Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Thực trạng kinh doanh các ngành điện ảnh nghệ thuật và hiệu quả kinh doanh tại ngành này thông qua các minh chứng tài chính - 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.17 KB, 37 trang )


tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu trên Thuyết minh báo cáo tài chính ngày
31 tháng 12 năm 2002 của Công ty, ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 9: Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Đơn vị: VNĐ
1- Ngân sách cấp 4.817.186.274 56,84 4.817.186.274 56,84 0
2- Tự bổ sung 3.656.992.797 43,16 3.656.992.797 43,16 0
3- Vốn liên doanh 0 0
4- Vốn cổ phần 0 0
Tổng cộng 8.474.179.071 100 8.474.179.071 100
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty cuối
năm so với đầu năm không tăng. Trong khi, nguồn vốn Chủ sở hữu của Công ty
giảm so với đầu năm như đã phân tích ở phần cơ cấu nguồn vốn mà nguồn vốn
kinh doanh trong kỳ không tăng chứng tỏ nguồn vốn Ngân sách cấp cho Công ty để
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh không tăng, Công ty phải hoạt động với số
vốn ít ỏi đó để đảm bảo khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh
việc hoạt động bằng nguồn vốn do Ngân sách cấp, Công ty phải tự bổ sung vốn
nhưng cho đến cuối kỳ nguồn vốn tự bổ sung của Công ty cũng không tăng. Điều
này bắt nguồn từ thực trạng năm 2001 Công ty kinh doanh bị lỗ 117.587.364 VNĐ
do Nhà nước áp dụng luật thuế GTGT cho nên khả năng tự bổ sung nguồn vốn kinh
doanh là không có. Đến năm 2002, Nhà nước có chính sách ưu đãi giảm mức thuế
suất thuế GTGT đối với Công ty từ 10% xuống còn 5% và với những cố gắng to
lớn của Công ty cho nên Công ty đã đạt được mức lãi 68.728.424 VNĐ. Nhưng
Công ty được phép bù lỗ cho năm trước, xử lý lãi theo Công văn 518-TC/TCDN,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

toàn bộ lãi đạt được của năm 2002 được bù đắp cho mức lỗ của năm 2001 cho nên
Công ty cũng không còn khả năng tự bổ sung và phát triển nguồn vốn kinh doanh
từ lợi nhuận để lại. Tình hình đó cho thấy Công ty đang thiếu vốn để mở rộng hoạt
động kinh doanh của mình. Để khắc phục tình trạng trên, Công ty phải mở rộng khả
năng liên doanh liên kết với các đối tác, đi vay từ các nguồn tín dụng, ngân hàng,


chiếm dụng vốn của các đơn vị khác một cách hợp lý trong giới hạn cho phép để
tăng nguồn tài trợ. Mặt khác, Công ty phải xúc tiến việc thực hiện Cổ phần hoá
doanh nghiệp để có thể tự chủ hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trước tình hình này, Nhà nước cũng phải có kế hoạch cấp bổ sung vốn cho Công ty
để Công ty có thể mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động kinh doanh của mình.
2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty XNK thiết bị
điện ảnh - truyền hình:
Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn coi trọng các
quan hệ tín dụng, bởi vì nó có thể giúp cho các doanh nghiệp mở rộng được quy
mô, đẩy nhanh được quá trình sản xuất kinh doanh làm cho quá trính kinh doanh
diễn ra liên tục, giúp cho doanh nghiệp phát huy được thế mạnh, mở rộng được đầu
tư. Muốn vậy, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có đủ năng lực đáp ứng các nghĩa vụ
đối với từng loại tín dụng mà họ nhận được và đặc biệt là khả năng hoàn trả đúng
hạn các khoản vay tín dụng ngắn hạn.
Cũng như các công ty khác, các quan hệ tín dụng mà đặc biệt là các khoản nợ vay
ngắn hạn đã giúp cho Công ty có thể bổ sung thêm vốn kinh doanh. Công ty cũng
đã và đang nỗ lực tận dụng các khoản tín dụng này để làm cho chúng tạo ra lợi
nhuận cao, nâng cao hơn nữa tính khả quan của tình hình tài chính của mình. Để
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

đánh giá sâu sắc vấn đề này, căn cứ vào số liệu trên BCĐKT ngày 31 tháng 12 năm
2002 của Công ty ta lập bảng phân tích tình và khả năng thanh toán. bảng phân tích
này gồm hai phần là phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả.
2.3.1. Phân tích các khoản phải thu:
Bảng10: Bảng phân tích các khoản phải thu. Đơn vị VNĐ.
1- Phải thu khách hàng
2- Thuế GTGT được khấu trừ
3- Phải thu nội bộ
4- Các khoản phải thu khác
5- Tạm ứng

6- Tài sản thiếu chờ xử lý
7- Thế chấp, ký quỹ, ký cược
8- Trả trước cho người bán
9- Dự phòng phải thu có đồi
Tổng cộng
Từ số liệu trên bảng cho thấy so với đầu năm các khoản phải thu của Công ty
cuối kỳ giảm 154.088.160 VNĐ tương đương giảm 5,12%. Các khoản phải thu
giảm chủ yếu là do :
*Tạm ứng cuối kỳ giảm 144.452.853 VNĐ tương đương giảm 90,25% so
với đầu năm.
*Trả trước cho người bán cuối kỳ giảm 57.517.469 VNĐ tương đương giảm 9,33%
so với đầu năm.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

