ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỐI VỚI NHỮNG
BÀI GIẢNG VĂN TÁC PHẨM TỰ SỰ
I/ Đặt vấn đề:
- Trong những năm gấn đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt
ra như một yêu cầu cấp thiết được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm.
D9 Nghị quyết TW2 khoá VIII và kết luận của hội nghị TW6 khoá IX nêu
rõ : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD -ĐT , khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thói quen nề nếp, tư duy sáng tạo của người học”.
- Từ yêu cầu đó, trong những năm qua ngành GD –ĐT đã từng bước có
những cải tiến tích cực như việc cải cách chương trình, thay sách giáo khoa,
tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên,
đổi mới cách thức ra đề thi, … Nhờ đó, ngành GD –ĐT cũng đã đạt được
những kết quả bước đầu đáng phấn khởi.
- Tuy nhiên, nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học trong phần lớn GV
còn chuyển biến chậm do thói quen của các phương pháp dạy học truyền
thống, do ngán ngại, do chưa thực sự có “cái tâm”. Và cũng còn do một
điều kiện khách quan là : ngành GD- ĐT chưa thực sự có những lớp bồi
dưỡng đổi mới phương pháp dạy học thật căn bản cho gíao viên, vì vậy dầu
sao họ vẫn còn gặp những lúng túng trong phương pháp. Mặt khác, do yêu
cầu phổ cập THCS và việc chống lưu ban bỏ học tức là ngành GD – ĐT
đang cố gắng thực hiện mục tiêu kép vừa duy trì được số lượng vừa đảm
bảo chất lượng nên trình độ học sinh không đồng đều, một bộ phận lớn học
sinh chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Đối với bộ môn văn học ở chương trình PTTH việc đổi mới phương pháp
dạy học lại diễn ra chậm hơn, đặc biệt là ở các giờ giảng văn, những tác
phẩm tự sự. Điều này do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất thường một truyện
ngắn hay một đoạn trích tác phẩm tự sự được đưa vào dạy, ở nhà trường PT
là tác phẩm đặc sắc mà thời gian chỉ khoảng vài tiết cho nên giáo viên còn
gặp những khó khăn nhất định vì thời gian eo hẹp. Thứ hai giáo viên còn
gặp nhiều lúng túng trong việc đổi mới phương pháp trong giờ giảng văn
tác phẩm tự sự. Thứ ba học sinh không chịu đọc tác phẩm trước ở nhà (
mặc dù giáo viên đã bằng nhiều cách bắt buộc phải đọc tác phẩm và soạn
bài trước). Trước tình hình đó, bản thân tôi mạnh dạng nêu lên một số suy
nghĩ và những thử nghiệm bước đầu mà chúng tôi đã 1p dụng trong vài
năm nay để cùng với đồng nghiệp trao đổi hòng mang lại kết quả khả quan
hơn trong những giờ giảng văn các tác phẩm tự sự.
II/ Nội dung và biện pháp thực hiên :
A. Thực trạng và biện pháp giải quyết :
1) Thực trạng của vấn đề :
- Việc phân tích tác phẩm tự sự vai trò rất quan trọng trong nội dung chương
trình của bộ môn văn học cấp phổ thông trung học. Những tác phẩm tự sự
được đem vào giảng dạy là những kiệt tác văn chương thế giới và là những
tác phẩm đặc sắc trong nền văn học nước nhà. Mà trong văn chươgn cái
hay nó thường đi liền với cái khó, cái sâu sắc thâm thúy, cái đa nghĩa. Vì
vậy việc cảm thụ một tác phẩm tự sự đặc sắc đối với học sinh là một vấn đề
khá khó khăn. Muốn làm được điều này đòi hỏi học sinh phải có lòng yêu
thích văn học, phải có tâm thế đọc tác phẩm, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Nhưng trên thực tế, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, số lượng
học sinh say mê, yêu thích văn học không nhiều. Vì thế một bộ phận không
nhỏ học sinh không chịu đọc tác phẩm ở nhà. Việc soạn bài, chuẩn bị bài
trước khi đến lớp mang tính đối phó. Tuy không đọc tác phẩm nhưng các
em cũng vẫn soạn được bài vì nhiều lí do: thứ nhất học sinh chép tài liệu
tham khảo mà không đầu tư suy nghĩ. Các em chép tập ghi giảng văn của
học sinh các lớp trước và cũng không ít em khi đến lớp trong thời gian 15’
đầu giờ mượn tập soạn của bạn chép lại. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến
việc tiếp thu bài học ở lớp của c1c em.
