Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Thanh tóan ủy thác trong hoạt động xuất nhập khẩu. Phương thức nâng cao hiệu quả doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.55 KB, 42 trang )




Lời mở đầu
Kinh tế Việt Nam đóng vai trò là một bộ phận của nền kinh tế thế giới và của cac
mối quan hệ kinh tế quốc tế , nền kinh tế nước ta tất yếu phải chịu những sự tác
động của mọi sự biến động trên thế giới và cũng như các mối quan hệkinh tế quốc
tế đó. Điều này cũng có nghĩa là việc tham gia vào các quan hệ kinh tế đó là điều
cần thiêt và mang tính tất yếu khách quan có lợi cho việc phát triển của các thành
phần kinh tế dan tộc tham gia, trong đó có Việt Nam.
Chương I : Khái quát chung về hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác
I. Khái niệm hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác :
Khái niệm về xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước đã được bộ
thương mại quy định cụ thể trong Thông tư số18/TT – BTM của Bộ trưởng Bộ
thương mại ký ngày 28/8/1998 ban hành qui chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các
pháp nhân trong nước như sau:
Xuất nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dich vụ thương mại dưới hình thức thuê và
nhận làm dịch vụ xuất nhập khẩu hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những qui
định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
II. Nội dung và đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác
1. Về chủ thể:
Chủ thể uỷ thác xuất khẩu , nhập khẩu:
Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh trong nước và hoặc giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu đều được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.


Chủ thể nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu:
Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất khẩu đều được phép nhận uỷ
thác xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Điều kiện của chủ thể xuất nhập khẩu uỷ thác:


Đối với bên uỷ thác:
Có giấy phép kinh doanh trong nước và hoặc có giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Có hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu, nếu uỷ thác xuất nhập khẩu
những hàng hoá thuộc hạn ngạch hoặc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã duyệt đối với
các mặt hàng có liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Trường hợp
cần thiết Bộ thương mại có văn bản cho doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu
uỷ thác theo hạn ngạch hoặc có chỉ tiêu kế hoạch đã giao cho bên nhận uỷ thác.
Được cơ quan chuyên ngành đồng ý bằng văn bản đối với những mặt hàng XNK
chuyên ngành.
Có khả năng thanh toán hàng hoá XNK uỷ thác.
Đối với bên nhận uỷ thác:
Có giấy phép kinhh doanh XNK.
Có ngành hàng phù hợp với hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác.
3. Phạm vi hoạt động XNK uỷ thác.
Uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện
Nhà nước cấm xuất khẩu , cấm nhập khẩu.


Bên uỷ thác chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng nằm trong
phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh trong nước, hoặc
trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
4. Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.
Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường giá cả
khách hàng có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. Bên uỷ thác
và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký kết hợp đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ,
trách nhiệm của hai bên do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng uỷ thác.
Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác và các khoản phí tổng phát sinh khi
thực hiện uỷ thác.
Các bên tham gia hoạt động XNK uỷ thác phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy

định của hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia đã ký kết. Vi
phạm những quy định trong hợp đồng tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo
pháp luật và các quy định hiện hành.
Mọi tranh chấp giữa các bên ký kết hợp sẽ do các bên thương lượng hoà giải để giải
quyết, nếu thương lượng không đi đến kết quả thì sẽ đưa ra Toà kinh tế, phán quyết
của toà án là kết luận cuối cùng bắt buộc các bên phải thì hành.
Nhìn chung, trước năm 1989 hoạt động XNK uỷ thác ít được mọi người chú ý quan
tâm đến, nhưng ngày nay trong điều kiện mở cửa cộng với sự chuyên môn hoá
trong lĩnh vực ngoại thương nên hoạt động XNK uỷ thác đang đươc Nhà nước quan
tâm chú ý đến, biểu hiện là những văn bản pháp luật như pháp lệnh về hợp đồng
kinh tế, nghị định 57/CP của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với XNK, hơn nữa


còn có Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 18/1998/TT – BTM ban hành
riêng về việc điều chỉnh hoạt động XNK uỷ thác.
Cho đến ngày nay hoạt động XNK uỷ thác phát triển mạnh mẽ và không ngừng tăng
lên kể từ năm 1990 đến nay và nó được thể hiện thông qua các con số về phí thu uỷ
thác XNK của một số các công ty XNK như sau (thường là phí XNK uỷ thác mà
các công ty thu được là 0,5 – 2% trên tổng giá trị hợp đồng).
Năm Phí uỷ thác (USD)
1996 là 3.876.000
1997 là 4.526.000
1998 là 5.200.000
1999 là 5.173.272
Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kim ngạch XNK uỷ thác. Ngày 16/1/2001.
2. Các văn bản của Nhà nước điều chỉnh hoạt động XNK uỷ thác.
Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế của Hội đồng Bộ trưởng ký ngày 25/9/1989 và Nghị
định số 17/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ quy định chi tiết về
việc thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 16/1/1990.
Về hợp đồng XNK uỷ thác cũng là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các

pháp nhân trong nước với nhau nhằm trao đổi hành hoá với sự quy định rõ ràng của
mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Cho nên hoạt động XNK uỷ
thác được thực hiện trên cơ sở sự tuân thủ những quy định về ký kết hợp đồng kinh
tế , tuân thủ về mặt hình thức và nội dung của một hợp đồng kinh tế. Tuân thủ
những quy định về việc thực hiện thay đổi, thanh lý một hợp đồng kinh tế. Các bên


