Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP MỘT pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.08 KB, 8 trang )

RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP MỘT

I. Thực trạng ban đầu
“Đọc thông, viết thạo” là yêu cầu cơ bản của học sinh khi học hết lớp Một.
Nhưng thường thì trẻ mới bước vào lớp một đa số phát âm còn ngọng nghịu,
không rõ âm, tiếng, nói rất khó nghe. Lớp học của tôi cũng thế, không nằm ngoài
những quy luật tự nhiên ấy. Bên cạnh đó, yêu cầu chung của xã hội là đưa trẻ em
khuyết tật hoà nhập vào trường phổ thông. Năm nay, có một em (khiếm thính)
được đưa vào lớp tôi. Tôi lại càng lo lắng và làm gì để các học sinh ấy và các học
sinh khác đọc được, đọc đúng, đọc hay đây?
II. Lý do đặt vấn đề
Trẻ em thật trong sáng, thật hồn nhiên vì được gia đình cưng chìu nên trẻ tự
do nói, đọc một cách tự nhiên mà phụ huynh không sửa, không uốn nắn ngay từ
đầu nên trẻ quen dần cách đọc, cách nói đó. Nếu cứ cái đà này mà không sửa ngay
từ lớp Một thì không những mai một cho tiếng Việt, mà sẽ hình thành một thói
quen đến lớn cho các em vêg sau nữa. Phát âm không đúng sẽ làm người nghe khó
chịu, thiếu thiện cảm làm người khác hiểu lệch nghĩa. Do cũng được giảng dạy
nhiều năm ở lớp Một, hằng năm tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình
công tác, tôi cũng đã tích luỹ được một số biện pháp hiệu quả áp dụng cho học
sinh lớp mình và tôi thấy cách rèn luyện cho học sinh đọc tốt, đọc đúng, nói đúng
có hiệu quả hơn.
III. Các biện pháp tiến hành
- Trước tiên, tôi phân loại các em theo từng đối tượng
1. Học sinh chưa đọc được âm
2. Học sinh phát âm chưa đúng, đọc không ra tiếng (khiếm thính)
3. Học sinh đọc, phát âm rõ ràng.
- Ngoài các phương pháp dạy theo chương trình thay sách, mỗi ngày, khi
dạy âm mới xong, tôi thường kiểm tra đột xuất những em ở đối tượng 1 bằng cách
gọi lên bảng. Tôi đọc âm và chữ cho các em viết. Lúc đầu, các em không nhớ nên
không viết được, tôi động viên nhắc nhở các em về nhà ôn bài và cho các em về
chỗ ngồi. Hôm sau, tôi lại gọi đọc cho các em viết, các em lại viết lẫn âm này qua


âm khác, tôi sửa ngay cho các em và yêu cầu các em đọc và viết lại nhiều lần ( vừa
viết vừa đọc) nhưng phải đọc đúng. Và liên tục mỗi ngày, tôi dành ra 10 phút
luyện tập cho các em. Lâu dần, các em đã hình thành thói quen tự giác học bài ở
nhà, không đợi tôi nhắc nhở; sau đó các em tiến bộ rõ rệt và có ú thức ham học
hơn.
- Ở đối tượng 2, tôi giới thiệu với các em các bộ phận ở miệng, vòm, ngạc,
lợi… Nhưng không dùng những tù xa lạ mà thực tế hơn. Tôi chỉ nói và minh hoạ
bằng môi, miệng, lưỡi và cho các em tập làm theo nhiều lần, nhất là em Thiện
(khiếm thính). Ví dụ như phát âm chữ “r”;”tr” thì không nói phải dùng đầu lưỡi
đưa lên vòm miệng trên mà chỉ đơn giản là cong đầu lưỡi lên vừa nói vừa làm mẫu
- tập cho các em phát âm nhiều lần.
- Hướng dẫn cách phân biệt l-n; s-x; tr-ch…Tôi phân biệt cho các em thấy
được tầm quan trọng của phát âm sai. Ví dụ:lo đọc no hay trâu đọc châu (no là no
bụng (no đói), lo là lo lắng; trâu là con trâu, châu là châu ngọc… Hai chữ hoàn
toàn khác nhau không nên đọc nhầm lẫn. Chỉ vài lần ví dụ nhiều tiếng, từ khác
nhau mà sau này, các em khi nghe bạn phát âm sai đã biết. Nhận xét và đưa ra ý
nghĩa của tiếng mà bạn mình phát âm sai.
- Tập cơ miệng ngậm, mở miệng, tập đưa lưỡi lên xuống, đưa ra ngoài…
và gọi đọc thường xuyên.
- Tôi còn chú ý cho các em đọc đúng vần, không những đọc được tốt mà
các em còn viết đúng chính tả như những vần có âm cuối n-ng, c-t…
- Như hướng dẫn các vần có âm đệm như oa,uê,oan,oăn… phải mở tròn
môi. Cho các em tập nhiều lần cho môi và miệng mềm dẻo, sau đó sẽ phát âm dễ
hơn. Tôi khen ngợi, động viên các em nên các em rất thích từ đó dẫn đến các em
cố gắng để phát âm đúng. Lời khen của giáo viên có tác động rất tốt đối với học
sinh, đừng tiết kiệm lời khen nhưng không phải là ban bố mà phải khen đúng lúc,
kịp thời và thật sự thì các em mới thấy tự tin ở chính bản thân mình từ đó các em
trở nên dạn dĩ hơn.
- Tôi hướng dẫn cho các em luyện đọc câu rất kĩ (vì các em còn nhỏ) tôi
nhắc đi nhắc lại nhiều lần, khi gặp dấu phẩy phải nghỉ hơi, dấu chấm phải ngừng,

