Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG VOIP” CHƯƠNG III_2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.52 KB, 17 trang )

ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG
VOIP”
CHƯƠNG III
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG
VoIP

Trễ thuật toán:
Thuật toán nén căn cứ vào đặc điểm của tín hiệu thoại để xử lý các mẫu
thoại với mỗi mẫu thứ N sử dụng thuật toán nén có thể dự đoán mẫu tiếp theo thứ
N+1 như thế nào một cách khá chính xác. Việc xử lý này cũng gây ra trễ gọi là trễ
thuật toán và phụ thuộc vào độ dài của khối tin cần nén.
Tất nhiên việc này lặp lại nhiều lần ví dụ như các khối N+1, N+2 Thông
thường với mỗi cuộc thoại nó thêm vào 5 ms đối với trễ tổng trên liên kết. Với mỗi
bộ mã hoá khác nhau thì sử dụng một thuật toán nén khác nhau do đó thời gian trễ
thuật toán với từng bộ mã hoá cụ thể cũng khác nhau:
Trế thuật toán đối với G 726 là 0ms
Trế thuật toán đối với G 729 là 5ms
Trế thuật toán đối với G 723.1 là 7.5ms
Nói chung thời gian trễ bộ mã hoá được tính như sau:
Trễ Coder = (Trễ thời gian nén trên mỗi khối +Trễ thời gian giải nén trên
mỗi khối)* (Số khối trên một khung) + thời gian trễ thuật toán
Với bộ mã hoá G729 ta có thể tính được thời gian trễ codec = 10 +1*3+5 = 18 ms.
b. Trễ do mã hoá
Các bộ mã hoá thoại hiện đại hoạt động dựa trên việc tập trung các mẫu
thoại thành khung. Mỗi khung tín hiệu thoại đầu vào (gồm các mẫu thoại) được xử
lý thành các khung bị nén. Không thể tạo ra các khung thoại đã được mã hoá cho
đến khi tất cả các mẫu thoại của khung được tập trung đầy đủ trong bộ mã hoá. Do
đó có trễ khung xảy ra trước khi việc xử lý bắt đầu. Ngoài ra, nhiều bộ mã hoá
cũng xem xét các khung tiếp theo để cải thiện hiệu quả nén. Chiều dài của quá
trình xem xét này gọi là thời gian look – ahead của bộ mã hoá, lượng trễ này cũng


là được tính vào trễ của bộ mã hoá.
c. Trễ đệm ở thiết bị đầu cuối IP
Card âm thanh và card điện thoại trong máy tính cá nhân PC thường có các
bộ đệm khá lớn để tạo ra một giao diện tốc độ cố định với bộ biến đổi A/D- D/A và
một giao diện không đồng bộ với lớp ứng dụng.
Ngoài ra, bộ tương thích (adapter) mạng và modem cũng sử dụng bộ đệm để
tăng hiệu quả truy cập mạng. Các bộ tương thích này được tối ưu hoá cho truyền
thông dữ liệu- là một ứng dụng mà trễ không phải là vấn đề quan trọng. Song với
truyền thoại, trễ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thoại thì sự tối ưu hoá này
không phù hợp.
Thêm vào các trễ trên, còn có trễ bộ đệm phần mềm. Các ứng dụng có thể
lưu trữ một lượng lớn dữ liệu để xử lý chúng dễ dàng và hiệu quả hoặc để quản lý
jitter trễ trong gói tin thu được.
d. Trễ đệm/gói hoá H.323
Trễ gói hoá hình thành trong quá trình tạo gói, trễ đệm xuất hiện khi phân rã
gói.Trễ gói hoá là thời gian cần thiết để thu thập đầy đủ thông tin của một gói. Khi
sử dụng các gói có chiều dài cố định với mã hoá dạng khung, thì khi gói hoá có thể
có trễ thêm vào nếu như chiều dài gói khác với chiều dài khung của bộ mã hoá.
Trễ đệm là do quá trình xếp hàng trong máy thu và thường được sử dụng để
đền bù jitter mạng. Việc tạo lại tín hiệu thoại yêu cầu các gói phải đến cùng lúc
song do trễ mạng thay đổi nên máy thu phải có bộ đệm để làm trễ các gói đến sớm
và đồng bộ chúng với các gói đến muộn.
e. Trễ truyền dẫn mạng
Trễ mạng là thời gian truyền dẫn các gói qua mạng để đến đích. Các thành
phần của trễ mạng gồm:
 Trễ truyền dẫn, tạo ra do việc gửi một gói qua một liên kết (ví dụ như
gửi một gói có kích thước 256 byte qua một liên kết có tốc độ 64kb/s
sẽ cần 32ms).
 Trễ truyền lan tạo ra do sự truyền lan tín hiệu qua liên kết vật lý. Trễ
này thường được bỏ qua nếu liên kết có chiều dài nhỏ hơn 1000km

 Trễ node, là trễ do bộ định tuyến thực hiện việc xếp hàng và xử lý các
gói.
 Trễ giao thức là trễ do các cơ chế khác nhau của mỗi giao thức, ví dụ
như giao thức TCP có phát lại các gói tin, hay trễ truy cập mạng (giao
thức Ethernet).
 Trễ Gateway tạo ra do việc liên kết giữa các mạng phải có thời gian
xử lý tại Gateway.
Trễ truyền dẫn mạng có thể được bỏ qua trong mạng PSTN, đối với mạng IP
trễ này rất lớn, do đó không thể bỏ qua.
f. Trễ tổng trung bình
Nhìn chung trễ tổng bao gồm tất cả các loại trễ trên cộng lại, trong mô hình
E trễ tổng trung bình từ miệng người nói đến tai người nghe được đặc trưng bởi
tham số trễ Ta. Hình sau mô tả quan hệ giữa độ trễ tổng và giá trị R trong mô hình
E:



600
100
95
90
85
80
75
70
65
60
55
50
T1211140-99

500400300200100
R
Absolute delay (Ta) in ms
Hình 3.3 Mối quan hệ giữa độ trễ một chiều tổng và giá trị R trong mô hình E.
Theo đồ thị này thì giá trị trễ khuyến nghị là từ 300 đến 350 ms và giới hạn
là 400 ms.
3.2.2.5 Biến động trễ
Biến động trễ là sự khác biệt về trễ của các gói khác nhau cùng trong một
dòng lưu lượng. Biến động trễ có tần số cao được gọi là jitter trong khi biến động
trễ có tần số thấp được gọi là wander. Jitter chủ yếu do sự sai khác về thời gian xếp
hàng của các gói liên tiếp trong một luồng gây ra và là vấn đề quan trọng nhất của
QoS. Các loại lưu lượng nhất định đặc biệt là lưu lượng thời gian thực như thoại
thường chịu được jitter. Khác biệt trong thời gian đến của các gói gây ra sự lên
xuống trong thoại. Tất cả các hệ thống truyền thoại đều có jitter. Khi jitter nằm vào
khoảng dung sai định nghĩa trước thì nó không ảnh hưởng thới chất lượng dịch vụ.
Jitter quá nhiều có thể được xử lý bằng bộ đệm, song nó lại làm tăng trễ nên
lại nảy sinh các khó khăn khác. Với các cơ cấu loại bỏ thông minh, các hệ thống IP
Telephony/VoIP sẽ cố đồng bộ luồng thông tin bằng cách loại bỏ gói theo kiểu lựa
chọn, nhằm tránh hiện tượng “walkie-talkie” gây ra khi hai phía hội thoại có trễ
đáng kể. Jitter phải nhỏ hơn 60ms (60ms là chất lượng trung bình, 20ms là chất
lượng trung kế Toll).
3.2.2.6 Tổn thất gói
Tổn thất, hoặc là bit hoặc là gói, có ảnh hưởng lớn với dịch vụ IP
Telephony/VoIP hơn là với dịch vụ dữ liệu. Trong khi truyền thoại, việc mất nhiều
bit hoặc gói của dòng tin có thể tạo ra hiện tượng nhảy thoại gây khó chịu cho
người sử dụng. Trong truyền dữ liệu, việc mất một bit hay nhiều gói có thể tạo ra
hiện tượng không đều trên màn hình nhất thời song hình ảnh (video) sẽ nhanh
chóng được xử lý như trước. Tuy nhiên, nếu việc mất gói xảy ra theo dây chuyền,
thì chất lượng của toàn bộ việc truyền dẫn sẽ xuống cấp. Tỷ lệ mất gói nhỏ hơn 5
% cho chất lượng tối thiệu và nhỏ hơn 1 % cho chất lượng liên đài.

3.3 Một số công nghệ đo kiểm chất lượng thoại hiện nay
Theo phương pháp truyền thống, đo kiểm chất lượng thoại liên quan tới việc
so sánh các dạng sóng trên màn hình, đo kiểm tỉ lệ tín hiệu trên tạp âm và tổng
méo hài (THD) giữa chúng. Những phương pháp này cùng các phương pháp đo
kiểm tuyến tính khác chỉ thực sự hữu dụng trong một số trường hợp nhất định do
chúng quan niệm rằng những biến đổi trong dạng sóng tín hiệu thoại đại diện cho
những tín hiệu méo không mong muốn. Những phương pháp này cũng giả định
rằng các kênh điện thoại về bản chất là tuyến tính. Tuy nhiên trong các mạng VoIP
cũng như các mạng thoại gói khác, đặc biệt là khi sử dụng các bộ mã hóa - giải mã
(Codec) tốc độ bít thấp như G.729 và G.723, cả việc bảo toàn dạng sóng cũng như
tính tuyến tính của kênh thoại đều không được giả định. Các bộ Codec này cố gắng
tái tạo lại âm thanh chủ quan của tín hiệu hơn là hình dạng của dạng sóng âm thoại.
Như đã trình bày, bản chất chuỗi và nhạy cảm với thời gian của các mạng chuyển
mạch gói yêu cầu cần phải có các phương pháp đo kiểm khác thích hợp hơn. Cuối
cùng do tính quan trọng ngày càng cao của chúng, chất lượng hoạt động của các bộ
hủy tiếng vọng, phát hiện sự tồn tại của thoại (VAD) và các quá trình khác cần
phải được đo kiểm một cách trực tiếp.
Để phân tích xem liệu một mạng IP có thể hỗ trợ VoIP hay không thì phải
đánh giá tính hiệu quả QoS của mạng đó. Đặc biệt, những vấn đề cần quan tâm sẽ
như sau:
- Mạng có thể phân biệt lưu lượng VoIP với các loại lưu lượng khác như thế
nào ?
- Trong trng hp tc nghn mng, t l mt gúi ca thoi nh th no so
vi d liu ?
- Thi gian tr trung bỡnh m cỏc gúi thoi phi chu l bao nhiờu ?
- Jitter trung bỡnh bng bao nhiờu ?
- Mng cú th c m rng hay khụng nu cú mt s lng ln cỏc lung ?
Hng lot cỏc phộp o th sau ó c thit k nghiờn cu phm cht ca
cỏc h thng u tiờn hoỏ chung trong cỏc b nh tuyn. Hỡnh 2-13 trỡnh by cu
hỡnh o th.












Bộ định
tuyến
Bộ định
tuyến
Tuyến nối tiếp vận hành PPP
Băng thông = 500 kbps
10 Mbps
Ethernet
10 Mbps
Ethernet
SmartBits chạy
chớng ngại
Mạng IP đang đợc đo thử
Hình 3.4 : Cấu hình đo thử QoS.
Sử dụng thiết bị Smartbits, nhiều luồng lưu lượng đã được xác định và được
"tiêm" vào mạng IP. Các luồng lưu lượng này đại diện cho các loại tải khác nhau.
Chúng chỉ khác nhau ở địa chỉ IP, các số hiệu cổng, kích thước các gói hoặc tổ hợp
của các yếu tố này. Bằng việc quan sát đầu ra của mạng IP, ta có thể quyết định
phải xử lý các lưu lượng khác nhau như thế nào. Do vậy, băng thông của một kết

nối liên tiếp đã được cấu hình là 500 kbps. Do lưu lượng đi tới từ một cửa Ethernet
10 Mbps cho nên tắc nghẽn bắt đầu xảy ra khi tải đầu vào vượt quá khoảng 6%
(điểm tắc nghẽn thay đổi tuỳ thuộc vào kích thước gói). Chẳng hạn, bằng việc sử
dụng các gói kích thước 200 byte - bao gồm cả phần mào đầu và FCS - tốc độ gói
tối đa trên mạng Ethernet 10 Mbps sẽ là 5682 gói/s. Nếu tải là 6%, tốc độ khung sẽ
là 341 gói/s. Bằng việc sử dụng giao thức đóng gói PPP trên một tuyến nối WAN,
tốc độ bit sẽ là 573 kbps chỉ hơi vượt ra ngoài dung lượng của tuyến. Điểm tắc
nghẽn sẽ xuất hiện ngay khi các khung dài hơn được sử dụng). Nếu băng thông
WAN đã thay đổi, điểm tắc nghẽn cũng có thể thay đổi.







