TÌNH HÌNH TRẺ EM THẾ GIỚI 2011
Tuổi vị thành niên
Tuổi của những cơ hội
TÓM TẮT
TÌNH HÌNH TRẺ EM THẾ GIỚI 2011
TÓM TẮT
Tính cấp thiết của việc đầu tư vào trẻ thành niên ..1
Quyền của trẻ vị thành niên ...................3
Các thách thức toàn cầu đối với trẻ vị thành niên ..8
Nắm bắt cơ hội ở tuổi vị thành niên ............ 11
Cùng hành động vì trẻ vị thành niên ............13
TUỔI VỊ THÀNH NIÊN: TUỔI CỦA NHỮNG CƠ HỘI 1
Trong vô số các vấn đề, mục tiêu, chỉ tiêu và ưu tiên của các
chương trình phát triển quốc tế, trẻ vị thành niên – những
người từ 10 đến 19 tuổi theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc
– rất hiếm khi giữ vị trí hàng đầu. Đặc biệt trong bối cảnh
ngân sách phát triển hạn hẹp như hiện nay, theo lối tư duy
truyền thống thì hầu hết các nguồn lực sẽ được dành cho
trẻ em trong 10 năm đầu đời. Đầu tư vào y tế, dinh dưỡng,
giáo dục cơ bản và bảo vệ trẻ em trong những năm gần đây
đã góp phần đảm bảo một sự khởi đầu tốt hơn một cách
đáng kể cho cuộc sống của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, cùng
với thành quả này là trách nhiệm đảm bảo sự hỗ trợ cho trẻ
em tiếp tục được duy trì khi trẻ lớn lên và phát triển. Là một
động lực cơ bản rất quan trọng của Tuyên bố Thiên niên
kỷ, sự thay đổi lâu dài trong cuộc sống của trẻ em và thanh
thiếu niên chỉ có thể đạt được bằng việc bên cạnh những
cam kết cải thiện cuộc sống 10 năm đầu đời của trẻ, cần
công nhận tầm quan trọng của 10 năm tiếp theo.
Đầu tư vào trẻ vị thành niên là một việc rất
cần thiết vì ít nhất 5 lý do:
• Thứ nhất, đầu tư vào trẻ vị thành niên là một việc làm
phù hợp với nguyên tắc của Công ước LHQ về Quyền
Trẻ em, áp dụng cho mọi đối tượng trẻ vị thành niên
dưới 18 tuổi, và Công ước về Xóa bỏ Mọi Hình thức Bạo
lực đối với Phụ nữ, áp dụng cho mọi trẻ em gái vị thành
niên. Để thực hiện cam kết đối với trẻ em và thanh thiếu
niên theo các công ước này, và để thực hiện một cách
nghiêm túc các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trước
thời hạn năm 2015, chúng ta cần phải đưa vấn đề an
sinh và quyền của trẻ vị thành niên trở thành một phần
không thể thiếu của các chương trình nghị sự.
• Thứ hai, đây là cách hiệu quả nhất nhằm củng cố những
kết quả đạt được có tính lịch sử cho trẻ em trong những
năm đầu (0-4 tuổi) và giữa (5-9 tuổi) tuổi niên thiếu kể từ
năm 1990, trong đó đáng chú ý là tỉ lệ tử vong ở trẻ em
dưới 5 tuổi trên toàn cầu đã giảm 33%, gần như xóa bỏ
hoàn toàn chênh lệch về giới trong tỉ lệ nhập học cấp tiểu
học ở một số khu vực, và những cải thiện đáng kể trong
khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học, nước sạch, tiêm
chủng định kỳ và những loại thuốc thiết yếu như thuốc
ARV trong điều trị HIV.
