Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu thực trạng thị trường dịch truyền ở một số bệnh viện tại Hà Nội trong giai đoạn 2003 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 128 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận
được sự dạy dỗ, hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô
giáo, các cán bộ công tác tại các bệnh viện khu vực Hà Nội, gia đình và bạn
bè. Đến nay, luận văn đã được hoàn thành.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới TS. Nguyễn Văn Yên, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn
Tổ chức quản lý dược đã cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm
quý báu.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học,
các phòng ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều
kiện, dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình và bạn
bè, những người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ.
Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Học viên
Nguyễn Thị Thúy Hiền
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asia Nations)
ATC Hệ thống phân loại thuốc dựa theo tính chất hóa học, tác dụng điều trị
và bộ phận giải phẫu mà thuốc tác dụng vào. (Anatomical Therapeutic
Chemical classicfication)
BV Bệnh viện
BYT Bộ Y Tế
CBDG Cân bằng điện giải
DN Doanh nghiệp
DT Dịch truyền
FDA Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (Food & Drug


Administration)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GLP Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (Good Laboratory Practice)
GMP Thực hành tốt sản xuất thuốc (Good Manufacturing Practice)
GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good Store Practice)
GT Giá trị
HSD Hạn sử dụng
LNTT Lợi niệu thẩm thấu
NDNT Nuôi dưỡng nhân tạo
NK Nhập khẩu
NN Nước ngoài
SX Sản xuất
QG Quốc gia
R&C Nghiên cứu và sao chép (Research & Copy)
R&D Nghiên cứu và phát triển (Research & Development)
SL Số lượng
SP Sản phẩm
TT Thị trường
TW Trung ương
USD Đô la Mỹ (United State Dollar)
VN Việt Nam
VND Việt Nam Đồng
VN-LD Việt Nam Liên Doanh
WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Orgarnisation)
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisation)
XK Xuất khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Nguồn nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam (theo
số lượng) Error: Reference source not found

Hình 1.2: Các loại nguyên liệu dược nhập khẩu vào Việt Nam (theo số lượng)
Error: Reference source not found
Hình 1.3: Thay đổi giá nguyên liệu dược năm 2008 so với 2007 Error:
Reference source not found
Hình 1.4: Cơ cấu các sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước theo
dạng bào chế [16] Error: Reference source not found
Hình 1.5: Cơ cấu về tỷ lệ số lượng và giá trị của thuốc nội và thuốc ngoại
trong bệnh viện Error: Reference source not found
Hình 1.6: Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc [8]
Error: Reference source not found
Hình 1.7: Tỷ trọng sử dụng dung dịch cân bằng acid base ở một số bệnh
viện năm 2006-2007 Error: Reference source not found
Hình 1.8: Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu đã được
tiêu thụ trong một số bệnh viện năm 2006 – 2007 Error:
Reference source not found
Hình 2.9: Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài Error: Reference
source not found
Hình 3.10: Cơ cấu nhu cầu dịch truyền theo phân loại năm 2009 Error:
Reference source not found
Hình 3.11: Cơ cấu giá trị tiêu thụ dịch truyền theo phân loại năm 2009
Error: Reference source not found
Hình 3.12: Cơ cấu về số lượng tiêu thụ dịch truyền tại một số bệnh viện
khu vực Hà Nội Error: Reference source not found
Hình 3.13: Cơ cấu về giá trị tiêu thụ dịch truyền tại một số bệnh viện khu
vực Hà Nội Error: Reference source not found
Hình 3.14: Cơ cấu tỷ lệ số lượng tiêu thụ dịch truyền tại một số bệnh
viện khu vực Hà Nội Error: Reference source not found
Hình 3.15: Cơ cấu tỷ lệ giá trị tiêu thụ dịch truyền tại một số bệnh viện
khu vực Hà Nội Error: Reference source not found
Hình 3.16, 3.17: Nhu cầu sử dụng dịch truyền của bệnh viện Xanh Pôn giai

đoạn 2003 – 2008 Error: Reference source not found
Hình 3.18: Số lượng tiêu thụ từng phân loại dịch truyền qua các năm tại
bệnh viện Xanh Pôn giai đoạn 2003 – 2008 Error: Reference
source not found
Hình 3.19: Giá trị tiêu thụ từng phân loại dịch truyền tại bệnh viện Xanh
Pôn qua các năm giai đoạn 2003 – 2008 Error: Reference
source not found
Hình 3.20, 3.21: Nhu cầu sử dụng dịch truyền ở bệnh viện Phụ sản Trung ương
giai đoạn 2003 – 2008 Error: Reference source not found
Hình 3.22: Số lượng tiêu thụ dịch truyền tại bệnh viện Phụ sản Trung
ương qua các năm giai đoạn 2003 – 2008 Error: Reference
source not found
Hình 3.23: Giá trị tiêu thụ dịch truyền tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
qua các năm giai đoạn 2003 – 2008 Error: Reference source not
found
Hình 3.24, 3.25: Cơ cấu số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ theo xuất xứ
của sản phẩm dịch truyền Error: Reference source not found
Hình 3.26: Số lượng tiêu thụ các sản phẩm dịch truyền theo xuất xứ của
sản phẩm dịch truyền Error: Reference source not found
Hình 3.27: Doanh số bán dịch truyền theo quốc gia sản xuất ở thị trường
dịch truyền Error: Reference source not found
Hình 3.28: Tỷ trọng theo số lượng bán các sản phẩm dịch truyền của công ty
Fresenius Kabi
Hình 3.29: Tỷ trọng theo giá trị bán các sản phẩm dịch truyền của công ty
Fresenius Kabi
Hình 3.30: Tỷ trọng số lượng bán các sản phẩm dịch truyền của công ty Teva

