Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.85 KB, 77 trang )

Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang đối đầu
với những khó khăn và thử thách mới và hệ thống ngân hàng đã trở thành một
trong những ngành kinh tế quan trọng, tạo ra một động lực phát triển mạnh mẽ
nhất trong nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng có vị trí quan trọng đáp ứng nhu cầu
vốn trong mọi nền kinh tế, hay nói khác hơn ngân hàng là cầu nối giữa nơi thừa
với nơi thiếu vốn. Chính vì vậy, sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng ở mọi quốc
gia luôn là cơ sở của sự ổn định tình hình kinh tế xã hội. Đồng thời là tiền đề, điều
kiện khai thác nguồn lực phát triển kinh tế. Bên cạnh đó nhà nước ta cũng quan
tâm việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, huy động lại tiềm
lực trong dân, đẩy mạnh tín dụng đầu tư, góp phần thực hiện kích cầu vì sự năng
động kinh tế theo chiến lược: Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm, tạo xung lực mới cho nền kinh tế.
Ngày nay, trong mọi hoạt động sản xuất hay kinh doanh, rủi ro được xem là
một hiện tượng tất yếu. May mắn là cái mà mọi người đều mong muốn đạt được,
đi kèm theo may mắn luôn là sự phồn vinh, phát triển mạnh mẽ của nước nhà.
Ngược lại, rủi ro là cái mà mọi người không mong muốn vấp phải trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Một khi rủi ro xảy ra, ở nhiều cấp độ khác nhau, rủi ro có thể
gây ra mọi sự đảo lộn và nếu ở cấp độ nặng hơn thì nó sẽ mang đến thảm họa cho
nền kinh tế nếu ta không kịp thời phát hiện và tìm cách khắc phục nó. Khi rủi ro
xảy ra thì những ảnh hưởng của nó thường dẫn đến những hậu quả khó lường. Nó
luôn là đầu mối của mọi tổn thất về kinh tế xã hội.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
trường là hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội đều
nhanh chóng tác động đến hoạt động ngân hàng, gây nên những xáo động bất ngờ
và làm cho hiệu quả của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng. Do vậy,
trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng phải đối đầu với hàng loạt các rủi ro: rủi ro
tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản… Trong các loại rủi ro


trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gắn liền với hoạt động của ngân hàng
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 1 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
vì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là đầu tư tín dụng cho vay. Cho nên khi rủi
ro xảy ra nếu ở mức độ thấp sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và uy
tín của ngân hàng; còn xảy ra ở mức độ cao sẽ dẫn đến nguy cơ ngân hàng có thể
bị phá sản. Đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ, với mục
tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu thì thị trường cá nhân là một thị
trường mục tiêu hấp dẫn. Vì mục tiêu đó, hiện nay tại ngân hàng Sacombank sản
phẩm dịch vụ phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân rất đa dạng, điển hình
như sản phẩm tiền vay, sản phẩm tiền gửi, thẻ, chuyển tiền…Trong đó sản phẩm
tiền vay là sản phẩm mang lại nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế rủi ro về tín dụng
luôn là đề tài được mọi người quan tâm hơn cả. Với những lý do trên em đã chọn
đề tài "Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình nợ xấu đối với lĩnh vực cho vay cá nhân, tìm ra nguyên
nhân dẫn đến rủi ro. Từ những nguyên nhân đó có thể đề xuất các biện pháp
phòng ngừa nhằm hạn chế được rủi ro trong việc cho vay, giúp ngân hàng đứng
vững trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng
- Đánh giá rủi ro tín dụng thông qua một số chỉ tiêu
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưỏng đến rủi ro tín dụng
- Đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Thời gian
Số liệu để thực hiện đề tài nghiên cứu được thu thập trong ba năm 2005,
2006 và 2007

1.3.2 Không gian
Tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 2 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân
tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ năm 2005-
2007 và đề xuất các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro.
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 3 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, và trong đó người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả lại cả gốc và lãi
cho người vay sau một thời gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận ngay lúc đầu.
Thực tế cho thấy, tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng dù ở
bất cứ dạng nào tín dụng cũng được thể hiện ở cả ba mặt cơ bản:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng từ người này sang người khác.
- Sự chuyển giao này có tính tạm thời.
- Khi đến hạn (do hai bên thỏa thuận lúc đầu) người sử dụng hoàn trả lại cho
người sở hữu một giá trị lớn hơn, và phần tăng thêm được gọi là phần lời hay lãi
suất.
2.1.1.2 Bản chất của tín dụng
Tín dụng ra đời là một tất yếu khách quan trong nền sản xuất hàng hóa, vì khi
nền sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến sự phân
hóa giàu nghèo trong xã hội và đó là điều không thể tránh. Lúc đó, trong xã hội sẽ
có người thừa vốn, có người thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