• Thứ ba, đầu tư vào trẻ vị thành niên có thể giúp đẩy nhanh
cuộc đấu tranh chống đói nghèo, bất bình đẳng kinh tế - xã
hội và phân biệt đối xử giới. Bất bình đẳng thường bộc lộ
rất rõ ràng ở độ tuổi vị thành niên: trẻ em nghèo hoặc sống
bên lề xã hội ít có khả năng được học lên cấp trung học và
có nhiều khả năng phải trải qua những sự lạm dụng như
tảo hôn, tình dục sớm, bạo lực và lao động giúp việc gia
đình – đặc biệt là đối với các em gái. Việc chối bỏ quyền
của trẻ vị thành niên được giáo dục và được chăm sóc sức
khỏe một cách có chất lượng, được bảo vệ và được tham
gia sẽ kéo dài mãi cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói và
tình trạng bị gạt ra ngoài lề đã tước đi của các em cơ hội
được phát triển tối đa tiềm năng của mình.
• Thứ tư, đầu tư vào trẻ vị thành niên sẽ giúp tăng cường
các nỗ lực của chúng ta nhằm giải quyết các thách thức
TÓM TẮT
Tính cấp thiết của việc đầu tư
vào trẻ vị thành niên
Hawa, 12 tuổi, (thứ hai từ trái sang) gần đây đã được
đi học trở lại, sau khi có sự can thiệp của Mạng lưới
Quốc gia của Hiệp Hội Các Người Mẹ dành cho Trẻ Em
Gái - một mạng lưới vận động về giáo dục dành cho
trẻ em gái ở Cameroon.
©UNICEF/NYHQ2009-2036/Sweeting
2
TUỔI VỊ THÀNH NIÊN: TUỔI CỦA NHỮNG CƠ HỘI
lớn của thời đại: biến đổi khí hậu, bất ổn định kinh tế, đô
thị hóa và di cư bùng nổ, HIV/AIDS, và các khủng hoảng
nhân đạo đang tăng lên về tần suất và mức độ nghiêm
trọng. Để có thể giải quyết hiệu quả các hậu quả qua
nhiều thế hệ của những thách thức này, trẻ vị thành niên
cần phải được đối xử như những đối tác bình đẳng, và
cần được trang bị những kỹ năng, năng lực và hiểu biết
phù hợp.
• Cuối cùng, mặc dù trẻ vị thành niên thường được gọi là
‘thế hệ tương lai’, nhưng chúng ta không nên quên rằng
các em cũng là một phần đáng kể của thế hệ các công
dân toàn cầu hiện tại – đang sống, lao động, và đóng
góp cho các gia đình, cộng đồng, xã hội và nền kinh tế.
Không kém gì trẻ em, trẻ vị thành niên cũng xứng đáng
được công nhận, được bảo vệ và chăm sóc, được sử
dụng các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, được tạo cơ hội
và được hỗ trợ.
Thực tế là trong một số hoàn cảnh – đặc biệt liên quan
đến những nguy cơ trong công tác bảo vệ trẻ em như tảo
hôn, khai thác tình dục vì mục đích thương mại, và vi phạm
pháp luật – thì trong số tất cả các trẻ em dưới 18 tuổi, trẻ vị
thành niên có thể là đối tượng có nhu cầu được bảo vệ và
hỗ trợ lớn nhất. Tuy nhiên hiện nay có rất ít sự đầu tư và hỗ
trợ trong các lĩnh vực quan trọng này, đôi khi là vì những lý
do nhạy cảm liên quan đến chính trị, văn hóa và xã hội. Do
có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa công tác bảo vệ, giáo dục
và sự sống còn của trẻ em, nên rõ ràng là việc đầu tư vào
người chưa thành niên, đặc biệt là các em gái, có khả năng
làm giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, cải thiện điều kiện dinh dưỡng
và giải quyết đáng kể các vấn đề bạo lực, lạm dụng, bóc lột
trẻ em và phụ nữ.
Vì những lý do kể trên, và để hưởng ứng Năm Quốc tế
Thanh thiếu niên lần thứ hai bắt đầu vào tháng 8/2010,
UNICEF đã dành riêng ấn bản báo cáo Tình hình Trẻ em
Thế giới năm 2011 của mình cho đối tượng trẻ vị thành niên.