- Việc giảng văn tác phẩm tự sự ở giáo viên chưa có nhiều những cải tiến,
đổi mới trong phương pháp giảng dạy vẫn chủ yếu giảng văn theo phương
pháp truyền thống, chỉ tập trung nhiều vào việc khai thác nội dung tác
phẩm theo phương pháp lịch sử mà chưa chú ý đến cấu trúc, hình thức tác
phẩm. Vì thế đã gây ra sự nhàm chán trong học sinh, làm giảm sức thu hút
của tác phẩm văn chương.
- Vì những lí do trên mà những bài làm văn của học sinh đối với loại đề phân
tích tác phẩm tự sự thường chỉ diễn ra ở hai dạng phổ biến sau: Dạng thứ
nhất : kể lại tác phẩm; Dạng thứ hai : là phần nào đã dựng lên được chân
dung của nhân vật trung tâm và một vài nhân vật chính song vẫn chưa làm
nổi bật được ý nghĩa của vấn đề, chưa thấy được quan điểm, tư tưởng, tình
cảm và thái độ của nhà văn đối với cuộc sống và con người thông qua
những hình tượng nhân vật này.
2) Biện pháp giải quyết :
Trước thực trạng đó bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau :
- Bằng mọi cách buộc học sinh phải đọc trước tác phẩm ở nhà và soạn bài
theo những định hướng của mình.
- Có những cải tiến, đổi mới trong việc giảng dạy những tác phẩm tự sự.
- Có những đổi mới trong cách thức ra đề kiểm tra ( bài viết).
B. Nội dung và phương pháp thực hiện :
1) Khâu chuẩn bị bài :
- Gíao viên dành một ít thời gian của tiết học trước ở phần dặn dò để đặt ra
những yêu cầu cụ thể đối với học sinh. Ngoài việc bắt buộc phải đọc tác
phẩm, chuẩn bị bài theo một số câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên cần
đưa ra những câu hỏi nhỏ hơn, cụ thể hơn. Tuỳ theo trình độ học sinh ở
từng lớp giáo viên có thể giảm bớt một số câu hỏi trong sách giáo khoa.
Nên tránh tình trạng chung chung như về nhà đọc tác phẩm A và soạn bài.
2) Khâu tiến trình bài giảng:
2.1 Phần kiểm tra bài cũ :
- Ở phần này giáo viên nên kết hợp giữa việc kiểm tra kiến thức của bài học
trước với kiểm tra việc đọc tác phẩm và chuẩn bị bài của bài học
mới.Thông thường một học sinh được gọi lên kiểm tra bài cũ chúng tôi cho
hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất nhằm kiểm tra những kiến thức cơ bản trọng
tâm của bài đã học. Câu hỏi thứ hai nhằm kiểm tra việc đọc và hiểu tác
phẩm của tiết học mới.
- Những câu hỏi này không cần đòi hỏi tư duy nhiều, chủ yếu là nhằm kiểm
tra xem thực chất học sinh có đọc tác phẩm hay không. Bởi trên thực tế
nhiều học sinh chỉ đọc sách tham khảo hay tập ghi của lớp trước để soạn
bái. Cần khuyến khích những học sinh đọc kĩ tác phẩm ở nhà.
2.2 Phần bài mới :
2.2.1/ Giới thiệu tác giả :
Phần này học sinh đã đọc phần tiểu dẫn ở nhà trước khi soạn bài vì vậy
chúng tôi nêu ra một số câu hỏi để học sinh trả lời sau đó bổ sung và chốt lại
vấn đề. Các câu hỏi chúng tôi thường đặt ra cho học sinh đối với một tác giả là:
- Hãy nêu những nét chính về tiểu sử của tác giả ?
- Nêu vài nét cơ bản về sự nghiệp sáng tác của tác giả?
- Hãy đánh giá khái quát về tác giả ?
2.2.2/ Hoàn cảnh sáng tác :
Phần này chủ yếu là giáo viên thuyết giảng nhằm làm sống lại đôi nét
lịch sử mà tác phẩm ra đời để học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa tác
phẩm và cuộc sống.
Ví dụ : Khi giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác của truyện nhằn Rừng xà nu
( Nguyễn Trung Thành), chúng ta không thể không đề cập đến hai vấn đề :
- Đây là thời điểm Mỹ thực hiện trực tiếp đổ quân tham chiến ở miền
Nam. Chiến tranh đến hồi quyết liệt Mỹ điân cuồng đánh phá cách mạng
miền Nam.
