Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 216 trang )

B GIO DC V O TO B TI CHNH
HC VIN TI CHNH




NGUYN MINH DNG




QUảN Lý VốN ĐầU TƯ CủA CÔNG TY Mẹ
VàO CáC CÔNG TY CON TRONG
TậP ĐOàN BƯU CHíNH VIễN THÔNG VIệT NAM





LUN N TIN S KINH T







H NI - 2014
B GIO DC V O TO B TI CHNH
HC VIN TI CHNH




NGUYN MINH DNG



QUảN Lý VốN ĐầU TƯ CủA CÔNG TY Mẹ
VàO CáC CÔNG TY CON TRONG
TậP ĐOàN BƯU CHíNH VIễN THÔNG VIệT NAM

Chuyờn ngnh : Ti chớnh - Ngõn hng
Mó s : 62.34.02.01



LUN N TIN S KINH T



Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS, TS. V CễNG TY
2. TS. TRN B TRUNG



H NI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu

khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án



Nguyễn Minh Dũng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU i
Chƣơng 1: TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CỦA
CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG
TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ - công ty
con trong tập đoàn kinh tế 1
1.1.2. Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con trong tập đoàn kinh tế 14
1.1.3. Các mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con trong tập đoàn kinh tế 17
1.2. QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ ĐẦU TƯ VÀO CÁC
CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 25
1.2.1. Vốn kinh doanh của công ty mẹ và các hình thức đầu tư vốn của công
ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn kinh tế 25

1.2.2. Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn
kinh tế 30
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình đầu tư và quản lý sử dụng vốn
đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong tập đoàn kinh tế 39
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào
các công ty con trong tập đoàn kinh tế 50
1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN
KINH TẾ 53
1.3.1. Kinh nghiệm của các nước 53
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 61
Kết luận chương 1 64
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƢ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ
CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN
BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 65
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 65
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển, vai trò và mô hình tổ chức của Tập
đoàn VNPT 65
2.1.2. Kết quả hoạt động của Tập đoàn VNPT giai đoạn 2008 - 2013 71
2.2. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CỦA
CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN BƯU
CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 74
2.2.1. Thực trạng vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập
đoàn VNPT 74
2.2.2. Thực trạng cơ chế quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty
con trong Tập đoàn VNPT 82
2.2.3. Thực trạng hiệu quả vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con
trong Tập đoàn VNPT 97
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY

CON TRONG TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 128
2.3.1. Những kết quả đạt được 128
2.3.2. Những hạn chế tồn tại 129
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 132
Kết luận chương 2 135
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CỦA
CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN BƢU
CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 136
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 136
3.1.1. Mục tiêu và quan điểm phát triển Tập đoàn VNPT đến năm 2020 136
3.1.2. Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT 137
3.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY MẸ VÀO CÁC CÔNG TY CON
TRONG TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 148
3.2.1. Mục tiêu và yêu cầu của các giải pháp 148
3.2.2. Các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các
công ty con trong Tập đoàn VNPT 150
3.3. CÁC TIỀN ĐỀ, ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC
GIẢI PHÁP 168
3.3.1. Đổi mới quan điểm về vốn nhà nước tại công ty mẹ của Tập đoàn và
các doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty mẹ Tập đoàn 169
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật liên quan đến hoạt động của
các doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đòi hỏi hiệu
quả cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp 170
3.3.3. Phân định rõ nhiệm vụ hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích
trong hoạt động của các doanh nghiệp và Tập đoàn 174
Kết luận chương 3 174
KẾT LUẬN 176
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCTC : Báo cáo tài chính
BCVT : Bưu chính Viễn thông
BQ : Bình quân
CP : Chính phủ
CPH : Cổ phần hóa
CSH : Chủ sở hữu
CTCP : Công ty cổ phần
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
ĐTPT : Đầu tư phát triển
GDCK : Giao dịch chứng khoán
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT : Giá trị gia tăng
HĐQT : Hội đồng quản trị
HĐTV : Hội đồng thành viên
HTĐL : Hạch toán độc lập
HTPT : Hạch toán phụ thuộc
IPO : Phát hành lần đầu ra công chúng
IRR : Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
ISA : Chuẩn mực kế toán quốc tế

KHCB : Khấu hao cơ bản
KTTT : Kinh tế thị trường
LN : Lợi nhuận
LNST : Lợi nhuận sau thuế
NCS : Nghiên cứu sinh
NĐ : Nghị định
NPV : Giá trị hiện tại thuần
NSNN : Ngân sách nhà nước
SCIC : Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCT : Tổng công ty
TĐKT : Tập đoàn kinh tế
TGĐ : Tổng giám đốc
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
TSTC : Tài sản tài chính
TT : Thông tư
TTCK : Thị trường chứng khoán
UBND : Ủy ban nhân dân
VCSH : Vốn chủ sở hữu
VT-CNTT : Viễn thông - Công nghệ thông tin
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
XDCB : Xây dựng cơ bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Tổng giá trị tài sản 72
Bảng 2.2: Nguồn vốn chủ sở hữu 72

Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 73
Bảng 2.4: Doanh thu hoạt động tài chính và hoạt động khác 73
Bảng 2.5: Lợi nhuận trước thuế 73
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính theo BCTC hợp nhất 73
Bảng 2.7: Đầu tư vốn vào công ty con, liên kết giai đoạn 2008 - 2013 76
Bảng 2.8: Đầu tư vốn vào công ty con, liên kết theo ngành, nghề kinh doanh
giai đoạn 2008 - 2013 79
Bảng 2.9: Đầu tư vốn vào các công ty liên doanh giai đoạn 2008 - 2013 80
Bảng 2.10: Đầu tư vốn vào các quỹ đầu tư giai đoạn 2008 - 2013 80
Bảng 2.11: Đầu tư vốn vào các CTCP, liên kết tại 31/12/2008 và 31/12/2013 81
Bảng 2.12: Người đại diện vốn của VNPT tại 31/12/2008 và 31/12/2013 85
Bảng 2.13: Hiệu quả đầu tư vốn của VNPT giai đoạn 2008 - 2013 99
Bảng 2.14: Vốn đầu tư, cổ tức (lợi nhuận) được chia theo ngành nghề kinh doanh
chính, ngoài ngành giai đoạn 2008 - 2013 101
Bảng 2.15: Vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 103
Bảng 2.16: Cổ tức (lợi nhuận) được chia giai đoạn 2008 - 2013 106
Bảng 2.17: Hệ số bảo toàn vốn khối liên doanh giai đoạn 2012 - 2013 108
Bảng 2.18: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Sản xuất công nghiệp BCVT 2012 - 2013 110
Bảng 2.19: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Xây lắp và tư vấn thiết kế 2012 - 2013 113
Bảng 2.20: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Thương mại BCVT 2012 - 2013 116
Bảng 2.21: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Hạ tầng viễn thông 2012 - 2013 117
Bảng 2.22: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Dịch vụ viễn thông, tin học 2012 - 2013 119
Bảng 2.23: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Truyền thông 2012 - 2013 121
Bảng 2.24: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Dịch vụ giải trí 2012 - 2013 122
Bảng 2.25: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Ngân hàng, bảo hiểm 2012 - 2013 124
Bảng 2.26: Hệ số bảo toàn vốn nhóm Dịch vụ du lịch, khách sạn 2012 - 2013 125
Bảng 2.27: Hệ số bảo toàn vốn nhóm CTCP khác 2012 - 2013 127
DANH MỤC CÁC BIỂU

Số hiệu Tên biểu Trang


Biểu 2.1: Đầu tư vốn vào công ty con, liên kết giai đoạn 2008- 2013 76
Biểu 2.2: Đầu tư vốn vào công ty con, liên kết theo ngành, nghề kinh doanh
giai đoạn 2008 - 2013 78
Biểu 2.3: Đầu tư vốn vào các CTCP, liên kết tại 31/12/2008 và 31/12/2013 81
Biểu 2.4: Vốn đầu tư và cổ tức (lợi nhuận) được chia giai đoạn 2008 - 2013 99
Biểu 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư, cổ tức (lợi nhuận) được chia giai đoạn 2008 - 2013 100
Biểu 2.6: Vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 102
Biểu 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư vào các CTCP giai đoạn 2008 - 2013 102
Biểu 2.8: Cổ tức (lợi nhuận) được chia theo loại doanh nghiệp giai đoạn
2008 - 2013 105
Biểu 2.9: Cơ cấu cổ tức được chia từ các CTCP 2008 - 2013 105
Biểu 2.10: Vốn đầu tư, lợi nhuận được chia khối liên doanh giai đoạn 2008 - 2013 107
Biểu 2.11: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Sản xuất công nghiệp BCVT giai đoạn
2008 - 2013 109
Biểu 2.12: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Xây lắp và tư vấn thiết kế giai đoạn
2008 - 2013 112
Biểu 2.13: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Thương mại BCVT giai đoạn 2008 - 2013 115
Biểu 2.14: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Hạ tầng viễn thông giai đoạn 2008 - 2013 117
Biểu 2.15: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Dịch vụ viễn thông, tin học giai đoạn
2008 - 2013 119
Biểu 2.16: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Truyền thông giai đoạn 2008 - 2013 120
Biểu 2.17: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Dịch vụ giải trí giai đoạn 2008 - 2013 122
Biểu 2.18: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Ngân hàng, bảo hiểm giai đoạn 2008 - 2013 123
Biểu 2.19: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Dịch vụ du lịch, khách sạn | giai đoạn
2008 - 2013 125
Biểu 2.20: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm CTCP khác giai đoạn 2008 - 2013 126
Biểu 2.21: Vốn đầu tư, cổ tức nhóm Quỹ đầu tư giai đoạn 2008 - 2013 128



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc sở hữu công ty mẹ - công ty con dạng đơn giản 14
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc sở hữu công ty mẹ - công ty con đồng cấp đầu tư và kiểm
soát lẫn nhau 15
Sơ đồ 1.3: Cấu trúc công ty mẹ - công ty con có sở hữu vượt cấp 16
Sơ đồ 1.4: Cấu trúc công ty mẹ - công ty con sở hữu hỗn hợp 16
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hiện nay của Tập đoàn VNPT 68
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến
năm 2015 145
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn VNPT đến năm 2020 148
Sơ đồ 3.3: Bốn viễn cảnh của thẻ điểm cân bằng 161







i
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực hiện Quyết định số 91-TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thí điểm thành lập một số Tổng công ty (TCT) mạnh theo hướng Tập đoàn
kinh doanh. Từ năm 2006 đến nay đã có 10 Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhà nước
được thành lập và đi vào hoạt động. Các TĐKT đã bước đầu phát huy vai trò nòng
cốt trong việc đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, là công cụ điều chỉnh vĩ mô
quan trọng và có hiệu quả của Nhà nước trong phát triển nền kinh tế thị trường

(KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các TĐKT hiện cũng còn
nhiều khó khăn, vướng mắc. Khung khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động của các
TĐKT chưa được ban hành đầy đủ, thống nhất, đồng bộ; mối liên kết giữa các
thành viên trong Tập đoàn còn mang tính chất hành chính, lỏng lẻo, nặng về chắp
nối liên kết các dịch vụ kinh doanh mà chưa thực sự dựa trên nền tảng đầu tư tài
chính. Về mặt tài chính cho đến nay vẫn chưa có các qui định cụ thể về các nguyên
tắc, cách thức quản lý và giám sát các giao dịch nội bộ Tập đoàn trong đầu tư, tài
chính, phân chia lợi ích, cơ chế trách nhiệm, cơ chế khuyến khích, vấn đề sử dụng
thương hiệu chung ; về giới hạn tỷ lệ đầu tư góp vốn của công ty mẹ vào các công
ty con hoặc ngược lại; hay việc đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh không liên
quan đến ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Điều này dẫn đến tình trạng
tình trạng đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con còn dàn trải, thiếu sự chọn lọc
cần thiết, tình trạng đầu tư chồng chéo, đầu tư ảo trong Tập đoàn còn khá phổ biến.
Chính sách, cơ chế quản lý phần vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con,
công ty liên kết cũng chưa được xây dựng đầy đủ, rõ ràng, gây nhiều khó khăn cho
công ty mẹ trong việc quản lý, giám sát. Trong điều kiện đó việc nghiên cứu các
giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con,
công ty liên kết trong TĐKT nhà nước sao cho có hiệu quả, bảo toàn và phát triển
được số vốn mà công ty mẹ đã đầu tư, đồng thời tăng cường mối liên kết kinh tế
giữa công ty mẹ và các công ty con, tạo nên sự thống nhất về lợi ích giữa các đơn vị
thành viên và sức cạnh tranh trong toàn Tập đoàn là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý

ii
luận và thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn vấn
đề: “Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu
chính - Viễn thông Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý vốn đầu tƣ của công ty mẹ vào
các công ty con trong Tập đoàn kinh tế
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số

công trình nghiên cứu trên các khía cạnh và phạm vi khác nhau về chính sách, cơ
chế quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào các DNNN nói chung, doanh nghiệp sau
CPH DNNN nói riêng trong Tập đoàn kinh tế. Có thể nêu một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu đã được công bố có liên quan đến quản lý vốn nhà nước ở những lĩnh
vực cụ thể gồm:
- Luận án Tiến sĩ “Cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà
nước Việt Nam”, năm 2006 của tác giả Trần Thị Mai Hương [37]. Nội dung của
luận án tập trung vào đánh giá thực trạng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) nói chung và đề xuất các giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức hệ
thống DNNN và hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và
sử dụng phần vốn Nhà nước tại các DNNN trong nền kinh tế.
- Luận án Tiến sĩ: “Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước", năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương [38]. Nội
dung của luận án tập trung vào đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm
quản lý có hiệu quả vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá DNNN.
Luận án giới hạn phạm vi ở việc đánh giá hiệu quả vốn nhà nước tại các DNNN sau
cổ phần hoá, chưa bao gồm các loại hình doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của chủ
sở hữu nhà nước và chưa đề cập tới cơ chế quản lý của chủ sở hữu (CSH) nhà nước
đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Bộ Tài chính do PGS,TS.
Nguyễn Đăng Nam làm chủ nhiệm: “Chính sách và cơ chế quản lý vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp giai đoạn đến 2020”[7]. Nội dung đề tài tập trung đánh giá
thực trạng các chính sách cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các
giải pháp hoàn thiện trên góc độ quản lý nhà nước. Đề tài chưa đề cập đến góc độ

iii
quản lý của chủ sở hữu nhà nước cũng như việc tổ chức triển khai giám sát vốn nhà
nước đầu tư tại doanh nghiệp.
- Luận án Tiến sĩ “Cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ở
Việt Nam”, năm 2012 của tác giả Phạm Thị Thanh Hoà [39]. Nội dung luận án đề

