Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

thiết kế công trình trung tâm kĩ thuật in – thông tấn xã việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 208 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nha Trang, đến
nay tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và hoàn thành đồ án tốt nghiệp
đại học.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm khoa Xây dựng, cùng
với các thầy cô giảng dạy đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức cơ sở, chuyên môn và các kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian theo học
tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Trần Doãn Hùng - người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành đồ án đúng thời hạn.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lời cảm ơn đến cha mẹ cùng những người thân và toàn thể
bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện công tác
tốt nghiệp.
Tôi xin chúc các thầy cô và toàn thể bạn bè sức khỏe dồi dào, đạt nhiều thành
công trong công việc, học tập và nghiên cứu.

Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Phong





I

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC I
DANH MỤC BẢNG VI


DANH MỤC HÌNH IX
MỞ ĐẦU 1
PHẦN KIẾN TRÚC 2
1.1. Giới thiệu về công trình 2
1.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình 2
1.3. Điều kiện khí hậu nơi xây dựng công trình 3
1.3.1. Nhiệt độ 3
1.3.2. Độ ẩm 3
1.3.3. Lượng mưa 3
1.3.4. Hướng gió 3
1.4. Giải pháp thiết kế công trình 4
1.4.1. Các yêu cầu chung 4
1.4.2. Giải pháp mặt bằng và phân khu chức năng 4
1.4.3. Giải pháp mặt đứng 5
1.4.4. Giải pháp giao thông 5
1.4.5. Giải pháp hoàn thiện 5
1.5. Giải pháp kĩ thuật 6
1.5.1. Giải pháp chiếu sáng, thông gió 6
1.5.2. Giải pháp cấp điện 6
1.5.3. Giải pháp thông tin liên lạc 6
1.5.4. Giải pháp cấp và thoát nước 6
1.5.5. Giải pháp phòng cháy và chữa cháy 7
1.5.6. Phương án thoát hiểm 7
1.5.7. Giải pháp chống sét 7
1.5.8. Xử lí rác thải 7
1.6. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật 8
1.6.1. Mật độ xây dựng 8
1.6.2. Hệ số sử dụng đất 8
PHẦN KẾT CẤU 9
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG 9

1.1. Tiêu chuẩn thiết kế 9
1.2. Vật liệu 9
1.3. Hình dạng công trình 10
1.3.1. Theo phương ngang 10
1.3.2. Theo phương đứng 10
1.4. Cấu tạo các bộ phận liên kết 10
1.5. Tính toán hệ kết cấu nhà cao tầng 11
II

1.5.1. Sơ đồ tính 11
1.5.2. Tải trọng 11
1.5.3. Phương pháp tính toán hệ kết cấu 11
1.5.4. Phần mềm tính toán 12
CHƯƠNG II CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU, VẬT LIỆU VÀ KÍCH THƯỚC
TIẾT DIỆN 13
2.1. Chọn giải pháp kết cấu 13
2.1.1. Hệ kết cấu chịu lực chính 13
2.1.2. Hệ kết cấu sàn 15
2.2. Vật liệu sử dụng 17
2.2.1. Bê tông 17
2.2.2. Cốt thép 18
2.2.3. Vật liệu khác 18
2.3. Chọn sơ bộ kích thước tiết diện 19
2.3.1. Chọn chiều dày bản sàn 19
2.3.2. Chọn tiết diện dầm 20
2.3.3. Chọn tiết diện cột 20
2.3.4. Chọn tiết diện vách và vách thang máy 21
CHƯƠNG III TÍNH TOÁN SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH 22
3.1. Chọn chiều dày bản sàn 22
3.2. Sơ đồ tính 23

3.3. Tải trọng tính toán 23
3.3.1. Tĩnh tải sàn 23
3.3.2. Hoạt tải sàn 25
3.3.3. Tổng tải trọng tác dụng lên mỗi ô sàn 26
3.4. Xác định nội lực các ô sàn 27
3.4.1. Đối với ô sàn kê 4 cạnh 27
3.4.2. Đối với ô sàn loại bản dầm 28
3.5. Tính toán cốt thép sàn 29
3.5.1. Lý thuyết tính toán cốt thép 29
3.5.2. Kết quả tính toán 29
3.6. Bố trí và bố trí thép cấu tạo 33
3.6.1. Bố trí cốt thép 33
3.6.2. Bố trí thép cấu tạo 33
CHƯƠNG IV ĐẶC TRƯNG ĐỘNG HỌC CÔNG TRÌNH 34
4.1. Cơ sở lí thuyết 34
4.2. Tính toán các dạng dao động 35
4.2.1. Khối lượng và tâm khối lượng từng tầng 37
4.2.2. Chu kì, tần số dao động riêng và tỉ số khối lượng tham gia 37
CHƯƠNG V XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN TẢI TRỌNG GIÓ 39
5.1. Thành phần tĩnh của tải trọng gió 39
5.2. Thành phần động của tải trọng gió 41
5.2.1. Cơ sở chọn dạng dao động 41
III

5.2.2. Công thức xác định 42
5.3. Phương pháp tổ hợp tải trọng gió 47
5.3.1. Nguyên tắc tổ hợp 47
5.3.2. Cách nhập tải trọng gió vào mô hình công trình 47
CHƯƠNG VI TÍNH TOÁN CỐT THÉP KHUNG TRỤC 4 48
6.1. Các loại tải trọng 48

6.2. Các trường hợp tổ hợp tải trọng 48
6.3. Tính toán thép dầm khung trục 4 từ tầng 1 đến tầng mái 49
6.3.1. Lý thuyết tính toán cốt thép dọc cấu kiện dầm chịu uốn 49
6.3.2. Lý thuyết tính toán cốt thép đai cấu kiện dầm chịu uốn 51
6.3.3. Tính toán giật đứt 52
6.3.4. Bảng kết quả tính toán cốt thép dầm 53
6.3.5. Bố trí cốt thép 64
6.4. Tính toán cốt thép cột khung trục 4 từ tầng 1 đến tầng mái 66
6.4.1. Lý thuyết tính toán cốt thép 66
6.4.2. Bảng kết quả tính toán cốt thép cột 69
6.4.3. Bố trí thép đai cột 97
6.4.4. Bố trí cốt thép cột 97
CHƯƠNG VII THIẾT KẾ MÓNG KHUNG TRỤC 4 98
7.1. Giới thiệu về công trình 98
7.2. Điều kiện địa chất công trình 98
7.2.1. Cấu tạo địa tầng 98
7.2.2. Đánh giá điều kiện địa chất 99
7.2.3. Chọn mặt cắt địa chất để tính móng 103
7.2.4. Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn 103
7.3. Chọn giải pháp nền móng 103
7.3.1. Phương án móng cọc ép 103
7.3.2. Phương án móng cọc khoan nhồi 104
7.4. Cơ sở tính toán 105
7.4.1. Các giả thiết tính toán 105
7.4.2. Các loại tải trọng dùng tính toán 105
7.5. Thiết kế móng cọc khoan nhồi 106
7.5.1. Tải trọng 106
7.5.2. Sơ bộ chiều sâu đáy đài móng và các kích thước khác 109
7.5.3. Cấu tạo đài cọc và cọc 110
7.5.4. Tính toán sức chịu tải của cọc khoan nhồi 112