Báo cáo này trình bày những thách thức mà các em trai và
gái phải đối mặt khi bước vào thập niên thứ hai của cuộc
đời, nêu lên không chỉ những nguy cơ và khả năng bị tổn
thương của thời kỳ có vai trò mấu chốt này, mà cả những
cơ hội hiếm có mà tuổi vị thành niên mang lại, cả cho bản
thân trẻ vị thành niên và cho xã hội mà các em đang sống.
Rất nhiều bằng chứng thu thập được cho thấy rằng đầu tư
vào trẻ vị thành niên đem lại cho chúng ta hy vọng lớn nhất
về khả năng phá vỡ vòng đói nghèo luẩn quẩn truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác và giải quyết tình trạng bất bình
đẳng đã làm suy yếu các cộng đồng và quốc gia và gây tổn
hại đến sự phát triển và quyền của vô số trẻ em. Bằng việc
hành động ngay lúc này, chúng ta sẽ có thể nuôi dưỡng một
thế hệ được trao quyền để thực hiện quyền của chính mình,
đặt nền móng cho một thế giới hòa bình hơn, vị tha hơn và
bình đẳng hơn, trong đó mỗi thế hệ trẻ em tiếp nối đều có
thể có cuộc sống tốt đẹp.
Số lượng trẻ vị thành niên(10-19 tuổi) theo khu vực, 2009
Nguồn: Liên Hợp Quốc, Ban Kinh tế và Xã hội,Division de la population,
Phân chia Dân số, Triển vọng Dân số Thế giới: Chỉnh sửa năm 2008,
<www.esa.un.org/unpd/wpp2008/index.htm>, truy cập tháng 10/2010.
Đông Á và
Thái Bình Dương
329 triệu
Nam Á
335 triệu
Trung Đông
và Bắc Phi
84 triệu
Tây và
Trung Phi
94 triệu
Đông và
Nam Phi
91 triệu
CEE/CIS
58 triệu
Các nước
công nghiệp hóa
118 triệu
Châu Mỹ La tinh
và Caribe
108 triệu
TUỔI VỊ THÀNH NIÊN: TUỔI CỦA NHỮNG CƠ HỘI 3
Không phải tất cả những trẻ vị thành niên đều được tiếp cận
với giáo dục và chăm sóc sức khỏe có chất lượng, cũng như
sự bảo vệ và sự tham gia. Việc đánh giá chính xác tình hình
hiện tại của trẻ vị thành niên là bước đi đầu tiên hướng tới
giám sát và đảm bảo việc thực hiện quyền của các em. Tuy
nhiên có một điều không thuận lợi là hiện có rất ít các số liệu
toàn diện và được chia theo nhóm – một yếu tố thiết yếu cho
việc theo dõi các tiến bộ đạt được, đặc biệt là ở các quốc gia
đang phát triển. Các hệ thống thông tin quốc gia và quốc tế
về trẻ em tập trung chủ yếu vào những năm đầu đời của trẻ,
thời điểm những mối đe dọa đối với sức khỏe của trẻ là lớn
nhất và có thể đánh giá việc trẻ đi học một cách dễ dàng hơn.
Mặc dù việc tăng cường tập trung vào công tác bảo vệ trẻ em
toàn diện đã giúp hình thành một số chỉ số chính về các vấn
đề có tác động đến trẻ vị thành niên– như lao động trẻ em,
tảo hôn, tập tục cắt âm hộ trẻ em gái, bạo lực và khuyết tật –
nhưng vẫn còn một phạm vi rất lớn các vấn đề cần được bổ
sung nhiều thông tin hơn và thông tin có chất lượng tốt hơn.
