Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Geisha-thêm một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.66 KB, 22 trang )

Geisha-thêm một nét văn hóa độc đáo
của Nhật Bản

Bên cạnh những Samurai, Kimono, Kakemono, diều giấy, hoa Anh Đào Geisha
cũng đc biết đến như 1 trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng nền văn
hóa xứ Phù Tang.
Nguồn gốc của geisha

Phương Tây cho rằng geisha là một dạng gái điếm cấp cao nhưng với người Nhật,
geisha là các nghệ sĩ thực thụ với khả năng đàn, hát, múa và kỹ năng chuyện trò
với khách.
Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là
nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có
âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do
tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố"
(kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải
trí.


Geisha nam (đôi khi được gọi là hōkan) đã dần dần suy giảm, và cho đến năm
1800, sô lượng các geisha nữ (ban đầu được gọi là onna geisha với nghĩa là
"geisha nữ") đã gấp ba lần số geisha nam, và tên gọi geisha bắt đầu được hiểu với
nghĩa như ngày nay là người phụ nữ làm nghề giải trí với trình độ cao.


Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu
gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai
đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn tại
trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu
với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ
trở thành một người thợ chính.


Geisha hiện đại
Các geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà geisha truyền thống gọi là
okiya tại các khu vực gọi là hanamachi (  - "hoa nhai" - khu phố hoa), đặc biệt
trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều geisha giàu kinh nghiệm lại chọn
cách sống trong những căn hộ của chính mình.


Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt
đào tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông
hoặc đại học, nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành.
Geisha vẫn học những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc),
và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana
(cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca.


Ngày nay, Kyoto là nơi có truyền thống geisha còn lại mạnh nhất. Hai trong số các
khu phố geisha truyền thống và danh tiếng nhất là Gion và Pontochō đều ở Kyoto.
Geisha trong các khu phố này được gọi là geiko. Các "khu phố hoa" Shimbashi,
Asakusa và Kagurazaka tại Tokyo cũng nổi tiếng.
Geisha ở Kyoto

Họ sống vô cùng kín đáo và tách biệt trong 1 khu nhà trà lớn ( tea house ) dưới sự
quản ý vô cùng nghiêm ngặt. Vật liên lạc duy nhất giữa địa điểm này với thế giới
bên ngoài là chiếc điện thoại. Chỉ có những khách mời đặc biệt mới đc đi vào tòa
nhà này, và để có được vinh dự đó người ta cũng phải trả cái giá cắt cổ lên tới
3000 đô la ( cho 1 đêm giải trí ). Để trở thành 1 geisha thật sự, các maiko được
đào tạo rất kỹ những điệu múa cổ truyền và điều tối quan trọng là cử chỉ của họ
phải thật duyên dáng, nữ tính kèm theo nụ cười tươi tắn cởi mở. 1 tuần chỉ có 1
ngày các Geisha và Maiko đc nghỉ ngơi, họ được phép ăn vận bình thường và
trang điểm bình thường. Tuy vậy ngày nghỉ này cũng không phải tự do hoàn toàn

đối với các maiko, họ vẫn có 1 người đi theo giám sát phòng trừ việc bị hại bất
ngờ và mất đi sự trinh trắng
Geisha ở Tokyo

