XÂY DỰNG TỔ HÀNH CHÍNH-QUẢN TRỊ
HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học theo Quyết định
số:22/2000/QĐ-BGD-ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Tại điều 17: Tổ Hành chính –Quản trị(HCQT)gồm các nhân viên hành chính ,quản
trị :Tài vụ,thư viện,y tế ,bảo vệ và nhân viên khác(được tổ chức thành tổ HCQT),giúp
Hiệu trưởng thực hiện các công tác phục vụ hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt
động khác của trường Tiểu học. Tổ có tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do Hiệu trưởng
cử.
Đồng thời, pháp lệnh Cán bộ công chức được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Ủy
ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/2/1998. Tại chương II ( Điều 6) quy định
những nghĩa vụ của Cán bộ công chức, trong đó qui định về ý thức tổ chức kỷ luật và
trách nhiệm trong công tác, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức, giữ gìn
và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo qui định của pháp luật. Thường xuyên
học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành
tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.
Từ những qui định trên, trong hoạt động GDĐT đội ngũ giáo viên là nhân tố quan
trọng, quyết định đến chất lượng dạy- học. Tuy nhiên, công tác phục vụ hoạt động giảng
dạy, giáo dục và các hoạt động khác của trường Tiểu học cũng hết sức cần thiết, không
thể thiếu được trong tình hình phát triển giáo dục hiện nay, nhất là chúng ta đang vươn tới
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để đảm nhận được công việc này không ai
khác là tổ chức hoạt động của từng thành viên trong tổ HCQT.
Đối với các chức danh trong tổ HCQT ở các trường Tiểu học, đa số là hợp đồng lao
động như: Văn thư, Kế toán, Cán bộ Thư viện, CTXMC, Bảo vệ phục vụ Chưa qua
trường lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận khi vào làm việc tại trường,
đồng thời không ổn định công tác lâu dài, thậm chí một chức danh phải đảm nhận nhiều
công việc khác nhau. Từ đó việc huấn luyện nghiệp vụ, tiếp cận công việc, phục vụ có
hiệu quả khi được phân công, hụt hẫng về số lượng theo biên chế, hạng trường, chất
lượng hiệu quả thấp do phải hợp đồng mới liên tục là điều khó tránh khỏi.
Riêng đối với đơn vị có 5/8 thành viên tổ HCQT là HĐLĐ, chưa đồng chí nào được
đào tạo nghiệp vụ về Văn thư, Kế toán, Thư viện và CTXMC chưa có bằng chuyên
nghiệp. Từ năm 1992 đến nay có 3 nhân viên hợp đồng Văn thư, 2 nhân viên phụ trách
Thư viện (Cán bộ Thư viện trong một thời gian dài không có người đảm nhận ), Bảo vệ
cũng tương tự như thế Dẫn đến công việc thường xuyên gián đoạn (do phải chờ HĐLĐ
mới), việc bồi dưỡng nghiệp vụ khó khăn, kinh nghiệm tích luỹ để vận dụng vào công tác
còn rất nhiều yếu kém. Điều kiện CSVC, thiết bị thiếu trầm trọng ảnh hưởng đến phân
công, bố trí đúng người, đúng việc, đúng sở trường theo yêu cầu chung của ngành.
Bởi vậy, việc xây dựng tổ HCQT hoạt động có hiệu quả, nâng cao năng lực của từng
thành viên theo chức danh hợp đồng, công tác có kỷ luật, am hiểu công việc, thông thạo
nghịêp vụ, có tinh thần trách nhiệm, an tâm công tác lâu dài cho nhà trường là công việc
khá bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc của Hiệu trưởng trường Tiểu học trong giai
đoạn phát triển sự nghiệp GDĐT như hiện nay.
