Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

PHÂN TÍCH MÃ CHỨNG KHOÁN HT1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.14 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
***
TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÃ CHỨNG KHOÁN HT1
MỤC LỤC
2
2
Phần 1 :Tổng quan về công ty Cổ phần xi măng
Hà Tiên 1
1. Thông tin chung
Công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng Công Ty Xi
Măng Việt Nam tại Miền Nam. Hà Tiên 1 hiện đang dẫn đầu về thị phần tiêu
thụ xi măng trong khu vực IV với 39%, vượt xa công ty đứng thứ 2 là Công
ty Xi măng Holcim (25%). Xi măng Hà tiên 1 đang chiếm khoảng 8% thị
phần thị trường xi măng cả nước. Hệ thống phân phối của Công ty chủ yếu
tập trung tại thị trường khu vực IV với các kênh phân phối đa dạng, có thể
cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất.
2. Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng
VENOT.PIC của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị.Năm 1964, Nhà máy
chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn
clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Thủ
Đức.
- Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác
với hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ
300.000 tấn xi măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm. Thỏa ước này
sau giải phóng được chính quyền Cách Mạng trưng lại vào năm 1977.
- Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng


Kiên Lương và Nhà máy xi măng Thủ Đức. Và đến năm 1983, hai Nhà máy
được sáp nhập và đổi tên là Nhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên.
- Ngày 19/08/1986, Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến
tháng 2/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào
hoạt động đưa công suất của toàn Nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm.
3
3
- Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy Xi măng Hà
Tiên 2 (Cơ sở sản xuất tại Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn
clinker/năm và 500.000 tấn xi măng/năm; Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 (cơ
sở sản xuất tại Thủ Đức - Tp HCM) với công suất là 800.000 tấn xi
măng/năm.
- Ngày 01/04/1993, Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà
máy Xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây
dựng.
- Ngày 30/09/1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty Xi
măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng.
- Ngày 03/12/1993, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên doanh
với tập đoàn Holderbank - Thụy Sĩ thành lập Công ty Liên Doanh Xi măng
Sao Mai có công suất là 1.760.000 tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư 441
triệu USD, vốn pháp định 112,4 triệu USD trong đó Công ty Xi măng Hà
Tiên 1 đại diện 35% tương đương 39,34 triệu USD.
- Tháng 04/1995, được thừa ủy nhiệm liên doanh giữa Tổng Công ty Xi
măng Việt Nam với Supermix Asia Pte Ltd (Malaysia và Singapore), Công ty
tham gia Liên Doanh Bê Tông Hỗn Hợp Việt Nam (SPMV) với công suất
thiết kế 100.000m
3
bê tông /năm. Vốn pháp định là 1 triệu USD trong đó
Công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương đương 0,3 triệu USD.
- Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, Công ty đã xây dựng dự án

đầu tư cải tạo môi trường và nâng cao năng lực sản xuất.
- Tháng 11/1994 dự án đã được Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí là
23.475.000 USD, công trình đã khởi công ngày 15/06/99 và đã hoàn tất đưa
vào hoạt động từ 2001, nâng công suất sản xuất của Công ty thêm 500.000
tấn xi măng/năm (Tổng công suất là 1.300.000 tấn xi măng/năm).
- Ngày 21/01/2000, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hoá Xí
nghiệp Vận tải trực thuộc Công ty thành Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên,
trong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương
14,4 tỷ đồng.
4
4
- Ngày 06/02/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công
bố chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định
số 1774/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần
và chuyển Công ty Xi măng Hà Tiên 1 thành Công ty cổ phần Xi măng Hà
Tiên 1 và chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4103005941 của Sở Kế hoạch – Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 18/01/2007 với
vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng.
- Ngày 29/12/2009, Với sự đồng ý của gần 78% số cổ phần có quyền biểu
quyết, phương án sát nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) vào
Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đã được thông qua. Sau khi sát
nhập, doanh nghiệp sẽ có tên mới – Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà
Tiên. Trụ sở chính của Công ty: 360 Bến Chương Dương, Phường Cầu Kho,
Quận 1, Tp.HCM.
- Ngày 08/06/2010, Chính thức giao dịch số lượng cổ phiếu chuyển đổi từ
Công ty CPXM Hà Tiên 2 sang Công ty CPXM Hà Tiên 1 tại sàn chứng
khoán TPHCM
- Ngày 25/06/2010, Nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đánh
dấu bước khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới của Công ty CPXM Hà
Tiên 1 sau sáp nhập.

Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu
Kho, Quận 1, Tp. HCM
Các chi nhánh mới được thành lập:
• Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ: phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM.
• Trạm nghiền Thủ Đức, địa chỉ: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ,
Quận Thủ Đức – TPHCM.
• Nhà máy xi măng Bình Phước, địa chỉ: Xã Thanh Lương, Huyện Bình Long,
Tỉnh Bình Phước.
• Trạm nghiền Long An, địa chỉ: Khu Công nghiệp Long Định, Huyện Bến
Lức, Tỉnh Long An
• Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ: Quốc Lộ 80, Thị trấn Kiên Lương,
Tỉnh Kiên Giang.
5
5
- Ngày 23/01/2011, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (Vicem Hà Tiên)
chính thức tiếp quản Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh từ Công ty Cổ phần
Xây lắp Đà Nẵng, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng
Việt Nam. Địa chỉ: Thôn Hòn Quy - xã Cam Thịnh Đông - Tp.Cam ranh -
Tỉnh Khánh Hòa.
- Hiện nay công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất
thiết kế 7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy và 4 Trạm nghiền.
1. Lĩnh vực hoạt động :
• Sản xuất kinh doanh xi măng, vôi, thạch cao và các sản phẩm từ vôi (không
sản xuất tại trụ sở)
• Sản xuất các sản phẩm từ vôi, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa xây tô,
bê tông), clinker, nguyên vật liệu, vật tư ngành xây dựng, phụ gia cho sản
xuất vật liệu xây dựng (không sản xuất tại trụ sở)
• Mua bán xi măng, các sản phẩm từ xi măng, vật liệu xây dựng (gạch, ngói,
vữa xây tô, bê tông) clinker, nguyên vật liệu, vật tư ngành xây dựng, vôi,
thạch cao, các sản phẩm từ vôi, thạch cao, cát đá sỏi.

• Mua bán phụ gia cho sản xuất vật liệu xây dựng.
• Khai thác cát đá sỏi (không sản xuất tại trụ sở)
• Xây dựng dân dụng.
• Kinh doanh bất động sản (cao ốc, văn phòng cho thuê)
• Dịch vụ bến cảng, dịch vụ bốc xếp hàng hóa.
• Cho thuê kho bãi. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.
• Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa.
• Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường sắt. Trồng rừng, trồng cây công
nghiệp.
• Khai thác rừng, cây công nghiệp.
6
6
• Chế biến gỗ (không chế biến tại trụ sở)
• Khai thác, chế biến khoáng sản (không khai thác, chế biến tại trụ sở) Xây
dựng công trình đường sắt, đường bộ.
• Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ. Xây dựng công trình giao thông
(theo hình thức BOT)
• Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng xây dựng, bán
buôn máy móc thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây
điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện)
• Sửa chữa máy móc thiết bị
• Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Lắp đặt máy móc và thiết bị
công nghiệp.
• Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.
• Vận tải hàng hóa ven biển
• Sản xuất các sản phẩm từ xi măng, các sản phẩm từ thạch cao (không sản
xuất tại trụ sở)
• Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Phần 2 : Phân tích chỉ tiêu tài chính của công ty
cổ phần xi măng Hà Tiên 1

7
7
Các chỉ số tài chính công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1
STT
Chỉ tiêu
2011 2012




1
Nhóm tỷ số
thanh
khoản
Tỷ số thanh khoản hiện thời
(GT tài sản lưu động/GT nợ ngắn
hạn)
0.70795132
7
0.399596542
2
Tỷ số thanh khoản nhanh((GT
tài sản lưu động - GT hàng tồn
kho)/ GT nợ ngắn hạn )
0.18824452 0.126410291
3
Nhóm tỷ số
nợ
Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu
5.464274887 6.29051821