Khác với Kyoto, nhịp sống của người dân Tokyo vội vã hơn. Kèm theo sự du nhập
của văn hóa phương tây trong thời kỳ mở cửa, văn hóa và hình tượng Geisha ở đây
cũng có nhiều thay đổi. Cuộc sống của họ tự do và có thể nói là khá thoải mái, duy
chỉ có việc họ phải ở chung căn hộ với các mama-san 9 ng quản lý các Geisha).
Các mama-san thường rất thoải mái trong sinh hoạt, công việc của họ là liên lạc
với các trụ sở quản lí Geisha để biết được lịch hẹn kèm địa điểm các Geisha hải tới
tiếp khách. Các trụ sở này đều nằm dưới sự quản lý của chính phủ, họ là trung tâm
môi giới giữa khách hàng và các Geisha.
Mỗi Geisha đều có 1 hợp đồng lao động, sau khi hành nghề, tên của họ được đánh
dấu bằng các thẻ gỗ treo trên bảng phân công lịch hàng ngày. Nhờ những thẻ này
mà người môi giới có thể nắm được rõ Geisha nào đang ốm, đi du lịch hoặc đã đặt
chỗ trước mà đặt hàng cho khách. Thường thường, các Geisha có cuộc sống tự do
thoải mái tới tầm gần 6h tối. Họ phải đến các hiệu làm đầu để mang tóc giả về
trang điểm trước 6 h mà bắt đầu làm việc. 1 ngày làm việc của Geisha chính xác là
vào lúc kim đồng hồ điểm 6h tối. Các geisha ở Tokyo ko tự trang điểm mà được
sự giúp đỡ của những chuyên gia hóa trang riêng, họ có thể đến chỗ làm bằng
nhiều phương tiện khác nhau như xe ké, taxi
Bắt đầu bữa tiệc, 1 Geisha có kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ đứng ra múa, hát
trước tiếng đàn của điệu múa truyền thống mà 1 Geisha khác sẽ chơi. Chỉ những
bữa tiệc trang trọng và đặc biệt thì nghi thức này mới được chú ý đến nhiều.
Không khí lúc đó luôn trang nghiêm và sâu lắng. Kết thúc khúc dạo đầu, khách
bước vào phần chính của buổi tiệc, các geisha bắt đầu xuất hiện để bưng các món
ăn lên bàn tiệc. Nhiệm vụ của họ là tiếp chuyện và chơi với khách . Có khá nhiều
trò chơi phổ biến như oằn tù tì, đi vòng quanh trong điệu nhạc và cướp gối khi
tiếng nhạc dứt. Các Geisha luôn phải giữ cho không khí của buổi tiệc thật vui vẻ
bằng những câu truyện cười hoặc các trò chơi thú vị, đó cũng đồng thời là ý nghĩa

sự có mặt của Geisha.
Geisha biểu diễn nghệ thuật


Geisha thường được thuê để tham dự các buổi tiệc và tụ họp, theo truyền thống là
tại các quán trà chaya hoặc tại các nhà hàng Nhật Bản truyền thống (ryōtei). Thời
gian làm việc của họ được đo theo thời gian một cây hương cháy hết, và được gọi
là senkōdai hoặc gyokudai. Một từ khác để miêu tả chi phí là "ohana", hay phí
hoa. Khách hàng thỏa thuận sắp xếp qua văn phòng hiệp hội geisha kenban, nơi
quản lý lịch làm việc của từng geisha và sắp xếp các cuộc hẹn của cô trong cả việc
huấn luyện lẫn tiếp khách.
Trang điểm


Ngày nay, việc trang điểm truyền thống của một geisha tập sự là một trong những
nét đặc trưng có thể nhận ra họ, tuy nhiên, chỉ trong các buổi trình diễn đặc biệt,
các geisha từng trải nói chung vẫn được trang điểm với bộ mặt dày lớp phấn trắng
mà tạo nên tính cách của maiko.


Trang điểm truyền thống của một geisha tập sự bao gồm một lớp phấn nền dày,
màu trắng với thỏi son màu đỏ và phần sắc đỏ và đen quanh mắt và lông mày.
Trong giai đoạn khởi đầu của mình, maiko sẽ được một "người chị" giúp đỡ phần
trang điểm (một geisha kinh nghiệm sẽ cố vấn cho cô) hoặc "mẹ" (okami) của ngôi
nhà mà geisha đang ở và tập sự. Dần dần, maiko sẽ tự trang điểm lấy cho bản thân.


Sau khi geisha đã làm việc được ba năm, cô sẽ thay đổi trang điểm sang phong
cách dịu hơn. Lý do cho việc làm này là cô đã trở thành một geisha thuần thục, và
kiểu trang điểm đơn giản sẽ cho thấy nét đẹp tự nhiên của cô. Trong một vài buổi