Hình 3.31: Tỷ trọng giá trị bán các sản phẩm của công ty Teva
Hình 3.32: Tỷ trọng số lượng bán các sản phẩm dịch truyền của công ty
B/Braun

Hình 3.33: Tỷ trọng giá trị bán các sản phẩm dịch truyền của công ty
B/Braun
Hình 3.34: Tỷ trọng các sản phẩm dịch truyền theo số lượng bán của công
ty Bidiphar
Hình 3.35: Tỷ trọng các sản phẩm dịch truyền theo giá trị bán của công
ty Bidiphar
Hình 3.36: Cơ cấu thị phần theo số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ sản
phẩm dịch truyền dinh dưỡng nhân tạo của các doanh nghiệp
Error: Reference source not found
Hình 3.37: Biểu đồ so sánh giá của nhũ dịch lipid 10% 500ml của một số
nhà sản xuất Error: Reference source not found
Hình 3.38, 3.39: Cơ cấu về giá trị tiêu thụ và sản lượng tiêu thụ dịch truyền
lợi niệu thẩm thấu của các nhà sản xuất tại thị trường khảo sát
Error: Reference source not found
Hình 3.40: Biểu đồ so sánh giá của Human Albumin 20% 50ml Error:
Reference source not found
Hình 3.41, 3.42: Cơ cấu số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ các sản phẩm
dịch truyền cung cấp điện giải Error: Reference source not
found
Hình 3.43: So sánh giá của sản phẩm Ringer Lactate 500ml của một số
doanh nghiệp Error: Reference source not found
Hình 3.44: Những yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành [19] Error:
Reference source not found
Hình 4.45: Các dịch truyền có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam
lần thứ V [36] Error: Reference source not found
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, tính đến nay thuốc sản xuất trong nước đang đáp ứng được
khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng [22,25]. Điều đó phần nào cho thấy sự phát
triển các cơ sở sản xuất dược phẩm trong nước vẫn còn nhiều hạn chế và chưa
nhận được sự quan tâm đúng mức của giới đầu tư. Ngành dược Việt Nam đã

đưa ra mục tiêu đến năm 2015, giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm 70%
tổng giá trị sử dụng thuốc và đến năm 2020 con số này là 80% [6]. Trong việc
tiêu thụ thuốc, dịch truyền là một trong những mặt hàng thường xuyên, thiết
yếu của các bệnh viện. Những dịch truyền được sử dụng nhiều nhất là nhóm
cân bằng điện giải và nuôi dưỡng nhân tạo, có khả năng đáp ứng về dây
truyền công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dược Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay thị trường dịch truyền lại gần như là mảng hàng độc
quyền của các doanh nghiệp nước ngoài như Frisenius Kabi, Baxter… và các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như OPV Otsuka, B/Braun, …

Do
vậy, để tìm hiểu rõ hơn về thực tế này chúng tôi thực hiện đề tài
: “
Nghiên cứu
thực trạng thị trường dịch truyền ở một số bệnh viện tại Hà Nội trong giai
đoạn 2003 - 2010”.
Với những mục tiêu cụ thể như sau:
1. Khảo sát thực trạng nhu cầu dịch truyền tại một số bệnh viện tại Hà
Nội trong giai đoạn 2003 – 2010.
2. Phân tích thực trạng nguồn cung dịch truyền tại một số bệnh viện tại
Hà Nội giai đoạn 2003 – 2010.
3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới thị trường dịch truyền trên thị
trường được khảo sát.
Từ đó đưa ra đề xuất, khuyến nghị góp phần thúc đẩy sự phát triển của
các doanh nghiệp sản xuất dịch truyền trong nước.
1
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về thị trường
1.1.1. Khái niệm
Thị trường (TT) là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan

đến hoạt động mua bán hàng hóa. Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá
trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm
cơ sở cho các quyết định quản trị. Đó chính là quá trình nhận thức một cách
khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác động tới thị trường mà doanh nghiệp
phải tính đến khi ra các quyết định kinh doanh, phải điều chỉnh các mối quan
hệ của doanh nghiệp (DN) với TT và tìm cách ảnh hưởng tới chúng. Mục tiêu
của việc nghiên cứu TT là xác định thực trạng của TT theo các tiêu thức có
thể lượng giá được, mặt khác, phải giải thích các ý kiến về cầu sản phẩm (SP)
mà DN cung cấp cũng như những lý do người tiêu dùng mua hay không mua
SP, lý do về tính trội hơn của việc cung cấp SP trong cạnh tranh. Đây là cơ sở
để ban hành các quyết định cần thiết về sản xuất (SX) và tiêu thụ [17].
Nghiên cứu thị trường không giới hạn ở TT hiện tại mà phải chú ý tới
TT tương lai của DN, mà trước hết là thị trường mà DN muốn chinh phục.
Để tạo ra và xử lý các thông tin cần thiết phải đặc biệt chú ý sử dụng các
phương pháp nghiên cứu xã hội học, tâm lý học, toán học và thống kê học
[17].
1.1.2. Nội dung nghiên cứu về thị trường
1.1.2.1. Nghiên cứu cầu
Cầu về một loại SP phản ánh một bộ phận nhu cầu có khả năng thanh
toán của TT về SP đó. Nghiên cứu cầu nhằm xác định được các dữ liệu về cầu
trong hiện tại và khoảng thời gian tương lai nhất định. Nghiên cứu cầu của SP
thông qua các đối tượng có cầu: các DN, gia đình và tổ chức xã hội khác.
Để nghiên cứu cầu, hàng hóa có thể phân thành hai loại là SP và dịch vụ.
2
Trên cơ sở đó lại tiếp tục phân chia SP thành vật phẩm tiêu dùng hay tư liệu
SX, dịch vụ thành nhiều loại dịch vụ khác nhau. Về bản chất, nhiều nhà quản
trị học cho rằng dịch vụ cũng thuộc vật phẩm tiêu dùng.
Khi xác định cầu của xã hội cần chú ý đến đối tượng sẽ trở thành người
có cầu. Những người có cầu phải được phân nhóm theo các tiêu thức cụ thể
như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập,…Đối với nhiều loại vật

phẩm tiêu dùng, mức thu nhập là nhân tố quan trọng bậc nhất. Việc nghiên
cứu cầu còn dựa trên cơ sở phân chia cầu theo khu vực tiêu thụ, mật độ dân
cư, các thói quen tiêu dùng cũng như tính chất mùa vụ.
Với SP là tư liệu SX sẽ phải nghiên cứu số lượng và quy mô của các DN
có cầu, tính chất sử dụng SP hiện tại và khả năng thay đổi trong tương lai.
Trong nghiên cứu TT nói chung và nghiên cứu cầu nói riêng cần chú ý nghiên
cứu SP thay thế.
Việc thường xuyên nghiên cứu nhằm xác định thay đổi cầu do tác động
của nhiều nhân tố như sự ưa thích, xu hướng, SP thay thế, thu nhập và mức
sống của người tiêu dùng. Đồng thời, phải giải thích phản ứng cụ thể của
người tiêu dùng trước các biện pháp quảng cáo, phản ứng của đối thủ cạnh
tranh trước những chính sách bán hàng mới của DN. Ngoài ra, nghiên cứu TT
còn nhằm giải thích những thay đổi do sự phát triển của toàn bộ ngành kinh tế
- kỹ thuật, nguyên nhân mùa vụ hay suy thoái kinh tế.
Nghiên cứu TT không chỉ có nhiệm vụ tạo ra các cơ sở dữ liệu về TT mà
hơn thế, còn phải tìm ra các khả năng có thể ảnh hưởng tới cầu như giá cả
SP, giá cả các SP thay thế, thu nhập của người tiêu dùng, các biện pháp quảng
cáo cũng như co dãn của cầu đối với từng nhân tố tác động tới nó…[17].
1.1.2.2. Nghiên cứu cung
Nghiên cứu cung để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai.
Sự thay đổi trong tương lai gắn với khả năng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô
3
các DN cũng như sự tham gia hoặc rút khỏi TT của các DN hiện có.
Nghiên cứu cung phải xác định được số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại
và tiềm ẩn, phân tích các nhân tố có ý nghĩa đối với chính sách tiêu thụ của
đối thủ như thị phần, chương trình SX, chất lượng SP và chính sách khác biệt
hóa SP, chính sách giá cả, phương pháp quảng cáo và bán hàng, chính sách
phục vụ khách hàng cũng như các điều kiện thanh toán và tín dụng. Mặt khác,
phải làm rõ khả năng phản ứng của đối thủ trước các giải pháp về giá cả,
quảng cáo, xúc tiến bán hàng… của DN.

