Tiểu luần triết học Đỗ Thị Ngọc Anh
Trường : Cao Đẳng Y Hải Phòng
Lớp : Điều dưỡng
Họ và tên : Đỗ Thị Ngọc Anh
TIỂU LUẬN
Đề bài : Phân tích nội dung yêu cầu và tác động của các quy luật kinh tế trong nề sản xuất
hành hóa. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.(quy luật giá trị, cạnh trang, cung cầu, lưu thông tiền tệ và lạm phát).
Bài làm:
Quy luật kinh tế đó là sự phản ánh mối quan hệ nhân quả, tất yếu, khách quan, bền vững,
lắp đi lắp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng
để bán, để trao đổi trên thị trường, nó vận động chịu sự tác động các qui luật kinh tế riêng có
của nó:
+ Qui luật giá trị
+ Qui luật cung cầu
+ Qui luật lưu thông tiền tệ
I)Quy luật giá trị:
- Nội dung:
Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất
trao đổi hàng hóa ở đó có quy luật giá trị hoạt động. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi
hàng hóa phải giựa trên giá trị của nó,tức là dựa trên lao động xã hội cần thiết.
- Yêu cầu:
+ Đối với sản xuất:
Khối lượng sản phẩm mà những nhà sản xuất tạo ra phải phù hợp với nhu cầu và khả năng
thanh toán của xã hội.
Hao phí lao động xã hội cá biệt phù hợp với lao động xã hội cần thiết.
+ Đối với lưu thông:
Phải thực hiện thực hiện theo nguyên tác ngang giá: hàng hóa trao đỏi với nhau khi cùng
kết tinh một lượng lao động như nhau,hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện theo
nguyên tác giá cả phải phù hợp vói giá trị.
Giá cả hành hóa trên thị trường lên xuống xung quanh giá trị của hành hóa và trỏ thành cơ
chế tác động của quy luật giá trị. Với mối hành hóa riêng biệt, giá cả của nó có thể cao, thấp
hơn giá trị hàng hóa nhưng xét trên phạm vi xã hội,tổng giá cả luôn thống nhất với tổng giá trị
của hành hóa.
1
Tiểu luần triết học Đỗ Thị Ngọc Anh
- Tác động:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Điều tiết sản xuất là phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành thông qua sự
biến động của giá cả và quan hệ cung cầu trên thị trường, một ngành nào đó có cung tăng vượt
cầu làm cho giá cả hàng hoá giảm xuống (đến chi phí), người sản xuất bỏ ngành này, di chuyển
tư liệu sản xuất và sức lao động sang ngành cung chưa đáp ứng đủ cầu, cứ như vậy có sự điều
tiết qua lại giữa các ngành tạo ra một sự cân bằng.
Điều tiết lưu thông tức là điều tiết nguồn hàng từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao.
+ Kích thích sản xuất phát triển:
Trong nền sản xuất hàng hoá, lợi nhuận vừa là mục đích, vừa là động lực thúc đẩy hoạt
động kinh tế, để đạt được mức độ thu nhiều lợi nhuận, người sản xuất không ngừng cải tiến kỹ
thuật, vận dụng công nghệ mới tăng năng suất lao động, giảm chi phí (đến mức tối thiểu), tối đa
lợi nhuận, kích thích sản xuất phát triển.
+ Phân hóa và thực hiện sừ lùa chọn tụ nhiên giũa người sản xuất:
Trong môi trường cạnh tranh, để giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá, người nào có điều kiện sản xuất thuận lợi (kỹ thuật tiên tiến, qui mô lớn, ) chi phí
sản xuất thấp thu nhiều lợi nhuận và tiếp tục mở rộng sản xuất và ngày càng phát tài. Ngược lại,
người nào có điều kiện bất lợi, chi phí sản xuất cao, việc thu lỗ dẫn đến phá sản.
Tình hình trên dẫn đến một sự phân hoá trong xã hội, một số ít người giàu lên, trở thành ông
chủ, ngược lại số đông người bị phá sản rơi vào điều kiện làm thuê, cuối cùng dẫn đến sự ra đời
của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
II) Quy luật cung cầu
- Nội dung:
Cầu: là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một thời kỳ tương ứng
với giá cả,thu nhập và các biến số kinh tế khác.