Router Router
PhÇn mÒm IP
Bé ®Þnh tuyÕn
víi mo®un tho¹i
Bé ®Þnh tuyÕn
víi mo®un tho¹i
PRA PRA
Abacus







Hình 3.5: Cấu hình chướng ngại
Trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm thoại, việc đo thử để biết mỗi sản
phẩm xử trí như thế nào đối với các chướng ngại là điều tương đối quan trọng.
Hình 2-14 trình bày cấu hình đo thử cho các phép đo thử sau. Một máy tính chạy
phần mềm IP với hai NIC Ethernet đóng vai trò một bộ định tuyến "không hoàn
hảo". Nó gửi lưu lượng từ một đoạn này tới một đoạn khác trong điều kiện có thời
gian trễ, có mất khung và có sự biến thiên độ trễ, nhưng có thể điều khiển chúng.
Một máy tính Abacus được sử dụng để khởi tạo các cuộc gọi, tạo ra đầu vào thoại
và đo chất lượng đầu ra thoại tại đầu kia.
Phần mềm IP đã được cấu hình với độ mất khung 0%, 1% và 3%. Các chuẩn
G.711 và G.729 được sử dụng tại Gateway để khảo sát xem mỗi thuật toán mã hóa
có thể đối phó như thế nào với việc mất khung.
Bảng 3.6 : Kết quả PSQM với các tỉ lệ mất khung khác nhau.
Thuật toán Mất
PSQM
mã hóa

khung

Nhỏ nhất

Trung bình Lớn nhất

G.711
0% 0 0 1,6
1% 0 0,4 2,4
3% 0 1,0 2,9
G.729
0% 0,7 0,8 2,3
1% 0,7 1,3 2,9

3% 0,8 1,9 3,0

Với 0% mất khung, G.711 có một điểm PSQM bằng 0 biểu thị méo tín hiệu
rất ít hoặc không có méo. Với G.729, do tốc độ bit là 8 kbps, nó đưa vào một độ
méo tín hiệu nào đó ngay cả khi không có mất khung. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
mất khung tới cả hai thuật toán mã hóa là có thể so sánh được. Mất khung 1% làm
cho một PSQM tăng lên 0,4 đối với G.711 và 0,5 đối với G.729. Tương tự như vậy
mất khung 3% làm PSQM tăng lên 1 và 1,1 tương ứng cho G.711 và G.729.
Cũng các phép đo thử như vậy được lặp lại một lần nữa, lần này sẽ không có
mất khung bởi vì các chướng ngại do trễ khác nhau được đưa vào. Đầu tiên, có thời
gian trễ 50 ms, và cuối cùng sử dụng một Jitter 100 ms. Bảng 3.7 tóm lược các kết
quả:
Bảng 3.7 : Kết quả đo thử.

Thuật toán
mã hóa
Mất khung
PSQM
Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất

G.711
50 ms 0 0,3 1,3
50 ms jitter 0 0,2 2,2
100 ms jitter 0 0,6 2,8
G.729
50 ms 0,7 0,8 2,2
50 ms jitter 0,7 0,9 2,7
100 ms jitter 0,7 1,3 2,8