ký kết cũng phải có trách nhiệm do vi phạm hợp đồng uỷ thác XNK theo như trách
nhiệm của các bên được quy định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Tóm lại, một hoạt động XNK uỷ thác phải dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định
trong pháp lệnh về hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, nó còn phải dựa trên căn cứ theo
Nghị định số 57/CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với
XNK. Và hoạt động uỷ thác XNK còn cần phải căn cứ vào thông tư của Bộ trưởng
Bộ Thương mại số 18/1998/NĐ - CP, ngày 31/7/1998, ban hành quy chế XNK uỷ
thác giữa các pháp nhân trong nước, trong đó quy định rõ ràng, đầy đủ và cụ thể về
hoạt động XNK uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước.
3.Các nghiệp vụ của hoạt động XNK uỷ thác.
3.1. Những thủ tục cần thiết để đi đến ký kết một hợp đồng ủy thác XNK.
a. Giao dịch.
Trường hợp xuất khẩu.
Bên uỷ thác có được một khối lượng hàng hoá nào đó mà muốn xuất khẩu sang
nước ngoài thì bên uỷ thác sẽ đem mẫu mã của hành hoá đó mà những thông số kỹ
thuật cần thiết tối thiểu của hàng hoá đó đến yêu câù một đơn vị kinh doanh XNK
nào đó mà mình cảm thấy có uy tín và tin tưởng nhất, sau đó yêu cầu đơn vị kinh
doanh XNK này xuất khẩu hàng hoá (theo mẫu kèm theo) cho họ.
Thông thường ở bước này bên uỷ thác viết một đơn yêu cầu uỷ thác xuất khẩu hàng
hoá và gửi trực tiếp cho đơn vị kinh doanh XNK.
Bên nhận uỷ thác nếu đồng ý sẽ đem hàng hoá và tất cả các thông số kỹ thuật cần
thiết cùng với giá cả của hàng hoá chào hàng cho các bạn hàng nước ngoài.



Nếu có một đơn vị kinh doanh của nước ngoài đặt mua hàng hoá nhưng với điều
kiện thay đổi một thông số nào đó về hàng hoá thì bên nhận uỷ thác sẽ thông báo
yêu cầu nay cho bên uỷ thác xem xét. Nếu bên uỷ thác đồng ý thì báo lại để bên
nhận uỷ thác thông báo xác nhận với đơn vị kinh doanh nước ngoài.
Tóm lại, nếu như bên nước ngoài đồng ý thì mua và bên uỷ thác đồng ý bán (một số
điều kiện đưa ra có thể thay đổi hoặc không) thì bên nhận uỷ thác sẽ thông báo cho
bên uỷ thác bên nước ngoài biết, đồng thời bên nhận uỷ thác sẽ làm một văn bản ký
kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá với những điều kiện chi tiết và cụ thể.
Trường hợp nhập khẩu.
Các tổ chức kinh tế của cả tập thể lẫn cá thể nếu như có nhu cầu muốn nhập khẩu
một mặt hàng nào đấy (với điều kiện hàng hoá đó không nằm trong danh mục hàng
cấm nhập khẩu của nhà nước) mà không là đơn vị kinh doanh XNK thì các tổ chức
đó sẽ tìm một đơn vị hoạt động kinh doanh XNK để uỷ thác cho đơn vị đó nhập
khẩu hàng hoá cho mình.
Thông thường bên uỷ thác sẽ viết đơn hoặc thảo công văn yêu cầu đơn vị XNK uỷ
thác cho họ và gửi kèm công văn (hoặc đơn) này là những yêu cầu về mẫu mà hàng
hoá và những thông số của hàng hoá cần nhập.
Bên nhận uỷ thác nếu chấp nhận sẽ nắm vững những thông số cần thiết về hàng hoá
và thảo thư đặt mua hàng rồi gửi cho bên nước ngoài.
Các công ty nước ngoài nhận được thư đặt hàng của bên nhận uỷ thác nếu như có
hàng hoá phù hợp và đồng ý thì sẽ thông báo lại cho bên nhận uỷ thác về hàng hoá
và giá cả.


Bên nhận uỷ thác sẽ thông báo lại với bên uỷ thác. Nừu bên uỷ thác chấp nhận thì
bên nhận uỷ thác sẽ thảo một công văn chấp nhận uỷ thác và gửi kèm cho bên uỷ
thác để bên uỷ thác được biết.
b. Chấp nhận uỷ thác và đồng ý ủy thác.
Bên nhận uỷ thác.

Sau khi nhận được giấy yêu cầu uỉy thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu của bên uỷ thác
nhf là một sự đồng ý ngầm, bên nhận uỷ thác sẽ tiến hành chào hàng hoặc đặt hàng
theo đúng yêu cầu của bên uỷ thác, nếu như bước này hoàn tất tức là có thể xuất
khẩu hoặc xuất khẩu theo đúng yêu cầu của bên uỷ thác, thì bên nhận uỷ thác sẽ làm
một văn bản chấp nhận uỷ thác và gửi kèm cho bên uỷ thác (gửi kèm các thông tin
về mẫu mã, thông số kỹ thuật của hàng hoá đó).
Bên nhận uỷ thác.
Sau khi nhận được công văn chấp nhận uỷ thác, bên uỷ thác nếu như thấy hàng hoá
muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu với yêu cầu của bên uỷ thác, thì bên nhận uỷ thác
sẽ làm văn bản chấp nhận uỷ thác và gửi kèm cho bên uỷ thác (gửi kèm các thông
tin về mẫu mã, thông số kỹ thuật của hàng hoá đó).
Bên uỷ thác:
Sau khi nhận được công văn chấp nhận uỷ thác, bên uỷ thác nếu như thấy hàng hoá
muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu với yêu cầu của mình thì bên uỷ thác cũng sẽ làm
công văn đồng ý uỷ thác và gửi cho bên nhận uỷ thác.
Sau đó hai bên uỷ thác và nhận uỷ thác sẽ dựa trên cơ sửo bàn bạc thống nhất giữa
hai bên, sẽ thoả thuận quy định ngày giờ cụ thể để đi đến ký kết hợp đồng uỷ thác
XNK.


4. Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu.
Hợp đồng uỷ thác XNK được ký kết giữa hai đơn vị kinh tế là các pháp nhận trong
nước. Căn cứ vào công văn chấp nhận uỷ thác và hợp đồng uỷ thác của hai bên trên
cơ sở bàn bạc và thống nhất với nhau hai bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng ủy thác xuất
khẩu hoặc nhập khẩu.
Hợp đồng uỷ thác XNK là một văn bản được hia bên thoả thuận và ký kết là cơ sở
pháp lý ràng buộc cả hai bên.
Phần đầu của hợp đồng ghi rõ tên (các tổ chức kinh tế của cả hao bên, địa chỉ, điện
thoại, tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền gửi VN và do ai làm đại diện ký kết)
Thông thường các diều khoản của bên A và bên B sẽ được thoả thuận ghi trong hợp

đồng như sau:
* Điều I: Tên hàng, giá cả, số lượng
Tên của hàng hoá, nước xuết xứ, giá cả của hàng hoá gồm đơn giá và tổng trị giá ở
điều này sẽ có phụ lục đi kèm qui định về giá cả cụ thể của từng mặt hàng hoặc chi
tiết hàng hoá và tổng giá trị của lô hàng. Giá được hiểu theo điều kiện giao hàng
CIF hoặc FOB (Incoterm 90) tại kho bên A (trường hợp xuất khẩu uỷ thác) hoặc
bên B (nhập khẩu uỷ thác).
Tổng giá trị của hợp đồng tính bằng USD.
* Điều II: Qui cách phẩm chất
Thường ở điều này được qui định một cách rất chặt chẽ như sau:
Bên B phải giao hàng theo đúng qui cách phẩm chất theo mẫu do bên A xác nhận.


Trước khi xác nhận số lượng sản xuất, bên A phải gửi cho bên B 02 sản phẩm mẫu
để xác nhận mẫu hàng. Bên B phải chịu trách nhiệm cả về số lượng và chất lượng
hàng hoá tới tay khách hàng nước ngoài.
* Điều III: Bao bì đóng gói, ký mã hiệu
ở điều khoản này vì qui cách của hàng hoá thường xuyên thay đổi và phức tạp nên
sau phẩn hợp đồng người ta thường đính kèm các phụ lục chi tiết có liên quan đến
hàng hoá.
Nhìn chung điều khoản này thường được qui định theo nhu cầu hợp đồng ngoại mà
bên B ký với khách hàng nước ngoài.
* Điều IV: Giao hàng
ở điều khoản này thường qui định:
- Theo thời gian giao hàng là X tuần (hoặc Y tháng) kể từ ngày chuyển tiền đặt cọc
là 10%, bên B cùng nhà sản xuất cố gắng giao sớm hơn thời hạn nói trên.
- Giao hàng từng phần: cho phép hay không
- Chuyển tải: cho phép hay không
- Cảng xếp hàng
- Cảng đến

- Nơi đến:
+ Thường là tại kho bên A (nhập khẩu uỷ thác)
+ Trường hợp xuất khẩu thì tuỳ theo thoả thuận của hai bên
* Điều V: Thanh toán
- Trường hợp nhập khẩu uỷ thác


Bên B sẽ chịu trách nhiệm giao dịch và ký kết hợp đồng ngoại với khách hàng nước
ngoài để nhập khẩu hàng hoá về cho bên A theo đúng yêu cầu của bên A. Tiền
thanh toán hàng hoá bên A sẽ chuyển cho bên để bên B chuyển cho phía nước
ngoài.
Thông thường bên A sẽ chịu tiền thanh toán cho bên B gồm 3 phần và chuyển cho
bên B vào 3 thời điểm khác nhau trong lúc thực hiện hợp đồng.
Trước tiên bên A sẽ chuyển 10% tiền đặt cọc bằng T.T.R vào tài khoản của bên B
trong thời gian X ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Tiếp đó bên A sẽ chuyển 80% tiền hàng bằng thư tín dụng vào tài khoản của bên B
để bên B có trách nhiệm thanh toán số tiền cho nhà sản xuất nước ngoaì. Còn 10%
thanh toán bằng T.T.R sẽ được chuyển nốt cho bên B khi bên A có kết quả nghiệm
thu hàng.
Chứng từ thanh toán:
Đối với hàng hoá chuyên chở bằng đường không hoặc đường biển yêu cầu ba bản
chính của vận đơn hàng hoá không ghi “đã thanh toán”, vận đơn đường biển ghi
“Sạch và đã thanh toán” theo lệnh của bên B.
Bảng kê chi tiết hàng hoá
Hoá đơn thương mại đã ký.
Giấy chứng nhận xuất xứ do nhà đương cục cấp.
Giấy chứng nhận số lượng hàng hoá do nhà sản xuất cấp.
Hợp đồng mua bảo hiểm 100% giá trị hàng hoá theo hoá đơn với điều kiện mọi rủi
ro sẽ được thanh toán tại Việt Nam hàng ngoại tệ như hoá đơn.
Bản copy hoặc Telex/Fax thông báo cho bên A chi tiết giao hàng.