Cung:là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán trên thị trường trong
một thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả,khả năng sản xuất chi phí sản xuất xác định.
- Các nhân tố ảnh huởng tới cung và cầu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu :thu nhập, sức mua của tiền,giá cả hàng hóa,lãi suất,thị hiếu
của người tiêu dùng…
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:Số lượng ,chất lượng các nguồn lực,các yếu tố sản xuất
được sử dụng,năng suất lao động,và chi phí sản xuất…
- Mối quan hệ cung và cầu:
Cung quyết định cầu: sản xuất quyết định tiêu dùng về số lượng,chất lượng ,cơ cấu,chủng
loại.
Cầu tác động đến cung: Nếu không có tiêu dùng cũng không có sản xuấ,tiêu dùng ít sản xuất
không phát triển.
- Tác động của cung, cầu đến sản lượng của nền kinh tế:
* Tăng cung sản lượng tăng
*Tăng cầu sản lượng tăng
- Tác dụng của cung - cầu lam cho giá cả vận động xoay quanh giá trị của hành hóa.
Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị
Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị
Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị
Đồng thời, giá cả cũng có tác động tới cung và cầu.
2
Tiểu luần triết học Đỗ Thị Ngọc Anh
III) Qui luật lưu thông tiền tệ
+ Khái niệm về lưu thông tiền tệ:
Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế, phục vụ cho các quan hệ về
thương mại hàng hoá, phân phối thu nhập, hình thành các nguồn vốn và thực hiện phúc lợi công
cộng.
+ Vai trò của lưu thông tiền tệ đối với sự phát triển và ổn định của nền kinh tế thị trường:
= Lưu thông tiền tệ và chu chuyển hàng hoá
= Lưu thông tiền tệ và quá trình phân phối và phân phối lại
= Lưu thông tiền tệ và quá trình hình thành các nguồn vốn
+ Yêu cầu phải quản lý lưu thông tiền tệ:
= Xuất phát từ vai trò của lưu thông tiền tệ.
= Xuất phát từ các trạng thái không ổn định của lưu thông tiền tệ và ảnh
hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế.
= Từ việc nghiên cứu quản lý lưu thông tiền tệ, K. Marx phát hiện ra quy
luật lưu thông tiền tệ.
- Nội dung quy luật:
Khối lượng tiền cần thiết (M) cho lưu thông trong một thời gian nhất định phụ thuộc vào tổng
giá cả của hàng hoá được sản xuất và đưa vào lưu thông (ΣPQ) và tốc độ lưu thông tiền tệ trong
thời gian đó(V)được ngân hàng qui định.
M = ∑PQ/V
Trong đó:
M: lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
P : Mức giả cả
Q: Khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông
V: số vòng luan chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
- Sự vận dụng qui luật lưu thông tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các mối liên hệ chủ yếu đề do thị trường (cung và
cầu) quyết định, kể cả mối quan hệ hàng hoá-tiền tệ. Vì vậy lưu thông tiền tệ cũng phải được
quản lý dựa trên cơ sở xác định mức cung và cầu tiền tệ nhằm đảm bảo cân bằng cung và cầu
tiền tệ.
+ Mức cung tiền tệ và sự xác định mức cung tiền tệ:
Khái niệm về cung tiền tệ: Tổng giá trị của các PTTT trong nền kinh tế - Về thực chất là
những tài sản có khả năng chuyển hoán (liquidity) ở mức độ nhất định.
Thành phần mức cung tiền: Được phân định theo khả năng chuyển hoán, bao gồm M1 gồm
tiền mặt và những tài sản được coi như tiền mặt; M2 gồm M1 và những tài sản có khả năng
chuyển hoán thấp hơn như tiền tiết kiệm, tiền gửi trên các tài khoản kinh doanh trên thị trường
tiền tệ ; M3 gồm M2 và một số tài sản khác có khả năng chuyển hoán thấp hơn ví dụ như tiền
gửi của các công ty kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, giấy chứng nhận sở hữu bất động
sản, trái phiếu Chính phủ.M4 gồm M3 và jấy chứng nhận sở hữu bất động sản. Và cứ như vậy
tuỳ theo sự phát triển của hệ thống tài chính của từng nước mà thành phần của mức cung tiền tệ
có thể kéo dài thêm.
