Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thất nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.61 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đang từng
bước đổi mới tình hình kinh tế xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân. Kinh tế vĩ mô đã vạch rõ những hình thái đó, thể hiện ở những vấn
đề: thất nghiệp, việc làm, lạm phát... Tuy nhiên, vấn đề thất nghiệp và các chính
sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng (và không kém phần bức bách)
đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Sự biến động của tỷ lệ thất nghiệp từ năm 1986 đến nay, các nguyên nhân
làm tăng hay giảm tỷ lệ thất nghiệp trong từng giai đoạn kể trên: Số người tăng
thêm trong lực lượng lao động hàng năm và số người được giải quyết việc làm
hàng năm, tình hình việc làm của người lao động Viêt Nam hiện nay, phương
hướng giải quyết việc làm của nhà nước trong thời gian tới.
Vì tầm quan trọng và thiết thực của vấn đề,nên em đã chọn đề tài "thất
nghiệp và những giải pháp tìm kiếm việc làm " làm đề tài cho bài nghiên cứu của
mình.
Do tầm hiểu biết và thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi những sai
sót,nên em rất mong được cô giáo chỉ rõ những hạn chế của bài viết và giúp em
khắc phục.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã giúp em hoàn thành bài viết này.

1
I. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ VIỆC LÀM – THẤT NGHIỆP
1. Một số khái niệm và phân loại thất nghiệp
1.1. Một số khái niệm về vấn đề thất nghiệp.
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hay
chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
Người có việc là những người đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá xã
hội...
Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc nhưng mong muốn và
đang tìm việc làm.
Ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi


lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng người lao động. Bao
gồm người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do
ốm đau, bệnh tật... và một số bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do
khác nhau.
Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người
trong lực lượng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp
của một quốc gia. Cũng vì thế mà có những quan điểm khác nhau về nội dung và
phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ đặc điểm nhiều
vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
1.2. Các loại thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời: thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao
động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý
muốn riêng ( lương cao hơn, gần nhà hơn...) hoặc những người mới bước vào thị
trường lao độngđang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm...
Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao
động ( giữa các ngánh nghề, khu vực...). Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu
kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động. Khi sự biến động
2
này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất
nghiệp dài hạn.
Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về
lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là sự suy giảm của tổng cầu. Loại này còn
được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời
kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là
tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra khi tiền lương được ấn định bởi
các yếu tố phi thị trường ở mức cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động.
Trên thực tế, sự cứng nhắc này của tiền lương thường liên quan tới luật về tiền
lương tối thiểu hoặc do áp lực của công đoàn.

2. Tác hại của thất nghiệp
Công ăn việc làm gắn với kinh tế thị trường: khi không có công ăn việc làm
sẽ trở thành người thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mọi
quốc gia có nền kinh tế thị trường, cho dù quốc gia đó ở trình độ kém phát triển
hoặc phát triển cao.
Khi thất nghiệp ở mức cao, sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng
hết, thu nhập của dân cư giảm sút. Khó khăn kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội,
nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển. tác hại của thất nghiệp là rất rõ ràng. Người ta
có thể tính toán được sự thiệt hại kinh tế. Đó là sự giảm sút to lớn về sản lượng. Sự
thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nhiều nước to lớn đến mức không thể so
sánh với thiệt hại do tính không hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào
khác. Những kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy rằng, thất nghiệp phát triển
luôn gắn với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp... làm xói mòn nếp
sống lành mạnh, có thể xoá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, gây tổn thương về
mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người.
3. Một số biện pháp làm giảm tỉ lệ thất nghiệp.
3.1. Đối với thất nghiệp tự nhiên
3
Muốn giảm bớt thất nghiệp xã hội cần phải có nhiều việc làm, đa dạng hơn
và có mức tiền công tốt hơn, đồng thời phải đổi mới, hoàn thiện thị trường lao động
để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng cả yêu cầu của doanh nghiệp và người lao động.
Do yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mở rộng sản
xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng suất
ngày càng cao. Ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động hơn. trong những
điều kiện đó cầu về lao động sẽ tăng lên và khoảng thời gian thất nghiệp cũng sẽ
giảm xuống.
Để thúc đẩy quá trình này cần có những chính sách khuyến khích đầu tư,
thay đổi công nghệ sản xuất. Điều này lại liên quan đến những chính sách tiền tệ
( lãi suất ) xuất nhập khẩu, giá cả ( tư liệu lao động... ), thuế thu nhập v.v...
Ở những nước đang phát triển có lao động dư thừa nhiều nhưng thiếu vốn có