cuuxng như trong đời sống hàng ngày.
Để giải quyết vấn đề này ngân hàng đã làm chiếc cầu nối giữa nơi thừa và
nơi thiếu vốn, giải quyết nhu cầu về vốn tạm thời trong xã hội.
2.1.1.3 Vai trò của tín dụng
Tín dụng cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, bên cạnh đó còn góp phần phát
triển đầu tư và phát triển kinh tế. Tín dụng là một trong những công cụ để tập
trung vốn một cách hữu hiệu và còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các tổ
chức kinh tế, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Có thể nói trong mọi nền kinh tế
xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn của mình, tạo động lực phát triển mạnh
mẽ mà khó có công cụ nào có thể thay thế được.
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 4 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
Tín dụng thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất. Đây là
cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ được ổn định, tạo ra nhiều cơ hội, việc làm,
thu hút nhiều lực lượng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã
hội.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá, làm giảm áp lực lạm phát.
Ngoài ra còn tạo điều kiện để giao lưu hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1.1.4 Chức năng của tín dụng
a. Chức năng phân phối lại tài nguyên
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính
nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài
nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.
Phân phối tín dụng được thể hiện bằng hai cách:
- Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa
sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và
việc phát hành trái phiếu của các công ty.

- Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức
trung gian như Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính.
b. Thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng hóa phát triển
Ngày nay Ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện
thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn
định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông.
Như vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà Ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho
sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tiền tệ do Ngân hàng tạo ra gồm: tiền tệ (tiền giấy
và tiền kim loại không đủ giá trị) và bút tệ.
Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn và do
vậy, hàng hoá đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh
mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế.
2.1.2 Phân loại tín dụng
Tín dụng ngân hàng có thể chia làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào
những tiêu thức phân loại khác nhau:
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 5 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn
- Tín dụng ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn đến một năm. Mục
đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc bổ sung vào vốn lưu
động tạm thời thiếu hụt của khách hàng, hoặc nhằm mục đích tiêu dùng, phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân
- Tín dụng trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ 1 - 5 năm, được cung cấp
để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng
công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín
dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng
sản xuất có qui mô lớn.
2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng
- Cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước.

- Tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
+ Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Doanh nghiệp tư nhân.
+ Tư nhân cá thể.
+ Hợp tác xã.
2.1.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng
+ Tín dụng trong sản xuất nông nghiệp.
+ Tín dụng trong ngành công nghiệp chế biến.
+ Tín dụng trong ngành thuỷ sản.
+ Tín dụng trong ngành thương nghiệp và dịch vụ.
+ Tín dụng vào các mục đích khác
2.1.3 Sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng Sacombank
2.1.3.1 Tín dụng cá nhân là gì?
Đây là khoản tín dụng cấp cho cá nhân để phục cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh, nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng…
2.1.3.2 Những sản phẩm tín dụng cá nhân hiện có tại Sacombank
Một số sản phẩm tín dụng cá nhân tiêu biểu:
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 6 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
- Cho vay sản xuất kinh doanh: tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng
nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
- Cho vay tiêu dùng: tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu tiêu dùng như
mua sắm vật dụng trong gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh…
- Cho vay bất động sản: cung cấp vốn cho khách hàng có nhu cầu nhằm bổ
sung phần vốn thiếu hụt trong xây dựng, sửa chữa nhà, nâng cấp nhà, thanh toán
tiền mua bất động sản,…
- Cho vay cán bộ-công nhân viên: là tài trợ vốn cho các cá nhân là cán bộ
công nhân viên dưới hình thức vay tín chấp nhằm phục vụ sinh hoạt tiêu dùng trên
cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác của cán
bộ công nhân viên.

- Cho vay góp chợ: là thức tài trợ vốn đối với khách hàng là tiểu thương đang
kinh doanh tại các chợ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hàng hóa và
dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: tài trợ khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp
ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề, kinh doanh hàng hóa
và dịch vụ.
- Cho vay cầm cố chứng từ có giá: tài trợ vốn cho các khách hàng có các giấy
tờ, chứng từ có giá trị nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp.
2.1.4 Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn, những biến cố không lường
trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan và thường dẫn đến thiệt hại
hoặc thua lỗ.
2.1.5 Phân loại rủi ro
Những rủi ro của ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào những dạng
sau:
2.1.5.1 Rủi ro lãi suất:
Là rủi ro gắn liền với sự biến động của lãi suất trên thị trường. Lãi suất của
ngân hàng khác với lãi suất của thị trường gây bất lợi cho ngân hàng.
2.1.5.2 Rủi ro hối đoái:
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 7 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
Xảy ra do sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường. Sự thay đổi giá cả của
đồng ngoại tệ trong quá trình huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ làm cho lợi
nhuận của ngân hàng giảm
2.1.5.3 Rủi ro thanh khoản
Là rủi ro ngân hàng mất khả năng chi trả do mất cân đối giữa nguồn vốn và
sử dụng vốn, khi ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không được giải quyết
kịp thời sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
2.1.5.4 Rủi ro tín dụng
Rủi ro xảy ra khi cho vay mà ngân hàng thương mại không thu hồi được hoặc