Các kết quả đo thử này cho thấy trễ 50 ms và Jitter 50 ms có tác động nhỏ

nhất tới điểm số PSQM (mặc dù trong phép tính điểm PSQM tiêu chuẩn không
tính đến tác động của độ trễ). Jitter 100 ms làm tăng 0,3 và 0,5 điểm tương ứng cho
G.711 và G.729. Cần giải thích rõ điều này để chỉ ra rằng các bộ định tuyến đã
buộc phải cho phép mất một số khung cũng không tạo ra thời gian trễ quá lớn bởi
đã bù đầy cho Jitter.
3.3.1 Đo kiểm độ trung thực
3.3.1.1 MOS
Do bản chất khách quan cố hữu của việc đo kiểm chất lượng thoại, một
phương pháp đo kiểm tự nhiên dùng để xác định chất lượng thoại đó là sử dụng
một số lượng lớn người nghe đánh giá chất lượng thoại như là một phần của quá
trình đo kiểm được điều khiển tốt và xác định rõ ràng. Lợi ích của phương pháp
này đó là đánh giá độ trung thực có được trực tiếp từ từng cá nhân đã sử dụng điện
thoại. Một lợi ích khác đó là giá trị thống kê có được từ rất nhiều các đánh giá
viên. Trên thực tế có một phương pháp đã được sử dụng trong nhiều năm nay đó là
MOS được miêu tả trong chuẩn P.800 của ITU-T.
Bảng 3.8 : MOS của các chuẩn mã hóa
Chuẩn mã hóa MOS
G.711 4,1 (64 kbps)
G.726 3,85 (32 kbps)
G.728 3,61 (15 kbps)
G.729 3,92 (8 kbps)
G.723.1 MP-MLQ 3,9 (6,3 kbps)
G.723.1 ACELP 3,65 (5,3 kbps)

Mặc dù có những lợi thế hết sức rõ ràng, MOS có một điểm khác biệt và một
bất lợi đáng quan tâm: đó là nó đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian cũng như nỗ lực.
Tập hợp hàng chục hay thậm chí hàng trăm người nghe tại một phòng thí nghiệm
đo kiểm chất lượng thoại để đánh giá chất lượng của một bộ sản phẩm thiết bị điện
thoại hay phần mềm dường như không phải là một phương pháp hiệu quả nhất.
Những điều kiện của cuộc thử nghiệm phải được giám sát và điều khiển một cách

chặt chẽ, kết quả đo phải được phân tích một cách kỹ lưỡng và toàn bộ quá trình
này cần phải được lặp lại khi có thiết bị mới hay phương pháp mã hoá thoại mới
được phát triển. Do đó, làm sao để độ trung thực có thể được đo kiểm theo một
phương pháp có thể lặp lại, khách quan, và với một chi phí hợp lý?
3.3.1.2 PSQM
Một trong những phương pháp đó là PSQM, được miêu tả rõ trong khuyến
nghị P.861 của ITU-T. Ðầu tiên được thiết kế để đánh giá các bộ mã hóa - giải mã
thoại, thuật toán PSQM đưa ra một phương pháp mà qua đó tín hiệu thoại trong
băng tần từ 300-3400 Hz có thể được đo kiểm một cách khách quan cho méo, ảnh
hưởng của tạp âm, và tính trung thực toàn cục trong nghe hiểu. Như vậy hiểu một
cách đơn giản, PSQM là một người nghe tự động.
PSQM đánh giá chất lượng của các tín hiệu thoại theo cùng cách mà các bộ
Codec mã hoá và giải mã tín hiệu thoại thực hiện. Nó xác định xem khi nào thì một
tín thoại riêng biệt bị méo dựa trên quan điểm của người nghe, khi nào thì cảm
thấy khó chịu và khó hiểu với một tín hiệu méo. Ðể làm được điều này, PSQM sử
dụng một tín hiệu thoại rõ ràng và so sánh nó với một phiên bản méo ít hơn hoặc
nhiều hơn với phương pháp trọng số phức (complex weighting) quan tâm tới yếu tố
quan trọng trong nhận thức âm thoại là gì, ví dụ như sinh lý của tai người và các
yếu tố nhận thức liên quan tới người nghe dường như hay chú ý tới gì. PSQM đem
lại một chỉ số tương đối, chỉ ra sự khác biệt giữa tín hiệu méo và tín hiệu gèc đứng
trên quan điểm của người nghe thông qua thuật toán. PSQM chỉ ra âm thoại méo
có chất lượng tốt hơn hay tồi hơn tín hiệu nguyên thuỷ. Với PSQM, chỉ số méo đưa
ra tương ứng rất gần với chỉ số thống kê của một số lượng lớn người phản ứng
trong cùng một tình huống đo kiểm (ví dụ MOS).
PSQM đầu tiên được thiết kế đặc biệt cho chất lượng hiểu của âm thoại khi
bị ảnh hưởng bởi các bộ Codec nén thoại. Tuy nhiên với một số tác động như mất
gói xảy ra trên mạng truyền số liệu, không được phản ánh một cách đầy đủ trong
các chỉ số PSQM. Do đó, một phiên bản tăng cường cho PSQM gọi là PSQM+ đã
được phát triển để tương quan hơn với các chỉ số MOS trong trường hợp có những
trục trặc trong quá trình hoạt động của mạng.