- Trường hợp xuất khẩu uỷ thác.
Thông thường bên B sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bên A ngay sau khi nhận
được tiền từ phía nước ngoài chuyển vào tài khoản của bên B. Tuỳ theo từng điều
kiện thanh toán giữa bên B với phía nước ngoài trong hợp đồng ngoại mà tiền được
chuyển cho bên A một lần hay nhiều lần, nhanh hay chậm.
Điều khoản thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu uỷ thác cũng sẽ gần giống như
điều khoản thanh toán giữa bên B ký kết với phía nước ngoài trong hợp đồng ngoại.
Có điều kiện chuyển vào tài khoản bên A sẽ chậm hơn ít ngày.
* Điều VI: Giám định hàng hoá
- Đối với nhậo khẩu uỷ thác:
Việc giám định hàng hoá cuối cùng sẽ do cơ quan giám định hàng hoá của Việt
Nam (VINACONTROL) tiến hành. Nếu khiếu nại nếu có sẽ được thông báo ngay
cho nhà sản xuất và được xác nhận bằng thư bảo đảm có cùng với các tài liệu của
Vinacontrol trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận hàng. Khi khiếu nại được chứng tỏ
trách nhiệm thuộc về nhà sản xuất thì nhà sản xuất phải giải quyết ngay không được
chậm trễ.
- Đối với xuất khẩu uỷ thác
Việc giám định hàng hoá cuối cùng sẽ được cơ quan giám định hàng hoá của người
nhập khẩu tiến hành, mọi khiếu nại nếu có sẽ được thông báo cho bên A và bên B sẽ
thông báo cho bên A, thông thường khiếu nại được thông báo bằng thư bảo đảm
cùng với các tài liệu kèm theo chứng minh và hàng hoá hỏng, trong vòng 10 ngày
kể từ ngày phía nước ngoài nhận được hàng hoá khiếu nại chứng tỏ trách nhiệm


thuộc bề bên A thì bên A phải cùng với bên B giải quyết ngay không được chậm
chễ.
* Điều VII: Bảo hành
Tuỳ theo từng loại hàng hoá mà thời gian bảo hành của nó khác nhau, thông thường

trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu qui định như sau
Hàng hoá sẽ được bảo hành trong vòng X tháng kể từ ngày ký biên bản giao hàng
theo đúng các điều kiện lưu kho, lưu bãi như đã qui định.
Bên B và nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm về bất cứ sự hư hỏng nào đó về nguyên
vật liệu hay chế tạo xuất biểu hiện trong thời gian bảo hành.
Trong trường hợp có khiếu nại bên A điện báo cho bên B, bên B sẽ điện cho nhà
sản xuất và có xác nhận thư trong vòng 10 ngày sau ngày điện báo cho bên B cùng
nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm giải quyết bất kỳ sợ khiếu nại nào được chứng
minh là thuộc trách nhiệm của mình. Sau đó nhà sản xuất gửi hàng hoá mới để thay
thế và chịu các chi phí khác có liên quan.
* Điều VIII: Bất khả kháng
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng XNK uỷ thác phải dược thông báo bằng
điện tín cho mỗi bên trong vòng 5 ngày và được xác nhận bằng văn bản trong vòng
7 ngày sau ngày điện báo cùng với giấy chứng nhận bất khả kháng do cơ quan có
thẩm quyền của chính phủ cấp, hoặc không chấp nhận. Ngoài thời gian nói trên
trường hợp bất khả kháng không được xem xét.
* Điều IX: Trọng tài
Trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác XNK giữa bên A và bên B nếu có xảy
ra tranh chấp thì hai bên sẽ căn cứ vào điều khoản trọng tài trong hợp đồng uỷ thác


XNK để giải quyết các tranh cấp phát sinh. Thông thường điều khoản trọng tài
trong hợp đồng uỷ thác XNK được qui định như sau:
Trong quá trình thợc hiện hợp đồng mọi tranh chấp phát sinh trái ngược nhau hay
khác biệt, không đạt được sự thoả thuận giữa hai bên, sẽ giải quyết cuối cùng bởi
hội đồng trọng tài kinh tế nhà nước Việt Nam. Phán quyết của trọng tài là quyết
định cuối cùng ràng buộc cả hai bên liên quan.
Chi phí trọng tài và chi phí khác sẽ do bên thua kiện chịu, ngoài trừ có thoả thuận
khác.
* Điều X: Phạt vi phạm

- Trong hợp đồng uỷ thác xuất khẩu
Do hàng hoá đa dạng từ đơn giản đến phức tạp nên trong từng hợp đồng khác nhau
điều khoản phạt cũng được thể hiện một cách khác nhau. Thông thường điều khoản
này qui định:
Bên B cùng nhà sản xuất cam kết sản xuất những hàng hoá theo đúng yêu cầu của
bên A. Nếu là hàng hoá đặc biệt thì qui định bên B cùng hãng sản xuất chỉ sản xuất
đúng số lượng và yêu cầu theo đơn đặt hàng của bên A.
Nếu bên A có chứng cớ về hàng hoá sai qui định (hoặc có số lượng thiếu hụt đối với
những hàng hoá quan trọng) thì bên A yêu cầu nhà sản xuất điều tra xác minh về
nguồn gốc cũng như tạo điều kiện để nhà sản xuất kiểm tra vấn đề này, nếu hàng
hoá thực sự sản xuất sai so với yêu cầu đơn đặt hàng của bên A thì bên B có trách
nhiệm tìm ra nguyên nhân và chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề đó
Giao hàng chậm:


Nếu hàng hoá không thể xếp lên tàu trước X tuần (thường là từ 15 – 17 ngày đối với
các nhà sản xuất ở châu Âu) thì bên B cùng nhà sản xuất bị phạt 0,2% tuần của trị
giá hợp đồng nhưng không quá 6% trị giá hợp đồng, ngoài X ngày bên A có quyền
huỷ hợp đồng. Bên B cùng nhà sản xuất có trách nhiệm bồi thường tiền phạt và tiền
đặt cọc.
- Trường hợp uỷ thác xuất khẩu
Nếu hàng hoá bên A cấp khác với mẫu mã bên A gửi chào hàng, hoặc khác với đơn
đặt hàng thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường hợp đồng với bên B và phía nước
ngoài đồng thời bên A phải chịu mọi chi phí tổn mà bên B đã bỏ ra để thực hiện hợp
đồng.
Nếu do lỗi bên A làm cho bên B không thể giao hàng lên tàu trước X tuần kể từ
ngày phía nước ngoài điện chuyển tiền đặt cọc, thì bên A sẽ bị phạt 0,2% tuần giá
trị hợp đồng (nhưng không quá 6% trị giá hợp đồng).
Nếu bên nước ngoài huỷ bỏ hợp đồng với bên B mà là do lỗi của bên A, thì bên A
phải chịu bồi thường tiền phạt và đặt cọc. Ngoài ra bên A phải bồi thường cho bên

B toàn bộ phí tổn mà bên B đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng.
Thông thường tiền bồi thường do hai bên qui định và sẽ căn cứ trên tổng giá trị gợp
đồng thường là từ 14% trị giá hợp đồng.
* Điều XI Trách nhiệm của mỗi bên
- Trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu
Trách nhiệm của bên B:


Bên B thoả thuận ký với nhà sản xuất nhập hàng theo đúng số lượng, chất
lượng,các tính năng kỹ thuật đã được ghi và qui định trong bản phụ lục của bản hợp
đồng này đồng thời đảm bảo hàng nhập và đến cơ sở của bân A đầy đủ và an toàn.
Thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hoá với các cơ quan hữu quan và thanh toán
tiền hàng cho nhà nhập khẩu nước ngoài
Làm mọi thủ tục nhận hàng tại cảng hay tại sân bay và thông báo cho bên A bằng
văn bản trước 8 ngày và cùng bên A giao nhận số hàng trong hợp đồng với các cơ
quan hữu quan. Bên B có trách nhiệm đưa hàng về cơ sở của bên B một cách đảm
bảo và an toàn, chi phí do bên B chịu.
Làm các thủ tục kiểm hàng với các cơ quan hữu quan đảm bảo hàng nhập khẩu
mang đầy đủ tính hợp pháp và đưa được về tới cơ sở bên A.
Làm các thủ tục mời các bên hữu quan giám sát (kể cả chuyên gia của hãng sản
xuất) trong suốt quá trình lắp đặt bảo hành và bàn giao đầy đủ thiết bị cũng như vật
tư phụ, phụ kiện kèm theo đã được ghi trong phụ lục của hợp đồng cho bên A
Làm các thủ tục khiếu nại nếu có, đòi bồi thường thiệt hại hoặc huỷ hợp đồng với
phía nướci ngoài khi các điều khoản giao hàng qui định về bảo mật bản quyền bị vi
phạm theo điều khoản phạt của hợp đồng này. Kể cả thanh toán toàn bộ số tiền mà
bên A ã achuyển vào tài khoản của bên B theo các qui định caủ chế độ hợp đồng
kinh tế Việt Nam. Tiền lãi được xác định theo lãi suất ngân hàng nhà nước Việt
Nam tại thời điểm khiếu nại.
Trách nhiệm của bên A



Bên A thanh toán toàn bộ số tiền hàng của tổng giá trị hợp đồng theo diều khoản
thanh toán đã qui định sẵn trong hợp đồng và theo vận đơn để nhapạ khẩu số hàng
hoá của hợp đồng này bằng tiền USD vào tài khoản ngoại tệ của bên B
Phí uỷ thác và các chi phí khác (chi phí phát sinh nằm ngoài các điều khoản đã
thoản thuận) thì bên A sẽ thanh toán bằng tài khoản Việt Nam vào tài khoản của bên
B trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Phí uỷ thác có thể được thanh toán theo các giai
đoạn và tỉ lệ với các giá trị thanh toán của hợp đồng ngoại của từng giai đoạn theo
như các bên đã thống nhất với nhau.
Khi có thông báo ngày giờ hàng về bên A có trách nhiệm bố trí đầy đủ các thành
phần tiếp nhận hangf hoá cũng như chuẩn bị kho bãi đủ điều kiện để chứa hàng hoá.
Khi nhận hàng nếu phát hiện hàng hoá không đảm bảo qui cách vận chuyển theo qui
định: vỡ kiện, mất hàng hoặc vỡ nứt liêm phong thì bên A có trách nhiệm thông báo
cho bên B để bên B có trách nhiệm yêu cầu các hãng vận tải và các cơ quan hữu
quan lập biên bản xác nhận đồng thờ tổ chức giám định ngay.
Việc kết toán hợp đồng này được kết toán trong vòng 0 ngày kể từ khi hết thời hạn
ghi trong điều khoản bảo hành trong hợp đồng.
- Trong hợp đồng uỷ thác xuất khẩu:
Trách nhiệm của bên B:
Bên B đảm nhận trách nhiệm ký kết với khách hàng nước ngoài hợp đồng xuất khẩu
hàng hoá theo đúng số lượng và chất lượng các tính năng kỹ thuật đã được quy định
trong hợp đồng và bản phụ lục của hợp đồng kèm theo.
Làm mọi thủ tục xuất khẩu hàng hoá với các cơ quan hữu quan làm mọi thủ tục giao
hàng, nhận tiền và chuyển tiền cho bên A.