thu hồi không đầy đủ cả gốc và lãi sau khi đáo hạn. Do một hoặc một nhóm khách
hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng .
2.1.6 Những quy định của ngân hàng nhà nước liên quan đến rủi ro
2.1.6.1 Phân loại nợ
Theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước nợ được phân làm 5 nhóm
- Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn
+ Các khoản nợ trong hạn
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
- Nhóm 2: nợ cần chú ý
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10- 90 ngày
+ Các khoản nợ nhóm 1 được ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn
+ Các khoản nợ từ 91-180 ngày
+ Các khoản nợ được ngân hàng miễn, giảm lãi vay một phần hoặc toàn bộ
Giá trị lãi trong hạn và/ hoặc quá hạn
- Nhóm 4: nợ nghi ngờ
+ Các khoản nợ từ 181-360 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lần hai (không tính các lần cơ cấu nợ trước đó đã
được khách hàng khắc phục, đã được ngân hàng chuyển lại nhóm 1)
+ Các khoản nợ cơ cấu lần 1quá hạn dưới 90 ngày.
- Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 8 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
+ Các khoản nợ cơ cấu lần 3 (không tính các lần cơ cấu các khoản nợ trước
đó đã được khắc phục và đã được ngân hàng chuyển lại nhóm 1)
+ Các khoản nợ cơ cấu lần 1quá hạn trên 90 ngày
+ Nợ cơ cấu lần 2 quá hạn
+ Nợ khoanh, nợ chờ xử lý theo cấp có thẩm quyền
a) Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi

đã quá hạn.
b) Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
2.1.6.2 Dự phòng rủi ro tín dụng
- Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra
do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro bao gồm
dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
+ Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ cụ
thể các khoản nợ để dự phòng những tổn thất có thể xảy ra.
+ Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn
thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và
các trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng do chất lượng các khoản nợ
suy giảm.
- Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22-04-2005 do ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ban hành, dự phòng cụ thể và dự phòng chung được lập cho
các hoạt động tín dụng. Theo quyết định này, việc tính dự phòng cụ thể được căn
cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ như sau:
Tỷ lệ dự phòng
+ Nhóm 1-Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
+ Nhóm 2-Nợ cần chú ý 5%
+ Nhóm 3-Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
+ Nhóm 4-Nợ nghi ngờ 50%
+ Nhóm 5-Nợ có khả năng mất vốn 100%
- Theo quyết định trên, một khoản dự phòng chung cũng được lập nhằm duy
trì mức dự phòng chung bằng tổng giá trị của các khoản nợ ngoại trừ nợ có khả
năng mất vốn. Mức dự phòng chung này được yêu cầu phải đạt được trong vòng 5
năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 9 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
2.1.6.3 Quy trình cho vay của Sacombank
Quy trình cho vay đối với tín dụng cá nhân được thể hiện một cách tổng quát

như sau:
Bước 1: tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ vay.
Bước 2: xác minh, thẩm định và lập tờ trình đề xuất
Bước 3: thông báo cho vay (hoặc không cho vay); (nếu cho) hoàn tất thủ tục
cầm cố thế chấp
Bước 4: thực hiện cầm cố thế chấp
Bước 5: kiểm tra trước khi giải ngân, thực hiện giải ngân
Bước 6: lưu trữ hồ hơ vay và tài sản đảm bảo
Bước 7: kiểm tra sau cho vay và quản lý nợ vay
Bước 8: tất toán hồ sơ vay
Bước 9: lưu trữ hồ sơ tất toán
2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng và đo
lường rủi ro tín dụng.
+ Tỷ lệ nợ xấu: là chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng. Phản ánh
số nợ (nợ thuộc nhóm 3,4,5 của nợ quá hạn) chưa thu hồi được trên tổng số dư nợ.
Tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao.
+ Hệ số thu nợ: đây là hệ số phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng,
hệ số này càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng thấp.