3
Tiểu luần triết học Đỗ Thị Ngọc Anh
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cung tiền tệ: Thu nhập, Lãi suất, Giá cả và các biến số
khác phản ánh sự biến động của nền kinh tế xã hội.
+ Mức cầu tiền tệ và sự xác định mức cầu:
Khái niệm cầu tiền tệ: Là nhu cầu của công chúng hay nền kinh tế đối với việc năm giữ
tiền, hay là những tài sản có tính thanh khoản.
Thành phần của cầu tiền tệ: Có nhiều quan điểm khác nhau về thành phần cũng như các
nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tiền tệ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cầu tiền tệ: Thu nhập, Lãi suất, Giá cả, Tần suất thanh toán,
Lợi tức kỳ vọng của việc đầu tư vào các tài sản khác có liên quan đến tiền.
+ Điều tiết cung và cầu tiền tệ:
Việc điều tiết cung và cầu tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải dựa vào các tín
hiệu thị trường (mức chung giá cả, tỷ giá hối đoái và tình hình tăng trưởng kinh tế) sao cho MS
≡ Md , và đây chính là sự nhận thức và vận dụng qui luật lưu thông tiền tệ.
- Lạm phát:
Là một hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, đồng tiền bị mất giá vì tiền giấy không thực hiện
được chức năng là phương tiện cất trữ. Do đó biểu hiện của lam phát là mức giá chung của toàn
bộ nền kinh tế tăng lên.
Nói chung làm phát là hiện tượng chung của nền kinh tế hàng hóa và có tác động đến đời
sống kinh tế xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do sự mất cân đối giữa hàng và tiến, do số lượng tiền giấy
vượt quá mức trong lưu thông.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy luật kinh tế đối với nền kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta la:
+ Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ
phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu
dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chủ
nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát
triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng
sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới
giai đoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng. Bên cạnh mặt tích
cực nó còn có mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ
nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính
bất công và bất ổn của xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Hơn
thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nó còn ràng buộc các nước kém phát triển trong
quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ “trung tâm – ngoại vi”. Có thể nói, nền kinh tế thị
4
Tiểu luần triết học Đỗ Thị Ngọc Anh
trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay một số tập
đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước nghèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước
giàu và các nước nghèo.
Chính vì thế mà, như C. Mác đã phân tích và dự báo, chủ nghĩa tư bản tất yếu phải
nhường chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn minh hơn, nhân đạo hơn. Chủ
nghĩa tư bản mặc dù đã và đang tìm mọi cách để tự điều chỉnh, tự thích nghi bằng cách phát
triển “nền kinh tế thị trường hiện đại”, “nền kinh tế thị trường xã hội”, tạo ra “chủ nghĩa tư bản
xã hội”, “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, “nhà nước phúc lợi chung”…, tức là phải có sự can thiệp
trực tiếp của nhà nước và cũng phải chăm lo vấn đề xã hội nhiều hơn, nhưng do mâu thuẫn từ
trong bản chất của nó, chủ nghĩa tư bản không thể tự giải quyết được, có chăng nó chỉ tạm thời
xoa dịu được chừng nào mâu thuẫn mà thôi. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại
đang ngày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hóa để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn
hậu công nghiệp, theo xu hướng xã hội hóa. Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển
của xã hội. Nhân loại muốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
- Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế
muốn sớm khắc phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanh chóng xây dựng một
chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản.
Đó là một ý tưởng tốt đẹp, và trên thực tế suốt hơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở
Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống
của nhân dân Liên Xô. Nhưng có lẽ do nôn nóng, làm trái quy luật (muốn xóa bỏ ngay kinh tế
hàng hóa, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thị trường), không năng động, kịp thời điều chỉnh khi
cần thiết cho nên rút cuộc đã không thành công.
Sự hình thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đơn
thuần là sự tìm tòi và phát kiến về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự lựa chọn và
khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng và sáng tạo
của Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu
phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
= Do vậy đê xây dựng thàng công nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa nhà
nước ta, Đảng ta phải nghiên cứu kí các quy luật kinh tế và quy luật vân đông của lịch sư để có
sự điều tiết hợp lý đảm bảo cho sự phát triên nôn nóng làm trái quy luật.
5