Từ thực trạng nêu trên, là Hiệu trưởng trường Tiểu học, tôi đã xây dựng kế hoạch
công tác cho tổ HCQT khá cụ thể, chi tiết, đáp ứng yêu cầu công việc, đề ra những giải
pháp tình thế trước mắt cũnh như lâu dài. Vừa hướng dẫn công việc để thực hiện, chỉ ra
cách làm theo từng thời gian cụ thể cho từng cá nhân riêng, nhằm giải quyết những công
việc trước mắt, vừa quy hoạch ĐTBD để sử dụng, bố trí công việc lâu dài theo hướng
chuyên môn hoá, nâng hiệu quả theo đặc thù từng mãng công việc HCQT. Nhà trường
xem đây là bước đi cơ bản, thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển, là nhiệm vụ trọng
tâm trong suốt quá trình quản lý, chỉ đạo các mặt hoạt động của đơn vị. Chỉ khi mỗi thành
viên của tổ HCQT làm việc có hiệu quả mới đưa hoạt động phục vụ, các hoạt động khác
đi lên đồng nghĩa với việc quản lý của Hiệu trưởng sẽ nhẹ nhàng, chủ động và phát huy
hết tiềm năng sẵn có ở trường học.
Đội ngũ nhân viên HCQT thật sự tận tuỵ với công việc, tìm tòi suy nghĩ cho công
việc được phân công, chẳng những giúp cho công tác phục vụ giảng dạy, giáo dục, các
hoạt động khác ở trường Tiểu học đạt hiệu quả cao mà còn có tác dụng, ảnh hưởng tốt
trong tập thể CB-GV và cộng đồng. Tạo sự công bằng trong nội bộ nhà trường về nghĩa
vụ, quyền lợi, Tạo ra sự đồng thuận cao nhất trong quan hệ phối hợp, giải quyết công
việc chung dễ dàng, thuận lợi hơn. Phát huy tính chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, yêu thích công việc với phương châm “ Làm được hơn được làm”.
Tóm lại: Việc xây dựng tổ HCQT hoạt động có hiệu quả ở trường Tiểu học, không
đơn thuần là để giải quyết các hoạt động hành chính, hoạt động NGLL, phục vụ giảng
dạy, nó sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy chất lượng dạy học của giáo viên, nâng chất
lượng các phong trào, các kỳ thi hội thi với thành quả ngày càng rõ nét hơn, có chiều sâu,
đậm nét tính quần chúng, cộng tác trách nhiệm: đồng đều, tin cậy, tương trợ giúp đỡ nhau,
đây là những biểu hiện cần được chú ý ở phạm vi trường học.
Những vấn đề nhà trường đã thực hiện trong quá trình xây dựng trên cơ sở chỉ đạo,
hướng dẫn của ngành, biên chế được duyệt, chức danh cho phép. Từ dó trường đã mạnh
dạn cải tiến quản lý, tìm ra các giải pháp phù hợp với đội ngũ hiện có. Áp dụng nhiều
cách làm mới, chặt chẽ, khoa học, tạo sự phấn đấu đối với các thành viên, từ đó đã mạnh
dạn đề xuất đối với đơn vị, CBQL, hiến kế cho mọi hoạt động đi đến thành công.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1. Quá trình phát triển:
Trong quá trình quản lý, kiểm tra, chỉ đạo công tác HCQT, tiếp cận với thực tiễn
từng công việc cụ thể, đánh giá đúng năng lực của từng thành viên trong tổ, chú ý đến sở
trường, những tồn tại hạn chế trong suốt thời gian thực hiện. Nhà trường đã áp dụng các
biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của tổ HCQT.
-Bồi dưỡng nghiệp vụ:
Đây là công việc được xem là khó nhất, không mang tính khả thi do đối tượng
nhân viên đa số là HĐLĐ, không qua đào tạo bối dưỡng về chuyên môn, không hình dung
được công việc, hạn chế về ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật, phong cách làm việc
của CBCC Trước đây chỉ dám mơ ước có đủ biên chế đảm nhận công việc và giải quyết
công việc khi ngành có yêu cầu là đã đảm bảo, từng cá nhân làm theo ý kiến của Hiệu
trưởng là xong nhiệm vụ. Từ đó dẫn đến cách xử lý thụ động, không hiểu hết nội dung
cần làm để mạnh dạn đề xuất, có ý kiến cụ thể hoặc đề ra chương trình công tác riêng cho
bản thân một cách chủ động, thuyết minh trình bài ý kiến khi được hỏi, yêu cầu đặt ra.
Điều đáng lưu ý là thời gian này, công việc mang tính thời vụ, phong cách làm việc chểnh
mảng ( người chờ việc), việc chấp hành giờ giấc phong cách lề lối còn rất nhiều hạn chế,
có lúc đáng chê trách. Nhận thức được tính hiệu quả, xã hội đòi hỏi, nhà trường đã tiến
hành đúc rút kinh nghiệm thực tiễn. Tiến hành bồi dưỡng phần chung, cơ bản nhất, đặc
biệt là liệt kê công việc cần làm của Văn thư, Thư viện, Kế toán, XMC, Bảo vệ Song,
điều đáng lưu ý là người quản lý phải đo được trình độ văn hoá, kiến thức, năng lực,
phong cách trong làm việc và cả ý thức phục vụ ra sao cho cơ quan, đơn vị Để có cách
bồi dưỡng hiệu quả nhất(Nói dễ nghe, nghe dễ hiểu, vận dụng thực hành được ). Có
được nghiệp vụ chuyên môn ban đầu, công việc được hình dung trước, cá nhân mới chủ
động thực hiện, đề xuất thực hiện, hướng giải quyết xử lý cho nhà trường, CBQL. Mặt
khác, xoá đi mặc cảm tự ti của công chức là chờ nhận việc, thụ động, làm theo mệnh lệnh,
thiếu gắn bó lâu dài với nghề, tính tự học, tự bồi dưỡng bị mai một.
Cách làm như vậy, nhân viên mới thấy bản thân mình được tôn trọng, nhận rõ trách
nhiệm riêng trước cái chung, dám đầu tư suy nghĩ để bổ sung những điều mình còn thiếu,
những kinh nghiệm trong công việc cần tích luỹ, bộc lộ những vấn đề chưa rõ, bức thiết
mà cá nhân chưa biết, cần người quản lý nhà trường cung cấp thêm, hướng dẫn tỉ mỹ, cụ
thể giúp cho cá nhân ngày càng thạo việc, tự chủ, không trông chờ ỷ lại.
Trong quá trình thực hiện mỗi cá nhân trong tổ HCQT đều đã có sự chuyển biến rất
rõ nét: gắn bó với công việc, tự suy nghĩ cách làm, góp ý bổ sung cho nhau khi cần thiết,
có trường hợp đã mạnh dạn đề xuất những ý tưởng mới phù hợp để nhà trường vận dụng
vào quản lý, điều hành công tác.
- Quản lý kế hoạch, chương trình công tác:
Nếu CBQL, nhà trường không nắm được kế hoạch, chương trình hoạt động tuần,
tháng của các thành viên thì chắc chắn hiệu quả chất lượng công việc không thể đòi hỏi gì
hơn. Tạo nên một sức ì, lục cản rất lớn, dồn nén công việc chung không hiệu quả ,có khi
dẫn đến tình trạng lộn xộn,không thấy được vấn đề nào cần xử lý trước,vấn đề chưa cần
thiết, Để nhà trường quản lý,chỉ đạo đúng hướng ,đi vào trọng tâm.Trước đây ,thường
các thành viên tổ HCQT không xây dựng nổi kế hoạch(dù rất đơn giản),công tác hàng
tháng không đếm được,thực hiện không kịp thời,không nhận diện được thời gian nào dành
cho công việc gì?Từ đó thực hiện nhiệm vụ,phối hợp giải quyết còn chồng chéo(đá lộn
sân),có khi vừa đá bóng vừa thổi còi.