GVHD: ThS. Lê Long Hậu 10 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
X 100%
Hệ số thu nợ =
Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = X 100%
Tổng dư nợ
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
+ Vòng quay vốn tín dụng (vòng):


Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng
tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì tốc độ luân chuyển vốn tín dụng càng cao,
thời gian thu hồi vốn càng nhanh. Đồng thời cũng đồng nghĩa là ngân hàng kinh
doanh tốt, biết cách luân chuyển vốn và làm công tác thu nợ tốt.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp được thu thập tại phòng Kế toán và
Quỹ tại ngân hàng Sacombank bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Định hướng hoạt động kinh doanh
- Những tài liệu báo cáo có liên quan đến tín dụng
- Tham khảo một số hồ sơ vay vốn của các cá nhân
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thu thập về được phân tích dựa trên một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp thống kê, mô tả
- Phương pháp so sánh tăng giảm về số tuyệt đối và tương đối
- Phương pháp tỷ số
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 11 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)
Dư nợ bình quân =
2
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI
NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
3.1.1 Tổng quát về ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch là Sài
Gòn Thương Tín Commercial Joint Stock Bank (viết tắt là Sacombank), ngân hàng
được thành lập trên cơ sở chuyển thể ngân hàng phát triển Gò Vấp và sáp nhập ba
hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Lữ Gia và Thành Công. Sacombank chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 21/12/1991 với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín
dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Sacombank có mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến cuối năm 2005
Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng và trở thành ngân hàng có vốn
điều lệ lớn nhất Việt Nam. Sacombank là một trong những ngân hàng rất thành
công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến dòng sản phẩm
dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân.
Lịch sử phát triển của Sacombank được tóm tắt qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1991- 1995, khởi đầu với vốn điều lệ ban đầu chỉ có 3 tỷ đồng,
mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven, phạm vi kinh doanh đơn điệu
- Giai đoạn 1995-1998, Sacombank tập trung cho nhiệm vụ hoạch định phát
triển song song với việc củng cố và chấn chỉnh.
- Giai đoạn 1999-2001, vốn điều lệ từ 71 tỷ đồng tăng lên 190 tỷ đồng; xác
lập quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên khắp thế giới. Xây
dựng chiến lược phát triển dài hạn 2001-2010 và phương hướng nhiệm vụ của thời
kỳ kế hoạch 2001-2005
- Giai đoạn 2001-2005, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế và các mục
tiêu phát triển đề ra cho thời kỳ kế hoạch 5 năm. Đặc biệt với sự góp vốn của 03
cổ đông nước ngoài là các tổ chức tài chính-ngân hàng trên thế giới và khu vực đã
hỗ trợ Sacombank tiếp cận công nghiệp tiên tiến và kinh nghiệm quản trị điều
hành hiện đại, chuẩn bị quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 12 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
Qua hơn 14 năm hoạt động, vốn điều lệ Sacombank phát triển từ 190 tỷ đồng
năm 2001 lên hơn 2.089 tỷ đồng vào tháng 12/2006. Mạng lưới hoạt động trải
rộng từ Bắc vào Nam. Cùng với những thành quả đạt được, Sacombank hướng đến

mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng - hiện đại - tốt nhất Việt Nam và có
quy mô trung bình trong khu vực.
Giai đoạn 2005-2006, Sacombank tiếp tục thành công trên nhiều lĩnh vực
hoạt động. Ngày 12/07/2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm
yết cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM với mã giao dịch STB
đây là một sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển lớn mạnh của thị
trường vốn Việt Nam.
Sự thành công trong năm 2006 tiếp tục khẳng định Sacombank phát triển bền
vững ổn định. Trong năm 2007, vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 4.449 tỷ;
xây dựng được mạng lưới hoạt động tại 44 tỉnh – thành phố trong cả nước với 211
điểm giao dịch. Đồng thời thể hiện cam kết trách nhiệm của Sacombank với nhà
nước, cổ đông, các nhà đầu tư, với toàn thể khách hàng và cán bộ công nhân viên.
3.1.2 Khái quát về ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ
3.1.2.1 Quá trình hình thành
Huy động vốn nhàn rỗi ở các đô thị lớn, đưa về phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế và góp phần cải thiện môi trường sống các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ
là một trong những định hướng phát triển chiến lược của ngân hàng SàiGòn
Thương Tín- Hội sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những định hướng nêu trên, đồng thời xem Cần Thơ như là thủ
phủ của các tỉnh miền Tây Nam Bộ - là trung tâm nhiều mặt của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Chính vì điều đó, vào ngày 31/12/2001 chi nhánh cấp 1 Cần
Thơ chính thức khai trương. Đánh dấu một thời kỳ mới trong định hướng phát
triển của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
với tầm hoạt động rộng khắp địa bàn cũng như các tỉnh lân cận để làm nền tảng
cho các đơn vị kế thừa phát triển sau này.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Cần Thơ chính thức
được thành lập vào ngày 31/12/2001. Trên cơ sở sáp nhập giữa ngân hàng thương
mại cổ phần nông thôn Thạnh Thắng và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín dựa trên các văn bản sau:
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 13 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường

Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
- Công văn số 2583/UB, ngày 13/09/2001 của UBND tỉnh Cần Thơ chấp
thuận cho ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín mở chi nhánh cấp 1
tại TP.Cần Thơ.
- Quyết định số 1325/QĐ-NHNN,ngày 24/10/2001 của Thống đốc NHNN
Việt Nam chuẩn y việc sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng vào
ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
- Quyết định số 280/2001/QĐ-HĐQT, ngày 25/10/2001 của HĐQT ngân
hàng Sài Gòn Thương Tín v/v thành lập Chi nhánh cấp 1 Cần Thơ
Sacombank hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh
số 5703000023.01 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Cần Thơ cấp ngày 25/10/2001.
3.1.2.2 Chức năng hoạt động
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ-tín dụng và làm dịch vụ ngân hàng trên
địa bàn như các chi nhánh cấp 1 khác, chi nhánh Cần Thơ còn là trung tâm huấn
luyện - trung tâm điều hòa vốn - trung tâm quản lý máy tính phân vùng tập trung -
trung tâm của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ và là trung tâm nghiên cứu ứng
dụng các thành tựu khoa học và các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.
Sacombank hoạt động theo nguyên tắc:
- Tự cân đối thu nhập, chi phí, có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí
và lãi điều hòa vốn nội bộ.
- Có bảng cân đối tài khoản riêng.
- Được để tồn quỹ qua đêm.
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo cán bộ
- Giám đốc chi nhánh là người phụ trách và chịu trách nhiệm với tổng giám
đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức
danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của hội đồng quản trị ngân hàng.
Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sự ủy quyền của
tổng giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình
cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả
thực hiện do người ủy quyền thực hiện.

- Phó giám đốc có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi
nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ
nhiệm, bãi nhiệm của tổng giám đốc.
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 14 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
- Phòng hỗ trợ có chức năng quản lý tín dụng, thanh toán quốc tế, xử lý giao
dịch.
+ Quản lý tín dụng: hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ,
chức năng khác
+ Thanh toán quốc tế: xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, xử lý các giao
dịch chuyển tiền quốc tế, chức năng khác.
+ Xử lý giao dịch
- Phòng cá nhân có các chức năng sau:
+ Tiếp thị cá nhân: quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ
thể; tiếp thị và quản lý khách hàng; chăm sóc khách hàng cá nhân; chức năng khác
+ Thẩm định cá nhân: thẩm định cá hồ sơ cấp tín dụng theo quy trình thẩm
định
- Phòng doanh nghiệp có chức năng
+ Tiếp thị doanh nghiệp: quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản
phẩm cụ thể; tiếp thị và quản lý khách hàng; chăm sóc khách hàng doanh nghiệp;
chức năng khác
+ Thẩm định doanh nghiệp: thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng theo quy trình
thẩm định
GVHD: ThS. Lê Long Hậu 15 SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
P. GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH
Phòng
Hỗ trợ
Phòng
Kế toán và Quỹ
Phòng
Hành chánh
Phòng
Cá nhân
Phòng
Doanh nghiệp
Bộ phận
Tiếp thị DN
Bộ phận
Thẩm định
DN
Bộ phận
Tiếp thị CN
Bộ phận
Thẩm định
CN
Bộ phận
Quản lý tín
d ngụ
Bộ phận
Thanh toán
Q.Tế
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận

Quỹ
Bộ phận
Xử lý giao dịch
Phòng giao dịch
16
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
- Phòng Kế toán và Quỹ có chức năng hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch
toán kế toán đối với các đơn vị trước thuộc chi nhánh; đảm nhận công tác thanh
toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác; tổng hợp kế
hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh; đồng thời quản lý chi phí điều hành,
quản lý thanh khoản, kho quỹ và bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh.
- Phòng Hành chánh có chức năng quản lý mặt nhân sự tại đơn vị, theo dõi
lưu trữ công văn đến và gửi công văn đi. Đây là bộ phận không thể thiếu tại ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Ngoài ra tổ hành chính còn có chức năng tham
mưu cho Ban Giám đốc điều hành trong những hoạt động của ngân hàng như soạn
thảo văn bản về nội quy cơ quan, quy chế làm việc, xây dựng khung chương trình
thi đua nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lao động; đảm nhận công tác lễ
tân, hậu cần, và chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, và
đảm bảo tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.
- Phòng giao dịch
+ Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay, và cung cấp các sản
phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng.
+ Tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định của
ngân hàng
+ Thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương
hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt
động; xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch
+ Tổ chức công tác quản lý hành chính bảo đảm an toàn an ninh tài sản; theo
dõi tham mưu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị. Đồng thời, phòng giao

