Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VAI TRÒ TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC TRONG VIỆC THAM MƯU, PHỐI HỢP NÂNG CHUẨN CƠ SỞ VẬT CHẤT NGÀNH HỌC MẦM NON - XÓA XÃ TRẮNG MẪU GIÁO pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.15 KB, 14 trang )



VAI TRÒ TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC
TRONG VIỆC THAM MƯU, PHỐI HỢP
NÂNG CHUẨN CƠ SỞ VẬT CHẤT
NGÀNH HỌC MẦM NON - XÓA XÃ TRẮNG MẪU GIÁO
* *
*

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Từ xa xưa Giáo dục vốn là một hiện tượng xã hội, một hoạt động xã hội, mang
tính vĩnh hằng. Lê Nin nói : “Giáo dục là một hiện tượng phổ biến và vĩnh hằng”. Phổ
biến ở đây là nơi mà có con người thì nơi đó có giáo dục. Vĩnh hằng ở đây là còn con
người còn giáo dục, thực hiện sự chuyển giao kinh nghiệm lịch sử – xã hội, trước hết là
kinh nghiệm lao động sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì và phát triển xã
hội. Đến lượt nó, giáo dục trở thành một nhu cầu vì lợi ích của mỗi người và lợi ích của
toàn xã hội, giáo dục là công việc của xã hội và vì xã hội. Sự phân cấp lao động xã hội đã
giúp cho hành động giáo dục được chuyên môn hóa với quyết định hiệu quả cao hơn nhờ
sự ra đời của các hình thức nhà trường.


- Những quốc gia phát triển ngày nay như : Mỹ, các nước Tây Âu , Bắc Âu, Nhật
Bản cùng các con rồng Châu Á…. Đều quan tâm đến chiến lược con người, lấy sự phát
triển giáo dục làm đòn bẩy phát triển kinh tế-xã hội. Hầu hết các nước đều đầu tư thích
đáng cho giáo dục và tìm mọi biện pháp nhằm xã hội hóa giáo dục ở mức cao nhất.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm
năm trồng người”. Đảng ta cũng đã luôn khẳng định : “ Con người là mục tiêu, là động
lực chính của sự phát triển, là vị trí trọng tâm của chiến lược kinh tế-xã hội”. Quán triệt
tư tưởng chỉ đạo đó để phát triển mạnh mẽ giáo dục là nhiệm vụ quan trọng thường
xuyên và cần phải huy động mọi lực lượng xã hội để thu được thắng lợi nhanh chóng,
vững chắc, thắng lợi bước đầu không có ngành nào khác là ngành học Mầm non……


- Trong thời gian qua thực hiện quan điểm của Người, ngành Giáo dục huyện Phú
Tân có nhiều quan điểm đổi mới, tập trung phát triển qui mô giáo dục, chất lượng giáo
dục, xem đây là yêu cầu cấp bách của việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục-đào
tạo.
- Nhưng trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn, việc đầu tư ngân sách
cho giáo dục hằng năm thấp, trong đầu tư thường ít quan tâm đến ngành học Mầm non,
chưa thống nhất quan tâm trong ngành học này. Phú Tân từ ngày giải phóng đến nay khá
lâu nhưng còn nhiều xã chưa có trường Mẫu giáo do thiếu đầu tư cơ sở vật chất (CSVC).
Các lớp gắn với trường Tiểu học trang thiết bị nghèo nàn, bàn ghế, chỗ ngồi các cháu
không đúng quy định ảnh hưởng rất lớn tâm sinh lý các cháu, ảnh hưởng đến hiệu quả
giáo dục- đào tạo, ảnh hưởng nòi giống, cộng đồng xã hội. Trước mắt, khó thực hiện chủ