7.5.5. Xác định kích thước móng và số lượng cọc 120
7.5.6. Kiểm tra lực tác dụng lên cọc 123
7.5.7. Kiểm tra ổn định đất nền theo khối móng quy ước 126
7.5.8. Kiểm tra độ lún của móng 132
7.5.9. Kiểm tra điều kiện đâm thủng móng 134
7.5.10. Tính cốt thép đài cọc 134
7.5.11. Bố trí thép giằng móng 138

IV

PHẦN THI CÔNG 139
CHƯƠNG I TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG . 139
1.1. Vị trí xây dựng công trình 139
1.2. Điều kiện địa chất – thủy văn 139
1.3. Đặc điểm công trình 140
1.3.1. Kiến trúc 140
1.3.2. Kết cấu 140
1.3.3. Kết cấu móng 140
1.4. Điều kiện thi công 141
1.4.1. Tình hình cung ứng vật tư 141
1.4.2. Máy móc và thiết bị thi công 141
1.4.3. Nguồn nhân công phục vụ thi công 141
1.4.4. Nguồn nước phục vụ thi công 142
1.4.5. Nguồn điện phục vụ thi công 142
1.4.6. Giao thông và vận chuyển vật liệu đến công trình 142
1.4.7. Thiết bị và công tác an toàn lao động trong thi công 142
1.5. Các tiêu chuẩn áp dụng 143
CHƯƠNG II THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM 144
2.1. Chọn giải pháp thi công phần ngầm 144
2.2. Thiết kế biện pháp thi công cọc khoan nhồi 144

2.2.1. Thông số về cọc 144
2.2.2. Chọn phương án thi công cọc khoan nhồi 144
2.2.3. Quy trình kĩ thuật thi công cọc khoan nhồi 145
2.2.4. Kiểm tra chất lượng cọc 151
2.2.5. Chọn máy khoan, máy cẩu theo phương pháp thi công 154
2.2.6. Tính toán khối lượng công tác cọc khoan nhồi 156
2.3. Thiết kế biện pháp thi công tường cừ thép 157
2.3.1. Chọn phương án thi công 157
2.3.2. Tính toán tường cừ Larsen 157
2.3.3. Chọn máy thi công 159
2.3.4. Thi công hạ cừ thép 159
2.4. Thiết kế biện pháp thi công đào đất 160
2.4.1. Thể tích đất cần đào 161
2.4.2. Chọn sơ đồ đào đất 162
2.4.3. Chọn máy đào đất 163
2.4.4. Chọn ô tô vận chuyển đất 164
2.5. Thiết kế biện pháp thi công móng và giằng móng 165
2.5.1. Bê tông lót móng 165
2.5.2. Đổ bê tông đài móng 166
2.5.3. Chọn máy thi công 171
2.6. Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công tường tầng hầm 171
2.6.1. Công tác cốt thép 172
2.6.2. Công tác ván khuôn 172
2.6.3. Công tác bê tông 173
V

2.6.4. Chọn máy thi công 174
2.7. Thiết kế biện pháp thi công sàn tầng hầm 174
2.7.1. Chuẩn bị 174
2.7.2. Công tác cốt thép sàn tầng hầm 174

2.7.3. Công tác bê tông sàn tầng hầm 174
2.7.4. Chọn máy thi công 174
CHƯƠNG III THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN 175
3.1. Chọn phương pháp thi công 175
3.2. Tính toán ván khuôn sàn 175
3.3. Tính toán ván khuôn dầm 177
3.4. Tính toán ván khuôn cột 179
3.5. Tính toán máy thi công 180
3.5.1. Chọn cần trục tháp 180
3.5.2. Chọn máy vận thăng 182
3.5.3. Chọn bơm bê tông và xe chở bê tông 182
CHƯƠNG IV TÍNH TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ LẬP TỔNG MẶT BẰNG 183
4.1. Tính tiến độ thi công 183
4.1.1. Tính khối lượng và thời gian thi công phần ngầm 183
4.1.2. Tính khối lượng và thời gian thi công phần thân 185
4.2. Lập tổng mặt bằng xây dựng 190
4.2.1. Nguyên tắc bố trí tổng mặt bằng 190
4.2.2. Tính toán nhà tạm công trường 191
4.2.3. Tính toán kho bãi chứa vật liệu 192
4.2.4. Tính toán cấp điện cho công trình 193
4.2.5. Tính toán cấp nước cho công trình 195
PHẦN TÍNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH 196
1.1. Quy mô và đặc điểm công trình 196
1.2. Cơ sở tính tổng mức đầu tư 196
1.3. Tính tổng mức đầu tư xây dựng công trình 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO 198










VI

DANH MỤC BẢNG
Trang
PHẦN KẾT CẤU 9
Bảng 2.1. Trọng lượng riêng của vật liệu và hệ số vượt tải 18
Bảng 2.2. Chọn sơ bộ kích thước dầm 20
Bảng 2.3. Chọn sơ bộ kích thước cột 21
Bảng 3.1. Tĩnh tải tính toán các ô sàn trong nhà S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7, S8,
S9, S10 và các ô sàn ban công SB1, SB2 24
Bảng 3.2. Tĩnh tải tính toán các ô sàn khu vệ sinh S11, S12 24
Bảng 3.3. Tĩnh tải tường trên các ô sàn S4, S9, S10, S11, SB1, SB1, SB2 25
Bảng 3.4. Hoạt tải tính toán 26
Bảng 3.5. Tổng tải trọng tác dụng lên mỗi ô sàn 26
Bảng 3.5. Tổng tải trọng tác dụng lên mỗi ô sàn (tt) 27
Bảng 3.6. Phương pháp tính nội lực ô sàn loại bản dầm 28
Bảng 3.7. Tính thép ô sàn loại bản kê 4 cạnh 30
Bảng 3.8. Tính thép ô sàn loại bản dầm 32
Bảng 4.1. Khối lượng và tâm khối lượng 37
Bảng 4.2. Chu kì và tần số dao động công trình 37
Bảng 4.3. Hệ số chiết giảm chu kì
0