Trong thực tế, trước hết DN phải quan tâm nghiên cứu các đối thủ mạnh,
chiếm thị phần cao trong TT. Cần chú ý là không phải mọi DN cùng SX một
loại SP đều trở thành đối thủ cạnh tranh của DN vì khả năng cạnh tranh còn
phụ thuộc vào yếu tố khu vực, điều kiện giao thông cũng như các yếu tố gắn
với khả năng giao lưu thương mại khác [17,20].
Nghiên cứu cung không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu các đối thủ cạnh
tranh mà còn phải quan tâm đến các DN SX SP thay thế gắn với việc xác
định hệ số co dãn chéo của cầu. Trong điều kiện hiện nay, nghiên cứu cung
không thể không chú ý tới các đối thủ cũng như hàng hóa thay thế tiềm ẩn từ
các nước trong khu vực ASEAN, và các nước thuộc tổ chức WTO.
1.1.2.3. Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ
Tốc độ tiêu thụ SP không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà còn
tùy thuộc rất lớn ở việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Việc tổ chức mạng lưới
tiêu thụ cụ thể thường phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chiến
lược kinh doanh, chính sách và kế hoạch tiêu thụ,…của DN. Khi nghiên
cứu mạng lưới tiêu thụ của DN và các đối thủ cạnh tranh; phải biết lượng
hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả tiêu thụ cũng như
phân tích các hình thức tổ chức bán hàng cụ thể của DN cũng như của đối
4
thủ cạnh tranh [17,19].
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu về thị trường
1.1.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Thứ nhất, nghiên cứu chi tiết thị trường
Nghiên cứu chi tiết TT là việc nghiên cứu cụ thể từng TT bộ phận được
giới hạn bởi không gian và các tiêu thức cụ thể khác nhau. Nghiên cứu chi tiết
phải giải thích được cơ cấu TT tại một thời điểm nào đó và phục vụ cho “việc
xác định cầu có khả năng và có hiệu quả cũng như những vấn đề có ý nghĩa
đối với việc tiêu thụ và mở rộng tiêu thụ”.
Thứ hai, nghiên cứu tổng hợp thị trường
Nghiên cứu tổng hợp TT theo dõi diễn biến phát triển và thay đổi của

toàn bộ TT mỗi loại SP cụ thể. Nghiên cứu tổng hợp đem lại cho người
nghiên cứu cái nhìn toàn cục về TT và chỉ ra những nguyên nhân của những
thay đổi đồng thời diễn ra trên TT [17].
1.1.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Thứ nhất, nghiên cứu trực tiếp
Là phương pháp tiếp cận TT để nghiên cứu thông qua các hình thức điều
tra tại chỗ, phỏng vấn, quan sát,… Nghiên cứu trực tiếp được tiến hành qua
các bước cụ thể như xác định đối tượng, phương tiện, mẫu nghiên cứu trên
các cơ sở mục đích, nhiệm vụ cũng như ngân quỹ dành cho công tác nghiên
cứu; chuẩn bị phương tiện nghiên cứu, các bảng hỏi, phiếu điều tra thích hợp;
chuẩn bị lực lượng và hướng dẫn nghiệp vụ; triển khai lực lượng điều tra; xử
lý số liệu điều tra và đưa ra kết luận về TT. Tuy nhiên, nghiên cứu trực tiếp là
phương pháp tốn kém và không đưa ra được các kết luận đại diện cho TT. Vì
vậy, chỉ nên sử dụng phương pháp này bổ sung cho phương pháp gián tiếp,
làm sáng tỏ các kết luận nhất định mà bộ phận nghiên cứu thấy cần kiểm tra
5
thêm trên TT.
Thứ hai, nghiên cứu gián tiếp
Theo phương pháp này, việc nghiên cứu TT có thể dựa trên cơ sở dữ liệu
do DN tạo ra như số liệu của kế toán tài chính, tính chi phí kinh doanh, thống
kê tiêu thụ SP, thống kê kết quả quảng cáo, báo cáo của bộ phận bán hàng,
phục vụ khách hàng,… Bên cạnh đó còn sử dụng các dữ liệu có ở bên ngoài
DN như số liệu của các cơ quan thống kê, các số liệu công bố trên báo chí, tạp
chí cũng như số liệu cống bố của các hiệp hội kinh tế, các cơ quan nghiên cứu
TT,… Nghiên cứu gián tiếp được tiến hành thông qua các bước: trên cơ sở
mục tiêu, nhiệm vụ cũng như ngân sách dành cho nghiên cứu TT mà xác định
đối tượng nghiên cứu; chuẩn bị lực lượng và huấn luyện họ; tổ chức thu thập
tài liệu; xử lý tài liệu và phân tích đưa ra các kết luận về TT. TT càng phát
triển, phương pháp bàn giấy càng đóng vai trò quan trọng [17].
1.2. Thị trường dược phẩm Việt Nam

1.2.1. Đặc điểm của thị trường dược phẩm Việt Nam
1.2.1.1. Ngành dược trong trong giai đoạn phát triển
Có thể tổng quan về thị trường dược phẩm Việt Nam qua các năm giai
đoạn 2001 – 2009 thông qua tổng kết các số liệu như bảng sau:
Bảng 1.1: Tổng quan về thị trường dược phẩm Việt Nam qua các năm [25]
Năm
Tổng GT tiền
thuốc sử dụng
(1000USD)
Trị giá SX
trong nước
(1000USD)
Trị giá NK
(1000USD)
Tiền thuốc bình
quân đầu người
(USD)
2001 472,356 170,390 417,361 6.0
2002 525,807 200,290 457,128 6.7
2003 608,699 241,870 451,.352 7.6
2004 707,535 305,950 600,995 8.6
2005 817,396 395,157 650,180 9.85
2006 956,353 475,403 710,000 11.23
2007 1,136,353 600,630 810,711 13.39
2008 1,425,657 715,435 923,288 16.45
6
2009 1,696,135 831,205 1,170,828 19.77
Tiêu dùng thuốc gia tăng: Giai đoạn từ 2001 – 2009, tiêu thụ thuốc tân
dược của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 19.9%. Nếu
như năm 2002 mới tăng 15% so với năm trước đó thì đến năm 2008 tăng