- Nhân dân miền Nam khắp nơi đồng khởi mạnh mẽ từ miền ngược
đến miền xuôi.
2.2.3/ Tóm tắt tác phẩm :
Ở phần này chúng tôi tận dụng tối đa những dụng cụ trực quan như :
tranh ảnh, sơ đồ, … nhằm giúp các em dễ nắm bắt nội dung và nhớ lâu tác
phẩm.
Ví dụ:
- Truyện Hai đứa trẻ, Mảnh trăng cuối rừng, Tùy bút người Người lái đò
sông Đà chúng tôi đã dùng tranh minh hoạ.
- Truyện Chí Phèo, Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Mùa lạc … chúng tôi tóm tắt
theo sơ đồ.
Bà già góa Bác phó cối
Lò gạch cũ Bá Kiến
Thị Nở
Làng Vũ Đại
Bá Kiến
Trong quá trình tóm tắt tác phẩm chúng tôi chú trọng đến những nét chủ
yếu về cuộc đời và số phận của nhân vật chính. Lưu ý học sinh nắm được
những dẫn chứng quan trọng.
Về phương pháp : Qua các dụng cụ trực quan chúng tôi gọi một học
sinh lên tóm tắt tác phẩm. Cho một vài học sinh bổ sung và cuối cùng giáo viên
đúc kết lại.
2.2.4/ Chủ đề tác phẩm :
Thông thường để tìm hiểu chủ đề chúng tôi nêu ra nhiều câu hỏi nhỏ
mang tính chất gợi mở để học sinh trả lời.
Ví dụ :
- Tác phẩm kể về ai ? Về việc gì ?
- Thông qua câu chuyện đó tác giả nhằm dề cập đến vấn đề gì ?
- Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống ?
Qua việc trả lời những câu hỏi này giáo viên gọi một đến hai học sinh
khái quát thành chủ đề và giáo viên bổ sung hoàn chỉnh.
2.2.5/ Phân tích tác phẩm :
Ở phần này chúng tôi sử dụng phương pháp nêu vấn đề. Gíao voên gợi
ra những tình huống có vấn đề để học sinh tìm hiểu thảo luận sau đó giáo viên
bổ sung làm sáng tỏ và hệ thống vấn đề một cách hoàn chỉnh.
Vì vậy, khi phân tích tác phẩm chúng tôi đặc biệt chú trọng đến hệ
thống câu hỏi để luôn đặt học sinh vào vị trí phải hoạt động, cùng đồng hành tư
duy với người dạy. Câu hỏi trong bài dạy phải đạt được những yêu cầu sau :
- Hệ thống câu hỏi phải logic, chặt chẽ nhằm dẫn dắt một cách liên tục
sự suy nghĩ của học sinh từ quan sát đến phân tích hiện tượn, từ những kết
luận mang tính chất bộ phận đến những kết luận khái quát hơn.
- Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức ( có gợi ý khi cần thiết).
- Câu hỏi phải có tác dụng kích thích sự chú ý, sự tìm tòi suy nghĩ của
học sinh.
- Câu hỏi phải tạo cho học sinh sự liên tưởng, mở rộng và suy luận.
Sau đây chúng tôi nêu lên hệ thống câu hỏi của một bài giảng văn tác
phẩm tự sự :
Chữ người tử tù
__Nguyễn Tuân __
- Sau khi nhận phiến trát trao đổi với thầy thơ lại, biết được Huấn Cao thì
viên quản ngục đã nảy sinh ý định gì ?
- Qua cuộc trao đổi giửa viên quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao hiện lên là
con người như thế nào ?
- Thái độ của Huấn Cao xuất hiện tại trại giam Tỉnh Sơn ? Khi nhận rượu thịt
mà lính ngục mang vào ? Khi trả lời viên quản ngục ? Từ đó rút ra nhân
cách của Huấn Cao ?
- Thái độ của viên quản ngục trong lần nhận sáu tử tù ?
- Tại sao viên quản ngục lại quyết định “biệt đãi” Huấn Cao, theo em, điều
đó có ý nghĩa gì ?
- Việc viên quản ngục gặp Huấn Cao trong nhà ngục có ý nghĩa như thế nào
?
- Theo em, vì sao Nguyễn Tuân lại gợi cảnh chho chữ là “cảnh tượng xưa
nay chưa từng có” ?