cập tới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp từ góc độ của chủ sở
hữu nhà nước với các nội dung về cơ chế đầu tư vốn, cơ chế quản lý sử dụng vốn,
cơ chế phân chia lợi ích kinh tế, cơ chế giám sát việc đầu tư, quản lý sử dụng vốn và
hình thức thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước. Luận án chưa đề cập về cơ chế
quản lý phần vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con trong Tập đoàn.
- Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp
viễn thông ở Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế trong điều kiện phát triển và
hội nhập”, năm 2009 của tác giả Trần Duy Hải [46]. Luận án đề cập đến vấn đề
hoàn thiện cơ chế tài chính của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam trên hai
góc độ: cơ chế chính sách của Nhà nước và từ nội tại doanh nghiệp thông qua việc
khảo sát thực tế mô hình Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (cơ chế: huy
động vốn, sử dụng vốn và tài sản, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi
nhuận ). Luận án chưa đề cập đến góc độ quản lý của chủ sở hữu cũng như việc tổ
chức triển khai giám sát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và các nội dung về
cơ chế quản lý phần vốn áp dụng cho mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Luận án Tiến sĩ “Kiểm soát tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam”, năm 2010 của tác giả Hoàng Thị Tuyết [24]. Luận án nghiên cứu về
Tập đoàn kinh tế, kiểm soát tài chính và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả kiểm soát tài chính trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu chưa đề cập về kiểm soát tài chính trong quản lý phần
vốn công ty mẹ đầu tư vào các công ty con trong Tập đoàn.
Bên cạnh đó có một số nghiên cứu khác đã được công bố như: Kỷ yếu hội
thảo: "Đổi mới nội dung và phương thức quản lý, giám sát của Nhà nước đối với
DNNN phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và cam kết gia nhập WTO" (Viện
nghiên cứu QLKT Trung ương, 2008); Báo cáo về việc thực hiện chính sách pháp
luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại TĐKT và TCT nhà nước (Báo

iv
cáo giám sát của UBTV Quốc hội, 11/2009); Kỷ yếu hội thảo về Cải cách chuyển

đổi doanh nghiệp nhà nước (Bộ tài chính, 2010). Báo cáo Đánh giá về mô hình
quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua TCT quản lý và kinh doanh vốn
nhà nước (SCIC), (Bộ Tài chính, 2010); Kỷ yếu Diễn đàn tái cơ cấu và đổi mới
thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước hướng tới mô hình phát triển kinh tế theo
chiều sâu (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010). Một số bài viết về chính
sách, cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trên các báo, tạp chí
kinh tế trong nước.
Có thể nhận thấy các công trình khoa học và nghiên cứu nói trên chủ yếu đề
cập đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước đối với số vốn nhà
nước đã đầu tư vào DNNN nói chung, các TĐKT, TCT nói riêng trên các góc độ
quản lý nhà nước hoặc quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Các công trình nghiên cứu
liên quan đến Tập đoàn VNPT phần lớn đề cập đến vấn đề hoàn thiện chính sách,
cơ chế quản lý tài chính nói chung, hoặc chính sách cơ chế huy động, sử dụng vốn
kinh doanh của Tập đoàn. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu
nào về việc quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Số liệu, tình hình của những công trình nghiên
cứu trên đây được công bố gần nhất cũng mới cập nhật đến thời điểm 2011. Đề tài
nghiên cứu của NCS là: “Quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con
trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam”. Đề tài được nghiên cứu trong bối
cảnh Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang trong quá trình tái cơ
cấu đến năm 2020, do vậy việc nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ
vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách.
Đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu mới, không trùng lắp về hoạt động đầu tư vốn
và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT ở Việt Nam
nói chung và Tập đoàn VNPT nói riêng. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ - công ty con
trong TĐKT; quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT.
Đồng thời trên cơ sở đánh giá thực trạng đầu tư và quản lý vốn đầu tư của công ty
mẹ vào các công ty con trong tập đoàn, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường
quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT.


v
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý vốn
đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt
Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp nhằm tăng cường quản
lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam.
- Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về mô hình công ty
mẹ - công ty con và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong
Tập đoàn kinh tế. Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về vốn đầu tư, quản lý vốn
đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu
tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT. Khái quát các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT.
Rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công
ty con của một số TĐKT ở một số quốc gia.
Thứ hai, làm rõ thực trạng về đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công y con
và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013. Từ đó đánh giá thực trạng, chỉ
ra những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vốn và quản lý vốn
đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài sẽ nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư
của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về vốn đầu tư và
quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính

Viễn thông Việt Nam (tập trung vào nhóm công ty có vốn góp dưới 100% vốn điều
lệ) trên các khía cạnh: xác định đúng đắn lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, mức độ (qui
mô) đầu tư, các cơ chế quản lý, giám sát sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của công

vi
ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Thời
gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu sinh sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống
kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra
trong đề tài nghiên cứu.
Các số liệu được sử dụng trong luận án là các số liệu được thu thập, tính
toán từ các báo cáo của công ty mẹ và báo cáo tài chính của các công ty con
(gồm công ty liên doanh, công ty cổ phần, quỹ đầu tư) trong Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó luận án cũng tham khảo, sử dụng một số tài
liệu, báo cáo của Bộ Tài chính về quản lý vốn và tài sản nhà nước tại một số
doanh nghiệp nhà nước.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Tập đoàn kinh tế (TĐKT), làm rõ
hơn những điểm khác biệt giữa TĐKT của Việt Nam so với các TĐKT trên thế
giới. Luận án phân tích sâu sắc lý luận về mô hình công ty mẹ - công ty con và quản
lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT; đưa ra các chỉ tiêu
đánh giá tình hình đầu tư và quản lý sử dụng vốn đầu tư của công ty mẹ vào các
công ty con trong TĐKT; đồng thời đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con trong TĐKT; các bài học
kinh nghiệm trong quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con của một
số TĐKT trên thế giới. Đây là những luận cứ khoa học tạo nền tảng lý luận để tác
giả nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao.
- Thứ hai: Làm rõ thực trạng về vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư của công ty

mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT giai đoạn 2008 - 2013, trọng tâm ở
các nội dung: thực trạng vốn đầu tư, cơ chế quản lý vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu
tư của công ty mẹ vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT. Đồng thời luận án
cũng đánh giá thực trạng, chỉ ra các kết quả đạt được và những hạn chế cũng như
nguyên nhân của những hạn chế đó. Điểm mới cơ bản của luận án là tác giả đã chỉ

vii
ra sự cần thiết phải thay đổi về cơ chế quản lý vốn đầu tư đứng cả ở góc độ người
đại diện vốn theo uỷ quyền, công ty mẹ và chủ sở hữu Nhà nước.
- Thứ ba: Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ
vào các công ty con trong Tập đoàn VNPT trong giai đoạn tới phù hợp với mục tiêu
và yêu cầu tái cơ cấu Tập đoàn đến 2020, nên có tính ứng dụng cao. Đây là những
điểm mới riêng có của luận án.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tập đoàn kinh tế và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các
công ty con trong Tập đoàn kinh tế.
Chương 2: Thực trạng vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào
các công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư của công ty mẹ vào các
công ty con trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

1
Chƣơng 1
TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CỦA CÔNG TY MẸ
VÀO CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG
TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Mô hình công ty mẹ - công ty con là cơ cấu tổ chức phổ biến của các Tập

đoàn kinh tế (TĐKT) trên thế giới hiện nay, phản ánh kết quả tất yếu của sự phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo hướng tập trung hóa
sản xuất trên cơ sở cùng hợp tác và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Vì thế
để có cái nhìn toàn diện hơn về mô hình công ty mẹ - công ty con trong TĐKT
trước hết cần tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của các TĐKT.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ - công
ty con trong tập đoàn kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tập đoàn kinh tế
a. Khái niệm
Mô hình TĐKT đã được hình thành, phát triển từ lâu và rất quen thuộc với các
nước có nền KTTT phát triển. Tuy nhiên, quan niệm và nhận diện về các loại hình
TĐKT cũng rất đa dạng. Ở mỗi quốc gia TĐKT có thể được gọi dưới những tên
khác nhau. Ở các nước Đức, Pháp, Mỹ TĐKT được gọi là các Group, Business
Group; ở Nhật Bản là các Zaibatsu và sau chiến tranh là Keiretsu; còn ở Hàn Quốc
là các Chaebol… Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng đã phản ánh tính đa
dạng của các hình thức liên kết kinh tế trong các TĐKT.
Cho đến nay trên thế giới cũng chưa có một khái niệm hoàn toàn thống nhất
về Tập đoàn kinh tế. Nguyên nhân là do có sự khác biệt nhất định về phương thức
hình thành, nguyên tắc tổ chức, tư cách pháp lý của các TĐKT trên thế giới. Ví dụ:
nếu xét ở góc độ pháp lý thì TĐKT là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp
lý, hoạt động đa ngành (có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp với nhau),
hoặc được kết nối với nhau bởi những mối liên kết pháp lý chính thức (như quan hệ
vốn sở hữu) hay không chính thức (như quan hệ gia đình); hoặc nếu xét trong mối
quan hệ nội bộ tập đoàn sẽ thấy tập đoàn kinh tế là một tổ hợp kinh tế có kết cấu
nhiều tầng nấc, được hình thành bởi nhiều doanh nghiệp thông qua các phương thức

2
hợp tác, đầu tư hoặc liên kết sản xuất kinh doanh. Trong đó luôn có một công ty giữ
vai trò hạt nhân, nòng cốt, các thành viên trong tập đoàn đều có quan hệ độc lập, tự
nguyện cùng hợp tác và liên kết kinh doanh.

Ở Nhật Bản, tập đoàn kinh tế được xác định là một nhóm các doanh nghiệp
độc lập về mặt pháp lý, nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ
mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất, hoặc cung ứng nguyên
liệu, tiêu thụ sản phẩm. Ở Hàn Quốc, khái niệm tập đoàn được sử dụng để chỉ một
liên minh gồm nhiều công ty hình thành quanh công ty mẹ. Thông thường các công
ty này nắm giữ cổ phần, vốn góp của nhau và do một gia đình điều hành. Ở
Malaysia, tập đoàn được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư,
liên doanh, liên kết và hợp đồng kinh doanh. Đặc trưng của mô hình tập đoàn là cơ
cấu công ty mẹ - công ty con, tạo thành một hệ thống các liên kết chặt chẽ trong tổ
chức và trong hoạt động. Đối với Trung Quốc thì tập đoàn doanh nghiệp được nhận
thức là tổ chức kinh tế có cơ cấu tổ chức nhiều cấp được liên kết với nhau bằng các
quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác.
Ở Việt Nam, thuật ngữ TĐKT được sử dụng từ năm 1994 khi Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 91-TTg ngày 07/3/1994 về việc thí điểm thành
lập một số Tổng công ty mạnh theo hướng Tập đoàn kinh doanh, gọi tắt là các TCT
91. Khi nói về mô hình này, trong một số tài liệu người ta đã đưa ra những định
nghĩa về TĐKT như sau:
- TĐKT là một thành phần trong nhóm công ty; Nhóm công ty là tập hợp các
công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị
trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Thành phần của nhóm công ty gồm có:
Công ty mẹ, công ty con, TĐKT và các hình thức khác [34].
- TĐKT được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công
nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các
bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt
động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển.
- TĐKT là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết với nhau dưới hình thức công
ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn

3

bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch
vụ kinh doanh khác [17].
Mặc dù còn có những điểm khác biệt nhất định song nhìn chung những định
nghĩa trên đều bao quát được những đặc trưng quan trọng của tập đoàn kinh tế như
sự hình thành, quy mô, vị trí và mối quan hệ giữa các thành viên trong Tập đoàn.
Với nhận thức và qua nghiên cứu NCS đưa ra khái niệm TĐKT như sau:
Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hoặc nhiều
ngành sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng có mối quan hệ liên kết ở các mức độ
khác nhau trong hoạt động vì mục tiêu chung. Trong đó, công ty mẹ nắm quyền
lãnh đạo, chi phối, kiểm soát hoạt động của các công ty con, công ty liên kết về
chiến lược kinh doanh, công nghệ cốt lõi, tài chính, thông tin, đào tạo, nghiên cứu.
Tập đoàn kinh tế có quy mô lớn, vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng
liên kết kinh tế nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối
đa hoá lợi nhuận.
Thực tế đã cho thấy, quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT trên thế
giới là một quá trình phát triển tự nhiên và lâu dài. Việc hình thành tập đoàn có
nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù
hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của các
hình thức tổ chức sản xuất xã hội. Nguyên nhân trực tiếp là những tác động của quy
luật cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất và yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế. Thật vậy, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và
phân công lao động xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong điều kiện cạnh tranh theo cơ chế thị trường ngày càng được phát triển theo
hướng tập trung hóa, chuyên môn hóa, hiệp tác hóa và liên hợp sản xuất. Nếu như
quá trình tích tụ, tập trung sản xuất dẫn tới hình thành các doanh nghiệp có quy mô
kinh doanh ngày càng lớn thì sự phát triển của phân công lao động xã hội lại dẫn
đến hình thành các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa sản xuất ngày càng
cao. Khi đó, để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được thực hiện
một cách có hiệu quả, đòi hỏi giữa các doanh nghiệp phải có sự hợp tác, liên kết sản
xuất chặt chẽ trong việc phối hợp sản xuất, hoặc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ

trên thị trường.

4
Sự hợp tác, liên kết kinh tế ban đầu thường được thực hiện dưới dạng các hợp
đồng hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong các hoạt động thương mại
hoặc dịch vụ (cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, đầu ra). Tiếp đó được mở
rộng cả trong khâu sản xuất (công nghệ, kĩ thuật sản xuất), thương hiệu, thị trường
và cuối cùng là cả trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Trong
bộ Tư bản, Các Mác đã chỉ ra sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công
nghiệp hình thành nên các tư bản tài chính, thực chất là các TĐKT với quy mô ngày
càng lớn. Các TĐKT này nắm lấy các ngành, các lĩnh vực hoạt động then chốt của
nền kinh tế, có lợi nhuận cao, hình thành một hệ thống các tập đoàn kinh tế độc
quyền. Mỗi TĐKT có thể bao gồm rất nhiều công ty thành viên có qui mô kinh
doanh khác nhau, cùng phối hợp hoạt động với nhau và phụ thuộc vào công ty mẹ
về tài chính, chiến lược kinh doanh, thị trường, kỹ thuật - công nghệ cốt lõi. Sự phát
triển của thương mại và kinh doanh quốc tế cũng dẫn đến mở rộng quy mô và phạm
vi hoạt động của các TĐKT vượt khỏi biên giới mỗi nước, hình thành các TĐKT đa
quốc gia (MNC
s
) hoặc xuyên quốc gia (TNC
s
). Phạm vi hoạt động của các TĐKT
lúc này không chỉ giới hạn ở thị trường trong nước mà còn vươn tới thị trường nước
ngoài. Trong mô hình tổ chức hoạt động mới, mặc dù các công ty thành viên trong
tập đoàn vẫn giữ tính độc lập về mặt pháp lý nhưng đã trở thành một bộ phận không
thể tách rời, thực hiện một khâu, hay một chức năng nào đó trong chuỗi giá trị hoạt
động kinh doanh chung của toàn tập đoàn. Như vậy quá trình phát triển theo hướng
ngày càng tập trung và chuyên môn hóa sản xuất vừa đòi hỏi và vừa thúc đẩy quá
trình hiệp tác và liên kết sản xuất kinh doanh giữa các thành viên trong cùng TĐKT,
hình thành các TĐKT kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô kinh doanh

ngày càng lớn, sức cạnh tranh cao trên thị trường cả trong nước và quốc tế.
Từ những phân tích khái quát trên cho thấy sự hình thành và sự phát triển của
các TĐKT trong điều kiện nền KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu
khách quan, phù hợp với quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và
tính chất phát triển lực lượng sản xuất, đáp ứng yêu cầu của các quy luật như quy
luật cạnh tranh, quy luật tập trung và chuyên môn hóa sản xuất gắn liền với hiệp tác
và liên kết sản xuất, trong điều kiện có sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật, của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Về bản chất,

