Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.09 KB, 2 trang )
F44.7 Các r ố i lo ạ n phân ly v ậ n đ ộ ng và c ả m giác
F44.7.Các rối loạn phân ly vận động và cảm giác.
Trong các rối loạn này có hiện tượng mất hoặc trở ngại vận động hoặc mất cảm giác (thường là cảm giác da). Vì thế
bệnh nhân trình bày như là có một rối loạn cơ thể, nhưng không thể tìm thấy một cái gì có thể giải thích triệu chứng.
Các triệu chứng thường có thể biểu hiện quan niệm của bệnh nhân về rối loạn cơ thể, chúng có thể thay đổi theo
những nguyên tắc sinh lý và giải phẫu. Thêm vào đó, việc đánh giá trạng thái tâm thần của bệnh nhân và hoàn cảnh xã
hội thường gợi ý rằng loạn chức năng hoạt động gây ra mất chức năng sẽ giúp cho bệnh nhân thoát khỏi "một xung đột
khó chịu, hoặc thể hiện sự phụ thuộc hay sự tức giận gián tiếp. Mặc dù các vấn đề hoặc các xung đột có thể là hiển
nhiên đối với những người khác, bệnh nhân thường phủ định nó và gán mọi sự đau khổ cho các triệu chứng hoặc rối
loạn chức năng hoạt động từ đó sinh ra.
Mức độ rối loạn chức năng hoạt động do tất cả những triệu chứng này gây ra có thể thay đổi từng lúc, phụ thuộc vào
số lượng và loại người khác hiện có mặt, phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của bệnh nhân. Nói một cách khác, một số
lượng khác nhau các hành vi gợi sự chú ý có thể thêm vào cái lõi trung tâm và không biến đổi của mất vận động hoặc
cảm giác không do ý chí kiểm tra.
Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng thường phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với stress tâm lý, nhưng ở những
người khác mối liên quan đó không nổi rõ lên. Sự chấp nhận bình tĩnh ("sự thờ ơ tuyệt đẹp") của rối loạn chức năng
hoạt động trầm trọng có thể nổi bật, nhưng không phổ biến; điều này cũng thấy ở những người thích ứng tốt trước
các bệnh cơ thể rõ rệt và nặng.
Thường nhận thấy sự bất thường tiền bệnh lý của mối quan hệ cá nhân và nhân cách, và trong họ hàng gần gũi, bạn bè
có thể đã bị các bệnh cơ thể có các triệu chứng giống như các triệu chứng của bệnh nhân. Các thể bệnh nhẹ và tạm
thời của các rối loạn này thường thấy ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở con gái, nhưng các thể mạn tính thường thấy ở
người thành niên trẻ. Một số cá nhân tạo nên một mô hình phản ứng lặp lại đối với stress bằng cách tạo ra các rối loạn
này, và có thể còn biểu hiện ở tuổi trung niên và tuổi già.
Các rối loạn chi liên quan đến mất cảm giác thì ghi ở đây; các rối loạn liên quan đến các cảm giác phụ thêm như đau
đớn, hay cảm giác phức tạp khác qua trung gian hệ thần kinh tự trị được ghi trong các rối loạn dạng cơ thể (F45 ).
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán.
Chẩn đoán phải rất thận trọng khi có các rối loạn cơ thể của hệ thần kinh, hoặc trên một bệnh nhân trước đây thích
ứng tốt, có mối quan hệ gia đình và xã hội bình thường.
Để chẩn đoán quyết định:
(a) Không có bằng chứng về rối loạn cơ thể; và
(b) Phải biết đầy đủ về hoàn cảnh xã hội, tâm lý và các mối quan hệ cá nhân của bệnh nhân cho phép thuyết minh một