*Các khoản phải thu khác cuối kỳ giảm 3.701.331 VNĐ tương đương giảm 6,68%
so với đầu năm
Các khoản phải thu của Công ty giảm chứng tỏ Công ty không bị các đơn vị khác
chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, các khoản phải thu của khách hàng cuối kỳ so với đầu
năm của Công ty tăng lên 51.583.493 VNĐ tương đương tăng 2,37% cho thấy
doanh số hàng bán của Công ty tăng. Hơn nữa khách hàng của Công ty đều là
những đơn vị đáng tin cậy, các khoản phải thu đều mang tính chắc chắn cho nên
các khoản phải thu của khách hàng tăng lên là một dấu hiệu tốt. Mặt khác, để xem
xét các khoản phải thu có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty như thế
nào cần phải so sánh tổng các khoản phải thu với tổng TSLĐ hoặc với tổng quát
khoản phải trả.
Tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng TSLĐ = Tổng các khoản phải thu/Tổng
TSLĐ
Tỷ trọng các khoản phải thu so với các khoản phải trả = Tổng các khoản phải
thu/Tổng các khoản phải trả
Từ số liệu tính toán trên ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng TSLĐ

cuối kỳ giảm so với đầu năm 3.82% (=21,10%-24,92%), tỷ trọng các khoản phải
thu so với tổng các khoản phải trả cuối kỳ giảm so với đầu năm 6,21% (=30,61%-
36,82%). Tỷ trọng các khoản phải thu so với tổng các khoản phải trả cuối năm
giảm so với đầu năm nhưng các khoản phải thu chiếm tỷ lệ ít so với các khoản phải
trả. Điều này đã chứng tỏ Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị các đơn vị
khác chiếm dụng vốn. Việc đi chiếm dụng vốn như vậy có thể tạo điều kiện cho
Công ty đầu tư, bổ sung thêm nguồn vốn để tăng quy mô hoạt động của mình, đồng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

thời nâng cao tính khả quan về tình hình tài chính trong tương lai cho Công ty. Tuy
nhiên, Công ty cũng phải cố gắng trong việc thu hồi các khoản phải thu của khách
hàng hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh và để nhanh
chóng thanh toán được các khoản nợ vay cho các đơn vị khác.
Để phân tích được chính xác hơn, ta cần phải so sánh vòng quay của các khoản
phải thu giữa kỳ phân tích với kỳ trước và dựa vào số liệu trên BCĐKT và
BCKQKD năm 2001 và năm 2002 làm cơ sở phân tích: Vòng quay của các khoản
phải thu = Doanh thu thần/ Số dư bình quân các khoản phải thu
Số dư bình quân của các khoản phải thu = Số dư đầu năm + Số dư cuối kỳ/2


Số dư bình quân các khoản phải thu năm 2001
= 2.674.492.571 + 3.011.814.375/2 = 2.843.153.473 VNĐ
Số dư bình quân các khoản phải thu năm 2002
3.011.814.375 + 2.857.726.215/2 = 2.934.770.195 VNĐ
Từ đó ta có:
Vòng quay của các khoản phải thu năm 2001 = 11.685.393.643 = 4,11 (lần)
Vòng quay của các khoản phải thu năm 2002
Như vậy, tốc độ chuyển đổi của các khoản phải thu thành tiền của năm 2002 là
4,71 (lần), tăng lên so với năm 2001 là 0,6 (lần) (= 4,71- 4,11) do vòng quay của
các khoản phải thu tăng lên. Điều này chứng tỏ việc thu hồi công nợ của năm 2002

là tốt.
2.3.2 Phân tích các khoản phải trả:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Bảng11: Bảng phân tích các khoản phải trả: Đơn vị VNĐ
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm
1- phải trả cho người bán
2- Thuế và các khoản nộp Nhà
3- Nợ dài hạn đến hạn trả
4- Người mua ứng trước
5- Phải trả công nhân viên
5- Phải trả nội bộ
7- Các khoản phải trả khác
8- Vay ngắn hạn
9- Vay dài hạn
10- Chi phí phải trả
11- Tài sản thừa
chờ xử lý
Tổng cộng
Để xác định và đánh giá khái quát tình hình các khoản nợ phải trả ta phải xác
định hệ số nợ của Công ty:
Hệ số Nợ = Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ năm 2002 của Công ty tăng 3,4% (=52,4%- 49%) so với năm 2001 và
hệ số nợ năm 2002 bằng 0,524 lớn hơn 0,5 chứng tỏ tình hình công nợ của Công ty
tăng. Hơn nữa, trong điều kiện tỷ trọng của nguồn vốn Chủ sở hữu giảm do đó
Công ty phải đi vay mượn để trang trải cho hoạt động kinh doanh của mình với
lượng hợp lý. Căn cứ vào bảng phân tích các khoản phải trả ta thấy các khoản phải
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