38
Bảng 5.1. Tính thành phần tĩnh của tải trọng gió 40

Bảng 5.2. Ba dạng dao động riêng đầu tiên của công trình 41
Bảng 5.3. Hai dạng dao động tính thành phần động của tải trọng gió 42
Bảng 5.4. Hai hệ số  và  43
Bảng 5.5. Hệ số tương quan không gian áp lực động của tải trọng gió  43
Bảng 5.6. Hệ số động lực 
i
44
Bảng 5.7. Tính thành phần động tải trọng gió theo phương OX 45
Bảng 5.8. Tính thành phần động tải trọng gió theo phương OY 46
Bảng 6.1. Các loại tải trọng 48
Bàng 6.2. Các trường hợp tổ hợp tải trọng 48
Bảng 6.3. Kích thước dầm khung trục 4 49
Bảng 6.4. Tính cốt thép dọc của dầm 54
Bảng 6.5. Tính thép đai dầm 60
Bảng 6.6. Chọn cốt thép dầm 61
Bảng 6.7. Chiều dài neo cốt thép trong bê tông chịu nén 64
Bảng 6.8. Chiều dài neo cốt thép trong bê tông chịu kéo 65
Bảng 6.9. Điều kiện và kí hiệu tính cốt thép cột chịu nén lệch tâm xiên 67
Bảng 6.10. Giá trị
min

theo độ mảnh

của cột 69
Bảng 6.11. Tính cốt thép cột C4A 70
Bảng 6.12. Tính cốt thép cột C4B 76
Bảng 6.13. Tính cốt thép cột C4C 82
Bảng 6.14. Tính cốt thép cột C4D 88
Bảng 6.15. Tính thép đai cột 94
VII


Bảng 6.16. Chọn cốt thép cột 95
Bảng 7.1. Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất nền 99
Bảng 7.2. Tải trọng tính toán móng M4A 106
Bảng 7.3. Tải trọng tính toán móng M4B 107
Bảng 7.4. Tải trọng tính toán móng M4C 107
Bảng 7.5. Tải trọng tính toán móng M4D 107
Bảng 7.6. Tải trọng tiêu chuẩn móng M4A 108
Bảng 7.7. Tải trọng tiêu chuẩn móng M4B 108
Bảng 7.8. Tải trọng tiêu chuẩn móng M4C 109
Bảng 7.9. Tải trọng tiêu chuẩn móng M4D 109
Bảng 7.10. Địa chất dọc thân cọc 115
Bảng 7.11. Tính thành phần h
i
.f
si
116
Bảng 7.12. Tính thành phần f
si
118
Bảng 7.13. Tính thành phần m
f
f
si
h
i
119
Bảng 7.14. Khoảng cách từ tim cọc biên đến trục Y, X móng M4A 124
Bảng 7.15. Lực tác dụng lên cọc móng M4A 125
Bảng 7.16. Lực tác dụng lên cọc móng M4B 125

Bảng 7.17. Lực tác dụng lên cọc móng M4C 126
Bảng 7.18. Lực tác dụng lên cọc móng M4D 126
Bảng 7.19. Ứng suất đáy khối móng quy ước, móng M4A 130
Bảng 7.20. Ứng suất đáy khối móng quy ước, móng M4C 130
Bảng 7.21. Ứng suất đáy khối móng quy ước móng M4B 131
Bảng 7.22. Ứng suất đáy khối móng quy ước móng M4D 131
Bảng 7.23. Ứng suất bản thân của đất dưới đáy khối móng quy ước 132
Bảng 7.24. Phản lực đầu cọc móng M4A 135
Bảng 7.25. Phản lực đầu cọc móng M4B 136
Bảng 7.26. Phản lực đầu cọc móng M4C 137
Bảng 7.27. Phản lực đầu cọc móng M4D 137
PHẦN THI CÔNG 139
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu của dung dịch bentonite 147
Bảng 2.2. Các thông số cần kiểm tra đối với lỗ khoan 152
Bảng 2.3. Thông số kĩ thuật máy khoan ED5500 154
Bảng 2.4. Thống kê khối lượng bê tông cọc 156
Bảng 2.5. Thông số kĩ thuật xe chở bê tông HD270 156
Bảng 2.6. Hệ số áp lực đất K
a
và K
p
158
Bảng 2.7. Thông số kĩ thuật búa rung PCF – 250 159
Bảng 2.8. Thể tích đầu cọc chiếm chỗ trong lớp đất đào 161
Bảng 2.9. Thể tích đất đào lớp lót móng 161
Bảng 2.10. Thể tích các khối móng 162
Bảng 2.11. Thông số kĩ thuật máy đào KOMATSU 163
Bảng 2.12. Thông số kĩ thuật xe ben HD270 164
Bảng 2.13. Khối lượng bê tông lót móng 165
Bảng 2.14. Các modul ván khuôn thép 167

Bảng 2.15. Các modul ván khuôn góc 168
VIII

Bảng 2.16. Các modul thanh truyền góc 168
Bảng 2.17. Thể tích bê tông đài móng 170
Bảng 2.18. Thông số kĩ thuật bơm cần 32Z12L 171
Bảng 2.19. Thể tích bê tông tường tầng hầm 173
Bảng 3.1. Thông số kĩ thuật cần trục tháp HPCT – 5015A 181
Bảng 3.2. Thông số kĩ thuật vận thang HP – VTL100-80 182
Bảng 3.3. Thông số kĩ thuật bơm tính HBT60.13.112RSC 182
Bảng 4.1. Khối lượng và thời gian thi công các hạng mục 183
Bảng 4.2. Khối lượng và thời gian thi công các hạng mục 185
Bảng 4.3. Thống kê khối lượng vật liệu và tính diện tích kho, bãi 192
Bảng 4.4. Thống kê sử dụng điện 194