Y tế
Nhìn chung, trẻ vị thành niên trên khắp thế giới ngày nay
khỏe mạnh hơn so với trước đây. Nhờ một phần lớn vào
những khoản đầu tư cho trẻ em ở giai đoạn đầu và giữa của
thời niên thiếu, những em bước sang thập niên thứ hai của
cuộc đời đã vượt qua được những năm tháng có nguy cơ tử
vong lớn nhất. Tai nạn chiếm trên 1/3 số ca tử vong ở trẻ vị
thành niên: năm 2004, gần 400.000 trẻ vị thành niên tử vong
vì những thương tích không chủ ý. Rất nhiều trong số các vụ
tai nạn này có thể được ngăn ngừa bằng cách cải thiện an
toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là ở những nơi có tỉ lệ
đô thị hóa nhanh chóng cùng với số lượng trẻ vị thành niên
lớn. Các em trai thường là nạn nhân của tai nạn giao thông
đường bộ hơn, và cũng có nhiều khả năng hơn bị thương
tích hoặc tử vong do bạo lực, bao gồm các trường hợp bạo
lực ngẫu nhiên và có tổ chức.
Tính dễ bị tổn thương của trẻ vị thành niên một phần xuất
phát từ xu hướng tự nhiên của các em là thích mạo hiểm và
thử nghiệm ranh giới của các hành vi được xã hội chấp nhận.
Khi các em tìm cách hình thành một cái tôi cho mình, các em
có thể có những trải nghiệm với thuốc lá, rượu và các chất
kích thích khác, hoặc tham gia vào những hành động liều
lĩnh có thể dẫn đến thương tật hoặc những vấn đề lâu dài
cho sức khỏe.
Dinh dưỡng
Bị xao nhãng ở thời kỳ đầu của tuổi niên thiếu, những khác
biệt về giới trong chăm sóc dinh dưỡng trở nên rõ ràng ở
lứa tuổi vị thành niên, và đặc biệt rõ nét ở các khu vực Tây
Phi, Trung phi và Nam Á. Những tác động của dinh dưỡng
yếu kém có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với các em gái vị
thành niên: rất nhiều em sống ở các khu vực có tỉ lệ thiếu
máu và thiếu hụt dinh dưỡng cao lập gia đình và có thai ở
độ tuổi vị thành niên, và do đó có nhiều hơn khả năng tử
vong hoặc bị biến chứng trong thai kỳ hoặc trong khi sinh.
Sự phổ biến của chứng thiếu máu ở các em gái vị thành
niên (15-19) tuổi tại một số quốc gia có tỉ lệ cao
*Dòng kẻ đậm ở mức 40% thể hiện ngưỡng thiếu máu được coi là một vấn đề
sức khỏe nghiêm trọng của quốc gia.
Nguồn: DHS và các khảo sát quốc gia, 2003–2009.
0
10
20
30
40
50
60
70
80%
68
66
63
59
57
56
52
51
51
49
Mali
Sénégal
Ghana
Bénin
Congo
Inde
Burkina
Faso
Guinée
Sierra
Leone
République-Unie
de Ta
nzanie
TÓM TẮT
Quyền của trẻ thành niên
4
TUỔI VỊ THÀNH NIÊN: TUỔI CỦA NHỮNG CƠ HỘI
Thừa cân và béo phì cũng gây tác động tiêu cực đối với
sức khỏe của nhiều trẻ vị thành niên ở cả các quốc gia công
nghiệp hóa và các quốc gia đang phát triển.
