CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT
NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức : Cho học sinh hiểu được:
- Nước ta có 54 dân tộc mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng.
Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn
đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày tình hình phân bố các dân tộc nước ta
2. Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu
của một số dân tộc
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ về dân cư
3. Thái độ:
Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc, tinh thần
yêu nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV - Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam ,Tranh ảnh về
đồng bằng , ruộng bậc thang, Bộ tranh ảnh về Đại gia đình dân
tộc Việt Nam.
HS: - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Giới thiệu bài mới :
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1 : Hướùng dẫn HS quan sát tranh ảnh
Bảng 1.1: Dân số phân theo thành phần dân
tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm
1999 (đơn vị: nghìn người)
CH: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Nêu vài
nét khái quát về dân tộc kinh và các dân tộc
ít người
CH: Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho
ví dụ?
I. CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC
TA
- Nước ta có 54 dân tộc
- Mỗi dân tộc có những nét
văn hoá riêng, thể hiện ở
ngôn ngữ, trang phục, phong
tục, tập quán…Làm cho nền
văn hoá Việt Nam thêm
CH: Quan sát H1.1 biểu đồ cơ cấu dân tộc
nhận xét?
CH: Dân tộc nào có số dân đông nhất?
chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Phân bố chủ yếu ở
đâu? Làm nghề gì?
CH: Các dân tộc ít người phân bố ở đâu?
Chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
CH: Kể tên một số sản phẩm tiêu biểu của
dân tộc ít người mà em biết? (Tày, Thái,
Mường, Nùng là dân tộc có dân số khá đông
có truyền thống thâm canh lúa nước, trông
màu cây công nghiệp ,có nghề thủ công tinh
xảo. Người Mông giỏi làm ruộng bậc thang,
trồng lúa ngô, cây thuốc)
Quan sát hình 1.2 em có suy nghĩ gì về lớp
học ở vùng cao không?
GV cũng cần chú ý phân tích và chứng minh
về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
phong phú .
- Dân tộc Việt kinh có số
dân đông nhất 86% dân số
cả nước. Là dân tộc có nhiều
kinh nghiệm thâm canh lúa
nước, có các nghề thủ công
đạt mức tinh xảo .
- Các dân tộc ít người có số
dân và trình độ kinh tế khác
nhau, mỗi dân tộc có kinh
nghiệm sản xuất riêng.
- Các dân tộc đều bình đẳng,
đoàn kết trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong quá trình phát triển đất nước,
- Những Việt kiều đang sống ở nước ngoài.
- Thành phần giữa các dân tộc có sự chênh
lệch
HĐ 2: Cho HS làm việc theo nhóm
Quan sát lược đồ phân bố các dân tộc Việt
Nam H1.3 cho biết dân tộc Việt (kinh) phân
bố chủ yếu ở đâu?
CH: Hiện nay sự phân bố của người Việt có
gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay
đổi (chính sách phân bố lại dân cư và lao
động, phát triển kinh tế văn hoá của Đảng)
CH: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các
dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền địa
hình nào? (thượng nguồn các dòng sông có
tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên có vị
trí quan trọng về quốc phòng.)
II SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN
TỘC
1. Dân tộc Việt (kinh)
- Phân bố rộng khắp nước
song chủ yếu ở đồng bằng,
trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người
- Các dân tộc ít người chiếm
13,8% sống chủ yếu ở miền
núi và trung du,
- Hiện nay sự phân bố các
dân tộc đã có nhiều thay đổi
- Trung du và miền núi phía Bắc : Trên 30
dân tộc ít người.
- Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có trên
20 dân tộc ít người: Ê-đê Gia rai, Mnông.
- Duyên hải cực nam Trung Bộ và Nam Bộ
có dân tộc Chăm, Khơ me, Hoa,
CH: Theo em sự phân bố các dân tộc hiện
nay như thế nào?( đã có nhiều thay đổi)
*Liên hệ: Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân
tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng
đồng các dân tộc Việt nam? Địa bàn cư trú
chủ yếu của dân tộc em? CH: Hãy kể một số
nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em ?.
4. Củng cố và đánh giá : ( Trắc nghiệm ở bài tập)
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ.