CÔNG TÁC CHỐNG LƯU BAN – BỎ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 5
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Hiện nay vấn đề học sinh ( HS ) lưu ban và bỏ học ( LB-BH ) vẫn còn
khá nhiều, nhất là HS ở vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn, vùng nông thôn.
Do đó việc thực hiện chống LB-BH là vấn đề cần thiết hiện nay. Đây là công
việc mà các ngành, các cấp phải quan tâm hỗ trợ tích cực để nhà trường khắc
phục tình trạng LB-BH của HS ngày tốt hơn.
- Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác giáo dục (GD) và
coi GD là quốc sách hàng đầu, nhằm để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài và phục vụ cho sự nghiệp “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất
nước. Thật vậy, chúng ta phải làm sao xóa hết tình trạng dốt , tình trạng thất
học, tình trạng ở lại lớp và tình trạng BH. Đó là vấn đề bức xúc mà nhà trường
nói chung và bản thân tôi luôn trăn trở tìm mọi biện pháp không ngừng tháo gỡ
để ngày càng có hiệu quả cao hơn.
- Ngành GD Huyện Châu Thành trong những năm qua đã hoàn thành tốt
công tác ( c/t ) xóa mù chữ – phổ cập GD tiểu học ( XMC-PCGDTH ) và đang
thực hiện c/t PC Trung học cơ sở và PC GDTH đúng độ tuổi. Nên việc thực
hiện c/t chống LB-BH ở trường vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế trường TH
“A” Vĩnh Thành chúng tôi nhiều năm qua cũng đã cố gắng phấn đấu để đạt
vượt chỉ tiêu Phòng GD giao, nhưng năm nào cũng vậy, tình trạng HS LB –
BH vẫn khá phổ biến với tỉ lệ khá cao, c/t PC GDTH đúng độ tuổi vẫn chưa
đạt. Với vai trò trách nhiệm của người giáo viên ( GV ) là phải thực hiện c/t
chống LB – BH của HS lớp mình , trường mình.
- Bản thân là GV dạy lớp 5 và là Tổ trưởng khối 5 đã hiểu và xác địmh
được c/t này rất quan trọng , nên tôi quyết tâm nghiên cứu và không ngừng tìm
giải pháp liên quan đến HS LB – BH của trường TH nói chung và ở tổ chuyên
môn khối 5 của chúng tôi nói riêng.
- Sau nhiều năm nghiên cứu thực hiện không ngừng cải tiến phương
pháp đã giúp tình trạng LB – BH khối 5 chúng tôi nói riêng và nhà trường TH
“A” Vĩnh Thành đạt thành tựu đáng kể.
II/ NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Hiện tượng HS LB – BH:
Trong dạy học, giáo viên phải đảm bảo được kiến thức cơ bản của đặc
trưng phân môn . Nhưng không phải bất kì trường nào , lớp nào, HS nào cũng
nhận được lượng kiến thức như nhau và có trình độ như nhau. Từ đó, trong dạy
học có em thì học khá, giỏi, em thì trung bình và em thì yếu kém. HS quá kém
phải LB ngồi lại lớp.
- Còn HS yếu ở cuối năm phải rèn luyện và ôn tập trong hè để thi lại,
trong đợt thi lại có em đạt lên lớp nhưng có em phải lưu ban ở lại lớp. Do ở lại
lớp nên các em có mật cảm, không muốn học và BH.
- Có nhiều gia đình cũng không quan tâm đến con cái học tập và muốn
cho con em mình nghỉ học để phụ gia đình. Làm cho những em này phải bỏ
học giữa chừng.
- Đối với ngành GD Châu Thành năm nay ( 2005 – 2006 ) giao chỉ tiêu
LB không quá 3% và BH không quá 1. Với chỉ tiêu 3% LB và1% BH thì GV
dạy lớp phải nhiệt tình giảng dạy để đạt được. Thực chất thì giáo viên phải đẩy
chất lượng đạt theo yêu cầu, do đó HS ngồi nhằm lớp là phải có. Như vậy các
em không khả năng để học ở lớp trên và dẫn đến tình trạng LB – BH.
- Một số em do hoàn cảnh nghèo, gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi làm
mướn và phải đem con theo, các em đành phải bỏ nghỉ học, nếu các em trở về
học thì không học nổi và bị hỏng kiến thức, rồi LB và trước sau cũng BH.
2/ Nguyên nhân LB - BH:
a/ Về nhà trường:
- Kế hoạch chưa khoa học và tổ chức chưa tốt việc thực hiện chống LB
và BH.
- Do tay nghề GV không đều nên ảnh hưởng đến việc dạy và học .
- Trong dạy học, GV tổ chức các hoạt động dạy học chưa chu đáo, chưa
phù hợp với thực tiễn của lớp nên việc học tập của HS không hiệu quả. Từ đó,
dẫn đến nguyên nhân LB – BH.
- Có khi GV phải theo chỉ tiêu không quá 3% LB và 1% BH nên việc
ngồi nhầm lớp là phải có, không trách khỏi , ảnh hưởng đến việc học tập của
HS.
- GV thiếu quan tâm đến trong công tác chủ nhiệm lớp, thiếu quan tâm
đến các em yếu kém, các em bỏ nghỉ
- Vả lại hoạt động ngoài giờ chưa đều và sinh hoạt chưa tốt , nó cũng
ảnh hưởng một phần đến việc học tập của các em.
- Còn cơ sở vật chất chưa khang trang, phòng học thấp và sân bãi thường
ngập nước vào mùa lũ ( như ở “A” Vĩnh Thành ) , từ đó nó cũng ảnh hưởng
đến việc học của HS.
- Các thiết bị và đồ dùng dạy học cũng chưa đáp ứng đủ cho việc dạy và
học nên ảnh hưởng đến việc giảng dạy của GV và học tập của HS.
b/ Về gia đình:
- Do nhà nghèo, gia đình còn khó khăn, các em phải bỏ nghỉ.
- Có em không có cha hoặc có em không có mẹ và có em mồ côi cha lẫn
mẹ.
- Cả gia đình đều dốt hoặc có học vấn thấp.
- Có gia đình đông con không khả năng cho con cái đi học, cũng có gia
đình lại thiếu quan tâm đến việc học tập của con cái,
c/ Về xã hội:
- Phối hợp giữa nhà trường , gia đình , xã hội chưa chặt chẽ.
- Phong trào đoàn thể chưa thật sự thu hút HS.
- Địa phương có khi chưa thật sự quan tâm đúng mức đến nhà trường ,
đến GD, chưa quan tâm đến HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn và chưa
quan tâm đến các em bỏ nghỉ học,
- Hội phụ huynh HS cũng chưa thật sự quan tâm chăm lo GD HS ở địa
phương.
- Điều kiện kinh tế chậm phát triển.
d/ Về học sinh:
- Do các em đi học không đều, không chuyên cần nên học yếu kém.
- Do học kém nên phải ngồi ở lại lớp và cũng có những em ngồi lớp
nhiều năm học liền nên nghỉ học.
- Cũng có những em do sức khỏe không tốt, tiếp thu bài vở chậm hoặc
do cá biệt, nên các em học yếu kém và phải LB, có khi dẫn đến BH.
3/ Nguy cơ của LB – BH:
- Nguy cơ LB – Bh của HS là dấu hiệu không lành mạnh dẫn đến hiện
tượng HS LB – BH và BH giữa chừng.
- Các em quá yếu về học lực thì cũng có khả năng LB và nếu như ngồi
lại lớp nhiều năm thì có nguy cơ BH.
- Có em lười học, làm biếng học, xem việc học là do sự bắt buộc nên
những HS này cũng ảnh hưởng đến việc LB – BH.
- Một số gia đình nghèo, lo làm ăn vất vả quanh năm, ít quan tâm đến
con cái, đây cũng là nguy cơ dẫn đến LB – BH của HS.
4/ Yêu cầu về c/t chống LB – BH:
- Phải giảm tối đa HS LB dưới 3% và BH dưới 1% theo quy định và
nâng cao chất lượng dạy học , chất lượng GD ngày cao hơn ( Năm sau cao
hơn năm trước ) .
- Phải đạt được chuẩn XMC – PC GD TH và phải đạt chuẩn PC GD TH
đúng độ tuổi theo quy định.
- Trẻ 6 – 14 tuổi là độ tuổi đến trường ở bậc tiểu học, độ tuổi này ra lớp
phải trên 95%, riêng lớp 1 phải trên 98%. LB phải dưới 3% và BH phải dưới
1%. Công nhận Tốt nghiệp Tiểu học phải 100%, riêng tốt nghiệp 11 tuổi hàng
năm phải từ 80% trở lên và tuổi 12, 13, 14 mỗi năm sau phải tăng thêm 2,
3 % nữa.
- Đối với HS yếu kém cần phải tổ chức phụ đạo. Đối với HS LB cần
được động viên, giúp đỡ, còn đối với những em BH cần huy động trở lại và tạo
mọi điều kiện để trẻ trong độ tuổi được đi học.
- Chúng ta phài thực hiện theo quy định và đồng thời đúng mục tiêu phát
triển chiến lược GD đến năm 2010 và 2020.
5/ Biện pháp thực hiện chống LB - BH:
Từ các nguyên nhân trên , bản thân là GV dạy lớp 5 vừa kiêm nhiệm Tổ
trưởng khối 5 nên tôi đề ra một số biện pháp thực hiện c/t chống LB – BH của
HS khối lớp tôi như sau:
a/ Tổ chức tuyên truyền, vận động rộng rãi trong quần chúng, nhân dân
hiểu biết “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường ( Ngày 5 tháng 9 ) hằng năm” .
Bằng nhiều hình thức như cổ động , phát thanh loa tại chỗ theo từng
địa bàn , dán pa-nô, óp-phích, cắt dán băng-rol , khẩu hiệu, trước ngày tựu
trường vào cuối tháng 8 mỗi năm.
b/ Tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương, Hội PHHS hỗ trơ,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các em đi học ( Nhất là HS nghèo ).
c/ Tổ chức cho HS thi đua về chuyên cần ( ngày nghỉ ) các lớp trong
tổ và các tổ trong trường. Tổ chức thi đua về học tập giữa các lớp trong khối và
các khối trong trường.
d/ GV thi đua tiết dạy tốt hàng tháng và HS thi đua tiết học tốt hàng
tuần, hàng tháng.
đ/ Tổ chức thường xuyên các chuyên đề dạy học, thao giảng – dạy minh
họa và cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của
GV và nâng cao hiệu quả học tập của HS. Tăng cường c/t dự giờ thăm lớp để
học hỏi trao đổi chuyên môn nhằm nâng cao tay nghề và nâng cao chất lượng
GD.
e/ Tổ chức đôi bạn cùng học trong năm học là các em ngồi cạnh nhau,
cùng bàn với nhau , các em tự học và học tập lẫn nhau. Tổ chức, sắp xếp HS
học tập theo nhóm để em khá giỏi kèm em yếu kém và em giỏi hướng dẫn em
yếu trong học tập.
ê/ HS yếu ở cuối năm học phải tổ chức phụ đạo và liên hệ chặt chẽ với
gia đình để kèm cập các em ôn tập nhằm đạt trong kì thi lại.
g/ Trong tổ đã tổ chức phân công GV theo từng địa bàn của tổ an ninh và
phối hợp với tổ an ninh làm c/t vận động HS ra lớp để giảm nhẹ công tác cho
GV vì địa bàn quá rộng .
h/ GV phải thường xuyên theo dõi về chuyên cần và quan tâm về học lực
của HS. Nếu em nào vắng mặt 1 ngày , GVCN hỏi thăm các em ở gần nhà về lí
do vắng , còn nghỉ vắng 2 ngày GVCN trực tiếp liên hệ với gia đình để tìm
hiểu nguyên nhân và vận động các em trở lại lớp , còn vắng từ 3 ngày trở lên
thì báo cáo cho GV chuyên trách PC và Ban Giám hiệu để phối hợp với Ban ấp
và Tổ trưởng An ninh vận động.
Các em nghỉ học từ 4 ngày trở lên sau đó trở lại lớp , nếu hụt hẩng
kiến thức thì GVCN tổ chức phụ đạo cho những em này .
i/ Ngoài ra, bản thân mua sách vở, cặp viết cho các em HS nghèo chưa
có cặp vở để học. Nếu HS gặp khó khăn nhiều thì liên hệ với Ban Giám hiệu
để có hướng giúp đỡ các em
k/ Bên cạnh đó, còn thông qua phiếu liên lạc để gia đình năm bắt, hiểu
biết thông tin về tình hình học tập và hạnh kiểm của các em. Từ đó, có mối
quan hệ chặt chẽ giữa GV chủ nhiệm và gia đình HS.
6/ Kết quả LB – BH:
Khảo sát và thống kê ở các năm học trước đến nay ( 4 năm học liền ):
a/ Số liệu học sinh lớp 5: ( Về duy trì sĩ số HS )
Năm học 2002-
2003
Năm học 2003-
2004
Năm học 2004-
2005
Năm học 2005-
2006
Khố
i
lớp
Đầu
năm
Cuối
năm
Đầu
năm
cuối
năm
Đầu
năm
Cuối
năm
Đầu
năm
Cuối
HKI
5A 29 28 32 32 28 28 32 32
5B 29 27 32 32 26 26 34 34
5C 28 27 33 33 23 23 31 31
5D 32 32 29 28 19 19 24 24
K5 118 114 126 125 96 96 121 121
* Kết quả đạt được:
- Năm học 2002 – 2003 lớp 5D duy trì 100% ( không có HS BH ).
- Năm học 2003 – 2004 lớp 5A, 5B và 5C duy trì 100% ( không có HS
BH ).
- Năm học 2004 – 2005 khối lớp 5 duy trì 100% ( không có HS BH ).
- Năm học 2005 – 2006: Từ đầu năm cho đến Cuối học kì I chưa có em
nào BH giữa chừng ( Dùy trì 100% ).
- Nhìn chung duy trì sĩ số ngày một tăng (năm sau cao hơn năm trước ):
96,6% ( 02 - 03 ) tăng lên 99,2% ( 03 - 04 ) và 100% ( Từ 04 - 05 đến nay ).
b/ Chất lượng về học lực:
HỌC LỰC
G K TB Y
Cả
nă
m
Khối
lớp
TS
HS
SL % SL % SL % SL %
5A 28 14 50,0 9 32,1 5 17,9 - -
5B 27 7 25,9 3 11,1 17 63,0 - -
5C 27 6 22,2 10 37,1 11 40,7 - -
5D 32 10 31,3 6 18,7 16 50,0 - -
200
2 -
200
3
K5 114 37 32,4 28 24,6 49 43,0 - -
5A 32 12 37,5 7 21,9 13 40,6 - -
5B 32 10 31,3 17 53,1 5 15,6 - -
5C 33 10 30,3 5 15,2 18 54,5 - -
5D 28 11 39,3 12 42,8 5 17,9 - -
200
3 -
200
4
K5 125 43 34,4 41 32,8 41 32,8 - -
5A 28 11 39,3 10 35,7 7 25,0 - -
5B 26 9 34,6 10 38,5 7 26,9 - -
5C 23 7 30,4 8 34,8 8 34,8 - -
5D 19 8 42,1 5 26,3 6 31,6 - -
200
4 -
200
5
K5 96 35 36,5 33 34,4 28 29,2 - -
5A 32 9 28,1 9 28,1 14 43,8 - -
5B 34 10 29,4 14 41,2 10 29,4 - -
5C 31 13 42,0 7 22,6 11 35,4 - -
5D 24 6 25,0 7 29,2 11 45,8 - -
Cuố
i
HK
I20
05 -
200
6
K5 121 38 31,4 37 30,6 46 38,0 - -
* Kết quả đạt được:
- Không có học sinh yếu ở 3 năm học trước. Các em đạt từ Trung bình
trở lên và cuối học kì I 2005 – 2006 cũng không có em nào yếu về học lực.
- Chất lượng HS Giỏi năm sau cao hơn năm trước: 32,4% ( 02 – 03 )
tăng lên 34,4% ( 03 – 04 ) và lên 36,5% ( 04 – 05 ).
c/ Về Tốt nghiệp Tiểu học:
Năm học
2002-2003
Năm học
2003-2004
Năm học
2004-2005
Năm học
2005-2006
Kh
ối
lớp
TS
HS
TN
TH
%
TS
HS
TN
TH
%
TS
HS
TN
TH
%
TS
HS
TN
TH
%
5A 28 28 100 32 32 100 28 28 100 32
5B 27 17 100 32 32 100 26 26 100 34
5C 27 17 100 33 33 100 23 23 100 31
5D 32 31 96,9 28 28 100 19 19 100 24
K5 114 113 99,1 125 125 100 96 96 100 121
* Kết quả đạt được:
- Tốt nghiệp Tiểu học ngày tăng ( Năm sau cao hơn năm trước ): Từ
99,1% ( Năm 2002 – 2003 ) lên 100% ( Năm 2003 – 2004 và 2004 – 2005 ).
- Riêng lớp 5A, 5B và 5C được 3 năm liền Tốt nghiệp TH 100%, còn lớp
5D được 2 năm liền 100% HS Tốt nghiệp TH .
- Cả khối lớp 5 Tốt nghiệp TH 100% ở 2 năm liền ( 2003 – 2004 và
2004 – 2005 ).
d/ Về LB – BH:
2002- 2003
2003 - 2004 2004 - 2005 200 5-2006
TÌNH
HÌNH
KH
ỐI
LỚ
P
SL % SL % SL % SL %
GHI
CHÚ
5A 0 0% 0 0% 0 0%
LƯU
BAN
5B 0 0% 0 0% 0 0%
HS này
thiếu
5C 0 0% 0 0% 0 0%
5D 1 3,1 0 0% 0 0%
K5 1 0,9
0 0% 0 0%
tuổi
5A 1 3,4 0 0% 0 0% 0 0%
5B 2 6,8 0 0% 0 0% 0 0%
5C 1 3,5 0 0% 0 0% 0 0%
5D 0 0% 1 3,4 0 0% 0 0%
BỎ
HỌC
K5 4 3,3 1 0,7
0 0% 0 0%
* Kết quả đạt được:
- Về LB:
+ HS LB có giảm: Từ 0,9% ( 2002 – 2003 ) xuống còn 0% ở 2 năm liền
( 2003 – 2004 và 2004 – 2005 ). Nhưng lí do LB là 1 em này thiếu tuổi và em
này là HS lớp 5D.
+ Lớp 5A, 5B và 5C không có HS LB ( Tới 3 năm liền: Từ 2002 – 2003
đến nay ). Còn lớp 5D chỉ có 2 năm liền không có HS LB ( 2003 – 2004 và
2004 – 2005 ).
+ Khối 5 không có HS LB 2 năm học liền: Từ 2003 – 2004 đến 2004 –
2005.
- Về BH:
+ HS BH cũng có giảm xuống rõ rệt: 3,3% ( 2002 – 2003 ) xuống 0,7% (
2003 – 2004 ) và 0% ( 2004 – 2005 )
+ Các lớp không có HS BH 2 năm học liền là lớp 5A, 5B, 5C.
+ Khối 5 không có HS BH ở năm học 2004 – 2005 và năm học này (
2005 – 2006 ) từ đầu năm cho đến nay ( Cuối học kì I ) chưa có HS nào BH
giữa chừng.
đ/ Số liệu HS vào lớp 6:
Năm học
2002-2003
Năm học
2003-2004
Năm học
2004-2005
Kh
ối
lớp
HST
N
Vào
L 6
%
HST
N
Vào
L 6
%
HS
TN
Vào
L 6
%
5A 28 28 100 32 32 100 28 28 100
5B 27 17 100 32 32 100 26 26 100
5C 27 17 100 33 33 100 23 23 100
5D 31 31 100 28 28 100 19 19 100
K5 113 113 100 125 125 100 96 96 100
* Kết quả đạt được:
- HS vào lớp 6 hằng năm đạt 100% ( Ở 3 năm liền ).
7/ Đánh giá chung về thành công và tồn tại:
a/ Thành công:
- Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường được xem như là một ngày hội lớn
và mọi người đều có trách nhiệm dẫn dắt các em đến trường nhập học ( 5 / 9
hằng năm )
- Chính quyền địa phương, Hội cha mẹ HS luôn quan tâm GD ngày tốt
hơn.
- GV địa bàn và tổ trưởng an ninh luôn kết hợp chặt chẽ và cùng nhau
vận động HS ra lớp.
- GV lớp luôn theo dõi về học lực, hạnh kiểm và chuyên cần HS, liên hệ
với gia đình các em khó khăn để tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giúp đỡ.
- Tổ chức đôi bạn và nhóm học tập cũng đem lại kết quả khá tốt.
- Tổ chức phụ đạo HS yếu kém làm tăng thêm một phần chất lượng và
nâng cao hiệu quả.
- Tổ chức chuyên đề và cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng
thú trong học tập của HS và nâng cao tay nghề GV, nâng cao chất lượng dạy
học.
b/ Tồn tại:
- Ngoài giờ dạy học trên lớp, GV về nhà còn phải soạn bài, làm hồ sơ sổ
sách và còn phải làm việc nhà nên công tác vận động HS ra lớp nhiều khi chưa
tốt.
- Chính quyền, đoàn thể do công tác chuyên môn và Hội cha mẹ HS
nhiều lúc bận rộn gia đình nên tham gia vận động HS ra lớp cũng thiếu thường
xuyên.
8/ Bài học kinh nghiệm:
Qua khảo sát thực tế của trường TH “ A” Vĩnh Thành và kết quả trên, tôi
rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
- Nhà trường phải thường xuyên tổ chức họp cha mẹ HS, để phối kết hợp
và gắn chặt mối quan hệ tốt giữa nhà trường và gia đình. Luôn tạo sự đoàn kết
và quan tâm GD HS.
- Duy trì nền nếp HS như học tập, lao động, thái độ đạo đức,
- Phải khen thưởng đúng mức cho GV đạt 100% về duy trì sĩ số và lên
lớp ( các lớp không có HS LB – BH ).
Phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm đối với GV không hoàn thành nhiệm
vụ trong năm ( các lớp có HS LB – BH không theo quy định ).
III/ KẾT LUẬN:
- Số lượng HS LB – BH của năm sau giảm so với năm trước.Từ đó tỉ lệ
LB – BH của HS cũng giảm xuống rõ rệt.
- HS yếu trong 3 năm nay không có và HS giỏi tăng dần. Từ đó, làm cho
chất lượng dạy học nâng lên và Tốt nghiệp TH 100% ở các năm liền (Từ 2003
2004 đến nay ).
- HS LB – BH là vấn đề hết sức phức tạp nó liên quan đến nhiều yếu tố
và gây nhiều khó khăn trong c/t dạy học, mà nguyên nhân dẫn đến HS LB –
BH là thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ đối với con cái về việc học tập
và thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội.
- Qua khảo sát và đưa ra các biện pháp chống LB – BH của HS trong
trường như là HS khối lớp 5, tuy có hiệu quả nhưng kết quả chưa được mĩ
mãn.
- Trên đây là đề tài kinh nghiệm về c/t chống LB – BH của HS lớp 5
trường TH “A” Vĩnh Thành. Đề tài này áp dụng được cho HS các khối lớp (Từ
lớp 1 đến lớp 5 ) và áp dụng được ở các trường học nói chung, trường TH nói
riêng.
Vĩnh Thành, ngày 08 tháng 03 năm 2006
Người viết
Nguyễn Ngọc Thoại
GV lớp 5 trường TH “A” Vĩnh Thành
( Châu Thành – An Giang )