thể tạo ra nhiều việc làm với các doanh nghiệp nhỏ ( cá thể hoặc nhỏ về vốn nhưng
dùng nhiều lao động ) bắngự hỗ trợ vốn của nhà nước hoặc của tổ chức kinh tế xã
hội thông qua các "dự án việc làm".
Tăng cường và hoàn thiện các dự án dạy nghề, đào tạo lại và tổ chức thị
trường lao động sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi trong công việc kiếm việc làm,
có thể rút ngắn được thời gian tìm việc bởi cơ cấu và trình độ của người tìm việc
ngày càng sát hơn với cơ cấu kinh tế và sự đòi hỏi của doanh nghiệp.
3.2. Đối với thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp chu kỳ là một thảm hoạ vì nó xảy ra trên quy mô lớn. Tổng cầu
và sản lượng suy giảm, đời sống người lao động bị thất nghiệp gặp khó khăn. Gánh
nặng này lại thường dồn vào những người nghèo nhất (lao động giản đơn ), bất
công xã hội do vậy lại tăng lên.
Các chính sách mở rộng tài chính và tiền tệ nhằm tăng tổng mức cầu sẽ dẫn
đến việc phục hồi về kinh tế, giảm thất nghiệp loại này.
4
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
1.Thực trạng lực lượng lao động hiện nay
Theo kết quả điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm hàng năm ta thấy
quy mô lực lượng lao động tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, thể hiện ở chỗ: Tổng
lực lượng lao động cả nước tính đến 1/7/2000 có 38.643.089 người, so với kết quả
điều tra tại thời điểm 1/7/1996 tăng bình quân hàng năm là 975.645 người, với tốc
độ tăng 2,7%/năm, trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của thời kỳ
này là 1,50%/năm. Theo dự báo của uỷ ban dân số quốc gia, giai đoạn 2001 - 2005
tốc độ phát triển dân số hàng năm đạt 1,0116 (tức chỉ tăng 1.16%/năm), đến năm
2005, dân số cả nước sẽ là 82.492,6 ngàn người.
Năm 1996 tỷ lệ lực lượng lao động chiếm trong tổng dân số nói chung là
0,48; năm 2000 là 0,50, bình quân tỷ lệ này gia tăng 0,4%. Dự kiến giai đoạn 2001
- 2005 hàng năm gia tăng ở mức 0,35% thì đến năm 2005, tỷ lệ lực lượng lao động
chiếm trong tổng dân số sẽ là 51,75% và tổng lực lượng lao động cả nước sẽ là 42

triệu 689,9 ngàn người. Với tốc độ phát triển dân số và lao động như hiện nay, hàng
năm chúng ta phải tạo ra hơn 1 triệu chỗ làm việc mới cho số người bước vào độ
tuổi lao động 1,7 triệu người chưa có việc làm, hàng chục cán bộ, bộ đội, phục
viên, xuất ngũ, học sinh...
Theo tính toán của tổ chức lao động Quốc tế (ILO), với tốc độ tăng nguồn
lao động trên 3% như hiện nay ở Việt Nam thì cho dù hệ số co dãn về việc làm có
thể tăng từ mức 0,25 lên 0,33, trong vài năm tới cũng cần có mức tăng GDP trên
10%/năm mới có thể ổn định được tình hình việc làm ở mức hiện tại. Vì vậy, dự
báo sau năm 2000 nước ta vẫn sẽ trong tình trạng dư thừa lao động. Sự " lệch pha "
giữa cung và cầu lao động là một hiện tượng đáng chú ý trong quan hệ cung và cầu
lao động ở nước ta hiện nay. Trong khi nguồn cung về lao động của ta chủ yếu là
lao động phổ thông, lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, bộ đội xuất ngũ, công
nhân giảm biên chế... thì cầu về lao động lại đang đòi hỏi chủ yếu lao động lành
5
nghề, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, các nhà quản lý am hiểu cơ
chế thị trường... Chính sự khác biệt này làm cho quan hệ cung cầu về lao động vốn
đã mất cân đối lại càng gay gắt hơn trước yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay còn rất
thấp, khoảng 4 triệu người, chỉ chiếm 10,5% lực lượng lao động. Điều này cho thấy
lực lượng lao động hiện chưa có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
trong giai đoạn hiện nay. Trong số lao động đã qua đào tạo cơ cấu trình độ và
ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện
đại hoá... Số người có trình độ trên đại học chỉ chiếm 1,2% trong tổng số người có
trình độ đại học. Về cơ cấu ngành nghề, lao động đã qua đào tạo được tập trung chủ
yếu ở các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị hành chính sự nghiệp và ngành giáo dục.
Lĩnh vực sản xuất vật chất có tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, đặc biệt trong
nông nghiệp, ngành sản xuất lớn nhất cũng chỉ có 3,51%. Nhiều lĩnh vực rất thiếu
cán bộ giỏi, cán bộ quản lý, cán bộ am hiểu công nghệ cao... Điều đó đã dẫn đến
một thực trạng hiện nay là: trong khi có hàng triệu người không tìm được việc làm,

thì ở một số ngành nghề có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thiếu lao động kỹ
thuật, lao động có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu của công nghệ sản
xuất.
Để hiểu rõ thực trạng lực lượng lao động nước ta, ta có bảng số liệu dưới đây
( được tổng hợp từ dữ liệu điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm 1/7/2000 ):
6

×