Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguồn gốc Lễ Vu Lan- Rằm tháng Bảy pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.1 KB, 5 trang )

Nguồn gốc Lễ Vu Lan- Rằm tháng Bảy



háng 7 âm lịch, người Việt có một ngày lễ mà giới tăng ni Phật tử thường gọi là
ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một
tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”. Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi
nôm na là ngày cúng chúng sinh hay là Tết Trung Nguyên.
Lễ Vu lan được kéo dài từ 8-15 tháng Bảy âm lịch và được nhiều người thành kính
đón nhận như một ngày lễ lớn trong năm. Trong mùa lễ Vu Lan chữ hiếu là cái
hồn hòa quyện âm dương sâu lắng.



Nguồn gốc lễ Vu Lan:
Kinh Vu Lan Bồn kể rằng, Mục Liên là một trong mười đệ tử tiêu biểu của Đức
Phật. Ngài được coi là thần thông số một. Tuy nhiên, mẹ ngài là bà Thanh Đề, khi
còn sống đã làm nhiều điều bạc ác. Sau khi bà Thanh Đề chết, Mục Liên dùng
"thiên nhãn thông" để quan sát khắp mọi cõi mới nhìn thấy mẹ mình bị đầy đoạ
nơi địa ngục. Nơi đó đầy rẫy quỷ đói, còn bà Thanh Đề thì gày còm ốm yếu, chỉ
còn da bọc xương, ngày đêm đau khổ. Với khả năng thần thông quảng đại của
mình, ngài Mục Liên đã dùng bình bát đựng cơm đưa đến dâng mẹ nhưng do "ác
nghiệp" quá nặng nên cơm, đồ ăn đều biến thành lửa đỏ than hồng. Bất lực trước
sự đau khổ của mẹ, ngài Mục Liên cầu xin Đức Phật chỉ dạy phương pháp để cứu
mẹ khỏi chốn lưu đày. Đức Phật bày cho cách, vào ngày Rằm tháng Bảy, hãy đem
đồ ăn thức uống ngon quý, hoa quả cúng Phật và Chư tăng trong mười phương, thì
mẹ ông thoát khỏi khổ nạn. Mục Liên vâng theo lời Phật hồi hướng công đức về
cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà Thanh Đề đã được thoát thân ngạ quỷ,
vãng sinh tịnh độ
Với quan niệm đó, nhà Phật cho rằng tinh thần cốt lõi nhất trong ngày lễ Vu Lan


dịp Rằm tháng Bảy là chữ "hiếu". Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo cũng là
con đường của mọi Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một
Phật tử chân chính được.

Lễ Vu Lan thực sự là lễ báo hiếu, tri ân và báo ân. Mỗi một con người, đặc biệt là
một phật tử luôn có bốn ơn: Ơn tam bảo, ơn Phật pháp tăng, ơn cha mẹ sinh
thành - thầy dạy bảo và ơn đồng bào nhân loại.

Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người ta đặc biệt trân trọng ơn cha mẹ sinh thành
bởi cha mẹ sinh thành là cái gốc của mọi sự. Cha mẹ tạo ra chúng ta thế nhưng
muốn có cha mẹ lại phải nhớ đến ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Vì thế, trong
những ngày lễ Vu Lan, chúng ta còn phải tưởng nhớ công ơn của cả ông bà, tổ
tiên.



Tuy nhiên ngày nay, lễ báo hiếu theo tháng năm và những cách suy diễn dân gian
đã bị biến tướng quá nhiều. Người ta coi đây như một dịp để thể hiện sự báo hiếu
sai cách, hoang phí, xa xỉ nhằm cầu mong những điều viển vông, khó có thật trong
cuộc sống. Cuộc sống và mức sống ngày càng phát triển, vì thế mà những năm gần
đây, cứ đến dịp lễ Vu lan, rằm tháng Bảy này có hàng vạn các gia đình chuẩn bị
rất nhiều tiền giấy, vàng mã cùng các đồ xả xỉ khác để đót cho người đã chết trong
dịp Vu Lan. Để có thể lý giải điều này là đúng hay sai, xin được trích dẫn lời của
Hoà thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TW Giáo
hội Phật giáo Việt Nam: "Chữ "hiếu" không nằm ở mâm cao cỗ đầy mà ở thái độ
của những người con, ở tấm lòng thành kính, ở cách sống và làm việc của họ
trong xã hội, kể cả cách truyền tư tưởng hiếu đạo với thế hệ sau. Ân đức của cha
mẹ là trời bể, người con có làm gì đi nữa, lòng của người con đối với cha mẹ
không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái. Theo đó, hiếu thảo với cha
mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một

nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh
phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội".

×