dịch cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt
động của đơn vị.
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận và ngân hàng
thương mại cũng không ngoài mục tiêu đó. Do đó, lợi nhuận không những là chỉ
tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là
chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường ngày nay. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
17
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
đạt lợi nhuận cao nhất và mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện
được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh của mình. Để thấy rõ hơn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong
thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
18
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007
So sánh 2006/2005So sánh 2007/2006
Giá trị % Giá trị %

I. TỔNG THU NHẬP 64.183 85.279 104.084 21.096 32,87 18.805 22,05
1. Thu nhập từ lãi 62.242 81.538 99.734 19.296 31,00 18.196 22,32
Thu từ hoạt động tín dụng 62.140 81.195 99.360 19.055 30,66 18.165 22,37
Thu lãi tiền gửi TCTD 102 343 374 241 236,27 31 9,04
2. Thu nhập ngoài lãi 1.941 3.741 4.350 1.800 92,74 609 16,28
Thu dịch vụ thanh toán và quỹ 1.565 2.854 3.578 1.289 82,36 724 25,37
Thu từ hoạt động bất thường 138 215 277 77 55,80 62 28,84
Thu từ hoạt động khác 238 672 495 434 182,35 -177 -26,34
II. TỔNG CHI PHÍ 54.628 72.858 88.832 18.230 33,37 15.974 21,92
1. Chi trả lãi 48.866 65.180 80.219 16.314 33,39 15.039 23,07
Chi lãi điều hòa vốn 30.016 41.930 46.996 11.914 39,69 5.066 12,08
Chi lãi huy động 18.850 23.250 33.223 4.400 23,34 9.973 42,89
2. Chi phí ngoài lãi 5.762 7.678 8.613 1.916 33,25 935 12,18
Dịch vụ thanh toán và quỹ 298 334 380 36 12,08 46 13,77
Chi điều hành 5.312 6.879 7.902 1.567 29,50 1.023 14,87
Chi hoạt động khác 81 383 258 302 372,84 -125 -32,64
Nộp thuế và phí 71 82 73 11 15,49 -9 -10,98
III. LÃI TRƯỚC THUẾ 9.555 12.421 15.252 2.866 29,99 2.831 22,79
( Nguồn: phòng Kế toán và Quỹ)
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ
19
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thể hiện qua ba nét chính:
tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank trong những năm qua đã
đạt được những thành công nhất định trong việc bảo đảm nguồn vốn cũng như mở
rộng thị phần.
- Theo số liệu thì tổng thu nhập của Ngân hàng điều tăng qua các năm. Cụ
thể, năm 2005 tổng thu nhập của Sacombank Cần Thơ là 64.183 triệu đồng đến
năm 2006 tổng thu nhập là 85.279 triệu đồng, tăng lên 21.096 triệu đồng hay tăng

32,87% so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt
104.084 triệu đồng tăng 18.805 triệu đồng hay tăng 22,05% so với năm 2006. Mức
tăng trưởng của Sacombank như vậy là tương đối tốt trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay. Tổng thu nhập của Sacombank tăng hàng năm nguyên
nhân là do Ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng có uy tín, hoạt
động tín dụng ngày càng hiệu quả bởi trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu
từ hoạt động tín dụng là khoản thu chiếm tỷ trọng khá cao. Điển hình như năm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
20
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
2005, trong tổng thu nhập của Sacombank thì thu từ hoạt động là 62.140 triệu
đồng chiếm 96,82% tổng thu nhập. Hay trong năm 2006 thu từ hoạt động tín dụng
là 81.195 triệu đồng chiếm 95,21% và năm 2007 là 99.360 triệu đồng chiếm
95,46% so với tổng thu nhập, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng hoạt động ngày càng hiệu quả.
Bên cạnh nguồn thu từ hoạt động tín dụng Ngân hàng còn có nhiều nguồn thu khác
như: thu phí bảo lãnh, thu lãi tiền gửi tổ chức tín dụng, thu dịch vụ, kinh doanh
ngoại tệ và các khoản thu khác. Tuy nhiên các khoản thu này không đáng kể chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn thu nhập của Ngân hàng. Từ một cơ cấu thu nhập
như thế có thể đưa ra khuyến cáo rằng những rủi ro tín dụng tiềm năng là rất quan
trọng, bởi nó có khả năng tác động đáng kể đối với vị thế cạnh tranh của Ngân
hàng. Chính vì vậy mà qua mỗi năm Ngân hàng luôn tự làm mới mình bằng cách
phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú, dựa trên nền tảng
công nghệ thông tin hiện đại (thẻ, E-banking, thanh toán điện tử liên ngân hàng,
các nghiệp vụ phát sinh,...) để nhằm tăng thu nhập từ dịch vụ góp phần tác động
chung vào thu nhập của toàn Ngân hàng Sacombank.
- Tăng thu nhập bao giờ cũng đi đôi với tăng chi phí phải bỏ ra, bởi vì hoạt
động của ngân hàng cũng như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, để tạo ra lợi
nhuận thì phải bỏ ra một khoản chi phí. Nhìn chung tổng chi phí của Sacombank

