Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM DUY TRÌ TỐT SĨ SỐ HỌC SINH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.13 KB, 18 trang )



MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHẰM DUY TRÌ TỐT SĨ SỐ HỌC SINH
    

PHẦN MỞ ĐẦU
Từ nhiều năm nay, vấn đề chống lưu ban – bỏ học đã trở thành vấn đề bức xúc của
ngành giáo dục, của từng đơn vị trường học và của toàn xã hội. Qua đánh giá thực trạng
giáo dục của tỉnh ta, ai cũng thừa nhận rằng:
Mặt bằng dân trí, chất lượng giáo dục trong những năm qua còn thấp so với các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tỉ lệ HS lưu ban – bỏ học còn cao, điều này dẫn tới
hiệu quả đào tạo thấp. Diễn biến tình hình An Giang được ghi nhận là từ năm 1996 đến
nay kết quả tiến triển còn chậm, hiện tượng học sinh bỏ học giảm chậm ở Tiểu học (từ
11,27% xuống 9,57%. Vấn đề lưu ban – bỏ học có mối quan hệ mật thiết với nhau, học
sinh đi học không chuyên cần sẽ dẫn tới chất lượng học tập yếu kém, học sinh yếu kém
không tiếp thu được chương trình sẽ có tư tưởng chán học – bỏ học. Đây là 1 trong những
nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ HS bỏ học còn cao như hiện nay.
Trường TH Lê Quý Đôn (trước đây là Tiểu học “A” Mỹ Long) trước kia cũng không
vượt ra ngoài tình trạng chung của giáo dục, số lượng học sinh lưu ban, bỏ học khá cao,


hiệu quả đào tạo thấp gây ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách và kinh phí đào tạo, không thực
hiện đựơc mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội trước mắt
và lâu dài, “Dân giàu, nước mạnh, xã hội phồn vinh”.
Tình trạng học sinh bỏ học càng nhiều, xã hội gánh nặng một lực lượng luôn đe dọa
làm cản trở bước phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Trách nhiệm của một người quản lý trong nhà trường, người được Đảng Nhà nước
nhân dân giao phó, chẳng lẽ chúng ta lại có thể thờ ơ trước hiện trạng nêu trên? Qua tìm
hiểu thực trạng vấn đề chúng tôi cố gắng phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của


tình trạng lưu ban – bỏ học trong nhiều năm qua, đề ra một số biện pháp thích hợp trong
công tác quản lý nhằm giảm nhanh tỉ lệ lưu ban - bỏ học mà một cán bộ quản lý có thể
thực hiện được để hiệu quả đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao.
PHẦN NỘI DUNG
Giáo dục là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là hình thức quan
trọng nhất của sự phát triển nguồn nhân lực, con người được xem là vốn quý nhất, cần đầu
tư cho vốn con người, vì “Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển”. Do vậy giáo dục
là động lực trực tiếp của phát triển kinh tế xã hội, đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế
nhiều thành phần, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, để thực hiện mục tiêu quản lý tổng
thể của nhà trường, người Hiệu trưởng cần phải xây dựng và thực hiện nhiều mục tiêu thực
hiện kế hoạch phát triển, duy trì sĩ số HS được quan tâm đầu tiên khi thực hiện chức năng


– nhiệm vụ của 1 trường Tiểu học, bậc học nền tảng của các bậc học trên do đó cần phải
được đầu tư xây dựng, củng cố một cách vững chắc tạo tiền đề cho bậc Trung học cơ sở.
Trường TH Lê Quý Đôn là 1 trường trọng điểm thuộc địa bàn nội ô Thành Phố Long
Xuyên, do nhu cầu học tập và điều kiện đi lại của phụ huynh nên hàng năm nhà trường
phải tiếp nhận khá nhiều số HS cư ngụ ở một số phường xã lân cận khác như : Mỹ Phước,
Mỹ Xuyên… do đó nhà trường cũng gặp không ít khó khăn trong công tác duy trì sĩ số
chống lưu ban bỏ học hàng năm.
I/. Thực trạng về tình hình HS bỏ học ở trường TH Lê Quý Đôn (TH “A” Mỹ
Long) trong những năm qua:
1- Thống kê số liệu tình hình duy trì sĩ số, bỏ học của HS:

Năm học
TS. HS
Đầu năm
TS. HS
Cuối năm
TS. HS

Chuyển trừơng
TS. HS
Bỏ học
Tỉ lệ
%
Ghi chú
1993 - 1994

2328 2238 20 70 3,0%
1994 –
1995
2187 2148 13 26 1,2%


1995 –
1996
2077 2040 22 15 0,7%
1996 –
1997
2230 2183 17 30 1,4%
Có 5 l
ớp ở điểm
trường cồn Phó Quế

Trường 8822 8609 72 141 1,6%

2- Phân tích so sánh các mối liên hệ, nguyên nhân của tình hình bỏ học:
- Nếu tính từ năm học 1993 – 1994 đến năm học 1996 – 1997 thì số HS bỏ học là
141, tỉ lệ bỏ học là 1,6% (chưa kể trong hè).
* Về đối tượng bỏ học:

Theo kết quả thống kê về tình hình bỏ học trong những năm qua của trường, chúng
tôi nhận thấy tập trung vào các đối tượng và các nguyên nhân chính như:
- HS hỏng kiến thức, yếu kém bị lưu ban dẫn đến chán học, bỏ học.
- HS lớn tuổi, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn nên cha mẹ cho con nghỉ học để
phụ giúp gia đình.


- Số HS bỏ học tập trung nhiều nhất ở khối lớp 4, thấp nhất ở khối 1 và khối 5.
- Thời gian bỏ học tập trung nhiều nhất trong năm là cuối HK I, giữa HK II.
* Nguyên nhân khách quan:
- Một bộ phận cha mẹ HS chưa nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình
đối với việc học tập của con em, còn khoán trắng cho nhà trừơng, cho xã hội, bắt con em
nghỉ học để lao động sớm nuôi lại bản thân họ.
- Chính quyền cũng chưa có biện pháp hành chính nhằm cưởng chế đối với các
trường hợp cha mẹ HS cố tình không cho con đi học. Chỉ giáo dục, thuyết phục một cách
đơn thuần nên không đạt hiệu quả.
- Đời sống 1 bộ phận nhân dân lao động cũng còn gặp nhiều khó khăn, cuộc sống
không ổn định dễ chấp nhận cho con em bỏ học.
* Nguyên nhân chủ quan:
1/. Về phía giáo viên:
- Mặc dù chế độ tiền lương có cải tiến nhưng đời sống một số giáo viên cũng gặp
khá nhiều khó khăn nên chưa đem hết trí tuệ và sức lực để đầu tư cho việc giảng dạy,
chăm sóc học sinh.


- Trình độ, năng lực, phương pháp giảng dạy ở một số giáo viên chưa đáp ứng kịp
thời yêu cầu, chưa tạo được hứng thú của HS trong học tập dễ sinh chán nản bỏ học đối
với số HS yếu kém.
- Trong cách quan hệ đối xử với HS yếu kém:
° Một số giáo viên đôi lúc tỏ ra thái độ bực dọc, xử lý nặng nề đối với HS yếu,

không thực hiện yêu cầu của thầy cô đề ra, chưa có biện pháp giúp đỡ kịp thời, tạo điều
kiện để các em theo kịp các bạn cùng lớp để không chán nản bỏ học.
° Một số giáo viên còn lơ là trong công tác chủ nhiệm thiếu quan tâm đối với HS
yếu, không tìm hiểu rõ nguyên nhân của HS có nguy cơ bỏ học để phối hợp kịp thời với
BGH, các lực lượng xã hội nhằm tác động nhanh đến đối tượng.
° Một số giáo viên chỉ thấy được nguyên nhân bỏ học của HS là do bản thân, gia
đình của HS chứ không nhận ra lỗi 1 phần ở người dạy, cá biệt có tư tưởng muốn cho HS
yếu không còn hiện diện ở lớp để bớt đi gánh nặng.
2/. Về phía học sinh:
- Một số HS chưa có ý thức tự giác chủ động trong học tập lại thiếu sự kiểm tra,
nhắc nhở của gia đình dẫn tới xao lảng việc học tập, đi học không chuyên cần, thích chơi
hơn thích học.


- Một số HS yếu kém không theo kịp chương trình nếu không được phụ đạo kịp
thời sẽ nản chí trong học tập, dẫn đến bỏ học.
- Do ảnh hưởng từ nhận thức của cha mẹ và chỉ cần lợi nhuận trước mắt nên không
cho con đi học.
3/. Về phía gia đình – xã hội:
- Chưa có biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ HS gặp khó khăn trong học tập, tỏ ra bất
lực khi con em có biểu hiện liêu lỏng, lười học. Do vậy sẳn sàng giải quyết cho con em
nghỉ học giữa chừng, khi con em học yếu kém, do không đủ khả năng để kèm cặp được
hoặc vì hoàn cảnh khó khăn, PHHS ít quan tâm đến việc học tập của con em nên đã tạo
điều kiện cho con em lơ là trong học tập hoặc bỏ học.
- Môi trường giáo dục thật sự chưa lành mạnh, HS bị lôi cuốn bởi những sách báo,
phim ảnh đầu độc, tệ nạn xã hội: ma túy, bài bạc, nhiều trò chơi … đã lôi cuốn HS bỏ giờ
học, sa đà vào việc chơi mà không học.
- Nhận thức và thực hiện việc chăm lo sự nghiệo giáo dục của Nhà nước và xã hội
còn chậm hơn so với lĩnh vực khác.
II/. Các biện pháp đã thực hiện từ năm học 1995 – 1996 đến nay :

Qua phần trình bày trên chúng tôi đã đưa ra hầu hết những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến tình trạng lưu ban – bỏ học của HS trong nhữngnăm học qua. Để thực hiện tốt chủ


trương của ngành là giảm tỉ lệ lưu ban – bỏ học hằng năm, trong công tác quản lý , tổ chức
, thực hiện các hoạt động giáo dục và giảng dạy học sinh, từng bộ phận từng thành viên
nhà trường đã cố gắng làm tốt các nội dung và biện pháp sau:

1/. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Huy động HS ra lớp theo danh sách của thời điểm tựu trường và khai giảng năm học
mới.
- Kiểm tra, uốn nắn, đôn đốc HS thực hiện tốt các nền nếp về chuyên cần, thái độ
học tập, trật tự kỷ luật.
- Kết hợp với PHHS để giải quyết có hiệu quả các trường hợp học sinh trốn học -
nghỉ học nhiều ngày, học tập sa sút, yếu kém.
- Thường xuyên (hàng tháng, cuối học kỳ) thông báo đến PHHS về kết quả học tập
và rèn luyện, ý thức chuyên cần của từng HS. Hướng dẫn PHHS thực hiện kiểm tra con em
học ở nhà.
- Duy trì vững chắc sĩ số HS đến lớp hằng buổi, thực hiện cam kết trách nhiệm duy
trì sĩ số HS giữa PHHS với giáo viên chủ nhiệm, giữa GVCN với BGH nhà trường.


- Phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư tốt khâu soạn giảng tạo sự
hứng thú học tập cho HS trong từng tiết dạy.
2/. Đối với lực lượng Đoàn – Đội :
- Tích cực góp phần trong xây dựng môi trừơng giáo dục, nâng chất lượng học tập
và rèn luyện hạnh kiểm – đạo đức HS thông qua các hoạt động:
- Giáo dục truyền thống, giáo dục chủ điểm theo mục tiêu – kế hoạch giáo dục đào
tạo của nhà trường, phát động trong HS “Phong trào rủ bạn đi học”
- Xây dựng tốt mối quan hệ bạn bè, đôi bạn học tập, tương trợ giúp đỡ nhau cùng

tiến bộ.
- Xây dựng nền nếp học tập, trật tự kỷ luật, các phong trào thi đua học tập, rèn
luyện của cá nhân và tập thể chi đội, các hoạt động Văn – Thể – Mỹ sinh hoạt vui chơi giải
trí nhằm thu hút đông đảo HS ham thích học tập.
3/. Đối với lực lượng PHHS :
- Tiếp tay với nhà trường trong việc kiểm tra HS học tập và rèn luyên ở nhà, chăm
sóc giáo dục đạo đức, hạnh kiểm cho con em, nhắc nhở con em đi học chuyên cần. Vận
động HS bỏ học trở lại trường.