trương phổ cập Mẫu giáo 5 tuổi, tiến đến phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung
học cơ sở, xây dựng đề án trường Mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia vững mạnh.
- Để khắc phục những khó khăn trên đòi hỏi tôi phải có nhiều giải pháp tranh thủ
để có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự năng nổ tích cực đầy quyết tâm
của nội bộ ngành, được sự đồng thuận của các ngành chức năng có liên quan, quần chúng
nhân dân ủng hộ ngành học Mầm non sớm hoàn thành mục tiêu nâng chuẩn cơ sở vật
chất, trang thiết bị trường học, góp phần phát triển qui mô ngành học, đáp ứng ngày càng
tốt hơn việc nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, tạo đủ cho ngành học phổ thông phát triển
ổn định,chất lượng giáo dục.
- Trước thực trạng thiếu vốn trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm
trang thiết bị… buộc tôi phải suy nghĩ trong tâm trạng bình tĩnh không vội vàng phân tích
rõ nguyên nhân đánh giá những việc làm được, chưa được để đề xuất lãnh đạo Đảng,
chính quyền, ngành chức năng, khai thông nhận thức tốt hơn trước, trong nội bộ ngành và
ngoài ngành về mục tiêu phát triển giáo dục-đào tạo. Làm tốt công tác tham mưu, phối
hợp nhằm tập trung nâng chuẩn CSVC ngành học Mầm non huyện nhà, hằng năm góp
phần hoàn thành đề án phổ cập Mẫu giáo 5 tuổi, xóa xã trắng Mẫu giáo và sớm hoàn
thành trường chuẩn quốc gia. Với ý nghĩa cấp thiết ấy tôi đề ra :






B/ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
* Quá trình phát triển kinh nghiệm :
1. Biện pháp thực hiện:
- Với chức trách của mình đang quản lý tôi mạnh dạn đề xuất với UBND huyện,
một số biện pháp sau :
+ Đề xuất HĐND, UBND tập trung củng cố ban kinh tế-xã hội huyện, chỉ đạo
phân công các thành viên phụ trách các xã, thị trấn, duy trì nề nếp, hội họp thông tin trao
đổi, phối hợp các thành viên giải quyết vấn đề bức xúc đặt ra liên quan đến ngành học
Mầm non, tạo ngành học Mầm non có vị trí thực sự xứng đáng trong việc đầu tư phát
triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Cụ thể: căn cứ đề án PCMG 5 tuổi, bản thân chủ động
xây dựng kế hoạch phát triển năm học trình UBND huyện phê duyệt, xin chủ trương.
Thành lập đoàn xuống các xã, thị trấn trực tiếp giao chỉ tiêu cần phải huy động trẻ trong
độ tuổi đến trường; trong đó, tập trung huy động cho bằng được chỉ tiêu tỉnh giao, số trẻ 5
tuổi là 2.635 cháu, xoá MG 36 buổi trong hè; thành lập 2 trường MG mới Phú Xuân và
Phú Thạnh. Đồng thời tham mưu huyện Uỷ, UBND huyện thực hiện NQTW9-Khoá IX,
cho phép xây dựng đề án chuyển MG Phú Mỹ, Nhà trẻ Phú Mỹ sang loại hình bán công,
đồng thời quyết tâm mở cho được các lớp MG tư thục trên địa bàn huyện.
+ Chủ động phối hợp các ngành chức năng như : phong Kế hoạch tài chính, phòng
Hạ tầng kinh tế, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, UBND các xã,thị trấn, tranh thủ
nhiều nguồn trong nước và nước ngoài (Unicef) nhằm thực hiện có hiệu quả quyết định


161 của Chính Phủ về phát triển giáo dục Mầm non. Cụ thể : đăng ký làm việc với các
phòng chức năng dưới sự chủ trì của UBND huyện thông qua văn bản xin vốn đầu tư xây
dựng 2005, có địa chỉ nhu cầu xây dựng cụ thể, thảo luận bàn bạc đi đến thống nhất

phương án đầu tư ngành học Mầm non: UBND huyện chỉ đạo Phòng KH-TC, Phòng Hạ
tầng kinh tế, Ban Quản lý dự án đầu tư, xây dựng,… tiến hành đầu tư xây dựng 18 phòng
học MG, đồng thời chỉ đạo Phòng Giáo dục phối hợp địa phương mua, mở rộng mặt bằng
tạo điều kiện cho các ngành chức năng hoàn thành nhiệm vụ.
+ Tham mưu UBND huyện định hướng phát triển chỉ tiêu. Hoàn thành chuẩn
CSVC ngành học Mầm non hằng năm, tiếp tục nâng tỉ lệ chuẩn CSVC hoàn thành đề án
Mẫu giáo 5 tuổi, xây dựng trường chuẩn quốc gia, xóa xã trắng, đưa vào chương trình
hành động kinh tế-xã hội năm 2005. Cụ thể : danh mục được duyệt 2005: MG xã Phú
Thọ 2p, Tân Hoà 2p, Hiệp Xương 2p, Long Hoà 2p, Phú Hưng 2 p, Bình Thạnh Đông 2p.
Xây dựng MG Phú Hưng 2p hàng rào kiên cố từng bước xây dựng chuẩn quốc gia.
+ Phối hợp đài phát thanh các xã, thị trấn, thông tin văn hóa huyện tổ chức phát
thanh. Tổ chức văn nghệ lưu động trong huyện, tuyên truyền rộng trong nội bộ ngành,
ngoài ngành, nhân dân nhận thức tốt hơn chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Ngành về
công tác chăm sóc phát triển toàn diện trẻ thơ nói chung, và phổ cập Mẫu giáo 5 tuổi, xóa
xã trắng Mẫu giáo, xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn nói riêng. Cụ thể : trong năm, tổ
chức hội thi ca-múa-nhạc ngành học Mầm non toàn Ngành có 12/ 13 đơn vị tham gia. Tổ
chức tốt đêm văn nghệ quần chúng, khen thưởng những đơn vị vùng nông thôn có thành


tích, qua đó tác động rất lớn nhận thức PHHS và nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để
phát triển ngành học Mầm non, hạn chế bỏ học.
+ Nổ lực đeo bám, tranh thủ, tạo niềm tin với lãnh đạo huyện, ngành chức năng
hằng năm ghi vốn đầu tư các công trình trọng điểm ngành học Mầm non bằng nhiều
nguồn, sớm hoàn thành chỉ tiêu phát triển nêu trên. Cụ thể : hàng tuần, tháng, Ngành báo
cáo cụ thể số liệu phát triển của ngành học cho UBND huyện, đồng thời báo cáo tiến độ
đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng, thực hiện tài chính, tài sản cho Thường trực kịp
thời để quan tâm.
+ Có kế hoạch đến các xã, thị trấn có nhu cầu phát triển, tổ chức hội thảo làm rõ
trách nhiệm ngành, địa phương trong quá trình chuẩn bị đầu tư, định vị mặt bằng, thiết kế
thi công, giám sát thi công, tiếp nhận bảo quản, đưa vào sử dụng. Cụ thể : xây dựng đề án

PCMG 5 tuổi trình UBND huyện phê duyệt, triển khai quán triệt rộng trong nội bộ Ngành
và ngoài Ngành, xây dựng kế hoạch phát triển số lượng toàn Ngành, giao chỉ tiêu huy
động đến tận các xã, thị trấn.
+ Thực hiện biện pháp song trùng quản lý giữa Trưởng phòng Giáo dục với Chủ
tịch các xã, thị trấn trong việc vận động thực hiện xã hội hóa giáo dục, mua sắm trang
thiết bị đầu tư ngày càng nhiều cho trường lớp Mầm non chính quy, tư thục.
Những biện pháp nêu trên có khoảng một nửa biện pháp năm trước được thực hiện
nhưng hiệu quả không cao, công tác đầu tư, xây dựng cơ bản……ngành học Mầm non