IX


DANH MỤC HÌNH
Trang
PHẦN KẾT CẤU 9
Hình 4.1. Sơ đồ tính thanh conson có hữu hạn khối lượng tập trung 34
Hình 7.1. Trụ địa chất 102
Hình 7.2. Minh họa chiều sâu đặt móng và cọc khoan nhồi 112
Hình 7.3. Kích thước móng M4A, M4B 121
Hình 7.4. Kích thước móng M4C, M4D 123
Hình 7.5. Kích thước khối móng quy ước 128
Hình 7.6. Tháp đâm thủng móng 134
Hình 7.7. Minh họa mặt ngàm của móng vào chân cột 135
PHẦN THI CÔNG 139
Hình 2.1. Sơ đồ tính sườn ngang ván khuôn móng 169
Hình 3.1. Sơ đồ tính sườn phụ ván khuôn sàn 175
Hình 3.2. Sơ đồ tính sườn dọc thành dầm 178
1

MỞ ĐẦU
Ngày nay với xu hướng phát triển của thời đại, sự phát triển của của kinh tế đất
nước thì nhà nhiều tầng và cao tầng được xây dựng rộng rãi ở các thành phố và đô
thị lớn. Trong đó, các cao ốc văn phòng trụ sở cơ quan làm việc khá phổ biến. Cùng

với đó thì trình độ kĩ thuật xây dựng ngày càng phát triển, đòi hỏi những người làm
xây dựng phải không ngừng tìm hiểu nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu ngày
càng cao của công nghệ. Đồ án tốt nghiệp này là một bước đi cần thiết cho tôi nhằm
hệ thống các kiến thức đã được học ở nhà trường sau bốn năm theo học. Đồng thời
cũng giúp cho tôi bắt đầu làm quen với công việc thiết kế một công trình hoàn
chỉnh, để có thể đáp ứng tốt cho công việc sau này.
Xuất phát từ những yêu cầu trên và yêu cầu của công tác tốt nghiệp, được sự
phân công của khoa Xây dựng Trường đại học Nha Trang và sự hướng dẫn của thầy
Trần Doãn Hùng tôi được giao thực hiện đề tài: “Thiết Kế Công Trình Trung
Tâm Kĩ Thuật In – Thông Tấn Xã Việt Nam”.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Phần kiến trúc: 10% – Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Doãn Hùng.
Phần kết cấu: 40% – Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Doãn Hùng.
Phần thi công: 40% – Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Doãn Hùng.
Phần tính tổng mức đầu tư: 10% – Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Doãn Hùng.
Qua quá trình tham khảo tài liệu, thực tế thiết kế, tính toán và được sự giúp đỡ
tận tình của thầy hướng dẫn tôi đã hoàn thành nội dung đề tài được giao. Tuy nhiên
do thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên đồ án không tránh khỏi
những thiếu xót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn.
Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Phong


2

PHẦN KIẾN TRÚC
Nhiệm vụ:
Tìm hiểu về công trình và các bản vẽ có sẵn.

Vẽ các bản vẽ kiến trúc của công trình.
1.1. Giới thiệu về công trình
Công trình: TRUNG TÂM KĨ THUẬT IN – THÔNG TẤN XÃ VIỆT VAM.
Địa điểm xây dựng: 126 – Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Công trình nằm trên trục đường giao thông chính thuận lợi cho việc cung cấp vật tư
và giao thông ngoài công trình.
Hệ thống cấp điện, cấp nước trong khu vực đã hoàn thiện đáp ứng tốt các yêu cầu
cho công tác xây dựng.
Khu đất xây dựng công trình bằng phẳng, hiện trạng công trình cũ đã được phá dỡ,
không có công trình ngầm bên dưới nền đất.
Công năng công trình: Nhà văn phòng làm việc.
Quy mô công trình:
Cấp công trình : cấp II.
Công trình được xây dựng trên khu đất có diện tích 1176m
2
(24x49m).
Diện tích xây dựng 589m
2
.
Diện tích tầng hầm 665 m
2
.
Tổng diện tích sàn 8603 m
2
(bao gồm cả mái và không bao gồm tầng hầm).
Nhà văn phòng và làm việc 15 tầng, và 1 tầng hầm.
Tổng chiều cao công trình: 55,7m.
1.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình
Sự phát triển của kinh tế đất nước và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đã tạo

nhiều điều kiện thuận lợi để cơ quan Thông Tấn Xã Việt Nam phát triển, các ấn
phẩm in của cơ quan ngày càng được độc giả quan tâm và ủng hộ.
Trước nhu cầu tăng cường nhân sự và việc cần thiết phải mở rộng và đổi mới cơ sở
in ấn của cơ quan để thay thế cho cơ sở cũ đã xuống cấp về cơ sở hạ tầng và không
3

đáp ứng được các yêu cầu về không gian cho việc thay đổi công nghệ in lần này
của cơ quan.
Công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng một trụ sở mới
cho cơ quan để đáp ứng nhu cầu tăng cường nhân sự, cùng với đó là việc mở rộng
xưởng in để thiết lập một nhà in có công xuất lớn hơn, có kĩ thuật và năng lực cao
hơn để hoàn thành tốt nhất các ấn phẩm in.
1.3. Điều kiện khí hậu nơi xây dựng công trình
Đặc điểm khí hậu thành phố Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa.
1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trong năm: 26
0
C.
Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 17
0
C.
Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39
0
C.
1.3.2. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối bình quân: 78,9%.
Độ ẩm tương đối mùa mưa: 80 – 98%.
Độ ẩm tương đối mùa khô: 67 – 85%.
Lượng bốc hơi trung bình: 28mm/ngày.
Lượng bốc hơi thấp nhất: 6,5mm/ngày.

1.3.3. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1600 – 2200mm.
Lượng mưa mùa mưa chiếm: 80% hàng năm (từ tháng 5 – 11).
Lượng mưa mùa khô chiếm: 15% hàng năm (từ tháng 12 – 4 năm sau).
1.3.4. Hướng gió
Thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam và gió Đông.
Thịnh hành trong mùa mưa là gió Tây Nam và gió Nam.
Gió Tây Nam chiếm trên 65%.
Hướng gió Tây Nam và Đông Nam thổi với tốc độ trung bình từ 1,4 – 2,15m/s.
Gió thổi mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, ngoài ra còn có gió Đông Bắc
thổi nhẹ theo mùa.
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh hầu như không chịu ảnh hưởng của gió bão.
4

1.4. Giải pháp thiết kế công trình
1.4.1. Các yêu cầu chung
Việc thiết kế quy hoạch công trình, ngoài những yêu cầu theo các Tiêu chuẩn,
Quy chuẩn, Quy phạm hiện hành của Nhà nước về việc thiết kế quy hoạch tổng mặt
bằng, kiến trúc công trình còn phải đảm bảo được các yêu cầu cụ thể sau đây:
Công trình phải có đầy đủ các chức năng của một Nhà Văn Phòng làm việc.
Công trình phải đảm bảo tính hiện đại và bền vững trong sử dụng.
Các không gian chức năng trong công trình phải có dây chuyền hoạt động độc lập
mà vẫn có sự liên hệ chặt chẽ với nhau và với bên ngoài.
Tận dụng các yếu tố khí hậu có lợi như đón gió mát vào mùa khô (gió đông nam),
lấy nhiều ánh sáng tự nhiên nhằm tạo vi khí hậu trong lành bên trong và ngoài công
trình. Giảm độ ẩm, chống nấm mốc. Chống các tác động bất lợi như: bức xạ nhiệt
lớn, nhất là vào mùa khô, chống thấm do mưa.
Tận dụng tốt các điểm nhìn trong tổng thể, các hướng nhìn đến công trình.
Hệ thống kỹ thuật cho công trình phải đồng bộ, hoạt động bền vững. Đấu nối hợp lý
với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị xung quanh.

1.4.2. Giải pháp mặt bằng và phân khu chức năng
Mặt bằng các tầng của công trình vuông vắn, ít góc cạnh, mạch lạc rõ ràng thuận
tiện cho việc bố trí máy móc và giao thông trong công trình.
Tầng hầm: thang máy bố trí ở giữa, chỗ đậu xe ôtô, xe máy xung quanh. Các hệ
thống kỹ thuật như bể chứa nước sinh hoạt, trạm bơm được bố trí hợp lý giảm tối
thiểu chiều dài ống dẫn. Tầng hầm có bố trí thêm các bộ phận kỹ thuật về điện như
trạm điều khiển, hệ thống điện dự phòng, phòng quạt gió.
Tầng 1: dùng làm nhà kho sách báo, nơi giao nhận hàng hóa. Đặt phòng bảo vệ
và phòng kĩ thuật.
Tầng 2: dùng làm văn phòng làm việc cho các phòng kế toán và kinh doanh.
Tầng 3: dùng làm văn phòng làm việc cho phòng tạo mẫu in.
Tầng 4: dùng làm văn phòng làm việc cho ban kĩ thuật chế bản và ban kĩ thuật in.
Tầng 5: dùng làm phòng hội trường truyền thống và căn tin.
Tầng 6 – 11: là khu vực kĩ thuật đặt các máy trước và sau khi in.
5

Tầng 12: dùng làm văn phòng làm việc cho phòng thu nhận bài và ảnh từ đường
truyền thông tin và phòng kiểm tra kĩ thuật với khách hàng.
Tầng 13: dùng làm văn phòng làm việc cho phòng phân tích công nghệ và phòng
quản lí chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO.
Tầng 14: dùng làm văn phòng làm việc cho giám đốc, phó giám đốc trung tâm.
Tầng kỹ thuật: bố trí các phương tiện kỹ thuật thang máy, hệ thống điều hòa, bồn
chứa nước, thiết bị thông tin…
Mái: đổ bê tông cốt thép toàn khối, độ dốc 2% về phía ống thu thu nước. Đảm
bảo chống thấm và thoát nước mưa tốt nhất.
Khu vệ sinh được bố trí thống nhất từ tầng 2 đến tầng 14.
Nhìn chung giải pháp mặt bằng đơn giản, tạo không gian rộng để bố trí các văn
phòng bên trong, sử dụng loại vật liệu nhẹ làm vách ngăn giúp tổ chức không gian
linh hoạt rất phù hợp với xu hướng và sở thích hiện tại, có thể dễ dàng thay đổi
trong tương lai.

1.4.3. Giải pháp mặt đứng
Các mặt đứng được thiết kế theo kiến trúc hiện đại, kết hợp hài hòa giữa kính và
sơn màu tạo nên sự bắt mắt, hoành tráng cho công trình.
Bao quanh công trình là hệ thống tường và kính gồm hệ thống các cửa sổ được
ngăn cách bởi các mảng tường sơn màu.
Trên 2 mặt đứng theo chiều dài tòa nhà còn có 4 vị trí lí tưởng dành cho việc treo
pano quảng cáo.
1.4.4. Giải pháp giao thông
Theo phương ngang: các hành lang được bố trí giao nhau tại sảnh thang thuận
tiện cho giao thông.
Theo phương đứng: thang máy được bố trí tại vị trí gần trung tâm mặt bằng giúp
cho việc lên xuống giữa các tầng được nhanh chóng. Ngoài ra còn có 2 thang bộ
được bố trí sát cạnh thang máy phục vụ cho lên xuống các tầng và thoát hiểm.
1.4.5. Giải pháp hoàn thiện
Sử dụng các loại vật liệu hoàn thiện có mức độ thẩm mĩ cao như các loại sơn
nước, cửa kính màu và trong suốt, trần thạch cao, gạch men lát nền,
6

Vật liệu hoàn thiện phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật theo tiêu chuẩn, đảm bảo
bền đẹp cùng với tuổi thọ của công trình.
1.5. Giải pháp kĩ thuật
1.5.1. Giải pháp chiếu sáng, thông gió
Giải pháp chiếu sáng: tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên, hệ thống cửa sổ các
mặt đều được lắp kính. Ngoài ra ánh sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho phủ hết
những điểm cần chiếu sáng.
Giải pháp thông gió: tận dụng tối đa thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa sổ.
Ngoài ra sử dụng hệ thống điều hoà, không khí được xử lý và làm lạnh theo hệ
thống đường ống chạy theo các hộp kỹ thuật theo phương đứng, và chạy trong trần
theo phương ngang phân bố đến các tầng và các phòng.
1.5.2. Giải pháp cấp điện

Nguồn điện được lấy trực tiếp từ hệ thống lưới điện của khu vực.
Ngoài ra còn có điện dự phòng cho công trình là máy phát điện đặt tại tầng hầm
của công trình. Khi nguồn điện chính của công trình bị mất thì máy phát điện sẽ
hoạt động để cung cấp điện cho các hệ thống sau:
Các hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ.
Các phòng làm việc ở các tầng.
Hệ thống thang máy.
Hệ thống máy tính, máy in và thiết bị quan trọng khác.
Cáp cấp điện được lắp đặt trong các gel kĩ thuật.
1.5.3. Giải pháp thông tin liên lạc
Hệ thống cáp thông tin liên lạc được lắp đặt theo các ông gel kĩ thuật thông tầng
để liên kết các hệ thống máy tính với nhau và với hệ thống máy in.
Hệ thống thông tin được liên kết với hệ thống bên ngoài qua hệ thống cáp quang,
đường truyền điện thoại và đường truyền internet.
1.5.4. Giải pháp cấp và thoát nước
Cấp nước: nước từ hệ thống cấp nước của thành phố đi vào bể ngầm đặt tại tầng
hầm của công trình. Sau đó được bơm lên bể nước mái, quá trình điều khiển bơm
7