4
Nhóm tỷ số
hoạt động
Tỷ số hiệu quả hoạt động tài
sản(Vòng quay tổng tài sản)
(doanh thu / Bình quân giá trị
tổng TS)
0.385709611 0.493107943
5
Nhóm tỷ số
về thu nhập
Tỷ số lợi nhuận trước thuế so
với tài sản (LN trước thuế/ BQ
tổng TS)
0.00649027 0
6
Nhóm tỷ số
khả năng
sinh lợi
Tỷ số lợi nhuận ròng/Tổng tài
sản (ROA)
0.488837773 -0.07235058
7
Tỷ số lợi nhuận ròng / Vỗn
CSH( ROE)
0.033586964 -0.004971049
1. Tỷ số thanh khoản: Là tỉ số đo lường khả năng thanh khoản của công ty.
Có 2 loại tỷ số:
• Tỷ số thanh khoản hiện thời :
= giá trị tài sản lưu động / giá trị nợ ngắn hạn phả trả.

8
8
Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh
toán.
Công ty xi măng Hà Tiên , mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2012 có 0,399 đồng
tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Trong khi đó con số này năm
trước là 0,707 , gần gấp 2 lần.
Trong 2 năm 2011 và 2012, tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty đều <1 .
Có nghĩa là giá trị tài sản lưu động của công ty xi măng Hà Tiên 1 nhỏ hơn
giá trị nợ ngăn hạn .Tài sản lưu động của doanh nghiệp không đủ đảm bảo
cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do dó, tình hình thanh khoản
của doanh nghiệp nói chung không tốt. Khả năng thanh khoản của doanh
nghiệp năm 2012 sụt giảm nghiêm trọng.
• Tỷ số thanh khoản nhanh :
Tỷ số thanh khoản nhanh = (GT tài sản lưu động – GT hàng tồn kho )/
GT nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh khoản nhanh đã hạn chế nhược điểm của tỷ số thanh khoản hiện
thời.Khi xác định tỷ số thanh khoản hiện thời, ta đã tính hàng tồn kho trong
giá trị tài sản lưu động đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trên thực tế hàng
tồn kho kém thanh khoản hơn, do đó để tính toán chính xác thời gian thanh
khoản ta dung tỷ số thanh khoản nhanh.
Tỷ số thanh khoản nhanh của Hà Tiên 1 năm 2011và năm 2012 so với tỷ số
thanh khoản hiện thời có sự chênh lệch khá cao .Tỷ số thanh khoản nhanh
thấp hơn rất nhiều so với tỷ sô thanh khoản hiện thời. Điều này do giá trị tồn
kho và giá trị tài sản lưu động kém thanh khoản khác của doanh nghiệp
chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản lưu động.
3. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (D/E)
Tỷ số D/E đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong mối quan hệ
tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.