- Xây dựng quỹ khuyến học hỗ trợ khuyến khích các phong trào dạy tốt – học tốt,
giúp HS nghèo thiếu điều kiện học tập được đến trường, lớp.
4/. Đối với Ban giám hiệu nhà trường :
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác duy trì sĩ số
HS trong năm học.
- Làm cho mọi thành viên nhà trường nhận thức được sự bức xúc của tình trạng HS
bỏ học giữa chừng, tệ nạn thất học và hậu quả của nó; đồng thời cũng phải nêu cao tinh
thần trách nhiệm trong việc thực hiện chống lưu ban – bỏ học đạt chỉ tiêu kế hoạch được
giao.
- Tạo được sự tác động có hiệu quả trong quy trình chống bỏ học:
 Hằng ngày Ban giám hiệu kiểm tra theo dõi sự chuyên cần của HS để phát hiện
đối tượng có biểu hiện lêu lỏng, nghỉ học không xin phép và đối tượng có nguy cơ bỏ học.
 Khi phát hiện đối tượng có những biểu hiện trên. Giáo viên chủ nhiệm liên hệ
ngay với bản thân HS và gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, động viên, thuyết phục các đối
tượng đến lớp đều hơn, gia đình theo dõi giúp đỡ các em tiếp tục học tập. Đồng thời cũng
nên phát huy tốt vai trò tổ PHHS của lớp tác động thêm đến đối tượng khi cần thiết.
 Đối với các trường hợp GVCN đã động viên, thuyết phục mà không hiệu quả
thì GVCN phối hợp với BGH để tiếp tục thuyết phục đối tượng và gia đình thực hiện các



nội dung cam kết với nhà trường ở đầu năm học thể hiện trách nhiệm của PHHS, đồng thời
đảm bảo được quyền lợi học tập cho con em. Đặc biệt nếu nguyên nhân bỏ học là do khó
khăn về thiếu điều kiện học tập: áo quần, tập vở, SGK … thì nhà trường và hội PHHS xem
xét giúp đỡ.
 Cuối cùng mà HS vẫn không trở lại học thì BGH nhà trường lập danh sách đối
tượng, đến liên hệ trao đổi với ban tự quản khóm thuộc địa bàn cư trú của đối tượng để
tiếp tục vận động đưa trở lại lớp.
- Thực hiện sổ theo dõi lưu ban – bỏ học cập nhật kịp thời số HS chuyển đi, bỏ học,
thời gian đi cùng với chứng từ và tổng kết trong năm, trong hè cho từng Khối lớp, toàn
trường để nắm chắc số HS biến động. Đồng thời có cơ sở phục vụ yêu cầu báo cáo tình
hình duy trì sĩ số hằng năm cho PGD.
- Đưa công tác duy trì sĩ số HS vào tiêu chuẩn xét thi đua hằng năm đối với GVCN.
III/. Kết quả đạt được trong công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học ở ba năm học
qua:
Với quyết tâm cao và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp nêu trên,
chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo được nâng cao lên, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm
đáng kể theo từng năm.
1/. Thống kê số liệu – học sinh bỏ học :



Năm học 1997 - 1998 Năm học 1998 - 1999 Năm học 1999 - 2000
BH.T.Nă
m
BH.T.hè
BH.T.Nă
m
BH.T.hè
BH.T.Nă
m