25.5% so với năm 2007. Tổng doanh thu toàn TT đạt mức 1.4 tỉ USD, chiếm
1.6% GDP cả nước [6].
Trong những năm gần đây người Việt Nam ngày càng gia tăng các
khoản chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm. Nếu như
năm 1998 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 5.5 đô la
Mỹ, thì năm 2008 con số này đã lên tới 16.45 đô la Mỹ, tăng gấp 3 lần năm
1998. Nếu so sánh với phần thu nhập tăng thêm, thì người dân đang có xu
hướng chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho dược phẩm. Và tính cho đến nay, cứ
mỗi USD thu nhập tăng thêm (khoảng 17,000 VND) thì người Việt Nam đã
trích ra thêm khoảng 1 cent (khoảng 170 đồng) cho tiền thuốc - tức khoảng
1% phần tăng thêm của thu nhập [6].
Tăng trưởng sản xuất: Trước nhu cầu sử dụng dược phẩm ngày càng gia
tăng đã làm cho ngành dược được đẩy mạnh SX (sản lượng năm 2007 tăng
26% so với năm 2006) [6].
Hiện nay, cả nước có 178 DN SX dược phẩm, trong đó 98 DN SX tân
dược, 80 DN sản xuất đông dược. Ngoài ra còn có 6 DN sản xuất vắc xin và
sinh phẩm y tế. Trong đó, DN có vốn của tư nhân trong nước chiếm 28.6%,
nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 24%, còn lại là DN cổ
phẩn hóa [25].
Trong giai đoạn 2001 – 2009, công nghiệp bào chế trong nước liên tục
tăng trưởng, trị giá thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng đảm bảo 50%
7
lượng thuốc tiêu thụ, cho dù gần 90% nguyên liệu hóa dược phải nhập khẩu
từ nước ngoài [22,25].
Gia tăng các doanh nghiệp đạt chuẩn:
Hiện nay nhóm các tiêu chuẩn trong ngành dược tại Việt Nam gồm có:
GMP (thực hành tốt SX thuốc tốt), GLP (thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc
tốt) và GSP (thực hành tốt bảo quản thuốc tốt), GDP (Thực hành phân phối
thuốc tốt), GPP (Thực hành nhà thuốc tốt).
Theo cam kết gia nhập WTO, đến cuối năm 2010 các DN dược Việt

Nam đều phải đạt tiêu chuẩn của WTO về chất lượng SX (GMP-WHO), sau
thời hạn đó các DN không đạt tiêu chuẩn sẽ buộc phải ngừng SX.
Tính đến thời điểm cuối năm 2008, đã có 52% các DN dược (bao gồm cả
tân và đông dược) đạt được tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó số DN đạt được
tiêu chuẩn GLP và GSP lần lượt là 51% và 63%. Thực tế, các DN Việt Nam
mới chỉ bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn này trong vài ba năm gần đây,
nhưng cũng đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển [6].
1.2.1.2. Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
Do ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn hạn chế, nên có đến
90% nguyên liệu cho SX thuốc tân dược phải nhập khẩu [6,22,27]. Các dược
liệu được nhập chủ yếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin và chiếm trên 80%
giá trị nhập khẩu. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia chiếm tỷ trọng xuất
khẩu nguyên liệu dược nhiều nhất vào Việt Nam, với tỷ trọng tương ứng là
25% và 21% (tính trong năm 2008) [6]. Trên thực tế các DN Việt Nam hiện
nay vẫn đang chủ yếu SX các dòng thuốc phổ thông, do đó sử dụng nhiều các
loại dược liệu giá rẻ và vốn là mặt hàng chủ lực của hai quốc gia này. Với
việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, ngành dược Việt
Nam đang gặp một số rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá cả nguyên
liệu, rủi ro chất lượng nguyên liệu và rủi ro thương mại.
8
Hình 1.1: Nguồn nhập khẩu nguyên liệu
làm thuốc vào Việt Nam (theo số lượng)
Hình 1.2: Các loại nguyên liệu dược nhập
khẩu vào Việt Nam (theo số lượng)
Nguồn: Tổng cục dược 2008
Rủi ro tỷ giá. Năm 2008, hầu hết các DN dược đều phải gánh chịu những
khoản lỗ do tỷ giá biến động tăng đột biến. Và cho đến nay hầu hết các DN
dược vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào để phòng tránh rủi ro biến động tỷ giá
trong tương lai.
Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu. Năm 2008, các nguyên liệu nhập