Trách nhiệm của bên A:
Bên A có trách nhiệm sản xuất và thu gom hàng hoá, đóng gói bao bì theo đúng yêu
cầu mà bên B đã thông báo, chở hàng ra tập kết ở cảng đúng thời hạn để cùng với
bên B làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá.

Xin các giấy tờ cần thiết có liên quan đến việc cho phép xuất khẩu hàng hoá.
Bên A có trách nhiệm thanh toán cho bên B phí uỷ thác và các chi phí khác như đã
thoả thuận, phí uỷ thác được thành toán theo từng giai đoạn và tỷ lệ từng giai đoạn
như hợp đồng ngoại mà cacs bên đã thoả thuận thống nhất.
* Điều VII: Các điều khoản khác:
Mọi thay đổi hay điều chỉnh hợp đồng này chỉ có giá trị khi được lập bằng văn bản
và được sự đồng ý của hai bên.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bằng việc ký kết hợp đồng này các văn bản và các cuộc đàm phán liên quan trước
đây đều vô giá trị.
Tất cả các phụ lục kèm theo (phụlục 1…n) là các phàn không thể tách rời của hợp
đồng này.
Các vấn đề khác chưa nêu trong hợp đồng này sẽ được hai bên căn cứ vào quy định
hiện hành của Nhà nước và chế độ về hợp đồng kinh tế để giải quyết.

Chương II: Hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác ở công ty tocontap – Hà Nội.
I. Vài nét về công ty tocontap và tình hình xuất nhập khẩu uỷ thác ở công ty trong
mấy năm qua:
1. Giới thiệu tóm tắt về Công ty TOCONTAP - Hà nội


(1). Công ty xuất nhập khẩu từ ngày 5/3/1956, là một trong số ít công ty xuất nhập
khẩu lâu đời nhất của Việt Nam.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại 36 Bà Triệu, Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Công ty có 2 chi nhánh như sau:
- Chi nhánh TOCONTAP tại Hải Phòng ở 96A Nguyễn Đức Cảnh .
- Chi nhánh TOCONTAP tại TP. Hồ Chí Minh ở 1168D đường 3/2 Q.11.
Công ty TOCONTAP là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạch toán
độc lập, có tài khoản (tiền Việt Nam và ngoại tệ) tại ngân hàng và có con dấu theo
quy định của Nhà nước.

(2). Mục đích kinh doanh của Công ty là thông qua các hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, sản xuất liên doanh và hợp tác đầu tư để khai thác một cách có hiệu
quả các nguồn vật tư, nguyên liệu, nhân lực và cơ sở sản xuất trong nước nhằm đẩy
mạnh sản xuất, xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước.
(3). Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của TOCONTAP đã thể hiện tại Quyết định
của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 597/TM –TCCB ngày 19/7/1995 theo đó
TOCONTAP:
* Xuất khẩu: Các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ
nghệ, tạp phẩm, công nghệ, sản phẩm dệt, may, da giày.
* Nhập khẩu: Vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phương tiện
vận tải, hàng nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu để phục vụ cho
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
- Được kinh doanh khách sạn, và dịch vụ khách sạn, đại lý bán hàng theo quy định
hiện hành của Nhà nước.


- Được mở cửa hàng buôn bán, bán lẻ hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước
theo quy định hiện hành.
- Được tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ chức
trong và ngoài nước.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TOCONTAP:
a. Nhân sự:
Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty như sau:
Tổng giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và bộ chủ quản
về toàn bộ hoạt động của Công ty.
Các phòng trực tiếp tổ chức kinh doanh hạch toán nội bộ được quyền chủ động hạch
toán kinh doanh trên cơ sở các phương án được giám đốc duyệt, đảm bảo trang trải
các chi phí và kinh doanh có lãi.
Công tác quản lý tài chính chuyển từ hình thức tập trung sang hình thức kế toán vừa
tập trung vừa kế toán theo từng đơn vị. Một số đơn vị thực hiện báo sổ cho phòng

tài chính kế toán của công ty trưởng các phòng là người chịu trách nhiệm trước
giám về toàn bộ hoạt động của phòng mình và trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà
nước và pháp luật theo giấy uỷ quyền của giám đốc.
NKK
1 NKK
2 NKK
3 NKK
4 NKK
5 NKK