BH.T.hè
Năm
học
Khối
lớp
T.S

HS
SL TL SL TL

T.S

HS

SL TL SL TL
T.S

HS
SL TL SL TL

1 441 3 0.7
3
2 0.4
9
441 1 0.2
4
0 0 433 0 0 0 0
2 400 3 0.7
5
1 0.2

5
410 2 0.4
9
0 0 450 0 0 2 0.4
4
3 455 4 0.8
8
1 0.2
2
412 1 0.2
2
0 0 416 1 0.2
4
2 0.4
8
4 442 12 2.7 5 1.1
3
449 3 0.6
7
2 0.4
5
424 2 0.4
7
2 0.4
7


5 370 0 0 0 0 419 3 0.4
5
0 0 459 0 0 0 0

Toàn
trường
207
8
22 1.0
6
9 0.4
3
213
1
10 0.4
7
2 0.0
9
218
2
3 0.1
4
6 0.2
7
Với biện pháp tích cực của đội ngũ CBQL cùng với GV và kết quả đạt được nêu
trên trong 5 năm học qua, hằng năm trường chúng tôi có khá nhiều giáo viên được khen
thưởng về thành tích chống lưu ban – bỏ học theo chủ trương của Sở giáo dục – Đào tạo
An giang kết quả cụ thể như sau :

Năm học Số GV được
khen thưởng
BGH được khen
thưởng
Tỉ lệ %

1995 - 1996 15 / 29,4%
1996 – 1997 12 / 23,6%
1997 – 1998 24 / 48%


1998 – 1999 33 Hiệu truởng 66%
1999 - 2000 42 // 84%
IV/. Phân tích nguyên nhân thành công , chưa thành công :
Với kết quả đạt được của nhà trường như đã nêu, chúng tôi nhận thấy được những
nguyên nhân đưa đến thành công và chưa thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng
chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo, hạn chế lưu ban – bỏ học ở ba năm học qua như sau
:
1/. Đã có những biện pháp giải quyết tích cực trong phạm vi chủ quan của nhà
trường như :
- Thông qua việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ, chúng tôi đã phối hợp cùng các
đoàn thể trong nhà trường xây dựng được đội ngũ :
 Có quan điểm và nhận thức đúng đắn trong thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo
dục địa phương : có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình thương yêu chăm sóc tốt HS nhất
là đối tượng HS gia đình nghèo, khả năng học tập yếu.
 BGH và GVCN hỗ trợ kịp thời các trường hợp HS thiếu điều kiện học tập như
quần áo, tập vở, sách giáo khoa, miễn các khoản thu khác.
 Vững về chuyên môn, nâng chất lượng giờ dạy để thu hút HS đến trường lớp.


 Biết cũng cố và phát huy vai trò của hội PHHS nhằm tăng cường các biện pháp
hỗ trợ phối hợp cùng nhà trường việc chống lưu ban – bỏ học, chăm sóc, giáo dục tốt HS.
- Luôn coi trọng công tác kế hoạch, bám chặt mục tiêu và tạo mọi điều kiện thuận
lợi trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.
2/. Bên cạnh những biện pháp giải quyết tích cực trong phạm vi nhà trường, còn
một số nội dung thực hiện chưa có kết quả :

- Chưa tác động có hiệu quả đối với các trường hợp HS bỏ học vì nguyên nhân do
bản thân không có động cơ học tập và do nhận thức của gia đình không thấy được quyền
lợi và nghĩa vụ đối với việc cho con đi học.
- Không hiệu quả đối với các trường hợp gia đình ly tán do cha mẹ ly hôn, bỏ địa
phương đi nơi khác sinh sống hoặc giao trách nhiệm cho ông bà già cả, nghèo khó phải
đảm đương nuôi cháu.
- Một số ít GV chưa thể hiện tấm lòng yêu HS trong quan hệ giao tiếp, lời nói
không gây được hứng thú của HS trong học tập, chưa có sức thuyết phục cao đối với đối
tượng, mà thường sử dụng các biện pháp xử phạt, trấn áp không mang tính giáo dục,
thuyết phục đối tượng.
- Công tác xã hội hóa giáo dục thông qua việc tổ chức đại hội giáo dục thực ra chưa
có tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển giáo dục bởi lẽ trong thực tế thì sự chuyển
đổi từ nhận thức thành hành động còn chậm đối với địa phương và lực lượng xã hội và


