung Quốc là một công xưởng lớn, là nơi tập trung các công ty và
tập đoàn lớn của thế giới, là mạng kết nối toàn cầu. Muốn hợp tác hiệu quả với Trung
Quốc, Việt Nam phải tìm cách thâm nhập vào hệ thống kinh doanh toàn cầu, chuỗi giá trị
toàn cầu, lựa chọn những ưu thế của mình để phát triển. Giải pháp là thu hút đầu tư từ các
công ty hàng đầu thế giới.
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 20
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
Vấn đề thứ ba, Trung Quốc có tiềm lực kinh tế hùng mạnh, có năng lực cạnh tranh
vượt trội so với Việt Nam, vì vậy cần coi Trung Quốc là một thị trường hơn là đối thủ cạnh
tranh, từ đó tranh thủ sự phát triển và đặc thù thị trường để hợp tác kinh tế thương mại.
Những lợi thế của Việt Nam về địa kinh tế và chính trị cần được tận dụng triệt để. Hợp tác
thay cho cạnh tranh, đối đầu, phòng thủ.
Trong ngắn hạn, Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với Trung Quốc ở nhiều lĩnh
vực, nhất là công nghệ. Nhưng với một thị trường rộng lớn, nhiều trình độ phát triển khác
nhau, sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế và thị trường, Việt Nam có thể tiếp cận thị trường
này để làm lợi cho mình. Ngược lại, nếu coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, chúng ta sẽ

có tâm lý đối phó, bị động.
Vấn đề thứ tư, hợp tác với Trung Quốc cần tính đến lợi ích thương mại với các đối
tác khác. Không vì lợi ích ngắn hạn tại Trung Quốc mà bỏ mất cơ hội ở các thị trường
khác. Phải xây dựng chiến lược đối tác thương mại lâu dài và linh hoạt.
Thị trường Trung Quốc là một bộ phận của thị trường thế giới. Do đó phát triển
quan hệ thương mại với Trung Quốc phải tính đến quan hệ với các thị trường khác. Vấn đề
này ta chưa quan tâm đúng mức. Thực tế là, hoạt động nghiên cứu dự báo của ta về các thị
trường và mối quan hệ của chúng còn rất hạn chế, chính vì vậy ta thường bị động, chạy
theo lợi ích ngắn hạn.
Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế đối ngoại với Trung Quốc và
các nước lớn trên thế giới. Với những cải cách kinh tế trong những năm qua, tư cách thành
viên WTO trong những năm tới, vị trí địa kinh tế thuận lợi cho đầu tư, du lịch, thương mại,
vận tải , Việt Nam có thể trở thành tâm điểm của sự chú ý quốc tế. Trước hết là ưu thế
trong cạnh tranh thu hút FDI. Đang có dấu hiệu dòng FDI đổ ngày càng nhiều vào Việt
Nam. Trong 3 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã thu hút được 2,5 tỷ USD vốn FDI. Tiếp
đến là ưu thế về quy mô thị trường với thu nhập đang tăng nhanh. Cuối cùng là môi trường
chính trị ổn định.
Việt Nam đang có vị trí ngày càng cao trong nền chính trị thế giới. Uy tín của Việt
Nam sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá mối quan hệ kinh tế thương mại, có những lựa chọn
đối tác phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần tính đến các mối quan hệ với các đối tác
khác, nhất là các nước lớn, các nước láng giềng. Trong bối cảnh gia tăng các mối quan hệ
kinh tế đa phương và song phương, cần xây dựng chiến lược đối tác thương mại trên cơ sở
những phân tích và dự báo chiến lược đúng đắn. Không quá tập trung vào một thị trường,
phải có quan điểm chiến lược dài hạn.
Vấn đề thứ năm, trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cần tính đến lợi ích tổng
thể để có sự phối hợp hành động. Chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ sẽ bị thiệt thòi với
Trung Quốc, ở vào thế bị động, đánh mất cơ hội dài hạn.
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có
chiến lược kinh doanh dài hạn. Các mặt hàng xuất khẩu của ta sang Trung Quốc là các
nhóm hàng có nguồn gốc tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, nông sản, thuỷ sản.