6 NKK
7 NKK
8 Xí nghiệp TOCAN
b. Mô hình tổ chức:
Do cơ chế thị trường nên các phòng XNK của công ty tự tìm kiếm, khai thác được
bất cứ mặt hàng nào đều được phép XNK mặt hàng đó (trừ những hàng hoá Nhà
nước cấm xuất, cấm nhập).
Tuy vậy, mỗi một phòng XNK của TOCONTAP đều có mặt hàng chính, chủ lực
cuả mình, cụ thể:
Phòng XNK 1: Chuyên về hàng máy vi tính + giấy loại.
Phòng XNK 2: Chuyên về hàng văn phòng phẩm, hàng thể thao, nguyên vật liệu và
máy móc phục vụ sản xuất.
Phòng XNK 3: Chuyên về hàng may mặc, dệt.
Phòng XNK 4: Chuyên về hàng giày, dép, cao su…
Phòng XNK 5: Đồ ăn uống, thực phầm, mỹ phẩm.
Phòng XNK 6: Đồ điện.
Phòng XNK 7: Nông sản thực phẩm.
Phòng XNK 8: Mây tre đan, mỹ nghệ.
Xí nghiệp TOCAN: chuyên sản xuất các loại chổi quét sơn.

3. Tình hình hoạt động của TOCONTAP trong những năm vừa qua.
Mặc dù có sự biến động về kinh tế, tiền tệ mọi hoạt động của các nước trong khu
vực cũng như trên toàn thế giới, đặc biệt là sự tác động của cuộc khủng khoảng kinh
tế tài chính Châu á và toàn cầu, có thể nói khó khăn lớn hơn thời kỳ khủng hoảng


do khối các nước XHCN đổ vỡ, phải đối mặt với sự khốc liệt của cơ chế thị trường,
song TOCONTAP đã đứng vững, ổn định, kinh doanh đạt kinh ngạch năm sau cao
hơn năm trước, có hiệu quả.
Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kim ngạch XNK ngày 16/1/2001.
Qua bảng tông kết trên đây ta thấy kim ngạch năm 1998 cao nhất kể từ năm 1995
trở lại đây. Đó là một năm đầy sôi động và thử thách. Nhìn chung hoạt động kinh
doanh của TOCONTAP tập trung nhiều cho nhập khẩu. Tỷ trọng nhập khẩu cao
hơn nhiều so với xuất khẩu.
Nhập khẩu chính của TOCONTAP là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất, ngoài ra TOCONTAP còn nhập hàng tiêu dùng và đồ điện gia dụng phục vụ
cho nhu cầu thiết yếu trong nước. Trong đó hàng nhập khẩu uỷ thác chiếm tỷ trọng
chủ yếu (hơn 50% tổng kim ngạch thực hiện).
Hiện mặt hàng xuất khẩu cao nhất ở TOCONTAP là chổi quét sơn (trung bình mỗi
năm xuất được xấp xỉ 1 triệu USD). Những mặt hàng xuất khẩu truyền thống
TOCONTAP tập trung vào: gốm, sứ, mây tre đan, mỹ nghệ, may mặc + dệt len,
nông sản…
Ta có thể lấy thí dụ năm 1998 để minh hoạ cho việc XNK uỷ thác chiếm kinh ngạch
quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của TOCONTAP.
a. Hợp đồng đối nội: 11.890.588 USD = 308 hợp đồng
Trong đó : Tự doanh 6.717.316 USD
Uỷ thác 5.173.272 USD.
b. Hợp đồng ngoại: 13.654.742 USD = 499 hợp đồng.
Trong đó: Xuất khẩu 2.765.874 USD.



Nhập khẩu: 10.888.744 USD.
TOCONTAP có quan hệ XNK với hàng chục nước trên thế giới, Châu á có bạn
hàng là: Singapore, Malaixia, Inđônêxia, Trung Quốc, Hàn quốc…
Châu Âu có bạn hàng là: Nga, Phần Lan, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Bỉ, Bungari,
Hung, Tiệp… Châu úc, Châu Mỹ có bạn hàng là: Canađa, Chi Lê, Châu Phí,
Angeri…
Năm 1996 đến nay kinh doanh của công ty đều có lãi. Một vài chỉ tiêu tài chính sau
đây nói trên TOCONTAP đã có một số thành tích nhất định, là một công ty có nền
tài chính lành mạnh.
Nguồn: Báo cáo tổng kết kế hoạch kinh ngạch XNK ngày 16/1/2001.
Do công ty TOCONTAP có nền tài chính lành mạnh nên hoạt động XNK uỷ thác ở
TOCONTAP có điều kiện phát triển mạnh mẽ và không ngừng tăng lên kể từ năm
1996 đến nay Công ty thu phí uỷ thác XNK từ 0,5 –2% trên tổng trị giá hợp đồng.
Nếu trị giá hợp đồng lớn thì công ty thu phí uỷ thác thấp, ngược lại nếu trị giá hợp
đồng bé thì công ty thu phí uỷ thác cao.
Về tình hình XNK uỷ thác của TOCONTAP trong mấy năm qua nhìn chung kim
ngạch XNK uỷ thác luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XNK chung
của công ty. Xét riêng về nhập uỷ thác: thì mặt hàng máy vi tính và phụ tùng vi tính
là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu uỷ thác cao nhất ở TOCONTAP liên tục 2 năm
nay 1997 – 1998 (2.000.000 USD – 4.000.000 USD).
Xét về xuất khẩu uỷ thác : thì mặt hàng mỳ ăn liền xuất đi Liên bang Nga có kim
ngạch xuất khẩu uỷ thác cao nhất ở TOCONTAP.