9
9
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Giá trị vốn CSH
Năm 2012, Tỷ số P/E của Công ty Hà Tiên 1 là 6,29 . Có nghĩa là mức độ sử
dụng nợ của doanh nghiệp gấp 6,29 lần vốn chủ sở hữu. Nói cách khác mỗi
đồng vốn chủ sở hữa doanh nghiệp sử dụng đến 6,29 đồng nợ vay. So với
2011, mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp đã tang từ 5,46 lên 6,29.
Tỷ số P/E 2 năm 2011 và 2012 đều lớn hơn 1 có nghĩa là Hà Tiên 1 đã sử
dụng nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu . Điều này có thể khiến Hà
Tiên 1 quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả
năng được vay của Hà Tiên 1 thấp
4. Tỷ số hiệu quả hoạt động tài sản ( Vòng quay tài sản) .
Vòng quay đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt
tài sản lưu động và tài sản cố định
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu/ Bình quân giá trị tổng tài sản
Tỷ số vòng quay tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của
doanh nghiệp nói chung. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh
nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Tỷ số vòng quay của Hà Tiên 1 năm 2012 là 0,49 cho biết mỗi đồng tài sản
của doanh nghiệp tạo ra được 0,49 đồng doanh thu, năm 2011 là 0,38. Năm
2012 cũng chỉ tăng thêm được một chút. Tuy nhiên tỷ số <1 , có nghĩa là
hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu khá thấp.
5. Tỷ số lợi nhuân trước thuế so với tài sản
Lợi nhuận trước thuế năm 2012 của Hà Tiên là -8.941 . Do vậy tỷ số lợi
nhuận trước thuế so với tài sản bằng 0% . Năm 2011, Hà Tiên1 bị lỗ và
không tạo ra được lợi nhuân trên 100 đồng tài sản Năm 2010, tỷ suất lợi
nhuận của Hà Tiên 1 cũng rất thấp , cũng chỉ đạt 0,064%.
10
10
6. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Bình quân tổng tài sản
*100
Năm 2012 , Doanh nghiệp Hà Tiên 1 có ROA âm (-0,72%) có nghĩa là
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và khoản thua lỗ này bằng 7,2% bình quân
giá trị tổng tài sản . So với năm trước 2011 ROA năm 2011 đã thâm hụt mạnh
từ 4,88% xuống -0.72. Hà Tiên 1 tạo ra lợi nhuận khá thấp so với trung bình
ngành (10,1%)
7. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( ROE)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phẩn phổ thông.
ROE= Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông/ Bình quân giá trị vốn cổ phần
*100
ROE năm 2012 của Hà Tiên 1 là – 0,49% có nghĩa là doanh nghiệp kinh
doanh thua lỗ và khoản thua lỗ này bằng 0,49% bình quân giá trị vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp. So với năm 2011 ROE của Hà Tiên 1 cũng chỉ là 3.3
%, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của HT1 cũng rất thấp so với trung
bình ngành là 18,1%
Phần 3 : Đánh giá cổ phiếu HT1
Quy mô sản xuất lớn nhất khu vực phía Nam : Xi măng Hà Tiên hiện đang
hoạt động với 2 nhà máy và 4 trạm nghiềm, tổng công suất xi măng đạt 6
triệu tấn/ năm, clinker là 2,8 triệu tấn/năm, hiện là doanh nghiệp lớn nhất
miền Nam.
11
11
Giữ thị phần áp đảo nhờ thương hiệu tốt : Vincem Hà Tiên hiện đang dẫn đầu
thị trường xi măng phía Nam với khoảng 26% thị phần năm 2011 và cũng là
một trong những doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ đứng đầu cả nước với
gần 8% thị phần.
Tỷ lện vay nợ cao, tạo gánh nặng chi phí lãi vay Tính đến 31/12/2012,
Vincem Hà Tiên là đơn vị có dư nợ lớn nhất trong số các công ty niêm yết

với 11.105 tỷ đồng. Trong đó khoảng 6.240 tỷ đồng là nợ vay dài hạn. Dư nợ
của Vincem Hà Tiên đặc biệt tăng nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây với
tốc độ tăng gấp khoảng 9 lần từ mức 1.001 tỷ đồng năm 2007 so với mức
8920 tỷ đồng năm 2012, hệ quả là chi phí tài chính của Vincem Hà Tiên cũng
tăng một cách chóng mặt. Năm 2011, chi phí tài chính của công ty là 1.036 tỷ
đồng và cao gấp 3 lần chi phi tài chính năm 2010.
Khả năng trả nợ của Vincem Hà Tiên yếu dần .Nợ ngắn hạn của công ty hiện
đang cao gấp 3 lần so với tài sản ngắn hạn. Nếu tình hình kinh doanh của Hà
Tiên không được cải thiện trong vài năm tới, rất có thể Vincem Hà Tiên rơi
vào tình cảnh tương tự như nhiều công ty xi măng làm ăn thua lỗ khác.
Mặc dù là một doanh nghiệp lớn trong ngành và có thị phần lớn nhất khu vực
phía Nam nhưng hoạt động của Công ty xi măng Hà Tiên 1 được đánh giá có
hiệu quả không cao do phải gánh chịu chi phí lãi vay và chi phí khấu hao
khổng lồ. Lợi nhuận sau thuế dự báo những năm tiếp theo không khả quan.
Bên cạnh đó, hoạt động của Hà Tiên 1 tiềm ẩn nhiều rủi ro do sử dụng đòn
bẩy tài chính quá cao. Do vậy, việc đầu tư theo cơ bản vào cổ phiếu HT1 sẽ
không hấp dẫn trong ngắn hạn.
Khuyến nghị BÁN đối với cổ phiếu HT1
12
12

×