Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tiểu luận kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.68 KB, 8 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đời sống hằng ngày, con người cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
vật chất và tinh thần. Nhu cầu của con người ngày càng tăng trong khi nguồn
lực thì chỉ có hạn. Vì vậy, để tồn tại con người không còn cách nào khác là
tiến hành các phương thức phân chia nguồn lực khan hiếm đó nhằm đáp ứng
nhu cầu sử dụng ngày càng cao.
Từ đó, các nhà kinh tế học đã cho hình thành một khái niệm là kinh tế
học. Nó là một bộ môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận
hành nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia
kinh tế nói riêng. Vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền kinh tế hay
các đơn vị kinh tế phải lựa chọn. các nhà kinh tế cho rằng kinh tế học chính
là “Khoa học của sự lựa chọn”.
Bộ phận của kinh tế học gồm: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
Trong đó kinh tế học vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền
kinh tế tổng thể của một quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu kinh tế học vĩ mô là
nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế
của chính phủ.
NỘI DUNG
I. Sơ lược về kinh tế học vĩ mô:
1. Khái niệm:
Kinh tế vĩ mô là bộ môn khoa học nghiên cứu hoạt động nền kinh tế với tư
cách là một tổng thể.
Đây là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích và
lựa chọn các vấn đề của nền kinh tế tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế của
“Một bức tranh lớn”.
2. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những cái gì?
1
Kinh tế học Vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước
những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất
nghiệp, mức giá chung, cán cân thương mại, sự phân phối nguồn lực và phân
phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, các chính sách kinh tế (chính


sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập…).
Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì
quyết định giá trị hiện tại của biến số này? Điều gì quy định những thay đổi
của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Trong kinh tế vĩ mô, chúng
ta sẽ khảo sát mỗi biến số ứng với mỗi khoảng thời gian khác nhau: Hiện tại,
ngắn hạn, và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian lại đòi hỏi chúng ta phải sử dụng
các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến số kinh tế vĩ
mô này.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Các nhà kinh tế học nghiên cứu kinh tế học vĩ mô một cách khách
quan. Khi nghiên cứu các nhà kinh tế sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau: tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế, mô
hình kinh tế lượng,…
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu phân thành:
- Phương pháp quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát.
- Phương pháp sử dụng các mô hình.
II. Tại sao phải nghiên cứu kinh tế học vĩ mô?
1. Nghiên cứu kinh tế vĩ mô với tư cách là một tổng thể:
Nền kinh tế nhà nước là một nền kinh tế tổng thể, kinh tế học vĩ mô
nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản như: lạm phát, thất nghiệp, sản lượng
bình quân,… theo thời gian.
2
Các nhà kinh tế học vĩ mô thu nhập số liệu, giá cả và nhiều biến số kinh
tế khác nhau của một quốc gia theo từng thời kỳ. Sau đó họ tìm cách xây
dựng những lý thuyết tổng quát, góp phần giải thích các số liệu này.
Các biến số kinh tế vĩ mô là những chỉ tiêu phản ánh rõ nét nền kinh tế
của một quốc gia. Để đánh giá một nền kinh tế, các nhà khoa học thường sử
dụng các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu sau:
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là một chỉ tiêu đo lường tổng giá
trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc

gia sản xuất trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu
tố sản xuất của mình.
- Chu kỳ kinh tế (kinh doanh): là sự dao động của tổng sản phẩm quốc
dân thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng lý thuyết
(tiềm năng).
- Thất nghiệp: khi những người trong độ tuổi lao động không có việc
làm sẽ trở thành thất nghiệp. nạn thất nghiệp thực tế đã trở thành vấn
đề nan giải của một quốc gia trong nền kinh tế thị trường.
- Lạm phát: là sự tăng giá trung bình của hàng hóa dịch vụ theo thời
gian. Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả, của toàn
bộ hàng hóa cấu thành tổng sản phẩm quốc dân. Đây chính là GNP
danh nghĩa trên GNP thực tế.
Nhìn chung, các biến số kinh tế có mối quan hệ mật thiết vói nhau
không tách rời. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là thước đo cơ bản nhất
đánh giá thành tựu của một nền kinh tế. Liên quan đến chu kỳ kinh tế là sự
đình trệ sản xuất, thất nghiệp và lạm phát, nghiên cứu sự thiếu hụt sản lượng
nhằm tìm ra các giải pháp ổn định kinh tế chống lại các chu kỳ kinh tế, thiếu
hụt kinh tế về bản chất đó chính là lỗ hổng GNP. Khi một nền kinh tế tăng
trưởng, có nghĩa là lực lượng lao động được sử dụng tốt hơn và có hiệu quả
3
hơn. Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với việc lạm phát tăng lên và
ngược lại. Trong thời kỳ ngắn hạn, thất nghiêp tỷ lệ nghịch với lạm phát còn
trong dài hạn tỷ lệ thất nghiệp cơ bản phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát trong một
thời gian dài. Các biến số kinh tế giải thích các vấn đề kinh tế cơ bản có liên
quan đến nhau. Khi một vấn đề kinh tế xảy ra chúng sẽ kéo theo các vấn đề
kinh tế khác.
Đứng trên vị trí nghiên cứu với tư cách là một tổng thể kinh tế.
Ví dụ:

2. Các biến số kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của chúng:

2.1. Biến số kinh tế vĩ mô và đời sống xã hội:
Tất cả các biến số kinh tế vĩ mô đều đụng chạm đến cuộc sống của
chúng ta. Như: Khi dự báo nhu cầu sản phẩm của chính mình, hội đồng quản
trị ở các doanh nghiệp phải đoán xem thu nhập của người tiêu dùng tăng
nhanh đến mức nào; Người già sống bằng thu nhập cố định thường băn
khoăn về tốc độ tăng giá; Những công nhân thất nghiệp đang tìm kiếm việc
làm hi vọng nền kinh tế phục hồi và các doanh nghiệp tuyển thêm người…
Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi thực trạng của nền kinh tế.
Để đánh giá được tầm quan trọng của kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế,
chúng ta chỉ cần thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí, các phương
tiện truyền thông,… với các mục đề như: Quỹ thu nhập cá nhân tăng 4%,
ngân hàng và biến động kinh tế vĩ mô, giá vàng bất ngờ tăng mạnh,… hầu
như không ngày nào là xuất hiện trên báo chí.
Biến số kinh tế vĩ mô đánh giá được cuộc sống của người dân qua từng
thời kỳ. Các số liệu thống kê các chỉ số kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến
người dân, các doanh nghiệp các nhà kinh doanh,…
Ví dụ:
4
Trong lạm phát, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân và
doanh nghiệp nhỏ và vừa, do công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính hạn chế.
Do vậy, doanh nghiệp cần cơ cấu lại sản xuất, tập trung vào những lĩnh vực
sản xuất kinh doanh mình có lợi thế cạnh tranh, thâm dụng lao động (lạm
phát tăng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ diễn ra, cần sử dụng lực lượng lao động giá rẻ,
có tay nghề để giải quyết bài toán an sinh). Để cân bằng cán cân tiền - hàng,
giải quyết lạm phát phải có lộ trình cụ thể. Song, cũng phải chấp nhận lạm
phát, nhưng ở mức chịu đựng được của nền kinh tế để kích thích sản xuất
phát triển.
2.2. Biến số kinh tế vĩ mô và chính sách phát triển kinh tế của chính phủ:
Các chính sách kinh tế vĩ mô là biến số kinh tế vĩ mô chịu sự chi phối
trực tiếp hay gián tiếp của chính phủ. Thay đổi các chính sách này sẽ có tác

động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. Đó là các mục
tiêu sau:
• Mục tiêu sản lượng.
• Mục tiêu công ăn việc làm.
• Mục tiêu ổn định giá cả.
• Mục tiêu kinh tế đối ngoại.
• Mục tiêu phân phối công bằng
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, nhà nước có thể sử dụng
nhiều chính sách khác nhau. Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô
chủ yếu:
• Chính sách tài khóa.
• Chính sách tiền tệ.
• Chính sách thu nhập.
• Chính sách kinh tế đối ngoại.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×