tiệc trang trọng các geisha thuần thục sẽ vẫn trang điểm kiểu lớp phấn trắng dày.
Đối với các geisha trên ba mươi tuổi, việc trang điểm dày chỉ được thực hiện khi
biểu diễn múa đặc biệt vì tính chất buổi diễn đòi hỏi như vậy.
Trang phục
Áo kimono của các cô maiko màu sắc sặc sỡ, với những hình thiết kế, bắt mắt, vui
tươi, còn áo kimono của các cô geisha thường trang nhã hơn. Ngày xưa, các cô
bận áo kimono phản ảnh với mùa đang thời, vào mùa hè vải nhẹ và mát, mùa đông
vải dầy hơn. Theo cổ truyền xưa của Nhật một năm có đến 28 mùa, mỗi mùa có
một biểu tượng riêng, cuối tháng ba là mùa của chim hoạ mi, tháng hai cũng mùa
xuân nhưng là mùa hoa anh đào, đầu tháng mười một là mùa hoa cúc, tháng mười
cảnh lá phong đổi màu vv Áo kimono như bức tranh, có khi cả một phong cảnh
được hoạ trên áo. Ngoài ra ngực áo lúc nào cũng có thêu hình thể huy hiệu của
giòng họ. Tay áo kimono của các cô maiko dài, có khi xuống tới tà áo. Cổ áo của
các cô maiko màu đỏ, cổ áo của geisha màu trắng. Cổ áo là phần rời, mỗi ngày
phải có người đính cổ áo vào với cái áo lót. Sau thời kỳ thực tập, các cô maiko sẽ
trở thành geisha qua buổi lễ được gọi là eriage, nghĩa là “thay đổi cổ áo”. Cổ áo
của các cô geisha bây giờ chỉ có màu trắng, từ đây cô không còn bé bỏng nữa, cô
đã trở thành một geisha chuyên nghiệp.


Đi đôi với áo là đai obi. Đai áo cô geisha được cột tươm tất thành một cái hộp
ngang lưng, màu sắc hợp với áo kimono cô đang bận, trong khi đó đai obi của các
cô maiko dài thòng lòng, được cột thành từng vòng, kẹp cho ngay bằng những cái
móc, đuôi dây thòng xuống tà áo. Về bề ngang, đai áo được buộc lên tới ngực, và
đoạn cuối xuống tới rốn. Vải đai obi dầy hơn vải áo kimono, hàng lụa, thêu kim
tuyến, màu sắc lúc nào cũng sáng và tươi thắm hơn màu áo. Ngắm một cô maiko,
không phải chỉ thấy vẽ đẹp của cái áo kimono mà còn ở cái đai obi nữa. Cả áo và
đai nặng trên 40lbs. Vào thời kỳ đầu tập sự, các cô maiko khoảng 15 tuổi, cô
Mineko cho biết lúc đó cô cân nặng 79lbs, mà cái áo kimono của cô nặng tới 44
lbs. Thế nên phải có người giúp cô bận áo kimono vào.



Mỗi chiều, trước khi ra cổng, các cô đã trang điểm sẵn sàng. Theo lịch trình định
sẵn, người bận áo kimono chuyên nghiệp sẽ đi một lượt tới các nhà okiya để giúp
bận áo cho các cô geisha. Bận áo kimono là nghề gia truyền, thường gia đình đó
cũng sản xuất áo kimono. Đây là những người đàn ông duy nhất được phép có mặt
trong nhà okiya vào lúc chiều sẩm. Áo kimono hình chữ T, có độ dài bằng nhau,
thế nên trừ người rất cao, áo đứng dễ dàng, không bị sỗ, không bị nhăn, bổn phận
người bận áo kimono phải kéo áo cho thật kỹ càng, thẳng thớm, túm một khúc áo
bỏ vào đai, khúc kia gấp lại vào nơi khác cho thật gọn gàng để cô geisha giữ được
thăng bằng, và quân bình khi đi đứng. Những phụ nữ Nhật không bận áo kimono
quen, cần phải có phần đai độn bên trong cho áo được ngay ngắn, còn các cô
geisha bận áo kimono hàng ngày, nên ít khi phải dùng đai độn, trông dáng áo mềm
mại, dịu dàng hơn.


Chân các cô geisha, maiko, mang tất trắng tabi. Tất tabi cũng giống như giầy có
kích thước, các cô cần mang tất số nhỏ hơn guốc một kích để tất ôm vào chân và
bám vào guốc dễ hơn. Tất tabi may chìa ra như găng tay có hai phần, phần cho
ngón chân cái, và tất cả ngón kia bỏ vào phần còn lại. Tất được gài lại bằng nút.
Các cô maiko mang đôi guốc okobo cao tới 6 inches, các cô geisha mang guốc
geta thấp hơn. Guốc bằng gỗ, có coi bằng xà cừ. Với guốc cao như thế, thì các
nàng phải đi những bước chân nhỏ nhắn, từ tốn, tà áo kimono quấn quít nơi gót
chân tựa những ngọn sóng lăn tăn trên bãi biển.