khẩu chính như kháng sinh tăng trung bình 2% (đặc biệt Cephalexin Bp có giá
trị nhập khẩu cao đã tăng giá đến 11.7%), vitamin tăng 34% và nguyên liệu
của thuốc giảm đau, hạ sốt tăng 80%. Ðây là nguyên nhân chính gây ra những
điều chỉnh mạnh về giá thuốc trên TT Việt Nam năm qua [6].
Nguồn: Tổng cục dược 2008
Hình 1.3: Thay đổi giá nguyên liệu dược năm 2008 so với 2007
9
Rủi ro chất lượng dược liệu. TT Trung Quốc với hàng giá rẻ lại luôn
tiềm ẩn rủi ro về tình trạng hàng kém chất lượng; tuy nhiên đây là một rủi ro
hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu các DN trong nước kiểm soát và tuân
thủ chặt chẽ các quy trình kiểm tra nghiệm thu chất lượng.
1.2.1.3. Sản phẩm là hàng chủ yếu có giá trị không cao
Theo thông lệ quốc tế, có hai cách để phân chia loại sản phẩm:
Theo cách thức sử dụng thuốc. Dược phẩm được chia thành 1) Thuốc OTC
(hàng không kê toa, bán chủ yếu ở các nhà thuốc bán lẻ) và 2) Thuốc điều trị
(thuốc có kê toa, sử dụng trong bệnh viện (BV) và các trung tâm y tế); tuy nhiên
tại Việt Nam, thống kê thuốc kê toa và không kê toa chỉ mang ý nghĩa tương đối
do các loại thuốc điều trị vẫn được bán tự do trên TT, do đó tạm thống kê theo
cách phân loại là thuốc phân phối vào hệ thống BV và phân phối ra TT. Năm
2008, giá trị tiền thuốc sử dụng trong BV là 12,322 tỷ VND (tương đương 760
triệu USD), chiếm khoảng 50% giá trị tiền thuốc toàn TT [6].
Các doanh nghiệp trong nước sản xuất chủ yếu các mặt hàng là các nhóm
hạ nhiệt giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, vitamin. Một số nhóm thuốc trong
nước chưa phát triển được như: nhóm thuốc gây mê, thuốc giải độc đặng hiệu,
thuốc chống ung thư, tác động vào hệ miễn dịch, chống Parkinson, tác động lên
quá trình đông máu, chế phẩm máu, và thuốc dùng trong chẩn đoán [25].
Bảng 1.2 : Cơ cấu các sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước theo dạng bào chế
Viên nang thông thường
38%
Thuốc tiêm nước

2%
Thuốc tiêm bột
2%
Bột tiêm β Lactam
3%
Dịch truyền
4%
Thuốc nhỏ mắt
5%
Thuốc nước
8%
Nang mềm
10%
Viên β Lactam
13%
Kem mỡ
15%
Tổng
100%
10
Hình 1.4: Cơ cấu các sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước theo dạng bào chế [16]
Như vậy, ngành dược Việt Nam chỉ SX được những SP thông thường,
những SP yêu cầu kỹ thuật và công nghệ cao được SX với tỷ lệ rất ít, như
thuốc tiêm nước 2%, thuốc tiêm bột 2%, dịch truyền 4%, thuốc nhỏ mắt 5%.
Mà hầu hết những SP này là những thuốc đã hết bảo hộ phát minh từ rất lâu,
chủ yếu là vitamin, giảm đau, hạ sốt, chưa SX được các thuốc chuyên khoa
sâu có giá trị cao [16].
Theo bản quyền chế tác thuốc. Dược phẩm được chia thành thuốc
generic (hết bản quyền sở hữu thuốc gốc) và hàng patent (có bản quyền).
Hiện nay, ngành dược trong nước đang chủ yếu SX thuốc generic có giá trị