trả đã tăng lên 1.154.866.769 VNĐ tương đương tăng 14,12% trong năm 2002,

trong đó khoản phải trả người bán tăng 187.716.155 VNĐ tức là tăng 73,04%,
khoản người mua ứng trước tăng 96.015.127 VNĐ tương đương tăng 262,33%, các
khoản phải trả khác cũng tăng 724.356.873 VNĐ tương đương tăng 162,33%. Như
vậy, khoản người mua ứng trước cho Công ty có tốc độ tăng lớn nhất chứng tỏ rằng
uy tín của Công ty đã được nâng cao, Công ty đã tranh thủ chiếm dụng vốn một
cách hợp lý từ các đối tác để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp theo ta cần xem xét chỉ tiêu:
Tỷ trọng các khoản phải trả trên tổng TSLĐ = Tổng các khoản phải
trả/Tổng TSLĐ
Kết quả tính toán cho thấy tỷ trọng các khoản phải trả trong cả hai năm đều nhỏ
hơn tổng TSLĐ, tỷ trọng này năm 2002 tăng 0,011 hay 1,1% sao với năm 2001.
Tuy nhiên, mức tăng này không đáng kể so với mức tăng của tổng TSLĐ do đó khả
năng thanh toán của Công ty có giảm đôi chút nhưng tại thời điểm này, Công ty
vẫn đang cố gắng cải thiện việc trang trải công nợ của mình với các đơn vị khác
một cách tích cực để làm cho bức tranh tài chính của Công ty tốt đẹp hơn nữa trong
những năm tới.
Tình hình tài chính của Công ty còn được thể hiện qua khả năng thanh toán. Nếu
công ty có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại.
Tỷ suất thanh toán hiện hành ngắn hạn = Tổng TSLĐ/Nợ ngắn hạn
Số liệu tính toán cho thấy tỷ suất thanh toán hiện hành ngắn hạn của Công ty
cuối năm có giảm so với đầu năm là 0,03 hay 3% nhưng trong cả hai năm tỷ suất
này đều lớn hơn 1, sự giảm ở trên là không đáng kể. Do đó, có thể đánh giá tình
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

hình tài chính của Công ty là tương đối khả quan, Công ty có đủ khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ suất thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền + Phải thu + ĐTNH/Tổng nợ ngắn hạn
Đầu năm = 496.107.455+ 2.851.766.485+0/8.179.423.367 = 0,41
Cuối năm = 244.099.175+ 2.842.131.178+ 0/ 9.334.290.136 = 0,33
Kết quả tính toán cho thấy tỷ suất thanh toán nhanh của Công ty năm 2002 thấp

hơn năm 2001 là 0,08 hay 8%. Trong cả hai năm tỷ suất này đều nhỏ hơn 1, so với
mức các chủ nợ chấp nhận nhỏ nhất là 0,5 khả năng thanh toán nhanh của Công ty
năm 2002 chỉ đáp ứng được 0,33 đồng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Điều này xảy ra là
do trên thực tế Vốn bằng tiền và các khoản phải thu của Công ty năm 2002 đều bị
giảm so với năm2001, và có thể do Công ty gặp khó khăn trong việc giải phóng
TSLĐ để đảm bảo thanh toán các khoản nợ vay, và do trữ lượng hàng tồn kho cuối
kỳ tăng lên.
Tuy nhiên, muốn đánh giá chính xác hơn nữa khả năng thanh toán của Công ty ta
cần xem xét phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty thông qua bảng
phân tích sau:
Bảng12: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán . Đơn vị VNĐ
1- Vay ngắn hạn
2- Vay ngắn hạn nội bộ
2- Tiền gửi
Ngân hàng
3- Phải trả cho người bán
3- Các khoản phải thu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

4- Phải trả người mua
4- Hàng tồn kho
5- Phải nộp Ngân sách
6- Phải trả công nhân viên
7- Phải trả phải nộp khác
Tổng cộng
Qua bảng phân tích cho thấy cả đầu năm và cuối kỳ Công ty đều có khả năng
thanh toán các khoản nợ. Đầu năm khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán
chênh lệch nhau là 3.732.774.19 VNĐ (=11.912.197.557- 8.179.423.367), cuối kỳ
chênh lệch nhau là 4.200.886.614 VNĐ (=13.535.176.750- 9.334.290.136). Ngoài
ra ta còn tính chỉ tiêu sau

Hệ số khả năng thanh toán =Khả năng thanh toán/Nhu cầu thanh toán
Đầu năm = 11.912.197.557/8.179.423.367 = 1,46
Cuối năm = 13.535.176.750/9.334.290.136 = 1,45
Như vậy, cả cuối kỳ lẫn đầu năm hệ số khả năng thanh toán của Công ty đều lớn
hơn 1 chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty tương đối tốt, Công ty có khả năng
thanh toán các khoản nợ. Do đó, có thể khẳng định rằng Công ty đang trên đà phát
triển với một khả năng về tài chính tương đối khả quan.
2.4. Phân tích hiệu quát kinh doanh của Công ty:
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động tài chính
của Công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ cho ta biết trình độ quản lý và sử
dụng vốn của Công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng các loại vốn của Công ty ta
xác định các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Hiệu quả sử dụng vốn KD = Doanh thu thuần/VKD bình quân
Tỷ suất lợi nhuận Vốn kinh doanh (hoặc mức doanh lợi theo vốn) = Lợi nhuận
trước thuế/VKD bình quân
Trong đó:
Vốn kinh doanh bình quân = VKD đầu năm + VKD cuối năm/2
Căn cứ vào BCĐKT năm 2001 và năm 2002 của Công ty ta lập bảng tính VKD
bình quân, VLĐ bình quân và VCĐ bình quân:
Bảng13: Bảng phân tích VKD bình quân, VLĐ bình quân và VCĐ
bình quân: (Đơn vị VNĐ)
1- VLĐ
2- VCĐ
3- VLĐ bình quân
4- VCĐ bình quân
5- VKD bình quân
Từ bảng vừa lập trên cùng với BCKQKD ta lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng
VKD của Công ty:

Bảng14: Bảng phân tích hiệu quả VKD. (Đơn vị VNĐ)
1- Doanh thu thuần
2- VSX bình quân
3- Lợi nhuận trước thuế
4- Hiệu suất sử dụng VKD
5. Tỷ suất lợi nhuận trên VKD
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Qua bảng phân tích trên cho thấy Công ty đã sử dụng tiết kiệm VKD và đã nâng
cao được tỷ suất sinh lợi của VKD. Sở dĩ có được kết quả trên là do:
Thị phần đã được mở rộng, thể hiện ở doanh thu thuần đã tăng lên được
1.699.466.794 VNĐ tương đương tăng lên 14,55%.
- Vốn sản xuất bình quân cũng tăng lên 2,88%.
- Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đã tăng lên một cách rõ rệt, từ chỗ bị lỗ 117.587.364
VNĐ năm 2001 đã có lãi 68.728.424 VNĐ năm 2002 . Tình hình này cho thấy khả
năng kinh doanh đã phát triển tương đối mạnh và thể hiện sự cố gắng vượt bậc của
Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên 11,34% và tỷ suất lợi nhuận
trên vốn sản xuất kinh doanh cũng tăng lên 1,4%.
2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ:
Việc sử dụng VCĐ sao cho có hiệu quả là vấn đề quan trọng của Công ty. Để
phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ chúng ta dùng các chỉ tiêu sau:
Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần/Nguyên giá bình quân TSCĐ
Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận trước thuế/Nguyên giá bình quân TSCĐ
Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ/Doanh thu thuần hoặc Lợi
nhuận trước thuế
Hiệu suất sử dụng
VCĐ = Doanh thu thuần/VCĐ bình quân
Tỷ suất sinh lợi của VCĐ = Lợi nhuận trước thuế/VCĐ bình quân
Bảng15: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ. Đơn vị VNĐ

1- Doanh thu thuần 11.685.393 13.384.860.437 1.699.466.794 14,55
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

2- Lợi nhuận trước thuế -117.587.364 68.728.424 186.315.788 -158,50
3- VCĐ bình quân 4.742.191.668 4.421.386.071 -320.805.597 11,14
4- Nguyên giá TSCĐ bình quân 14.336.906.873 14.382.663.762
45.756.889 0,32
5- Sức sản xuất của TSCĐ(1/4) 0,815 0,930 0,115 14,11
6- Sức sinh lợi của TSCĐ(2/4) -0,0082 0,0048 0,013
7- Suất hao phí TSCĐ(4/1) hoặc (4/2) 1,230 1,074 -0,156
8- Hiệu suất sử dụng VCĐ(1/3) 2,46 3,03 0,57
9- Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ(2/3) -0,025 0,016 0,041
Dựa vào bảng phân tích trên ta có thể nhận xét như sau:
- Nhìn vào chỉ tiêu (5) trong bảng ta thấy sức sản xuất của TSCĐ tăng lên từ 0,815
đến 0,930, có nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sử dụng trong kỳ
đem lại 0,93 đồng doanh thu thuần. Như vậy 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ
năm 2002 tạo ra nhiều hơn 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2001 là 0,115
đồng doanh thu thuần chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty là tương đối
tốt.
- Chỉ tiêu (6) trong bảng phân tích cho thấy sức sinh lợi của TSCĐ năm 2002 tăng
lên so với năm 2001 là 0,013. Năm 2001, cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 0,0082 đồng lợi nhuận trước
thuế nhưng năm 2001 lợi nhuận trước thuế âm cho nên chỉ tiêu này không được
đánh giá. Sang năm 2002, cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đ• tạo ra 0,0048
đồng lợi nhuận trước thuế. Điều này cho thấy sức sinh lợi của TSCĐ là có chiều
hướng tốt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

- Chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sản xuất của
TSCĐ. Chỉ tiêu này giảm chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn, vì năm

2001 để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần phải cần đến 1,23 đồng hao phí TSCĐ
thì sang năm 2002 chỉ cần đến 1,074 đồng, giảm so với năm 2001 được 0,156 đồng.
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2002 tăng lên rõ rệt và cao hơn năm
2001 là 0,57 đồng. Chỉ tiêu này tăng được đánh giá là tốt vì Công ty đã tiến hành
các hoạt động nhằm làm tăng lợi nhuận dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ được
nâng cao.
Như vậy, Công ty đã không những tiết kiệm được VCĐ mà còn nâng cao được
hiệu quả sử dụng VCĐ. Tổng hợp các chỉ tiêu trên có thể khẳng định hiệu quả sử
dụng TSCĐ của Công ty là rất tốt và được thể hiện ở chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên
VCĐ đã tăng lên vào cuối kỳ.
2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ:
Nguồn VLĐ của Công ty được dùng để đảm bảo cho TSLĐ, là yếu tố quyết
định đến việc thực hiện các nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Công ty. Do vậy,
việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của
Công ty. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ta cần xem xét các chỉ tiêu sau:
Sức sản xuất của VLĐ = Doanh thu thuần VLĐ bình quân
Sức sinh lợi của VLĐ = Lợi nhuận trước thuế/VLĐ bình quân
Số vòng quay của VLĐ = Doanh thu thuần/VLĐ bình quân
Thời gian của 1 vòng quay của VLĐ = Thời gian kỳ phân tích (360 ngày)Số vòng
quay của VLĐ

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Hệ số đảm nhiệm VLĐ = VLĐ bình quân/Tổng doanh thu thuần
Dựa vào BCĐKT và BCKQKD năm 2001 và năm 2002 của Công ty ta lập
bảng phân tích sau:
Bảng 16: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ: Đơn vị VNĐ
1- Doanh thu thuần 11.685.393 13.384.860.437 1.699.466.794 14,55
2- Lợi nhuận trước thuế -117.587.364 68.728.424 186.315.788 -158,50
3- VLĐ bình quân 12.015.912.875 12.818.533.768 802.620.893 6,68