chuyển biến chậm, số xã trắng Mẫu giáo nhiều, số học sinh 5 tuổi vào học tỉ lệ thấp,
không mở được loại hình tư thục.
Năm 2005, tôi suy nghĩ và mạnh dạn đề ra thêm những biện pháp sát hợp hơn
nhằm động viên toàn ngành và ngoài ngành giáo dục quyết tâm thực hiện cho bằng được
việc ưu tiên đầu tư xây dựng CSVC , trang thiết bị nâng chuẩn CSVC ngành học Mầm
non, xóa xã trắng Mẫu giáo, đủ điều kiện thực hiện đề án Mẫu giáo 5 tuổi, chấm dứt mở
lớp 36 buổi trong hè, tạo điều kiện cho các em bước vào lớp 1 tự tin hơn, tiếp thu tốt
chương trình thay sách, với những biện pháp cải tiến, bổ sung nêu trên. Trong năm, tỉ lệ
nâng chuẩn CSVC hiện tại và tương lai rất tốt được sự đồng thuận trong cấp ủy, chính
quyền, các ngành liên quan và nhân dân.
2. Kết quả đạt được năm 2005 so sánh với năm 2004:
- Huy động ngành học Mầm non :
+ Nhà trẻ : huy động đạt : 98 trẻ (nhà trẻ Phú Mỹ).
+ Mẫu giáo : huy động : 4.524 / 4.900 ( công lập : 4.255 / 4000, bán công, tư thục
:269 / 400) so năm 2004 tăng 674 cháu.
+ Mẫu giáo 5 tuổi : huy động : 2.478 / 2.635, tỉ lệ : 94,04 tăng 371 cháu so
năm 2004 : 2.107, tỉ lệ : 8%.
- Đầu tư xây dựng CSVC :



+ Nhà trẻ : xây dựng 4 phòng ( Phú xuân, Phú Thành, Hòa Lạc).
+ Mẫu giáo: xây dựng 18 phòng, tổng số tiền : 1tỷ 8 (năm 2004: 6 phòng).
+ Mở được 3 lớp Mẫu giáo tư thục (Phú Lâm, Phú Thạnh , Chợ Vàm).
- Đầu tư trang thiết bị :
+ Nhà trẻ : 1.200.000 đồng ( năm 2004 : 500.000 đồng ).
+ Mẫu giáo : 250.000.000 đồng ( năm 2004: 50.000.000 đồng).
- Đầu tư xóa xã trắng Mẫu giáo :
+ Năm 2004 : có 2 xã ( Phú Xuân, Phú Thạnh ) nâng tổng số 13 trường.
+ Năm 2005 : đang triển khai thi công xóa xã trắng Mẫu giáo 18 phòng, số
tiền : 1 tỷ 8, 2 phòng làm việc, số tiền : 216.000.000 đồng.
+ Đầu tư xây dựng ½ công trình trường chuẩn quốc gia MG Phú Hưng.
+ Kinh phí đầu tư mở rộng mặt bằng trên 300.000.000 đồng.
- Riêng dự án giáo dục tuổi thơ : ngoài hỗ trợ của Unicef số tiền : 164.640.000
đồng (CSVC: 103.350.000đ, tập huấn 61.290.000đ), ngành tham mưu UBND huyện,
phối hợp phòng tài chính đầu tư nâng cấp sữa chữa hàng rào, sân chơi, trang thiết bị nuôi
dạy với số tiền là : 214.035.000 đồng.


- Chất lượng nội dung :
Kết quả đạt được như đã nêu , giúp tôi củng cố được niềm tin tiếp tục tham
mưu, đeo bám chắc chắn ngành học Mầm non sớm đi vào ổn định theo tầm vóc quan
trọng của nó, để ai cũng cùng phát biểu và hành động : “Tất cả những gì tốt đẹp giành
cho trẻ thơ”, có như vậy huy động trong độ tuổi sẽ được chăm sóc và được đến trường
ngày càng tăng hoàn thành phổ cập Mẫu giáo 5 tuổi, xóa hẳn Mẫu giáo 36 buổi trong hè,
cơ sở vật chất, trang thiết bị nuôi dạy mới được các cấp các ngành, nhân dân quan tâm
đúng mức.
Tất nhiên trong quá trình thực hiện cũng nẩy sinh một số tồn tại quĩ đất
dành cho việc xây dựng CSVC ngành học Mầm non, lâu nay các địa phương không quy
hoạch gây khó khăn rất lớn trong quá trình đầu tư xây dựng, do vậy tôi cố gắng khắc
phục khó khăn để tìm hiểu nguyên nhân, tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp kịp

thời hỗ trợ kinh phí quy hoạch, bồi hoàn để địa phương sớm có quĩ đất triển khai xây
dựng, về phía ngành tôi động viên hiệu trưởng các trường phải đổi mới phương pháp
quản lý, tham mưu tích cực chính quyền địa phương để được sự quan tâm ưu ái đặc biệt,
gắn chặt với các bậc PHHS tăng cường tài sản, nuôi dạy tốt nhất cho nhà trường để nâng
cao chất lượng.