nhận xét chi tiết để các em nắm được cách đọc tròn câu, từ đó dù mới lớp một
nhưng các em đọc câu rất tốt, biết ngừng nghỉ đúng chỗ dẫn đến có một số em biết
đọc diễn cảm.
- Tôi cũng thường tổ chức các trò chơi đoán chữ cho các em lên thi đua:
 Giai đoạn học âm: Tôi viết các âm, cho các em lên bắt được âm
nào thì đọc âm đó.
 Giai đoạn học vần: Tôi viết các vần, tiếng cho các em lên nhặt từ
có vần tôi yêu cầu. Lúc đầu thì cá nhân, sau cho lên thi đua nhóm,tổ. Tạo không
khí sinh động cho lớp học. Vừa học vừa chơi góp phần làm giảm căng thẳng lớp
học
- Khi các em đã đọc được( tuy chậm), tôi khuyến khích các em đọc sách,
truyện, báo thiếu nhi… và đọc chữ bất cứ gặp ở đâu: các cửa hiệu, áp phích, băng
rôn… vừa để cho các em rèn đọc vừa giúp ích cho các em hiểu biết thêm vốn từ
ngữ.
- Phân nhóm đôi bạn học tập, các em đọc tốt, phát âm rõ ràng sẽ theo dõi,
giúp đỡ bạn, nhắc bạn sửa lại khi đọc sai, hay phát âm chưa đúng…
- Tôi luôn theo sát các em, hướng dẫn sửa sai kịp thời và đúng lúc,lúc rãnh
rỗi (giờ chơi) tôi cũng hay trò chuyện với các em để có thế sữa ngay khi các em
nói sai hoặc phát âm chưa đúng; hay khi các em học các môn học khác.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh, trao đổi những lỗi học sinh mắc
phải khi đọc, khi phát âm… để phụ huynh góp phần uốn nắn.
IV. Kết quả
 Những năm trước: Qua nhiều năm trước khi áp dụng các biện pháp
trên, học sinh lớp tôi cũng đọc viết rất tốt. Phụ huynh rất hài lòng và khi lên cáclớp
trên, các em vẫn được thầy cô lớp trên khen ngợi.
Cuối năm học sinh đều đạt điểm môn Tiếng Việt (Đọc)
2002- 2003: Giỏi 39/39 đạt 100%
2003- 2004: Giỏi 38/39 đạt 97,4%
Khá 1/39 đạt 2,%
 Trong năm nay: Sau một thời gian áp dụng (HKI), em Thiện (học

sinh khiếm thính) đã đọc và phát âm khá, nghe rõ thành tiếng và đọc được bài dài,
nói dễ nghe hơn. Còn các em học sinh bình thường thì đọc và nói rất tốt, không
như hồi đầu năm. Và phụ huynh đã phấn khởi khi trao đổi với tôi rằng: “ Về nhà
tôi đọc cho nó viết nhưng nó lại nói tôi phát âm sai như vậy nó viết sẽ không đúng,
phải đọc như vầy nè…”
Từ kết quả trên, tôi cũng thường trao đổi vào những buổi họp tổ để cùng nhau
chia sẻ những kinh nghiệm mà mình có được cùng đồng nghiệp và được các bạn
thực hiện cho lớp mình.
Giữa HKI: Giỏi 32/35 đạt 91,4%
Khá 3/35 đạt 8,6%
HKII: Giỏi 35/35 đạt 100%
V. Nguyên nhân thành công
Những nguyên nhân dẫn đến sự thành công là:
 Sự kiên trì, nhẫn nại của Giáo viên Chủ nhiệm, theo sát uốn nắn
kịp thời.
 Kiểm tra thường xuyên
 Rèn đọc nhiều và phải đọc đúng, phải sửa sai ngay, không bỏ qua
những lỗi nhỏ
 Tập cho học sinh có thói quen đọc sách, thích đọc, đọc nhiều, dẫn
đến đọc đúng, đọc hay.
 Kết hợp với phụ huynh học sinh
 Đôi bạn học tập giúp đỡ nhau.
VI. Những bài học kinh nghiệm
Từ những biện pháp và kết quả đạt được, tôi rút ra bài học cho bản thân mình
là phải:
 Nhiệt tình, có trách nhiệm
 Yêu trẻ, hiểu trẻ. Luôn quan tâm đến trẻ, để chúng cảm thấy tự tin
và phấn đấu hơn.
 Khắc phục khó khăn để đạt được mục đích đề ra.
VII. Kết luận

- Sự tận tuỵ, lòng yêu nghề, mến trẻ sẽ giúp cho bản thân mình đạt được
những việc tưởng chừng như không thể làm được.
- Kết quả đạt được của học sinh là niềm khích lệ cho bản thân mình tiếp tục
tiến bước trong sự nghiệp trồng người

Mỹ Bình, ngày 24 tháng 12 năm 2005
Người viết


Từ Thị Mỹ Phương

×