được thực hiện hoàn toàn tự động. Nước sẽ theo các đường ống kĩ thuật chạy đến
các vị trí lấy nước cần thiết.
Thoát nước: nước mưa trên mái công trình, trên logia, ban công được thu vào
xênô và theo đường ống thoát nước mưa được chuyển vào hệ thống thoát nước mưa
của khu vực. Nước thải sinh hoạt được đưa vào bể xử lý nước thải. Nước sau khi
được xử lý sẽ được đưa ra hệ thống thoát nước của khu vực.
Hệ thống đường ống cấp và thoát nước được lắp đặt trong các kĩ thuật thông tầng.
1.5.5. Giải pháp phòng cháy và chữa cháy
Hệ thống báo cháy: thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi phòng và mỗi
tầng, ở nơi công cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo

cháy, khi phát hiện được cháy phòng quản lý nhận được tín hiệu thì kiểm soát và
khống chế hoả hoạn cho công trình.
Hệ thống chữa cháy: thiết kế tuân theo các yêu cầu phòng chống cháy nổ và các
tiêu chuẩn liên quan khác (bao gồm các bộ phận ngăn cháy, lối thoát nạn, cấp nước
chữa cháy). Tất cả các tầng đều đặt các bình CO
2
, đường ống cấp nước chữa cháy
tại các nút giao thông.
1.5.6. Phương án thoát hiểm
Hai thang bộ được bố trí cạnh thang máy theo chiều đứng nhà đảm bảo thoát
hiểm một cách nhanh nhất cho toàn bộ công nhân viên làm việc trong nhà.
Cửa sổ kính là một phương án thoát hiểm khi cần thiết với các tầng ở dưới thấp.
1.5.7. Giải pháp chống sét
Chọn sử dụng hệ thống thu sét chủ động được thiết lập ở tầng mái. Bố trí kim thu
sét tại đỉnh công trình và hệ thống dây nối đất bằng đồng được thiết kế để thu sét
khi tòa nhà bị sét đánh trúng và giảm tới mức tối thiểu những ảnh hưởng của sét tới
thiết bị bên trong tòa nhà. Bộ phận tiếp đất là mạng vòng khép kín bao quanh công
trình với cọc thép góc và dây chống sét liên kết với nhau.
1.5.8. Xử lí rác thải
Đặt các thùng chứa rác có nắp đậy tại đầu các hành lang ở mỗi tầng và ở các
phòng làm việc. Vào cuối mỗi ngày làm việc đều có các nhân viên phục vụ làm
công tác dọn dẹp vệ sinh cho toàn nhà và cho các phòng làm việc.
8

1.6. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật
1.6.1. Mật độ xây dựng
K
0
là tỷ số diện tích xây dựng công trình trên diện tích khu đất (%).
0

589
.100% .100% 50,08%.
1176
xd
kd
S
K
S
  

Trong đó: S
xd
= 589m
2
là diện tích xây dựng công trình theo hình chiếu mặt bằng
công trình.
S
kd
= 1176m
2
là diện tích khu đất.
Mật độ xây dựng ở mức độ trung bình.
1.6.2. Hệ số sử dụng đất
H
sd
là tỉ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích khu đất.

8372
7,12.
1176

san
sd
kd
S
H
S
  

Trong đó: S
san

8372m
2
là tổng diện tích sàn toàn công trình không bao gồm diện
tích sàn tầng hầm và mái.














9


PHẦN KẾT CẤU
Nhiệm vụ:
Tính toán và bố trí cốt thép sàn tầng 6.
Tính toán và bố trí cốt thép khung trục 4.
Vẽ các bản vẽ kết cấu.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG
1.1. Tiêu chuẩn thiết kế
Kết cấu bêtông cốt thép, Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 356:2005.
Kết cấu bêtông cốt thép, Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574:1991.
Tải trọng và tác động, TCVN 2737:1995.
Nền nhà và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 45:1978
Móng cọc, Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 205:1998.
Cọc khoan nhồi, Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 195:1997.
Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn khối TCXD 198:1997.
Nhà ở cao tầng, Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 323:2004.
Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995,
TCXD 229:1999
1.2. Vật liệu
Vật liệu xây dựng cần có cường độ cao, trọng lượng nhỏ.
Nhà cao tầng thường có tải trọng rất lớn. Nếu sử dụng các loại vật liệu trên tạo
điều kiện giảm được đáng kể tải trọng cho công trình, kể cả tải trọng đứng cũng như
tải trọng ngang do lực quán tính.
Vật liệu có tính biến dạng cao: khả năng biến dạng dẻo cao có thể bổ sung cho
tính năng chịu lực thấp.
Vật liệu có tính thoái biến thấp: có tác dụng tốt khi chịu tác dụng của tải trọng
lặp lại (động đất, gió bão).
Vật liệu có tính liền khối cao: có tác dụng trong trường hợp tải trọng có tính chất
lặp lại không bị tách rời các bộ phận công trình.