Nhiều mặt hàng thuộc quản lý của Nhà nước, các nhóm hàng phụ thuộc nhiều vào điều
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 21
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
kiện tự nhiên và rất dễ biến động. Đối với nhóm hàng khoáng sản, doanh nghiệp có tâm lý
là tranh thủ để khai thác nhanh, xuất nhanh vì trữ lượng và khả năng khai thác có hạn. Đối
với nhóm hàng nông sản, thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào thời tiết, kỹ thuật canh tác và giá
cả thất thường nên kinh doanh với thị trường Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây cũng là
một trong những lý do khiến doanh nghiệp nước ta thường chạy theo lợi ích trước mắt. Vụ
“chè vàng” hay xuất khẩu khoáng sản thô ở các tỉnh phía Bắc trong các năm 2003, 2004,
2005 là thực tế đã chứng minh cho điều này.
Vấn đề thứ sáu, phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc trên cơ sở đảm bảo an
ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, bảo vệ môi
trường
Trong hoạt động kinh doanh thương mại với Trung Quốc, buôn bán tiểu ngạch qua
biên giới tuy đang mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, nhưng đây là hình thức thương mại cấp
thấp trong thương mại quốc tế, thiếu tính ổn định và chứa đựng trong đó những yếu tố của
kinh tế ngầm, bất hợp pháp, gây ảnh hưởng bất lợi đối với an sinh xã hội. Nạn buôn lậu
hàng hoá làm tràn ngập thị trường những hàng kém chất lượng, hàng độc hại, thậm chí cả
những loại ma tuý tinh chế… gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp kinh
doanh thương mại nói riêng, và từ đó có khả năng đưa đến sự bất ổn cho an ninh quốc gia.
Nạn buôn bán bất hợp pháp vận chuyển hàng hoá qua biên giới không kiểm soát được từng
nơi, từng lúc, tình trạng xuất nhập cảnh trái phép… là những hành vi xâm phạm đến cả chủ
quyền quốc gia cần phải được hạn chế và ngăn chặn.
Phát triển thương mại với Trung Quốc cũng cần tính đến các yếu tố môi trường và
phát triển bền vững. Xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là tài nguyên và sản
phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học. Nếu không được quản lý tốt, chạy theo lợi ích trước
mắt sẽ có nguy cơ suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó,
Trung Quốc phát triển nhanh (nóng) cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam. Mở cửa
biên giới, tự do hoá thương mại theo các Hiệp định quốc tế và khu vực kéo theo việc di

nhập các sản phẩm, hàng hoá không thân thiện với môi trường và sức khoẻ con người vào
nước ta.
Trong quan hệ với Trung Quốc, ta cũng cần tính đến vấn đề tranh chấp thương mại.
Với quy mô thương mại hiện nay, các tranh chấp thương mại sẽ gia tăng, đặc biệt là các
biện pháp tự vệ (theo WTO) để hạn chế hàng nhập khẩu vào nước ta gây mất ổn định thị
trường và thiệt hại cho Việt Nam.
2. Một số biện pháp đề xuất nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Trung
Trong buôn bán với Trung Quốc, đã có lúc chúng ta đẩy lùi được sự bành trướng
của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Việt Nam. Đầu năm 1990, bia Vạn Lực đã từng
làm mưa làm gió thị trường nội địa. Nhưng sau đó, do có chính sách phát triển ngành hàng
này ở Việt Nam hợp lí, các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nên
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 22
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
chỉ vài năm sau, không chỉ bia Vạn Lực mà các loại bia lon khác của Trung Quốc cũng
khó chen chân vào nước ta.
Các năm 1998-1999, xe máy Trung Quốc gần như chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
và góp phần thỏa mãn nhu cầu của người nông dân Việt Nam. Giá xe máy Trung Quốc chỉ
360-400 USD vào năm 2000, trong khi giá xe máy Nhật ít nhất 1200-1500 USD. Nhờ có
chính sách phát triển sản xuất xe máy trong nước và cách tiếp cận thị trường hợp lí của
doanh nghiệp nên xe máy nội dần dần lấy lại thị trường. Năm 2001, lượng xe máy nhập từ
Trung Quốc lên tới gần 2 triệu chiếc, nhưng sang năm 2002 giảm tới 80%. Cho tới nay, xe
máy trong nước chiếm 97% thị trường, xe nhập từ Trung Quốc chỉ còn 1%, từ các nước
khác còn 2% Vấn đề trong hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc chính là việc nâng cao kim
ngạch xuất khẩu trong giao thương hai nước, từ đó khiến tỉ trọng kim ngạch xuất tăng lên
và nhập siêu giảm.
Xử lý vấn đề nhập siêu một cách chủ động và bền vững chỉ có thể trên cơ sở đẩy
mạnh xuất khẩu và phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu. Đồng thời đẩy
mạnh xuất khẩu dịch vụ, thu hút đầu tư từ Trung Quốc để bù đắp sự thâm hụt thương mại,
không gây nên những biến động bất lợi đối với kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó cần tiếp tục hoàn