3.3.1.3 PAMS
Một mô hình quan trọng khác trong đo kiểm độ trung thực trong nghe hiểu,
được phát triển trong thời gian gần đây đó là PAMS (Hệ thống đo kiểm phân tích
tri giác). PAMS sử dụng một mô hình tri giác tương tự như PSQM và cùng nhau
chia sẻ mục tiêu cung cấp một phương tiện đo kiểm khách quan, khả lặp cho chất
lượng cảm nhận thoại. PAMS sử dụng một mô hình xử lý tín hiệu khác với PSQM
nhưng hiệu quả hơn cùng với các dạng chỉ số khác với PSQM. Nó đưa ra một "Chỉ
số chất lượng nghe" và một "Chỉ số chất lượng nỗ lực nghe", cả hai đều tương
quan với các chỉ số MOS và đều trên một thang đo từ 1 tới 5.
3.3.2 Đo kiểm độ trễ
Như đã đề cập, trễ đầu cuối - đầu cuối có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng
tới chất lượng một cuộc đàm thoại. Nên nhớ rằng, trễ không ảnh hưởng tới âm
thanh của một cuộc đàm thoại mà ảnh hưởng tới nhịp điệu và cảm nhận của cuộc
đàm thoại. Có hai phương pháp chính trong đo kiểm trễ trong một môi trường thoại
gói là: Acoustic PING và MLS tương quan chéo tiêu chuẩn hoá.
Theo như thiết kế, cả hai phương pháp được sử dụng để đảm bảo việc đo
kiểm trễ là chính xác và nhất quán do trễ có thể thay đổi trong một môi trường
VoIP động.
3.3.2.1 Acoustic PING
Acoustic PING sử dụng một tín hiệu âm thanh kiểm tra cực ngắn (narrow
audio spike) được truyền dẫn từ đầu cuối của một kênh thoại tới đầu cuối bên kia
và đo khoảng thời gian này. Phương pháp đơn giản này tương đối nhạy cảm với tạp
âm và suy hao do tín hiệu kiểm tra thật có thể bị che bởi các tạp âm khác trên kênh
truyền hay bị suy hao quá nhiều dẫn tới không thể phát hiện ra. Thêm vào đó, do
độ hẹp tương đối của tín hiệu kiểm tra khiến cho nó dễ bị ảnh hưởng xấu bởi tình
trạng mất gói (bản thân một tín hiệu kiểm tra chỉ chiếm từ 1 tới 2 gói). Acoustic
PING cần phải được hỗ trî từ các phương pháp khác để đảm bảo độ chính xác và
ổn định.
3.3.2.2. MLS tương quan chéo tiêu chuẩn hoá
MLS sử dụng một tín hiệu đặc biệt được truyền qua một hệ thống cần đo