qua ba năm có xu hướng tăng. Ta có thể nhìn thấy rõ điều đó qua bảng kết quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2006 là 72.858 triệu đồng tăng18.230
triệu đồng so với năm 2005 tức tăng 33,37%, sang năm 2007 tổng chi phí là
88.832 triệu đồng tăng lên 21,91%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi phí qua
các năm là do để chi trả lãi huy động tiền gửi và lãi vốn điều chuyển nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng, cải thiện hệ thống, mở thêm nhiều
phòng giao dịch,...Bên cạnh đó, do mở rộng thị trường, gia tăng các sản phẩm dịch
vụ, trang thiết bị công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực, nộp thuế và các khoản chi
phí khác nên làm cho chi phí ngoài lãi trong tổng chi phí của Ngân hàng tăng lên.
Tuy nhiên Ngân hàng cũng đã có những biện pháp như tìm hiểu trước khi thực
hiện dự án, quản trị chi phí,... không để cho tình trạng tăng chi phí ảnh hưởng đến
hoạt động của Ngân hàng. Sự gia tăng chi phí chứng tỏ Ngân hàng vẫn không
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
21
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
ngừng nổ lực phát huy và mở rộng quy rộng hoạt động của Ngân hàng ngày một
tốt hơn.
- Lợi nhuận: là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định vốn nhằm
mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Để đạt được mục tiêu đề ra,
lợi nhuận khuyến khích nhà quản lý mở rộng, cải thiện công việc, giảm chi phí và
gia tăng các dịch vụ. Qua bảng 1 ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là
có hiệu quả, lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2006 lợi nhuận
Ngân hàng đạt 12.421 triệu đồng tăng lên 2.866 triệu đồng so với năm 2005, theo
tỷ trọng là tăng 29,99%; sang năm 2007 lợi nhuận của Sacombank là 15.252 triệu
đồng tăng 2.831 triệu hay tăng 22.79% so với năm 2006. Sacombank Cần Thơ là
chi nhánh nên không sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, vì kết quả hoạt động
kinh doanh của chi nhánh được chuyển về Hội Sở để tính thuế thu nhập doanh
nghiệp của Ngân hàng. Sở dĩ lợi nhuận của Sacombank luôn tăng trưởng hàng năm
là do Ngân hàng luôn có những kế hoạch, chính sách thay đổi phù hợp nhằm tăng

doanh thu, giảm chi phí dẫn đến tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, tuy
tốc độ tăng tổng chi phí của ngân hàng khá cao nhưng về giá trị vẫn thấp hơn giá
trị của tổng thu nhập, do đó lợi nhuận ngân hàng vẫn tăng đều qua các năm.
Qua việc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ta
thấy Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường
hiện nay nhằm để thu hút khách hàng và cạnh tranh với những ngân hàng khác thì
Sacombank cần càng phải luôn đổi mới và đầu tư nhiều hơn nữa.
3.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.3.1 Thuận lợi
- Trong những năm gần đây, chính sách của nhà nước về hoạt động của hệ
thống ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và tạo điều kiện tự chủ hơn cho các
tổ chức tín dụng. Như quyết định 493, 457/2005,… đã khuyến khích việc mở
rộng, triển khai các nghiệp vụ ngân hàng mới phù hợp với nền kinh tế, đảm bảo
được an toàn trong hoạt động.
- Sacombank Cần Thơ được hình thành trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng
TMCP nông thông Thạnh Thắng, đã kế thừa được mạng lưới hoạt động khá tốt và
một lượng khách hàng thân thuộc của ngân hàng Thạnh Thắng, cùng với uy tín và
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
22
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
kinh nghiệm hoạt động của Sacombank đã tạo điều kiện thuận lợi ngay từ buổi
đầu đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, Ngân hàng được sự quan tâm chỉ đạo của các
cấp chính quyền địa phương và Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Cần Thơ, vì là đơn vị
tiên phong trong việc thực hiện chủ trương của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước
trong việc củng cố hoạt động của các ngân hàng nông thôn và đô thị. - Về năng
lực tài chính: lợi thế về năng lực tài chính (tính đến thời điểm 06/05/2008 vốn
điều lệ là 4.449 tỷ đồng, vốn tự có 6.531 tỷ đồng) cho phép Sacombank đáp ứng
các quy định về an toàn vốn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu, đầu tư phát triển hệ