4- Sức sản xuất
của TSLĐ (1/3) 0,973 1,044 0,071 7,29
5- Sức sinh lợi của TSLĐ (2/3) -0,0098 0,0054 0,0152 -155,10
6- Số vòng quay VLĐ 0,973 1,044 0,071 7,29
7- Thời gian của 1
vòng luân chuyển 369,98 344,82 -25,16 -6,8
8- Hệ số đảm nhiệm VLĐ 1,03 0,96 -0,07 -6,79
Từ bảng phân tích trên cho thấy:
Sức sản xuất của VLĐ năm 2002 tăng 0,071 so với năm 2001, điều đó cho thấy 1
đồng VLĐ năm 2002 đem lại 1,044 đồng doanh thu thuần tăng 0,071 đồng so với
năm 2001 đem lại 0,973 đồng doanh thu thuần.
Sức sinh lợi của VLĐ năm 2002 cũng tăng lên 0,0054 so với năm 2001 tương
đương tăng 1,52%.
Chỉ tiêu số vòng quay của VLĐ (hệ số luân chuyển của VLĐ) đã tăng lên 0,071
vòng (= 1,044- 0,973). Nguyên nhân tăng lên là do năm 2002 Công ty đã có những
biện pháp tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ do đó giảm được thời gian của
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

một vòng thu hồi nợ từ 370 ngày xuống còn 344 ngày, giảm được 25 ngày/ 1 vòng
luân chuyển.
Nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay VLĐ là hệ số đảm nhiệm VLĐ. Hệ số này càng
giảm thì càng tốt cho Công ty. Thực tế năm 2002 để có 1 đồng doanh thu thuần chỉ
cần 0,96 đồmg VLĐ nhưng năm 2001 để có 1 đồng doanh thu thuần Công ty phải
bỏ ra 1,03 đồng VLĐ. Như vậy năm 2002 chỉ tiêu này đã giảm 0,07 so với năm
2001.
Qua việc phân tích tình hình sử dụng VLĐ trên ta có thể kết luận rằng tình hình
sử dụng VLĐ của Công ty là tương đối tốt, Công ty một mặt sử dụng có hiệu quả
nguồn VLĐ, mặt khác hiệu quả kinh doanh vẫn cao thể hiện tình hình tài chính của
Công ty tương đối tốt và sáng sủa, hầu hết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đều tăng
lên. Để sự đánh giá trên chính xác hơn ta cần đi sâu vào phân tích các nguyên nhân

ảnh hưởng như tình hình mua hàng hoá, dự trữ và tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Việc
tăng tốc độ luân chuyển VLĐ sẽ làm giảm nhu cầu về vốn, cụ thể là với một tốc độ
vốn không tăng nếu Công ty tăng tốc độ luân chuyển có thể làm tăng doanh số hoạt
động dẫn đến lợi nhuận tăng. Thật vậy, từ công thức hệ số luân chuyển của VLĐ ta
suy ra:
Khi tốc độ luân chuyển không đổi
Như vậy , tốc độ luân chuyển của VLĐ năm 2002 tăng là do doanh thu thuần
tăng 853.129.814 VNĐ. Đây là sự cố gắng của Công ty trong việc giảm tối thiểu
chi phí và do mở rộng quy mô hoat động kinh doanh nhằm mục đích tăng lợi
nhuận. Việc giảm xuống của 1 vòng quay của VLĐ hay việc tăng tốc độ luân
chuyển của VLĐ năm 2002 đã làm tiết kiệm một số VLĐ là:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

N = DTT/(To –T1) * T
Trong đó:
N: là số VLĐ tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển.
DTT: là Tổng doanh thu thuần kỳ phân tích
T: là thời gian kỳ phân tích
To: là thời gian một vòng luân chuyển kỳ gốc
T1: là thời gian luân chuyển kỳ phân tích
Do đó, so với năm 2001, số VLĐ đã tiết kiệm được 9.354.431.244 VNĐ. Như
vậy, xét về hiệu qua sử dụng vốn trên phương diện sinh lợi của vốn thì tăng rất lớn
so với năm 2001 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là tương đối tốt, do đó
mức tăng của VLĐ bình quân là hợp lý. Mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng vẫn
tiết kiệm được VLĐ chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty là khá tốt.
2.5. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn:
Phân tích khả năng sinh lợi của vốn thực chất là xem xét hiệu quả sử dụng vốn
dưới góc độ sinh lời của vốn được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lơi nhuận theo vốn kinh doanh = Tổng lợi nhuận trước thuế/VKD bình
quân