không cao và chiếm tới 69% tổng TT thuốc với các chủng loại liên quan
nhiều đến thuốc kháng sinh, thuốc thông thường (vitamin, giảm đau, hạ sốt).
1.2.1.4. Hệ thống phân phối đặc trưng
Ngành dược tiếp cận người tiêu dùng qua hệ thống điều trị và hệ thống
phân phối thương mại.
Hệ thống điều trị. Hệ thống điều trị bao gồm các BV, các cơ sở điều trị tại
các cấp. Tổng số cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam năm 2007 là 13,438 đơn
vị [6] - Đây là kênh phân phối mà hầu hết các công ty dược luôn mong muốn
và quan tâm phát triển do số lượng tiêu thụ rất lớn. Các DN dược tiếp cận và
mở rộng TT thông qua phát triển các chương trình marketing cho đối tượng là
11
các bác sĩ và dược sĩ của các BV. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm doanh số lớn
mà kênh phân phối này đem lại, các công ty dược trong nước cũng đang đối
mặt với những khó khăn do chính hệ thống phân phối này tạo ra.
Thứ nhất, bán hàng qua BV chiếm dụng nhiều vốn lưu động của các
công ty dược do BV thông thường chỉ thanh toán tiền hàng vào cuối năm.
Thứ hai, các công ty dược phẩm nước ngoài với lợi thế về nguồn tài
chính nên đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các công ty trong nước.
Trên thực tế, thuốc nội chiếm tỷ trọng 61% về số lượng bán nhưng chỉ
chiếm 15% về giá trị tiêu thụ trong kênh phân phối điều trị, điều đó cho thấy
cơ cấu thuốc nội chỉ đơn thuần là hàng thông thường và có giá trị thấp [6].
Như vậy, để duy trì tỷ trọng về số lượng và nâng cao tỷ trọng về giá trị thuốc
bán qua kênh BV, các DN dược Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể
cạnh tranh được với các DN nước ngoài.
Hệ thống thương mại: Hệ thống thương mại bao gồm các chi nhánh, đại
lý, nhà phân phối và các nhà thuốc. Hiện nay các DN dược trong nước đang
nỗ lực xây dựng kênh phân phối thương mại để giảm bớt sự phụ thuộc vào
kênh phân phối điều trị vốn đang bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hệ thống
phân phối này chủ yếu đang là sân chơi của các nhà phân phối nội địa trong
khi chỉ có ba nhà phân phối nước ngoài ở TT là Zuellig Pharma, Diethelm,

Megaproduct.
Với kênh phân phối thương mại, các DN dược ít bị chiếm dụng vốn hơn
do thời gian thu tiền khá nhanh; bên cạnh đó, thương hiệu SP được người tiêu
dùng nhận diện tốt hơn nhất là trong điều kiện TT của Việt Nam khi mà SP
của các DN trong nước chủ yếu là thuốc phổ thông (generic).
Tuy nhiên, các DN cũng đang đối mặt với những thách thức khi muốn
phát triển mạnh qua kênh phân phối này.
12
• Để mở rộng chi nhánh, các DN phải xây dựng được kho đạt chuẩn
GSP. Điều này đòi hỏi năng lực về tài chính của các DN do chi phí đầu tư khá
lớn, bình quân khoảng 5 tỷ VNĐ cho mỗi chi nhánh.
• Việt Nam hiện có rất ít các nhà thuốc, đại lý đạt tiêu chuẩn GPP. Kể từ
năm 2011, tiêu chuẩn này sẽ là bắt buộc và các nhà thuốc không đạt chuẩn sẽ
không được phép tiếp tục bán các loại thuốc kê đơn (prescription).
1.2.1.5. Cạnh tranh đến từ các tập đoàn dược phẩm nước ngoài
Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực SX nội địa đang
còn nhiều hạn chế nên đang là một TT rất hấp dẫn đối với các công ty dược
nước ngoài. Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis, GSK,
Servier, Pfizer, Novatis Group … đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm
lĩnh TT trong nước cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu
hơn nữa phân khúc thuốc phổ thông. Hầu hết các tập đoàn dược chủ yếu đang
hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện và ủy quyền cho các
công ty dược trong nước để nhập khẩu hàng, sử dụng chủ yếu các nhà phân phối
nước ngoài để phân phối tới các nhà thuốc bán lẻ. Các tập đoàn dược nước ngoài
gia tăng thị phần tại Việt Nam nhờ vào những lợi thế về tài chính và SP.
• Nguồn lực tài chính mạnh đã cho phép các tập đoàn này chi hoa hồng ở
mức cao cho các BV và nhà phân phối, cũng như tăng cường tài trợ cho các
trường y - dược, các cuộc hội thảo khoa học.
• Các SP nước ngoài hầu hết có giá trị cao và đa dạng về chủng loại, hiện
diện ở tất cả các phân khúc từ phổ thông đến đặc trị; trong khi thuốc nội chủ

yếu chỉ bao gồm các loại thuốc thông thường (generic).
13
Nguồn: Tổng cục dược 2008
Hình 1.5:Cơ cấu về tỷ lệ số lượng và giá trị của thuốc nội và thuốc ngoại trong bệnh viện
Trên thực tế, trong các BV, thuốc nội chiếm tỷ trọng 61% về số lượng bán
nhưng chỉ chiếm 15% về giá trị tiêu thụ trong kênh phân phối điều trị, điều đó cho
thấy cơ cấu thuốc nội chỉ đơn thuần là hàng thông thường và có giá trị thấp [6].
1.2.1.6. R&D tại Việt Nam chưa phát triển
Ngành công nghiệp hóa dược chưa được chú trọng đầu tư: Công nghệ
hóa dược tại Việt Nam còn khá yếu với công nghệ lạc hậu. Chính phủ Việt
Nam đã có kế hoạch phát triển ngành công nghệ hóa dược với mục tiêu đáp
ứng 40% nguyên liệu kháng sinh phục vụ cho SX trong nước vào năm 2015,
tuy nhiên đến nay một số dự án SX nguyên liệu dược (Celphalosphorin) của
Bộ Công nghiệp đã bị ngưng trệ do hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài yếu tố về công nghệ, ngành công nghiệp hóa dược cũng đang tồn
tại một số khó khăn để có thể phát triển.
• Về tài chính. Chi phí SX một hoạt chất dược mới rất tốn kém, khoảng
trên 100 tỉ đồng cho một loại hoạt chất dược, trong khi ngân sách của Nhà
nước cũng như của các DN dành cho công tác nghiên cứu còn rất hạn chế.
• Về pháp lý. Hiện nay hành lang pháp lý để nghiên cứu và thử nghiệm
thuốc trên người tại Việt Nam vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên công
tác thử nghiệm gặp nhiều khó khăn.
14
Phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp dược trong nước chỉ dừng
lại ở “R&C”.
Hiện tại, ngành dược Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn bậc 2.5 trên
thang đo tối đa bậc 5 về tiến bộ công nghệ. Ở giai đoạn này, hầu như thuốc SX
là loại generic (các thuốc đã hết bản quyền công nghệ gốc). Với việc SX hàng
generic, việc nghiên cứu và SX SP mới chỉ dừng lại ở mức ‘R&C’ (nghiên cứu
và sao chép). Và SX thuốc trong nước chưa chú trọng tới nhu cầu thực sự của

khách hàng, chủ yếu chạy theo yếu tố TT, dẫn tới hiện tượng SX trùng lặp
nhiều thuốc dạng phổ biến, gây hiện tượng cạnh tranh liên tục về giá.
Thống kê chi phí của một số DN dược đầu ngành dưới đây đã phản ánh
thực tế những hạn chế về R&D của ngành dược nói chung.
Bảng 1.3: Chi phí R&D của một số công ty dược phẩm Việt Nam
Công ty DHG DOMESCO DCL
% Chi phí nghiên cứu/doanh thu 1% 5% 2%
Số nhân viên nghiên cứu 33 25 25
Nguồn: các công ty
Ghi chú: DHG: công ty cổ phần Dược Hậu Giang
DOMESCO: công ty cổ phần dược Đồng Tháp
DCL: công ty cổ phần dược Cửu Long
1.2.2. Nghiên cứu về thị trường dược phẩm
Thuốc là hàng hóa đặc biệt, có tính xã hội cao, có hàm lượng khoa học
kỹ thuật cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, do đó
việc kinh doanh các SP thuốc được kiểm soát chặt chẽ bởi các quy chế pháp
chế nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sức khỏe của toàn dân và đáp ứng các chính
sách quốc gia về thuốc. Do vậy mà nghiên cứu TT dược phẩm có những đặc
thù riêng so với hàng hóa tiêu dùng nói chung.
15
1.2.2.1. Nhu cầu thuốc [2,8]
Khái niệm
Trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào, ở bất kỳ xã hội nào, điều kiện kinh tế,
tôn giáo, tín ngưỡng ra sao, con người cũng luôn có nhu cầu về thuốc phòng
và chữa bệnh. Nhu cầu về thuốc là một nhu cầu tất yếu tối cần của cuộc sống
con người, không kém gì cơm ăn, áo mặc, thuốc giữ một vai trò to lớn trong
việc đảm bảo tính mạng, sức khỏe, cho sự tồn tại của mỗi cá nhân cũng như
cả xã hội loài người. Có thể nói là thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt trong
đời sống xã hội ngay khi xã hội ở trình độ văn minh thấp và cả khi xã hội đã
phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật càng ngày càng hiện đại thì nhu cầu

về thuốc cũng càng ngày càng cao, cả về chủng loại, số lượng, chất lượng.
Nhu cầu về một mặt hàng nào đó là lượng hàng mà người mua muốn
mua ở mỗi mức giá. Như vậy, ở mỗi mức giá khác nhau, người mua sẽ có một
nhu cầu khác nhau. Song thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, vì vậy việc sử
dụng loại thuốc nào, số lượng bao nhiêu, cách thức sử dụng ra sao thì lại
không phải do người bệnh tự quyết định được mà lại được quyết định bởi thầy
thuốc, và người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt. Như vậy nhu cầu thuốc về
cơ bản không phải là lượng thuốc mà người bệnh muốn mua ở mỗi mức giá.
Nhu cầu thuốc được quyết định bởi nhiều yếu tố: bệnh tật, kỹ thuật điều trị,
trình độ của nhân viên y tế (người kê đơn, người bán thuốc) khả năng chi trả
của bệnh nhân… trong đó yếu tố bệnh tật là yếu tố quyết định hơn cả.
Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc
Do tính chất đặc biệt của thuốc: là một loại hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp
đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh cho nên việc sử dụng thuốc đòi hỏi
phải luôn an toàn, hợp lý. Mọi sai lầm về chuyên môn, kỹ thuật đều tác động
trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe người dùng. Vì vậy việc xác định nhu cầu
thuốc cho một cá nhân, một cộng đồng, trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
nào cũng phải dựa trên đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng, các nhân tố đó như sau:
16

×