10

Vật liệu có giá thành hợp lý: trong điều kiện tại Việt Nam hay các nước thì vật
liệu bê tông cốt thép hoặc thép là các loại vật liệu đang được các nhà thiết kế sử
dụng phổ biến trong các kết cấu nhà cao tầng.
1.3. Hình dạng công trình
1.3.1. Theo phương ngang
Nhà cao tầng cần có mặt bằng đơn giản, tốt nhất là lựa chọn các hình có tính chất
đối xứng cao. Trong các trường hợp ngược lại công trình cần được phân ra các phần
khác nhau để mỗi phần đều có hình dạng đơn giản.
Các bộ phận kết cấu chịu lựu chính của nhà cao tầng như vách, lõi, khung cần
phải được bố trí đối xứng. Trong trường hợp không thể bố trí đối xứng thì cần phải
có các biện pháp đặc biệt chống xoắn cho công trình theo phương đứng.
Hệ thống kết cấu cần được bố trí để trong mỗi trường hợp tải trọng sơ đồ làm
việc của các bộ phận kết cấu rõ ràng và truyền tải tốt nhất nhất tới móng công trình.
Tránh dùng các sơ đồ kết cấu có các cánh mỏng và kết cấu dạng công son theo
phương ngang vì các loại kết cấu này rất dễ bị phá hoại dưới tác dụng của động đất
và gió bão.
1.3.2. Theo phương đứng
Độ cứng của kết cấu theo phương thẳng đứng cần phải được thiết kế đều hoặc
thay đổi đều giảm dần lên phía trên.
Cần tránh sự thay đổi đột ngột độ cứng của hệ kết cấu (như làm việc thông tầng,
giảm cột hoặc thiết kế dạng cột hẫng chân cũng như thiết kế dạng sàn dật cấp).
Trong các trường hợp đặc biệt nói trên người thiết kế cần phải có các biện pháp
tích cực làm cứng thân hệ kết cấu để tránh sự phá hoại ở các vùng xung yếu.
1.4. Cấu tạo các bộ phận liên kết
Kết cấu nhà cao tầng cần phải có bậc siêu tĩnh cao để trong trường hợp bị hư hại
do các tác động đặc biệt thì hệ kết cấu không bị biến thành các hệ biến hình.
Các bộ phận kết cấu cần được cấu tạo để khi bị phá hoại do các trường hợp tải trọng
thì các kết cấu nằm ngang (sàn, dầm) bị phá hoại trước so với các kết cấu thẳng

đứng (cột, vách cứng).

11

1.5. Tính toán hệ kết cấu nhà cao tầng
1.5.1. Sơ đồ tính
Trong giai đoạn hiện nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của máy tính điện tử, đã có
những thay đổi quan trọng trong cách nhìn nhận phương pháp tính toán công trình.
Khuynh hướng đặc thù hoá và đơn giản hoá các trường hợp riêng lẻ được thay thế
bằng khuynh hướng tổng quát hoá. Đồng thời khối lượng tính toán số học không
còn là một trở ngại nữa. Các phương pháp mới có thể dùng các sơ đồ tính sát với
thực tế hơn, có thể xét tới sự làm việc phức tạp của kết cấu với các mối quan hệ phụ
thuộc khác nhau trong không gian. Việc tính toán kết cấu nhà cao tầng nên áp dụng
những công nghệ mới để có thể sử dụng mô hình không gian nhằm tăng mức độ
chính xác và phản ánh sự làm việc của công trình sát với thực tế hơn.
1.5.2. Tải trọng
Kết cấu nhà cao tầng được tính toán với các loại tải trọng chính sau đây:
Tải trọng thẳng đứng (thường xuyên và tạm thời tác dụng lên sàn).
Tải trọng gió (gió tĩnh và gió động).
Tải trọng động của động đất (khi công trình xây dựng trong vùng có động đất).
Ngoài ra, khi có yêu cầu kết cấu nhà cao tầng cũng cần phải được tính toán kiểm
tra với các trường hợp tải trọng sau:
Do ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ.
Do ảnh hưởng của từ biến.
Do quá trình thi công.
Do áp lực của nước ngầm và đất.
Khả năng chịu lực của kết cấu cần được kiểm tra theo từng tổ hợp tải trọng, được
quy định theo các tiêu chuẩn hiện hành.
1.5.3. Phương pháp tính toán hệ kết cấu
Hệ kết cấu nhà cao tầng cần được tính toán về tĩnh lực, ổn định và động lực.

Các bộ phận kết cấu được tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất (TTGH 1).
Kiểm tra ổn định tổng thể công trình theo trạng thái giới hạn thứ hai (TTGH 2).


12

1.5.3.1. Mô hình liên tục thuần tuý
Giải trực tiếp phương trình vi phân bậc cao, chủ yếu là dựa vào lý thuyết vỏ, xem
toàn bộ hệ chịu lực là hệ chịu lực siêu tĩnh. Khi giải quyết theo mô hình này, không
thể giải quyết được hệ có nhiều ẩn.
1.5.3.2. Mô hình rời rạc - liên tục (Phương pháp siêu khối)
Từng hệ chịu lực được xem là rời rạc, nhưng các hệ chịu lực này sẽ liên kết lại
với nhau thông qua các liên kết trượt xem là phân bố liên tục theo chiều cao. Các
bài toán này thường được giải bằng cách chuyển hệ phương trình vi phân thành hệ
phương trình tuyến tính bằng phương pháp sai phân, từ đó giải các ma trận liên
quan và tìm nội lực.
1.5.3.3. Mô hình rời rạc (Phương pháp phần tử hữu hạn)
Rời rạc hoá toàn bộ hệ chịu lực của nhà nhiều tầng, tại những liên kết xác lập
những điều kiện tương thích về lực và chuyển vị. Khi sử dụng mô hình này cùng
với sự trợ giúp của máy tính có thể giải quyết được tất cả các bài toán. Hiện nay ta
có các phần mềm trợ giúp cho việc giải quyết các bài toán kết cấu như, SAFE,
ETABS, SAP,
Trong các phương pháp kể trên, phương pháp phần tử hữu hạn hiện được sử
dụng phổ biến hơn cả do những ưu điểm của nó cũng như sự hỗ trợ đắc lực của một
số phần mềm phân tích và tính toán kết cấu SAFE, ETABS, SAP,… dựa trên cơ sở
phương pháp tính toán này.
1.5.4. Phần mềm tính toán
ETAB 9.7: phân tích kết cấu tổng thể không gian. Dùng để giải bài toán phân
tích dao động cho hệ công trình bao gồm các dạng và giá trị dao động, kiểm tra các
dạng ứng xử của công trình khi chịu tải trọng gió động, động đất.

Microsoft Office: dùng để xử lý số liệu nội lực từ phần mềm ETABS xuất sang,
tính toán tải trọng, tính toán cốt thép và trính bày các thuyết minh tính toán.