Dự đoán trong những năm tới hoạt động XNK uỷ thác ở TOCONTAP vẫn sôi nổi
và dược đẩy mạnh vì hoạt động XNK uỷ thác tạo nên sự chuyên môn hoá cao độ
trong lĩnh vực XNK.
Do có uy tín đối với nhiều khách hàng trong nước nên ngày càng có nhiều khách
hàng đến uỷ thác XNK qua TOCONTAP.

Do TOCONTAP có bề dày hơn 40 năm hoạt động XNK , có một đội ngũ đông đảo
cán bộ có trình độ đại học ngoại thương, có kinh nghiệm trong công tác XNK, đây
là thuận lợi cơ bản để các doanh nghiệp mọi miền của đất nước Việt Nam tìm đến
TOCONTAP khi họ muốn XNK uỷ thác.
II. Hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác ở công ty TOCONTAP.
1. Giao dịch.
Thông thường khi có một đơn vị kinh tế nào đó với điều kiện hàng hoá không nằm
trong danh mục hàng cấm XNK của Nhà nước thì đơn vị kinh tế đó đem 02 sản
phẩm mẫu đến Công ty TOCONTAP đàm phán và yêu cầu Công ty TOCONTAP
xuất khẩu hàng hoá cho họ, hoặc trong trường hợp nhập khẩu thì đơn vị kinh tế đó
cần đem những yêu cầu về mẫu mã thông số kỹ thuật về hàng hoá cần nhập để công
ty đàm phán yêu cầu Công ty TOCONTAP nhập khẩu hàng hoá đó cho đơn vị
mình.
2. Chào hàng, đặt hàng.
Trên cơ sửo đơn yêu cầu uỷ thác và mẫu mã cũng như các thông số kỹ thuật về
hàng hoá đó Công ty TOCONTAP sẽ thiết lập bản chào hàng, hoặc đặt hàng để gửi
tới các bạn hàng của mình ở nước ngoài.
Thông thường nội dung đơn chào hàng của công ty bao gồm:


Tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn
giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, ký mã hiệu thể thức giao nhận hàng…
Trong trường hợp bạn hàng nước ngoài của công ty đã có mối quan hệ mua, bán
với công ty lâu dài, hoặc có điều kiện chung giao hàng điều chỉnh thì chào hàng có
khi cần thiết chỉ cần nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch đó.
Ví dụ như tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng.
Những điều kiện còn lại sẽ áp dụng như những hợp đồng đã ký trước đó hoặc theo
điều kiện chung giao hàng giữa hai bên.
Tương tự như vậy trong đơn đặt hàng Công ty TOCONTAP nêu cụ thể các yêu cầu
về mẫu m•,thông số kỹ thuật về hàng mà người uỷ thác nhập khẩu yêu cầu như: tên

hàng, quy cách phẩm chất, giá cả, số lượng, thời hạn giao hàng và một số các điều
kiện khác.
3. Đàm phán.
Các loại hình đàm phán chủ yếu mà Công ty TOCONTAP thường sử dụng là các
loại hình cơ bản sau:
- Đàm phán trực tiếp:
Hình thức này thường do Phòng Thương mại giới thiệu hoặc do Tham tán thương
mại Việt Nam ở nước ngoài giới thiệu hoặc là do bạn hàng nước ngoài đã làm việc
nhiều với Công ty trong thời gian sang Việt Nam để tìm hiểu thị trường hoặc ký kết
các hợp đồng mua hàng, mặt khác có thể đàm phán với các công ty đại diện nước
ngoài tại Việt Nam.
Trong quá trình đàm phán thoả thuận việc mua bán, công ty đưa mẫu hàng cho
khách hàng xem đồng thời phát giá từng mặt hàng (với xuất khẩu) hoặc yêu cầu


chào hàng (với xuất khẩu). Giá cả này phải dựa trên giá cả thực tế của thị trường
trong nước cũng như thị trường giá cả quốc tế.
Qua đại diện hoặc qua các cơ sở mà đã có quan hệ mua bán từ trước với nước
ngoài, công ty sẽ chào hàng (hoặc đặt hàng) bằng cách lên những đơn chào hàng
(hoặc đặt hàng) với các điều khoản giống như một hợp đòng để giao cho khách
nước ngoài, nếu như khách hàng đồng ý thì coi như hợp đồng đã được ký kết.
Trên thực tế thì công ty TOCONTAP đàm phán qua điện thoại rất có hiệu quả. Đối
với những khách hàng có quan hệ mua bán lâu dài thì phương thức nàu rất có hiệu
quả và được áp dụng phổ biến, hai bên cùng tin tưởng lẫn nhau và mua bán những
mặt hàng được ký kết nhiều lần chỉ cần thay đổi một chút ít về giá cả quy cách
phẩm chất, thời gian giao hàng…
- Đàm phán qua thư từ, telex, fax:
Đây là phương thức áp dụng phổ biến nhất ở công ty TOCONTAP với hầu hết các
khách hàng của mình đàm phán giao dịch qua thư từ, telex, fax thì quá trình ký kết
hợp đồng nhanh chóng, ít tốn kèm hơn đàm phán, giao dịch ký kết qua điện thoại vả

lại trong telex người ta có thể ghi rõ cụ thể, chi tiết yêu cầu của mình tránh được
nhầm lẫn.
4. Ký kết hợp đồng ngoại:
Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng ngoại
thương.
Các điều khoản trong bản hợp đồng ngoại phải dựa trên cơ sở về sự thống nhất với
bên A về chi tiết cụ thể của từng điều khoản.
Ngôn ngữ dùng để xây dựng bản hợp đồng phải bằng tiếng Anh.

×