- Em hãy nhận xét về thời gian, không gian diễn ra cảnh cho chữ ?
- Tư thế, thái độ của người cho chữ và kẻ nhận chữ như thế nào ?
- Nguyễn Tuân đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh cho chữ ?
- Qua cảnh cho chữ Nguyễn Tuân khẳng định điều gì ?
C. Đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm:
1) Kết quả kiểm nghiệm:
1.1/ Kết quả khảo sát trong quá trình giảng dạy:
1.2/ Kết quả thi tốt nghiệp THPT:
2) Phạm vi, tác dụng của sáng kiến:
- Phương pháp này có thể áp dụng cho cả học sinh lớp 10, 11, 12.
- Với phương pháp này, giáp viên luôn đặt học sinh trong tình thế “động”
,buộc các em phải làm việc một cách nghiêm túc với tác phẩm và tiếp thu
bài học một cách chủ động tích cực.
Năm học Số học sinh được
khảo sát
Số học sinh đọc tác
phẩm và soạn bài
đạt yêu cầu
Số bài viết phân
tích TP tự sự đạt
TB trở lên
2002 -2003
2003 -2004
Học kì I
2004 -2005
130
142
151
83 = 63,85 %
115 = 81,00%
127 = 84,10%
98 = 75,38 %
121= 85,21%
137 = 90,72%
Năm học Chất lượng từ 5 trở lên
2002 - 2003 92,5%
2003 – 2004 98,4%
3) Nguyên nhân thành công và tồn tại:
3.1/ Nguyên nhân thành công:
- Có sự đầu tư lớn trong việc thiết kế bài dạy để phù hợp với đối tượng học
sinh ở từng lớp.
- Với phương pháp này, người giáo viên đã phát huy có hiệu quả nhất những
giáo cụ trực quan.
- Với phương pháp này, chúng tôi đã kích thích, khơi dậy được phần nào tấm
lòng yêu thích và say mê đối với văn học của học sinh.
3.2/ Tồn tại:
- Vẫn còn một số em chưa đọc bài trước ở nhà hoặc soạn bài đối phó.
- Một số em làm bài văn vẫn sa vào dạng kể tác phẩm.
4) Bài học kinh nghiệm:
- Đối với bản thân:
+ Phải có sự đầu tư trong công tác soạn giảng.
+ Tìm mọi biện pháp để thực hiện được phương pháp dạy học “lấy học sinh
làm trung tâm”.
- Đối với tổ chuyên môn:
Là dịp để các thành viên trong tổ trao đổi, học hỏi lẫn nhau để nâng
cao tay nghề.
III-Kết luận :
Bản lĩnh và khả năng sáng tạo của người giáo viên ngữ văn trong mỗi giờ dạy
được thể hiện một cách đầy đủ, thuyết phục ở chỗ họ phải đảm bảo tiến trình
giảng dạy một khối lượng nội dung vừa cụ thể, khái quát, vừa sinh động,
phong phú trong một thời lượng nhất định, hạn chế. Nhiều vấn đề vừa có ý
nghĩa phương pháp, vừa là nội dung mà người giáo viên phải suy nghĩ nghêm
túc trong suốt quá trình chuẩn bị và thiết kế bài dạy. Cần phải bắt đầu bài giảng
như thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh ? Nên sử dụng những phương
pháp nào cho thích hợp với khả năng trình độ của từng lớp mà mình giảng
giảng dạy và với nội dung của từng bài giảng ? Có thể dùng những biện pháp
nào để làm nổi bật, nhấn mạnh trọng tâm, trọng điểm bài học ? Cần đặc ra
những câu hỏi như thế nào để kích thích sự chú ý, sự suy nghĩ, tìm tòi, phát
hiện, sáng tạo của học sinh ? Sử dụng tài liệu trực quan nào và sử dụng như thế
nào cho có hiệu quả ? Làm thế nào để vừa hình thành tri thức, vừa rèn luyện
củng cố kỉ năng ? … Đó là những câu hỏi mà người giáo viên ngữ văn nói
riêng và các thầy cô giáo nói chung phải giải quyết trong lúc thiết kế một bài
giảng.
Tri tôn tháng 03/2005
Người viết:
PHẠM THỊ THU
THANH
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỐI VỚI NHỮNG BÀI GIẢNG
VĂN TÁC PHẨM TỰ SỰ
Người thực hiện: PHẠM THỊ THU THANH
Tổ Văn Trường THPT Nguyễn Trung Trực