trong thực hiện quy trình chống bỏ học mà bước cuối cùng do địa phương thực hiện thì
hầu như không hiệu quả; xem như chính thức công nhận đối tượng này bỏ học, đành bó tay
vì không có biện pháp hành chính nào để xử lý .
V/. Bài học kinh nghiệm :
Việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giảm tỉ lệ HS lưu ban – bỏ học – không
phải là một việc làm đơn giản và dễ làm có hiệu quả .Nó là công việc đòi hỏi nhiều thời
gian và công sức của người làm công tác giáo dục và toàn xã hội vì mọi người có quan
tâm đến đâu mà bản thân học sinh không chịu khép mình vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện
thì vẫn xảy ra bỏ học. Thực tế đã chỉ rõ , để thực hiện được việc chống lưu ban – bỏ học,
cần phải đảm bảo các vấn đề sau :
1/ Vai trò của người cán bộ quản lý rất quan trọng năng lực quản lý của người Hiệu
trưởng giữ một vị trí đặc biệt trong mọi hoạt động của nhà trường và công tác tham mưu
với cấp ủy – chính quyền nhằm thúc đẩy nhanh sự nghiệp giáo dục ở địa phương; hiệu quả
quản lý quyết định hiệu quả đào tạo .
2/ Việc nâng chất lượng giáo dục nhằm chống lưu ban – bỏ học càng đòi hỏi bản

thân người hiệu trưởng phải thể hiện vai trò “đầu tàu” của mình trong mọi công tác. Xây
dựng cho mình phong cách làm việc nghiêm túc, năng nổ, bám trường, lớp đầu tư có hiệu
quả cho việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, gương mẫu trong sinh hoạt, phải có
tấm lòng thương yêu HS đặc biệt quan tâm đến đối tượng HS yếu, có hoàn cảnh khó khăn.
Có thế mới tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các thành viên, từ đó bộ máy nhà
trường mới vận hành tốt, chất lượng dạy học mới chuyển biến tích cực.


3/ Phải xây dựng chương trình hoạt động cụ thể và có quyết tâm cao trong thực hiện
nhiệm vụ. Ngoài ra còn phải biết phát huy năng lực và sử dụng có hiệu quả các lực lượng
nòng cốt, đoàn thể trong nhà trường.
4/ Phải biết phối hợp và huy động cho được các lực lượng xã hội cùng tham gia
công tác giáo dục để hỗ trợ thêm điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế
được tỉ lệ lưu ban – bỏ học, tránh việc phân biệt đối xử với học sinh, thiếu tôn trọng nhân
cách đối với học sinh yếu kém.
5/ Tổ chức, động viên mọi người tham gia phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm
vụ giáo dục, chống lưu ban bỏ học trong từng năm học. Đề xuất khen thưởng xứng đáng
cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số – nâng chất lượng học tập rèn
luyện, đạt tỉ lệ 100% về thành tích chống lưu ban – bỏ học.
6/ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và thông báo đến PHHS về kết quả học tập –
rèn luyện, ý thức chuyên cần học tập của học sinh hàng tháng, cuối học kỳ đối với học sinh
từ trung bình trở lên, hàng tuần đối với học sinh yếu kém là một trong những biện pháp tác
động có hiệu quả đối với vấn đề lưu ban – bỏ học của học sinh.
VII/. Kết luận:
Với những biện pháp quản lý phù hợp và tinh thần trách nhiệm cao cùng với quyết
tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi đã cùng với đội ngũ giáo viên thực hiện tốt
công tác duy trì sĩ số học sinh chống lưu ban – bỏ học góp phần đưa nhà trường đạt được
nhiều thành tích cao là đơn vị dẫn đầu bậc học nhiều năm liền từ năm học 1994 – 1995 đến nay.



Người viết



Huỳnh Kim Mới

×