3. Nguyên nhân thành công-tồn tại:
a. Nguyên nhân thành công:


Trong quá trình tham mưu, phối hợp nâng chuẩn CSVC, mua sắm trang thiết bị ngành.
Tôi rút ra cơ sở thực tiễn đó là :
- Các văn bản của Đảng, Nhà nước, Ngành chỉ đạo về việc phát triển ngành học
Mầm non tạo điều kiện cho việc tham mưu, phối hợp, tuyên truyền trong cộng đồng,
nhận thức tốt công tác đầu tư xây dựng từ đó các ngành chức năng, và nhân dân tự giác
quan tâm thật sự ngành học Mầm non. Tôi xem đây là nguyên nhân thành công rất quan
trọng trong quá trình tham mưu, phối hợp để phát triển chuẩn CSVC của ngành.
- Công tác lãnh đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đã quan
tâm chỉ đạo và thực hiện đồng bộ, giữ vững những thành tựu đã có, quyết tâm tập trung
đầu tư hàng năm chuẩn CSVC toàn ngành nói chung và nâng chuẩn ngành học Mầm non
nói riêng, để góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, phát triển kinh tế-xã hội địa phương
hiện tại và tương lai.
- Công tác Xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước tạo điều
kiện chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn, trường học tác động toàn xã hội hỗ trợ khá tốt
công tác phát triển số lượng, chất lượng, công tác đầu tư, xây dựng phong phú CSVC cho
ngành học Mầm non phát triển toàn diện.
- Hội Khuyến học ra đời tác động mạnh cộng đồng ý thức tốt về khuyến
học,khuyến tài……. Khái niệm học và học suốt đời được hình thành trong nhân dân.
- Tiểu dự án 2 của UNICEF về Giáo dục toàn diện trẻ thơ đã hỗ trợ trang thiết bị,
hệ thống nước sạch, vệ sinh môi trường, sân chơi, bãi tập, hàng rào, tư vấn cộng đồng



cho 4 xã, thị trấn nằm trong dự án, góp phần hỗ trợ cho việc đầu tư nâng chuẩn CSVC để
phát triển toàn diện trẻ thơ.
b. Nguyên nhân tồn tại:
- Có thời gian dài cấp ủy, chính quyền, Ngành, nhân dân nhận thức về tầm quan
trọng của ngành học Mầm non chưa đúng, còn xem nhẹ, chưa xác định đầy đủ đây là
ngành học cực kỳ quan trọng góp phần chấn hưng nền giáo dục tương lai nên có thời gian
dài không đầu tư nhiều cho ngành học phát triển, số xã trắng Mẫu giáo còn nhiều, số lớp
gắn với Tiểu học tạm bợ, sơ sài không hiệu quả.
- Công tác tham mưu của ngành Giáo dục ở huyện, ở các xã, thị trấn chưa thật sự
năng nổ tìm giải pháp tối ưu, chưa thường xuyên đeo bám tranh thủ phúc lợi cho ngành,
thậm chí có một vài hiệu trưởng còn mặc cảm, nản lòng, trông chờ đầu tư nên hiệu quả
thấp.
4. Tác dụng của việc tham mưu, phối hợp trong công tác:
- Đối với học sinh: nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, từng bước phát triển thu hút
hết trẻ trong độ tuổi qui định đến trường, được người lớn chăm sóc, nuôi dưỡng phát triển
toàn diện, tạo ra nguồn nhân lực tương lai góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
- Đối với bản thân: giúp bản thân có điều kiện cống hiến, hoàn thành nhiệm vụ của
mình, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm tiếp tục làm tốt nhiệm vụ được giao.