thống công nghệ thông tin và các dịch vụ ngân hàng. - Về mạng lưới hoạt động:
Với 221 điểm giao dịch trên khắp cả nước trong đó có hơn 52 chi nhánh, 110
phòng giao dịch và một tổ chức tín dụng (có mặt hầu hết các vùng kinh tế trọng
điểm), Sacombank có mạng lưới rộng nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP.
- Bộ máy quản trị, điều hành: hệ thống quản trị, điều hành và cấu trúc bộ máy
đã được cải tiến liên tục theo các chuẩn mực quốc tế dưới sự hỗ trợ tư vấn của
IFC, ANZ ngày càng mang lại hiệu quả tích cực.
- Hệ thống công nghệ thông tin: Sacombank đã đầu tư hệ thống Corebanking-
T24 với kinh phí trên 4 triệu đô la Mỹ nhằm đáp ứng được các yêu cầu xử lý
thông tin, nâng cao chất lượng quản lý và là tiền đề cho việc ứng dụng và mở rộng
các dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác.
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tạo cơ chế tốt nhất để nâng cao
tính độc lập, khách quan trong hoạt động, không những phục vụ công tác kiểm
soát rủi ro mà còn giúp tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Cán bộ công nhân viên trẻ qua quá trình công tác, làm việc chung đã tạo
được sự liên kết đoàn kết cao, tương trợ nhau trong công tác nghiệp vụ, lề lối, tác
phong làm việc chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ.
+ Cán bộ lãnh đạo được tuyển chọn, đào tạo kỹ lưỡng, quản lý chặt chẽ hoạt
động giữa các phòng ban. Đồng thời luôn quan tâm, khích lệ, động viên nhân viên
khi cần thiết, tạo động lực làm việc cho nhân viên cấp dưới.
- Sản phẩm dịch vụ của Sacombank Cần Thơ rất đa dạng và phong phú. Chi
nhánh có chính sách thu hút khách hàng hấp dẫn tùy theo từng thời kỳ, đặc biệt là
các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ thanh toán,…
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
23
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
- Hoạt động của Sacombank được chuẩn hóa bằng các quy định, quy chế ban
hành dựa trên cơ sở chính sách pháp luật rất chặt chẽ. Chủ trương của ngân hàng
tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hóa chuyên môn của cán bộ nhân viên.

3.3.2 Khó khăn
Mặc dù Sacombank Cần Thơ có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển hoạt
động, nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn gây ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Các chính sách, qui định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng thiếu
đồng bộ, vẫn còn những quy định chồng chéo, các công cụ chủ yếu của chính sách
tiền tệ chưa được đổi mới kịp thời, cơ chế giám sát còn nhiều bất cập.
- Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng cả về lĩnh
vực huy động vốn cũng như công tác cho vay và thu hồi nợ.
- Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập: trong tiến trình hội nhập quốc
tế, sacombank phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng tăng từ phía các ngân hàng
quốc doanh, ngân hàng nước ngoài về quy mô vốn, hệ thống mạng lưới,cơ sở vật
chất...
- Trong những năm qua, hoạt động kinh tế của thành phố Cần Thơ gặp không
ít khó khăn do biến động về giá cả thị trường nông sản, nguyên nhiên vật liệu, bất
động sản bị đóng băng do chính sách nhà nước thay đổi, tỷ lệ lạm phát cao… đã
tác động rất lớn đến công tác cho vay của ngân hàng.
- Các thành phần kinh tế phát triển chưa toàn diện. Kinh tế quốc doanh đang
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu; kinh tế tư nhân, hộ gia đình có phát triển nhưng
chất lượng còn thấp, rủi ro hoạt động còn cao.
- Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước và của địa phương mặc dù có
nhiều đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nói chung và cho
hoạt động ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế hội nhập, môi
trường kinh doanh luôn thay đổi, việc vận dụng các chính sách của nhà nước vẫn
còn gặp khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời.
- Sự cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ thay thế: Sự phát triển của thị
trường vốn, thị trường bảo hiểm và một số kênh huy động vốn mới đang trở thành
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường

24
Phân tích rủi ro tín dụng cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ--
những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân về các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
GVHD: ThS. Lê Long Hậu SVTH: Nguyễn Thị Hải Đường
25

×