kiểm. Sau đó bằng các kỹ thuật xử lý tín hiệu số, tín hiệu thu được cùng với tín
hiệu ban đầu cùng được phân tích để xác định trễ từ đầu cuối đến đầu cuối. Phương
pháp này được gọi là MLS tương quan chéo tiêu chuẩn hoá, sử dụng một tín hiệu
đo kiểm với âm thanh rất giống với nhiễu trắng, trên thực tế nó có rất nhiều các đặc
tính giống với nhiễu trắng. Tuy nhiên khác với nhiễu trắng, tạp âm MLS (dãy có
chiều dài tối đa) là một mẫu tạp âm khả lặp và khả đoán tăng cường khả năng tính
toán phân tích.
Sử dụng phương pháp này, giá trị trễ tính toán thực ra là một tập con của
thông tin thu được. Trễ tính toán theo phương pháp này chính xác hơn rất nhiều,
đem lại kết quả với độ phân giải cao hơn và khả năng chịu tạp âm cao hơn so với
các phương pháp âm thanh.
3.3.3 Đo kiểm tiếng vọng
Trong đo kiểm tiếng vọng, đầu tiên cần phải xác định đặc tính của cường độ
tiếng vọng và trễ tiếng vọng. Bên cạnh đó cũng cần phải xác định xem các bộ huỷ
tiếng vọng giải quyết với tiếng vọng có tốt không. Cuối cùng, sẽ là rất hữu dụng
nếu đánh giá được mức độ khó chịu mà tiếng vọng gây ra cho người dùng của hệ
thống điện thoại. Các khía cạnh này sẽ lần lượt được làm rõ dưới đây:
3.3.3.1 Xác định đặc tính tiếng vọng
Xác định đặc tính tiếng vọng hầu như luôn liên quan tới đo lường cường độ
tiếng vọng và trễ của tiếng vọng. Năng lượng mà một tiếng vọng bị suy hao tới tai
người nghe thường được gọi là suy hao tiếng vọng phản hồi ERL. ERL là một
tham số rất quan trọng do rất nhiều các bộ triệt tiếng vọng không có khả năng làm
việc với các tiếng vọng chưa bị suy hao ở một mức độ nhất định nào đó. Bên cạnh
đó trễ của tiếng vọng cũng phải nằm trong một khung thời gian nhất định để các bộ
triệt tiếng vọng có thể xử lý tín hiệu một cách hiệu quả. ERL và trễ tiếng vọng là
các tham số cần phải cân nhắc trong thiết kế mạng truy nhập và có một ảnh hưởng
sâu sắc tới dạng và cấu hình của bộ huỷ tiếng vọng được sử dụng. Việc nắm vững
các đặc tính tiếng vọng giúp đưa ra được một quyết định đúng đắn trong việc chọn
bộ huỷ tiếng vọng hay thiết kế lại mạng truy nhập để giải quyết những vấn đề trễ
đặc thù của mạng.

3.3.3.2 Sự khó chịu trong cảm nhận gây ra bởi tiếng vọng
Tương tự như độ trung thực của âm thoại, ở đây yêu cầu những thuật toán
đặc biệt để có được một kết quả đo khách quan, tin cậy và ổn định. ITU-T đã
định nghĩa một số phương pháp đo lường những đặc tính của tiếng vọng: G.165 là
một thuật toán sử dụng nhiễu trắng, G.168 sử dụng những tín hiệu kiểm tra tần số
thoại. Tuy nhiên những phương pháp này dường như thích hợp nhất cho đo kiểm
tại phòng thí nghiệm và không phù hợp cho các bộ Codec tốc độ bít thấp, tại đó
dạng sóng của tín hiệu thoại không phải luôn luôn được duy trì. Nhưng bằng việc
sử dụng một thuật toán khách quan, dựa trên nhận thức như PSQM hay PAMS
được miêu tả ở trên, chúng ta hoàn toàn có khả năng đánh giá được ảnh hưởng của
tiếng vọng tác động lên cảm nhận về chất lượng thoại trên cả môi trường phòng thí
nghiệm cũng như trên các mạng VoIP đã được triển khai.
3.3.3.3 Các bộ huỷ tiếng vọng
Ðể đánh giá được chất lượng hoạt động của một bộ huỷ tiếng vọng, nhân
viên đo kiểm thường phải mô phỏng các hiện tượng của mạng truy nhập (trễ tiếng
vọng, ERL và đáp ứng tần số) và qua đó xác định khả năng khắc phục và xử lý các
hiện tượng này. Các tham số quan trọng khi đánh giá một bộ triệt tiếng vọng là:
- Thời gian hội tụ (Convergence time): thời gian cần thiết để một bộ triệt
tiếng vọng thích ứng với mạng truy nhập nội hạt và thực hiện việc giảm
tiếng vọng một cách thích đáng.
- Ðộ sâu hủy bỏ (Cancellation depth): sự thu nhỏ cường độ tiếng vọng đạt
được (đo lường theo db).
- Double-talk Robustness: đo kiểm khả năng huỷ tiếng vọng dưới điều kiện
cả hai đầu dây đồng thời nói.

×