- Đối với Ngành: góp phần nângchuẩn CSVC, trang thiết bị hiện có, thu hút hết trẻ
trong độ tuổi đến trường, tạo điều kiện tối ưu để nâng cao chất lượng nuôi-dạy, góp phần
thực hiện tốt đề án PCMG 5 tuổi, PCGDTH/ĐĐT, PCGDTHCS.
5. Những bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn sinh động trong quá trình thực hiện chức năng quản lý điều hành,
tham mưu, phối hợp nâng chuẩn CSVC của ngành học Mầm non, tôi rút ra được bài học
kinh nghiệm sau:
- Không có cách nào khác hơn là người lãnh đạo ngành Giáo dục xác định rõ vai

trò, trách nhiệm của mình; Trong thực hiện, không nên có tư tưởng trông chờ, phải kiên
trì, đeo bám, bền bỉ, phối hợp tốt các ngành chức năng, chịu khó tham mưu tích cực với
cấp uỷ, chính quyền cùng cấp quan tâm mạnh, kịp thời trong lĩnh vực đầu tư cho ngành
học, đồng thời từng bước đề xuất chính sách đầu tư CSVC ngành học Mầm non được đưa
vào nghị quyết kinh tế-xã hội hàng năm, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành học này.
- Để thực hiện tốt công tác tham mưu, phối hợp về việc đầu tư ngân sách cho giáo
dục, hàng năm, tiếp tục tham mưu xác lập thực hiện đúng cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Trong đó, các tổ chức xã hội- tổ chức chính trị xã hội
có trách nhiệm hỗ trợ công tác giáo dục nhằm thực hiện các chương trình đầu tư trọng
điểm để phát triển tốt ngành học Mầm non.
- Tuyên truyền mạnh các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành,
phân tích rõ quyền và nghĩa vụ học tập, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ thơ theo chiều rộng lẫn


chiều sâu để mọi người thấy được lợi ích của việc nâng cao dân trí, từ đó đầu tư phát triển
tốt hơn.
- Hầu hết hiệu trưởng trường Mầm non đều là nữ nên có nhiều hạn chế trong quá
trình tham mưu, phối hợp để xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị nhà trường nên
lãnh đạo Ngành phải có nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ tích cực nhằm thực hiện tốt chủ
trương XHHGD.
C. KẾT LUẬN:
Thực tiễn chứng minh rằng: công tác tham mưu, phối hợp nâng chuẩn CSVC
ngành học Mầm non của huyện Phú Tân rất khó khăn, phức tạp, vùng có nhiều tôn giáo
nội sinh và tôn giáo thế giới, đời sống nhân dân có khá lên nhưng tuuyệt đại bộ phận vẫn
còn nghèo, ý thức nhân dân về phát triển giáo dục còn hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến
công tác PC MG 5tuổi, PCTH/ĐĐT, PCTHCS, ảnh hưởng đến việc huy động sức dân
đầu tư cho giáo dục nói chung và đầu tư cho giáo dục Mầm non nói riêng. Việc ưu đãi
đầu tư của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành còn ở mức thấp, chưa có tư tưởng đột
phá đầu tư nâng chuẩn mạnh cho ngành học Mầm non dẫn đến CSVC còn nghèo nàn,
còn nhiều xã chưa có trường Mẫu giáo.

Nhưng với nổ lực của bản thân, trong thời gian qua, đã suy nghĩ và vận dụng lý
luận vào thực tiễn đề ra một số giải pháp như đã nêu trên, bản thân tạm gọi là khoa học,
phù hợp tình hình thực tiễn Phú Tân dẫn đến kết quả đầu tư ngân sách Nhà nước cho
ngành học Mầm non nâng lên rõ nét. Chủ trương xoá xã trắng Mẫu giáo, PCMG 5 tuổi


được cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các cấp, nhân dân nhận thức tốt, được nâng lên tầm
nhận thức mới “ Có học mới xoá được đói, giảm được nghèo, dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh” và “Tất cả những gì tốt đẹp giành cho tuổi thơ”.
Tóm lại, muốn hoàn thành công tác tham mưu, phối hợp nâng chuẩn CSVC ngành
học Mầm non, để hoàn thành chuẩn theo đề án thì người quản lý phải vào cuộc với quyết
tâm cao đồng thời tác động mọi người cùng tham gia vì “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân” chứ không chỉ riêng ngành Giáo dục; có như vậy mới nâng cao
mặt bằng dân trí theo nghị quyết của Đảng.

Người viết

Trương Thanh Nhàn

×