Tỷ suất này đã được phân tích ở phần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của Công ty. Nếu VKD bình quân trong công thức trên được thay bằng Vốn chủ sở
hữu, ta có:
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn
Chủ sở hữu = Tổng lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Từ kết quả tính toán trên cho thấy khả năng sinh lợi của vốn Chủ sở hữu năm
2002 tăng lên so với năm 2001. Nếu như 1 đồng vốn Chủ sở hữu của Công ty năm
2001 không đem lại lãi mà lỗ 0,014 đồng thì sang năm 2002 đẫ tạo ra được 0,008
đồng tương đương tăng 0,022 đồng. Sự tăng lên về giá trị của chỉ tiêu này tuy còn
nhỏ nhưng đã chứng tỏ sự nỗ lực cố gắng rất lớn của Công ty trong quá trình kinh
doanh., làm tăng khả năng sinh lời của vốn Chủ sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
Từ công thức tính mức doanh lợi theo vốn Chủ sở hữu và mối quan hệ giữa các
nhân tố ảnh hưởng, ta có:
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn Chủ sở hữu của vốn Chủ sở hữu
* Hệ số doanh lợi doanh thu thuần
Như vậy, hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu trong kỳ kinh doanh quay được
1,578 vòng tăng so với năm 2001 là 0,201 vòng (= 1,578 – 1,377) chứng tỏ Công ty
sử dụng vốn có hiệu quả.
Còn hệ số doanh lợi của doanh thu thuần năm 2002 cho biết với 1 đồng doanh
thu thuần đem lại 0,008 đồng lợi nhuận trước thuế. So với năm 2001, chỉ tiêu này
tăng 0,018 chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn trong quá trình kinh doanh tăng lên.
Điều này do ảnh hưởng của hai nhân tố:
* Do hệ số quay vồng của vốn Chủ sở hữu thay đổi:
( 1,578 –1,377) * 0,01 = 0,00201
* Do hệ số doanh lợi doanh thu thuần thay đổi:
(0,008 – (- 0,01)) * 1,578 = 0,0284
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Tình hình trên cho thấy do hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu tăng lên làm
tăng khả năng sinh lợi là 0,00201 đồng và lợi nhuận tính trên 1 đồng doanh thu
thuần tăng làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là 0,0284 đồng. Tổng
hợp ảnh hưởng của các nhân tố có thể kết luận rằng khả năng sinh lợi của vốn chủ
sở hữu ngày càng tăng , tuy nhiên chưa phải là cao.
Qua việc phân tích một loạt các chỉ tiêu trên có thể nói rằng mặc dù trước nhiều
khó khăn về vốn Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình đã vượt qua được
các khó khăn đó để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh
Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xnk thiết bị điện ảnh -
truyền hình.
I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty:
Hơn 25 năm kể từ khi thành lập, Công ty XNK thiết bị điện ảnh - truyền hình
đã trải qua không ít những khó khăn thử thách to lớn trong quá trình tồn tại và phát
triển. Trước những khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm
nhưng nhờ những chính sách đổi mới của Ban lãnh đạo Công ty, nhờ quyết tâm đưa
Công ty phát triển cao hơn nữa bằng nhiều khả năng và biện pháp, Công ty vẫn
đứng vững và phát triển ổn định cùng với các Công ty khác trên cả nước cung cấp
những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được ngày càng cao nhu cầu của thị
trường.
Phân tích tình hình tài chính của Công ty là yêu cầu mang tính thường xuyên và
là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban l•nh đạo Công ty, các tổ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

chức tín dụng, các khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng khác. Thông qua
việc tiếp cận với tình hình tài chính của Công ty trên cơ sở hệ thống báo cáo tài
chính kế toán năm 2001 và năm 2002 với tư cách là một sinh viên chuyên ngành
Tài chính, cá nhân em có một số đánh giá về tình hình tài chính của Công ty XNK

thiết bị điện ảnh - truyền hình như sau:
Nhìn chung, trong những năm gần đây, Công ty làm ăn có lãi. Năm 2001, Công ty
đã bị lỗ 117.587.364 VNĐ, nhờ những nỗ lực cố gắng của Công ty và nhờ chính
sách ưu đãi cả nhà nước, năm 2002 Công ty dần hồi phục và ổn định trở lại nâng
mức lợi nhuận trước thuế lên 68.728.424 VNĐ. Công ty luôn tìm mọi biện pháp để
nâng cao mức thu nhập cho công nhân viên và tìm mọi biện pháp khắc phục khó
khăn đưa tình hình tài chính của Công ty ổn định và khả quan hơn. Thực tế cho
thấy tình hình tài chính của Công ty tương đối lành mạnh và có nhiều triển vọng
khả quan trong tương lai. Xu hướng tích cực này càng góp phần làm cho Công ty
có tro đứng vững trong cạnh tranh và khẳng định được vị trí của mình trong nền
kinh tế thị trường.
Những tồn tại về mặt tài chính của Công ty ngày càng được giảm xuống để thích
nghi với tình hình mới, làm tăng hiệu quả kinh doanh đưa mức tổng lợi nhuận ngày
càng tăng lên. Quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty nói chung năm 2002 tăng
lên 10,68% so với năm trước. Tuy nhiên, cơ cấu tài sản và nguồn vốn chưa thật hợp
lý và phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty. Nhìn vào bức
tranh tài chính của Công ty ta thấy các khoản mục tài sản và nguồn vốn vẫn chưa
có sự phân bố hợp lý: Về phần tài sản của Công ty chỉ có TSCĐ hữu hình mà
không có các tài sản khác, các khoản ĐTDH và các khoản chi phí XDCB không có.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Giá trị TSCĐ năm 2002 giảm so với năm 2001 do mức khấu hao khá lớn. Công ty
bị thiếu vốn để đầu tư trang bị cho TSCĐ, trong khi quy mô tài sản nói chung tăng
10,68% nhưng chủ yếu là do TSLĐ và ĐTNH tăng, còn nguyên giá TSCĐ do mua
sắm cũng tăng nhưng rất ít Bản thân TSLĐ của Công ty cũng có những điểm đáng
chú ý sau:
+ Vốn bằng tiền năm 2002 giảm so với năm 2001 được đánh giá là chưa tốt vì nó
chưa đáp ứng được khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của
Công ty. Trong vốn bằng tiền thì tiền gửi Ngân hàng chiếm chủ yếu do việc thanh
toán trong hoạt động kinh doanh chủ yếu được thực hiện thông qua chuyển khoản,