Sức khỏe tình dục và sinh sản
Rất nhiều trẻ vị thành niên trên khắp thế giới đang tham
gia vào các mối quan hệ tình dục. Các số liệu khảo sát hộ
gia đình cho thấy ở các quốc gia đang phát triển (trừ Trung
Quốc), khoảng 11% nữ giới và 6% nam giới ở độ tuổi 15-19
cho biết đã từng có quan hệ tình dục trước khi 15 tuổi. Để
khỏe mạnh và an toàn, trẻ vị thành niên cần được tiếp cận
với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe
sinh sản có chất lượng cao và các thông tin từ sớm. Có
những khác biệt đáng kể giữa hai giới trong lĩnh vực này:
trong khi các em trai vị thành niên thường tham gia vào
hoạt động tình dục nguy cơ cao hơn, các em này cũng có
nhiều khả năng sử dụng bao cao su hơn. Khả năng bị tổn
thương lớn hơn của các em gái trước các nguy cơ về sức
khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cũng như những nguy
cơ liên quan đến giới ở nhiều quốc gia và cộng đồng khiến
cho việc tăng cường hiểu biết và khả năng tiếp cận cần
thiết cho các em trở nên đặc biệt quan trọng. Hiện tượng
tảo hôn ở trẻ vị thành niên có mối liên hệ chặt chẽ với khả
năng bị biến chứng cao trong quá trình mang thai và sinh
nở - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở
nữ giới độ tuổi 15 đến 19 trên khắp thế giới – cũng như làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
và có thai ngoài ý muốn. Sự kiểm soát không hiệu quả đối
với việc sinh nở của chính mình khiến cho nhiều em gái vị
thành niên lựa chọn giải pháp nạo phá thai không an toàn,
qua đó phải đối mặt với nguy cơ thương tật nghiêm trọng
hoặc tử vong, và thường đưa bản thân vào hoàn cảnh vi
phạm pháp luật.
HIV/AIDS
LHIV/AIDS là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự
sống của thế hệ trẻ vị thành niên hiện tại. Các em gái có
nhiều nguy cơ nhiễm HIV hơn rất nhiều so với các em trai,
không những do khả năng lây bệnh lớn hơn xét ở khía
cạnh sinh lý học mà còn do các em thường thiếu sự kiểm
soát trong những tình huống liên quan đến tình dục và sử
dụng bao cao su; bạo lực tình dục, cả trong và ngoài hôn
nhân, dẫn đến việc tăng nguy cơ lây nhiễm HIV của các
em. Đầu tư vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
và phổ biến kiến thức về HIV sẽ giúp nâng cao năng lực
cho trẻ vị thành niên trong việc lựa chọn và hành vi của
bản thân, và có thể thấy những nỗ lực này đang bắt đầu
đem lại kết quả - mặc dù ở đây cũng tồn tại sự khác biệt
giữa hai giới. Mặc dù có nhiều em gái vị thành niên đi xét
nghiệm HIV hơn so với các em nam, nhưng các em nam
có nhiều khả năng có hiểu biết toàn diện hơn về biện pháp
phòng tránh. Việc cung cấp những dịch vụ và thông tin này
cho trẻ em ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (10 – 14
tuổi) là một việc làm cấp thiết nhằm giảm sự lây lan của
HIV; đối với giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên (15 – 19
tuổi), nguy cơ lây nhiễm ở các quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm
cao hiện giờ đã rất đáng kể.
Sức khỏe tâm thần
Đối với nhiều người, các vấn đề về sức khỏe tâm thần lần
đầu tiên xuất hiện từ giai đoạn vị thành niên. Ở nhiều quốc
gia đang có sự gia tăng các trường hợp trầm cảm, rối loạn
hành vi ăn uống (đặc biệt là ở các em gái) và các hành vi
tự hủy hoại bản thân. Mặc dù các vấn đề này thường bắt
nguồn từ sự tự ti và áp lực phải thỏa mãn những kỳ vọng
thiếu thực tế, nhưng bên cạnh đó còn có các yếu tố khác
được cho là gây nên tình trạng này, như bạo lực, đối xử tồi
tệ, lạm dụng, sao nhãng, và bắt nạt.
Một em gái đang hỏi một câu hỏi
tại một hội nghị đặc biệt
tổ chức tại Trường Lãnh đạo
Phụ nữ trẻ East Harlem,
New York City, Hoa Kỳ.
©UNICEF/NYHQ2009-1416/Markisz