Kiểu tóc

Kiểu tóc của geisha đã thay đổi nhiều qua các thời kỳ lịch sử. Trong quá khứ, có
thời kỳ phụ nữ thường để xoã tóc, có thời kỳ họ lại vấn tóc lên. Trong thế kỷ 17,
những người phụ nữ lại bắt đầu cột tóc lên lần nữa và trong thời gian này đã phát

triển kiểu tóc truyền thống shimada - một dạng của kiểu tóc chignon mà đa số
geisha thực thụ sử dụng.
Có 4 loại kiểu tóc shimada chính: kiểu taka shimada, kiểu này thường có búi tóc
cao, được những cô gái trẻ, chưa chồng sử dụng; kiểu tsubushi shimada, có búi tóc
thấp hơn được những người phụ nữ nhiều tuổi hơn sử dụng; kiểu uiwata, kiểu tóc
có búi tóc được vấn với một mảnh vải bông màu; và kiểu tóc mà được chia múi
tương tự như quả đào, chỉ được các maiko sử dụng.


Nhiều geisha hiện đại sử dụng tóc giả trong cuộc sống chuyên nghiệp của họ. Các
bộ tóc giả đó phải được bảo dưỡng định kỳ bởi các nghệ nhân có kỹ năng cao.
Làm tóc theo kiểu truyền thống là một nghệ thuật đang lụi tàn dần.
Những quy định dành cho 1 Geisha


Không được dậy muộn hơn 10 giờ sáng.Tắm rửa và giặt quần áo, đánh răng kỹ
càng và sau đó phải đi cầu nguyện đấng thuỷ tổ. Trước tiên, ra chào những người
chị lớn hơn và mẹ với 1 sự kính trọng tuyệt đối, và kế đó là chào hỏi những người
bạn cùng tuổi và nhỏ tuổi hơn. Đừng có làm việc gì tắc trách vào buổi sáng, hãy
chỉ chú tâm vào hoàn thành các bổn phận và nhiệm vụ của mình, và rồi cô sẽ có
thời gian nghỉ ngơi đôi chút trong suốt bữa tiệc biểu diễn phục vụ đám khách mời
thứ rượu gạo truyền thống của Nhật Bản.Phải luôn tiếp đãi khách với 1 nụ cười
hoàn hảo nhất, nhưng nhớ cẩn thận tránh để lộ quá nhiều hàm răng. Mọi việc đều
cần phải có 1 sự hoàn hảo theo nguyên tắc đã định trước.
Nếu 1 cô gái quá 20 tuổi, cô ta sẽ bị cho là quá già để học tất cả những quy tắc bất
di bất dịch của 1 Geisha. Những cô bé gái với mong ước trở thành Geisha thực thụ
đều phải học những bước khởi đầu ở độ tuổi rất nhỏ, với 1 chế độ tập luyện hà
khắc.Không được phép cãi lại mẹ hoặc chị gái ở tiệm làm đầu. Không được ăn
những thứ quà vặt mua trên đường, bởi vì điều này được quy kết là đồng nghĩa với
tính tuỳ tiện và luộm thuộm. Trong lúc chờ làm xong tóc, không nên phí phạm

thời gian mà tốt nhất là tranh thủ tập hát và nhảy múa.Phải giữ mái tóc theo đúng
kiểu truyền thống đơn giản của 1 Geisha, những thứ gì quá bắt mắt hoặc khác
người đều được xem là biểu hiện của 1 cô gái xấu.
Luôn giữ mái tóc được sạch sẽ, vì 1 mái tóc bẩn thỉu là 1 nỗi ô nhục lớn cho khổ
chủ.Tắm muộn nhất vào lúc 3 giờ chiều. Đặc biệt chú ý cách trang điểm sao cho
đúng, bởi trang điểm sai chỗ thể hiện sự hấp tấp vội vã, 1 khuôn mặt trang điểm
hoàn hảo cần sự chăm chút cẩn thận và có 1 sự chính xác nhất định.

×