séc Khoản tiền gửi Ngân hàng trong mục vốn bằng tiền cũng giảm so với năm
trước.
+ Hàng tồn kho tăng đáp ứng được nhu cầu tăng vốn cho khâu dự trữ và khâu
tiêu thụ của Công ty. Tuy nhiên, sang năm tới Công ty có thể giảm vốn dự trữ cho
các loại sản phẩm theo định mức dự trữ đã được nghiên cứu phù hợp với năng lực
tiêu thụ của Công ty.
+ Các khoản phải thu của Công ty năm 2002 giảm đi, trong đó chủ yếu là giảm
khoản phải thu khác và trả trước cho người bán, chứng tỏ uy tín của Công ty một
phần nào đã được nâng cao, riêng khoản phải thu của khách hàng tăng lên nhưng
tăng không đáng kể, như vậy chứng tỏ Công ty ít bị chiếm dụng vốn từ phía khách
hàng do đó cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn trong khâu lưu thông.
+ Các khoản Nợ phải trả của Công ty năm 2002 tăng lên so với năm trước với
tổng số nợ phải trả là 9.334.290.136 VNĐ, trong đó chủ yếu là do tăng các khoản
vay ngắn hạn (960.189.143 VNĐ) và các khoản phải trả nhà cung cấp (187.716.155
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

VNĐ), các khoản nợ các đối tượng khác như người mua cũng tăng nhưng chậm
hơn. Nguyên nhân chính làm cho các khoản nợ vay tăng lên là do Công ty tăng
mức dự trữ hàng tồn kho, đồng thời Công ty bán chịu cho khách hàng tăng. Để
đảm bảo thanh toán cho nhà cung cấp đúng hạn và đảm bảo chữ tín đối với họ cho
nên Công ty phải vay tạm thời để thực hiện mục tiêu này. Nếu so sánh với các
khoản phải thu thì Công ty đi chiếm dụng nhiều hơn là bị chiếm dụng, đồng thời
nếu so với vốn chủ sở hữu thì các khoản phải thanh toán cũng chiếm tỷ trọng lớn
do đó khả năng thanh toán nợ của Công ty chưa thật cao. Điều này có ảnh hưởng
đến tâm lý của các chủ Ngân hàng, các nhà cho vay tín dụng cũng như những người
có quan hệ thanh toán với công ty. Nếu khả năng thanh toán hiện hành ngắn hạn
của Công ty rất tốt nhưng khả năng thanh toán nhanh của Công ty lại giảm do vốn
bằng tiền và các khoản có thể chuyển hoá nhanh thành tiền của Công ty giảm do đó
khả năng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có chu kỳ kinh doanh ngắn của
Công ty bị hạn chế.

Nguồn vốn chủ sở hữu giảm so với kỳ trước (8.951.399 VNĐ tương đương giảm
0,1%) chủ yếu là do nguồn vốn quỹ giảm hay nguồn vốn kinh doanh giảm. Với
nguồn vốn tự có của mình Công ty chỉ đảm bảo tài trợ cho TSCĐ và một phần cho
TSLĐ, phần còn lại buộc Công ty phải huy động bên ngoài để bù đắp. Như vậy, tỷ
lệ vốn vay và vốn đi chiếm dụng cao hơn so với tiêu chuẩn của ngành sản xuất
công nghiệp (mức đảm bảo vốn phải đạt trên 50% thì mới an toàn và chủ động) cho
thấy Công ty chưa chủ động về vốn. Nhưng đây là tình hình chung của các doanh
nghiệp Nhà nước vì nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chủ yếu là do Ngân sách
Nhà nước cấp dưới hình thức TSCĐ ( Nhà cửa, vật kiến trúc,máy móc thiết bị )
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

nguồn vốn lưu động rất ít, vốn tự bổ sung không nhiều. Chính vì vậy, Công ty đang
thiếu vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và để chủ động trong kinh
doanh, Công ty đã phải huy động vốn vay vừa bảo đảm vốn cho hoạt động kinh
doanh, vừa đảm bảo đem lại lợi nhuận.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là doanh thu thuần trong hoạt động kinh doanh của
Công ty năm 2002 tăng nhanh nên đã làm cho các giá trị của hiệu quả sử dụng và
hiệu quả sinh lợi của vốn kinh doanh, vốn chủ sở hữu và VCĐ đều tăng lên cao.
Đây cũng là điều kiện để gây lòng tin từ phía người cho vay. Công ty cũng đã sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả VCĐ, VLĐ và vốn sản xuất kinh doanh góp phần
nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận.
Trên đây là những nhận xét đánh giá, chung nhất về tình hình tài chính của Công
ty. Qua các đánh giá trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty trong năm 2002
tương đối ổn định, lành mạnh và khả quan hơn so với năm 2001. Tuy nhiên, để
khắc phục được những bất cập còn tồn tại trong bức tranh tài chính của Công ty,
cần thiết phải đề ra một số phương hướng, giải pháp mang tính đề xuất nhằm cải
thiện tình hình tài chính của Công ty trong những năm tiếp theo.
II. một số kiến nghị và giải pháp đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Xnk thiết bị điện ảnh - truyền
hình trong những năm tới:

Những phân tích, đánh giá trên đây mới chỉ dừng lại ở những Đanh giá chung
nhất và những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của Công ty. Do vậy, những
kiến nghị mang tính đề xuất dưới chỉ có ý nghĩa trong một giới hạn nhất định nào
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