5
TĐKT không phải là một doanh nghiệp mà là một tổ hợp các doanh nghiệp độc lập
(có tư cách pháp nhân), cùng phối hợp thực hiện các mối liên kết kinh tế về mặt tài
chính, công nghệ, thị trường, thương hiệu và các mối liên kết khác xuất phát từ lợi
ích tự thân của chính các doanh nghiệp tham gia tập đoàn. Sự hợp tác, liên kết trên
đây được thực hiện theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, đảm bảo tôn trọng quyền
tự do kinh doanh, quyền tự chủ tài chính của các đơn vị thành viên, với mục tiêu
nhân lên sức mạnh chung của toàn tập đoàn. Trong số các mối quan hệ liên kết đó,
mối liên kết về mặt tài chính và đầu tư tài chính giữa công ty mẹ vào các công ty
con, công ty liên kết trong tập đoàn luôn có vị trí hạt nhân, nền tảng, chi phối các
mối quan hệ liên kết khác trong tập đoàn. Chức năng cơ bản của TĐKT là vừa thực
hiện kinh doanh, vừa thực hiện liên kết kinh tế nhằm tăng cường trình độ tích tụ, tập
trung sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận hay lợi
ích kinh tế của toàn tập đoàn.
b. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế
Bản chất của TĐKT cũng được thể hiện thông qua các đặc điểm của TĐKT.
Tuỳ thuộc vào hình thức và mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên trong
tập đoàn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở từng nước và mục tiêu hoạt động mà
hình thành tập đoàn kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, các TĐKT đều có một số đặc
trưng cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, tập đoàn kinh tế không phải là một doanh nghiệp mà là tập hợp

các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết với nhau về tài chính và đầu tư vốn, về
công nghệ kỹ thuật sản xuất, về thị trường, thương hiệu… Trong đó, thường có
một doanh nghiệp có tiềm lực lớn nhất về vốn, về nắm giữ kĩ thuật công nghệ cốt
lõi, về thương hiệu hoặc thị trường giữ vai trò là nòng cốt, hạt nhân trong toàn tập
đoàn, được gọi là công ty mẹ. Các công ty còn lại được gọi là các công ty con,
công ty liên kết trong tập đoàn. Các công ty con, công ty liên kết thường chịu sự
chi phối của công ty mẹ về vốn, phương hướng, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh,
về chính sách thị trường, giá cả sản phẩm… dựa trên nền tảng là sự đầu tư tài
chính và lợi ích kinh tế, không phải bằng mệnh lệnh hành chính. Mối liên kết được
duy trì hoặc chấm dứt thông qua việc công ty mẹ đầu tư hoặc rút vốn ra khỏi các
công ty con, công ty liên kết. Mọi quyền lợi của công ty mẹ, công ty con được

6
đảm bảo thông qua cơ chế phân chia lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ vốn góp, hoặc
cổ phần của từng bên.
- Thứ hai, tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, song mỗi doanh
nghiệp thành viên của tập đoàn (bao gồm cả công ty mẹ, công ty con và công ty liên
kết) đều là các pháp nhân kinh tế độc lập. Vì vậy các doanh nghiệp trong tập đoàn
đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, được thành lập và đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật. Do tập đoàn không có tư cách pháp nhân nên không phải
chịu trách nhiệm liên đới và nghĩa vụ thanh toán thay cho các doanh nghiệp thành
viên trong tập đoàn. Trái lại công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết phải tự
chịu trách nhiệm về việc đầu tư trong giới hạn của khoản vốn mình bỏ ra.
Mặc dù là các pháp nhân kinh tế độc lập song các mối quan hệ liên kết kinh tế
giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn cũng rất phong phú đa dạng, bao gồm các liên
kết, hỗ trợ về vốn và đầu tư vốn, kỹ thuật công nghệ sản xuất, lao động, nguyên vật
liệu đầu vào, thị trường, bán hàng, hình thành chuỗi giá trị gia tăng chung của toàn
tập đoàn. Trong đó mối liên kết về tài chính, đầu tư tài chính và lợi ích kinh tế giữa
công ty mẹ - công ty con là quan trọng nhất, là sợi dây vô hình gắn kết hoạt động
của các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn. Thông qua hoạt động đầu tư nắm

vốn ở mức độ chi phối, hoặc nắm giữ công nghệ kĩ thuật cốt lõi, công ty mẹ vẫn có
thể chi phối, định hướng được hoạt động của các công ty con, công ty liên kết theo
mục tiêu, chiến lược kinh doanh chung của toàn tập đoàn. Các mối quan hệ liên kết
giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn đều được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng
kinh tế.
- Thứ ba, các tập đoàn kinh tế thường có qui mô kinh doanh lớn, hoạt động
kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiều hình thức sở hữu và hoạt động kinh
doanh rộng khắp trong phạm vi quốc gia hoặc quốc tế. Mặc dù kinh doanh đa ngành
song các tập đoàn kinh tế luôn có một số ngành, lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, thuộc
thế mạnh của tập đoàn. Các công ty thành viên trong tập đoàn cũng có thể kinh
doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau, song thường được định hướng vào kinh
doanh các sản phẩm, dịch vụ chuyên môn hoá gắn với ngành kinh doanh cốt lõi của
tập đoàn nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng doanh nghiệp. Về hình thức sở hữu,
các tập đoàn thường đan xen nhiều hình thức sở hữu khác nhau (sở hữu nhà nước,