thiện chính sách quản lý nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu công nghệ, thiết bị lạc hậu, ô nhiễm
môi trường, hàng hoá chất lượng thấp.
a. Về xuất khẩu:
Tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, sự tăng trưởng của Trung Quốc
là cơ hội phát triển cho Việt Nam. Việt Nam phải cải cách, phát triển nhanh mới tận dụng
được cơ hội này. Chậm trễ thì nguy cơ tụt hậu càng cao và càng tụt hậu càng khó hợp tác,
càng nhiều bất lợi. Vì rằng với một thị trường rộng lớn, nhu cầu về nhiều mặt hàng mà
Việt Nam có lợi thế như khoáng sản, nông sản, vị trí địa lý thuận lợi, quan hệ hợp tác hai
bên đang ở vào thời kỳ được đẩy mạnh, thị trường Trung Quốc trong tương lai là nơi tập
trung của các công ty hàng đầu thế giới Các yếu tố này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam với
tư cách là nước láng giềng nhỏ hơn và trình độ phát triển thấp hơn. Tuy nhiên, thách thức
cạnh tranh cũng sẽ rất lớn. Việt Nam phải thay đổi, phải nhanh chóng lớn mạnh mới tận
dụng được cơ hội này.
- Việt Nam cần tận dụng sự thiếu hụt về nguyên liệu và một số hàng hoá khác như
nông sản, thuỷ sản của Trung Quốc để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. Trước
hết phải củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã
đứng chân được tại thị trường Trung Quốc. Từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm
lượng chế biến, giảm xuất khẩu thô.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu để tận dụng lợi thế cạnh tranh trong quan
hệ thương mại với Trung Quốc. Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, nhanh chóng xác
lập lợi thế so sánh trong những ngành liên quan đến máy móc. Phát huy lợi thế so sánh để
khai thác khu vực thị trường mở ASEAN - Trung Quốc. Củng cố, đẩy mạnh xuất khẩu
những mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trường Trung Quốc,
tiếp tục nghiên cứu mở rộng mặt hàng để có đầu tư dài hạn
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 23
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
- Khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng mới theo hướng đầu tư từ các
nguồn vốn trong nước và vốn FDI. Tận dụng cơ hội từ mở cửa thương mại và đầu tư để
thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị hàng hoá của khu vực.

- Rà soát các chính sách, biện pháp làm hạn chế, cản trở xuất khẩu để có phương án
tháo gỡ tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu.
- Tăng cường sự hiện diện của các doanh nghiệp tại thị trường Trung Quốc. Nếu chỉ
nói tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc thì rất đơn giản nhưng thúc đẩy như thế nào
mới là vấn đề quan trọng. Trung Quốc là một thị trường lớn rất khó thâm nhập, hàng hóa
của Trung Quốc tràn ngập thế giới, ngay cả Hoa Kì, EU cũng đang trở thành nước nhập
siêu từ Trung Quốc. Do vậy muốn thúc đẩy xuất khẩu, thâm nhập được vào thị trường
Trung Quốc các doanh nghiệp Việt Nam phải biết tận dụng các cơ hội như tăng cường
quảng bá sản phẩm của mình tại các cuộc triển lãm, mở chi nhánh, văn phòng đại diện,
tăng cường tiếp xúc với các hiệp hội của Trung Quốc, tìm hiểu kĩ đối tác thông qua các cơ
quan thương mại của Việt Nam ở Trung Quốc hay của Trung Quốc ở Việt Nam.
Đầu tư mạnh cho công tác tuyên truyền quảng bá, tiếp thị các sản phẩm xuất khẩu
tại Trung Quốc theo hướng lâu dài, liên tục, chuyên sâu từng sản phẩm. Chí ít, trước mắt là
cho những sản phẩm xuất khẩu trọng điểm.
b. Về nhập khẩu:
Hiện nay Việt Nam đang nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc và có xu hướng ngày
càng tăng thêm. Do nhu cầu của Việt Nam về nhập khẩu các loại hàng hoá từ Trung Quốc
còn rất lớn và cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong khi đó xuất khẩu của nước ta tăng có mức độ và
các giải pháp hạn chế nhập siêu chưa thể phát huy tốt hiệu quả nên vấn đề đặt ra là không
phải tìm cách hạn chế nhập siêu bằng mọi giá mà khống chế mức nhập siêu trong giới hạn
cho phép, tức là mức nhập siêu không ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô như nợ
nước ngoài, cán cân thanh toán. Một số biện pháp đề ra như:
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu công
nghệ, thiết bị lạc hậu, ô nhiễm môi trường, hàng hóa chất lượng thấp.
- Chuyển hướng thị trường nhập khẩu sang các thị trường khác, nhất là các thị
trường có công nghệ cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.
- Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được và có chính sách
tích cực đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập

từ Trung Quốc, chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng biên, cửa khẩu giáp với Trung
Quốc…
Với những lợi thế hiện nay của nền kinh tế khổng lồ_Trung Quốc, việc đưa kim
ngạch xuất – nhập khẩu giữa hai bên về trạng thái cân bằng là vô cùng khó khăn nhưng
không phải không có giải pháp. Để giải quyết vấn đề nhập siêu không phải chỉ một mà một
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 24
Đề tài: Thực trạng CCTM Việt Trung GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
loạt giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ và cần phải có sự phối hợp giữa các cơ
quan ban ngành và các doanh nghiệp.
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Trang 25

×