đó nên cần phải đặt trong mối quan hệ với tình hình thực tế luôn phát sinh và biến
động tại Công ty thì mới thực sự có giá trị.
1. Các kiến nghị đối với Công ty:
1.1. Kiến nghị về công tác quản lý:
Nhìn chung, bộ máy quản lý của Công ty đã đáp ứng được yêu cầu tinh giảm
gọn nhẹ của Nhà nước đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Ban lãnh
đạo Công ty tạo ra được hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, bộ
máy quản lý của Công ty vẫn còn trì trệ, yếu kém về hiệu quả. Cán bộ quản lý ở các
mặt hoạt động, các lĩnh vực của Công ty ngoài lực lượng lãnh đạo có trình độ
chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong thời buổi nền kinh tế thị trường vẫn
còn một số chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó,
để có thể phát triển nhanh hơn nữa, Công ty cần phải tăng cường khả năng tổ chức
lãnh đạo và quản lý hơn nữa bằng việc chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ quản
lý năng động hơn, linh hoạt hơn và có trình độ cao hơn để đáp ứng nhu cầu phát
triển ngày nay. Muốn thực hiện được điều đó, Công ty nên áp dụng các giải pháp
sau:
Thứ nhất, Công ty phải chấn chỉnh và sắp xếp lại bộ máy gián tiếp, phục vụ trong
Công ty theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ hơn nữa, giải quyết chế độ cho số cán bộ,
nhân viên có điều kiện và thâm niên công tác nhưng không đáp ứng được yêu cầu
về sức khoẻ và trình độ năng lực. Ban lãnh đạo Công ty cần kiên quyết sàng lọc
những người không đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đồng thời phải có chế độ
thưởng phạt phân minh nhằm khuyến khích động viên kịp thời những người đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


Thứ hai, Công ty nên bổ sung một lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, nhân viên
trẻ và có những chính sách để thu hút họ. Ngoài ra, Công ty cũng nên tổ chức các
lớp học ngắn hạn về pháp luật và những cải cách đổi mới của Nhà nước, đặc biệt là
những chính sách về tiền lương, tiền thưởng để thực hiện quy chế dân chủ trong
quản lý.
1.2. Kiến nghị về công tác kế toán:
Kết quả cuối cùng của công tác kế toán là đưa ra được những báo cáo tài chính
phản ánh đúng tình hình, thực trạng tài chính của Công ty. Hiện nay, công tác kế
toán rất phù hợp với đặc điểm và quy mô kinh doanh của Công ty. Sự phân công
trách nhiệm đối với từng người trong phòng tài vụ là tương đối hợp lý, hạch toán kế
toán theo đúng chuẩn mực pháp lý phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Để giảm
bớt công sức và thời gian cho nhân viên kế toán và để đáp ứng với nền công nghiệp
hiện đại ngày nay, Công ty nên tiếp cận và áp dụng kế toán máy vào công việc thu
nhận và xử lý thông tin kế toán cho quản lý một cách kịp thời, chính xác. Có như
vậy mới có thể giảm bớt được việc tích trữ một lượng lớn tài liệu, sổ sách kế toán
và công sức của nhân viên kế toán. Nhưng, để có những báo cáo tài chính kế toán
cuối kỳ trung thực thì đòi hỏi các kế toán viên phụ trách từng phần hành kế toán
trong Công ty phải phản ánh chính xác các nghiệp vụ phát sinh. Do công tác hạch
toán kế toán hàng ngày tại phòng tài vụ nhiều phức tạp nên yêu cầu đặt ra là Công
ty cần phải có một đội ngũ nhân viên kế toán có chuyên môn và nghiệp vụ đồng
đều. Từ nhiều năm trở lại đây, Công ty đã chú trọng công tác đào tạo và nâng cao
trình độ chuyên môn, trang bị thêm các phương tiện hỗ trợ cho các cán bộ, nhân
viên phòng tài vụ và các nhân viên hạch toán ban đầu tại các phân xưởng. Tuy
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

nhiên, trước những biến động và sự hoà nhập của nền kinh tế trong nước với khu
vực và thế giới, Công ty vẫn cần phải trang bị thêm những kiến thức về hệ thống kế
toán quốc tế cũng như các chuẩn mực kiểm toán trong nước và quốc tế cho đội ngũ
nhân viên kế toán.
Kỳ lập Báo cáo tài chính: Để nắm bắt được tình hình tài chính của Công ty kịp thời

thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty thì Công ty phải tiến hành
lập Báo cáo tài chính đúng kỳ kế toán. Để thực hiện được điều này, Công ty cần có
biện pháp đốc thúc các đơn vị lập báo cáo đúng kỳ, đồng thời có biện pháp xử phạt
cụ thể đối với các đối tượng nộp sai kỳ hạn gây cản trở cho công tác phân tích tài
chính của Công ty và định hướng cho sự phát triển trong năm tới.
1.3. Kiến nghị về công tác phân tích tài chính:
1.3.1- Một số kiến nghị về hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính:
Khi phân tích tình hình đầu tư, việc sử dụng chỉ tiêu tỷ suất đầu tư bằng cách
lấy Giá trị TSCĐ đã và đang đầu tư (mục B.I.III.TS) chia cho tổng tài sản chưa nói
lên được hiệu quả đầu tư của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài tỷ
suất trên nên phân tích thêm một số chỉ tiêu khác như sau:
Từ công thức:
Tỷ suất đầu tư chung = TSCĐ và ĐTDH (mục B.TS)/Tổng tài sản * 100%Ta
tính thêm tỷ suất sau đây:
Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn = Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn/
Tổng tài sản* 100%


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×