7
sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể) và có thể được tổ chức dưới hình thức CTCP, công
ty TNHH nhiều thành viên, nhưng cũng có thể là một chủ sở hữu dưới hình thức
công ty TNHH một thành viên (ở công ty mẹ hoặc công ty con). Quá trình mở rộng,
phát triển qui mô tập đoàn thường gắn liền với quá trình thay đổi cơ cấu sở hữu và
chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển thị trường tài chính. Phần lớn các TĐKT
trên thế giới hiện nay đều có hình thức tổ chức là các công ty cổ phần.
- Thứ tư, cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế thường bao gồm nhiều tầng nấc
(công ty mẹ - công ty con - công ty cháu…) với nhiều mô hình tổ chức khác nhau.
Hầu hết các tập đoàn kinh tế thường được tổ chức hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con. Đối với công ty mẹ trong tập đoàn có thể thực hiện một hoặc cả
hai chức năng là vừa sản xuất kinh doanh, vừa đầu tư tài chính hoặc chỉ thực hiện
một chức năng kinh doanh hoặc đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác. Hầu
hết các công ty mẹ tập đoàn hiện nay đều vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa
đầu tư tài chính. Trong hoạt động đầu tư tài chính, công ty mẹ đầu tư vốn vào các

công ty con đủ lớn để nắm được quyền chi phối các hoạt động của các công ty con
thông qua việc thực hiện quyền của nhà đầu tư, hoặc trực tiếp cử người nắm quyền
điều hành trong Hội đồng quản trị, đồng thời hưởng lợi nhuận được chia từ số vốn
đã đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết. Các mối quan hệ liên kết kinh tế
giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn cũng rất phong phú đa dạng, bao gồm các
mối quan hệ liên kết hỗ trợ về vốn, kỹ thuật công nghệ sản xuất, lao động, thị
trường nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu phát triển… hình thành
chuỗi giá trị gia tăng chung của toàn tập đoàn. Trong đó mối liên kết về vốn, đầu tư
tài chính và phân chia lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ - công ty con, công ty liên kết
là quan trọng nhất, là sợi dây vô hình gắn kết hoạt động của các doanh nghiệp thành
viên trong tập đoàn.
c. Sự khác biệt của các TĐKT Việt Nam so với các TĐKT của thế giới
Những phân tích ở trên đã cho thấy các đặc điểm chung nhất cho các TĐKT
trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam với đặc điểm từ một nền kinh tế kế hoạch tập
trung sang phát triển nền KTTT, các TĐKT ở Việt Nam cũng có những điểm khác
biệt nhất định so với mô hình TĐKT theo thông lệ quốc tế. Có thể nêu ra một số
điểm chủ yếu sau:

8
- Một là, các TĐKT của Việt Nam được hình thành chủ yếu bằng việc tổ chức,
sắp xếp lại các doanh nghiệp, Tổng công ty nhà nước trong quá trình chuyển đổi
nền kinh tế theo KTTT, do Nhà nước thành lập bằng các quyết định hành chính,
mang tính chất gom đầu mối chứ không phải xuất phát từ nhu cầu liên kết kinh tế tự
thân và sự phát triển bên trong của các doanh nghiệp. Vì thế các mối quan hệ liên
kết kinh tế giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn sau khi thành lập còn
khá gò ép, lỏng lẻo, mang tính mệnh lệnh hành chính hơn là mang tính tự nguyện
và vì lợi ích của chính bản thân các doanh nghiệp. Những năm gần đây đã xuất hiện
một số TĐKT tư nhân như Tập đoàn Hòa phát, Hoàng Anh - Gia lai, FPT , các tập
đoàn này về cơ bản được hình thành theo đúng quy luật phát triển tự nhiên như ở
các nước.

- Hai là, các TĐKT ở Việt Nam hầu hết đều là các TĐKT nhà nước, thuộc sở
hữu nhà nước, qui mô vốn cũng còn hạn chế, hầu hết hoạt động trong phạm vi quốc
gia, chưa có sự phát triển, xâm nhập ra thị trường nước ngoài. Quan hệ giữa các
công ty thành viên chủ yếu là các mối quan hệ ngang (bao gồm nhiều công ty trong
cùng một ngành nghề, lĩnh vực như Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu
chính - Viễn thông, Tập đoàn Dệt May, Tập đoàn Dầu khí…).
- Ba là, các TĐKT nhà nước đều được phát triển, nâng cấp từ các TCT mạnh
của Nhà nước (TCT 91). Vì thế rất khó nhận biết các công ty mẹ trong các TĐKT
của Việt Nam. Nhiều tập đoàn, công ty mẹ được hình thành bằng việc sáp nhập các
bộ phận của Văn phòng quản lý TCT trước đây, không trực tiếp thực hiện các hoạt
động kinh doanh hoặc đầu tư tài chính như các công ty mẹ trong TĐKT ở các nước.
Điều này làm cho công ty mẹ tập đoàn như một cấp quản lý hành chính chủ quản,
thiếu sự gắn kết bằng lợi ích kinh tế thông qua các quan hệ đầu tư tài chính, thị
trường, thương hiệu, hiệu lực trong quản lý điều hành hoạt động chung của tập đoàn
còn rất hạn chế.
- Bốn là, quan hệ sở hữu trong các TĐKT ở Việt Nam là quan hệ sở hữu đan
xen rất phức tạp giữa sở hữu nhà nước với sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể. Hiện tại
các TĐKT nhà nước đã và đang thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu một
số doanh nghiệp thành viên thuộc tập đoàn, vì thế về cơ bản là có đầy đủ các hình
thức sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể đan xen trong tập đoàn, trong

×