13

CHƯƠNG II
CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU, VẬT LIỆU VÀ KÍCH
THƯỚC TIẾT DIỆN
2.1. Chọn giải pháp kết cấu
2.1.1. Hệ kết cấu chịu lực chính
Nếu căn cứ vào sơ đồ làm việc thì kết cấu nhà cao tầng có thể phân loại như sau:
Các hệ kết cấu cơ bản: kết cấu khung, kết cấu tường chịu lực, kết cấu lõi cứng và
kết cấu ống.
Các hệ kết cấu hỗn hợp: kết cấu khung - giằng, kết cấu khung - vách, kết cấu ống
lõi và kết cấu ống tổ hợp.
Các hệ kết cấu đặc biệt: hệ kết cấu có tầng cứng, hệ kết cấu có dầm truyền, kết cấu
có hệ giằng liên tầng và kết cấu có khung ghép.
Mỗi loại kết cấu trên đều có những ưu nhược điểm riêng tùy thuộc vào nhu cầu và
khả năng thi công thực tế của từng công trình.
Phân tích một số hệ kết cấu để chọn hình thức chịu lực cho công trình.
2.1.1.1. Hệ kết cấu khung
Hệ kết cấu khung có khả năng tạo ra các không gian lớn, linh hoạt thích hợp với
các công trình công cộng. Hệ kết cấu khung có sơ đồ làm việc rõ ràng, nhưng lại có
nhược điểm là kém hiệu quả khi chiều cao của công trình lớn. Trong thực tế kết cấu
khung bê tông cốt thép được sử dụng cho các công trình có chiều cao đến 20 tầng
đối với phòng chống động đất < cấp 7, 15 tầng đối với nhà trong vùng có chấn
động động đất cấp 8 và 10 tầng đối với cấp 9.

2.1.1.2. Hệ kết cấu lõi cứng và vách cứng
Hệ kết cấu vách cứng có thể được bố trí thành hệ thống theo một phương, hai
phương hoặc liên kết lại thành các hệ không gian gọi là lõi cứng. Đặc điểm quan
trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang tốt nên thường được sử dụng
cho các công trình có chiều cao trên 20 tầng.
14

Tuy nhiên độ cứng theo phương ngang của các vách cứng chỉ hiệu quả ở những
độ cao nhất định, khi chiều cao công trình lớn thì bản thân vách cứng phải có kích
thước đủ lớn vì vậy gây ảnh hưởng đến kiến trúc công trình.
2.1.1.3. Hệ kết cấu khung và vách cứng (khung – giằng)
Hệ kết cấu khung giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự kết hợp hệ
thống khung và hệ thống vách cứng. Hệ thống vách cứng thường được tạo ra tại khu
vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vệ sinh chung hoặc các trường biên, là các
khu vực có tường liên tục nhiều tầng.
Hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Hai hệ thống
khu và vách được liên kết với nhau qua hệ kết cấu sàn. Trong trường hợp này hệ sàn
liền khối có ý nghĩa rất lớn. Thường trong hệ thống kết cấu này hệ thống vách đóng
vai trò chủ yếu chịu tải trọng ngang, hệ khung chủ yếu được thiết kế để chịu tải
trọng thẳng đứng. Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiện để tối ưu hóa các cấu
kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm, đáp ứng được yêu cầu của kiến trúc.
Hệ kết cấu khung – giằng là hệ kết cấu phù hợp cho nhiều loại công trình cao
tầng. Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà đến 40 tầng. Nếu công
trình được thiết kế cho vùng có động đất cấp 8 thì chiều cao tối đa cho loại kết cấu
này là 30 tầng, cho vùng động đất cấp 9 là 20 tầng.
2.1.1.4. Hệ kết cấu đặc biệt
Hệ kết cấu đặc biệt: bao gồm hệ thống khung không gian ở các tầng dưới, còn
phía trên là hệ khung giằng.
Đây là loại kết cấu được ứng dụng cho các công trình mà ở tầng dưới đòi hỏi các
không gian lớn. Hệ kết cấu kiểu này có phạm vi ứng dụng giống hệ kết cấu khung

giằng, nhưng trong thiết kế cần đặc biệt quan tâm đến việc chuyển từ hệ thống
khung không gian sang hệ thống khung – giằng. Phương pháp thiết kế cho hệ kết
cấu này khá phức tạp, đặc biệt là vấn đề thiết kế kháng chấn.
2.1.1.5. Hệ kết cấu hình ống
Hệ kết cấu hình ống có thể được cấu tạo bằng một ống bao xung quanh nhà gồm
hệ thống cột, dầm, giằng và cũng có thể được cấu tạo thành hệ thống ống trong ống.
15

Trong nhiều trường hợp người ta cấu tạo ống ở phía ngoài, còn phía trong nhà là hệ
thống khung hoặc vách cứng hoặc kết hợp khung và vách cứng.
Hệ thống kết cấu hình ống có độ cứng theo phương ngang lớn, thích hợp cho loại
công trình có chiều cao trên 25 tầng, các công trình có chiều cao nhỏ hơn 25 tầng
loại kết cấu này ít được sử dụng. Hệ kết cấu hình ống có thể sử dụng cho loại công
trình có chiều cao tới 70 tầng.
2.1.1.6. Hệ kết cấu hình hộp
Đối với các công trình có độ cao lớn và kích thước mặt bằng lớn, ngoài việc tạo
ra hệ thống khung bao quanh làm thành ống, thì cần phải tạo ra các vách phía trong
bằng hệ thống khung với mạng cột xếp thành hàng. Hệ thống kết cấu đặc biệt này
có khả năng chịu lực ngang lớn thích hợp cho các công trình rất cao.
Kết cấu hình hộp có thể sử dụng cho các công trình cao tới 100 tầng.
Kết luận: dựa vào đặc điểm công trình (khu vực xây dựng, mặt bằng, chiều
cao, ) quyết định lựa chọn kết cấu khung chịu lực kết hợp lõi thang máy ở giữa là
kết cấu chịu lực chính cho công trình TRUNG TÂM KĨ THUẬT IN – THÔNG
TẤN XÃ VIỆT NAM. Phần lõi của kết cấu là bộ phận chịu tải trọng ngang chủ yếu,
được dùng để bố trí thang máy. Hệ dầm sàn đóng vai trò liên kết giữa lõi và hệ cột
trung gian nhằm đảm bảo sự làm việc đồng thời của hệ kết cấu.
2.1.2. Hệ kết cấu sàn
Trong công trình hệ sàn có ảnh hưởng rất lớn tới sự làm việc không gian của kết
cấu. Việc lựa chọn phương án sàn hợp lý là điều rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có
sự phân tích đúng để lựa chọn ra phương án phù hợp với kết cấu của công trình.

2.1.2.1. Hệ sàn sườn
Cấu tạo: bao gồm hệ dầm và bản sàn.
Ưu điểm:
Tính toán đơn giản.
Được sử dụng phổ biến ở nước ta với công nghệ thi công phong phú nên thuận tiện
cho việc lựa chọn công nghệ thi công.
Nhược điểm:

×