Nắm được tình hình đó,trong nhiều năm qua,từng bước nhà trường đã yêu cầu rất
chặt chẽ,sát sao việc xây dựng kế hoạch và chương trình công tác tháng ,tuần cụ thể chi
tiết(có mẫu công tác tháng ,tuần cho từng cá nhân thực hiện),ghi rõ công việc trong tháng
tới,tuần tới với thời gian quy định trước,Hiệu trưởng nhà trường duyệt nội dung và ký cho
phép thực hiện,vấn đề này giao cho văn thư tổng hợp,cấp phát biểu mẫu,trình HT duyệt
hàng tuần,đồng thời ghi rõ trên bảng công tác cụ thể của tổ được niêm yết ở phòng
HCQT.Qua đó ,trường chỉ kiểm tra,theo dõi,đôn đốc,uốn nắn điều chỉnh khi cần thiết,bổ
sung công việc kịp thời khi ngành chỉ đạo ,yêu cầu.
Làm được những vấn đề trên thường xuyên,liên tục sẽ xây dựng một thói quen tốt
trong mỗi cá nhân,không thể không đầu tư,nghiên cứu,rút kinh nghiệm,cả việc đề xuất
giải quyết những việc khó khăn.Không than phiền về công việc mình đảm trách,có lúc
cường độ làm việc căng thẳng ,ảnh hưởng đến sinh hoạt,đời sống,nhưng tất cả đều mong
muốn :Làm tốt ,tròn trách nhiệm của mình trước nhà trường ,trước tập thể.
-Sinh hoạt tổ HCQT:
Có xây dựng kế hoạch,chương trình công tác nhưng không họp kiểm điểm,đề ra
nhiệm vụ ,phương hướng mới,thì chỉ mới đếm chứ chưa đo được hiệu quả đạt được một
cách cụ thể(bằng những con số biết nói),đây là thước đo phẩm chất,năng lực của từng
thành viên thông qua kiểm tra,xử lý,kiểm điểm,đánh giá chính xác,khách quan ,trên cơ sở
yêu cầu đặt ra,ngành chỉ đạo,xã hội đòi hỏi,cộng đồng quan tâm.Tình trạng này những
năm l990 chưa làm tốt.Mỗi lần họp chuyên môn,HĐNT,thường thì nhân viên HCQT xin
nghỉ họp,do không có nội dung liên quan đến công việc,thậm chí xem nhẹ đến việc
họp,chỉ có hình thức,chưa quan tâm chú ý gì,đồng nghĩa với việc nhận thức ,tư tưởng
không tốt,chủ trương chỉ đạo mới của ngành không thông suốt,vận dụng thực hiện có
lúc,có nơi trái quy định ,kém hiệu quả.
Nhận thức được họp đi đôi với hành ,phải có nội dung công việc cụ thể,chỉ đạo
giải quyết căn cơ các hoạt động (nếu không chuẩn bị được nội dung không tiến hành
họp).Nhà trường đã thực hiện việc họp tổ HCQT như đối với tổ khối(mỗi tuần l lần),do
HT chủ toạ và tổ trưởng sẽ nắm bắt,báo cáo công việc chung của tổ.Từng thành viên nêu
công việc đã làm ,định hướng công việc tuần sau,đánh giá kết quả được,chưa
được,nguyên nhân,nhà trường cho ý kiến thực hiện,giải quyết,bổ sung những nội dung
cần thiết cho từng cá nhân phụ trách.Từ đó mỗi cá nhân xây dựng hoàn chỉnh lịch công
tác tuần ,tháng ,các chỉ tiêu ,biện pháp cụ thể,bắt tay vào việc,phối hợp chặt chẽ cùng
hoàn thành công việc đúng nội dung ,thời gian quy định.
Song,để tăng cường các biện pháp tác động ,hiệu quả cao hơn ,với tư thế chủ
động không để bị động .Nhà trường quy định rõ,chi tiết từng loại thông tin ,báo cáo,thời
gian,người thực hiện(niêm yết công khai).Từ đó HT nhà trường tổng hợp,kiểm tra số liệu
thuận lợi,dễ dàng ,đảm bảo thông tin báo cáo cho ngành đúng quy định .Bảng nhắc việc
cũng có tác dụng tích cực,không tốn nhiều công sức ,thời gian cũng đẩy mạnh được hiệu
quả ,tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà trường ,tự thân từng cá nhân nắm bắt và xử
lý nhanh nhạy,nhẹ nhàng .
Kết quả của việc họp tổ định kỳ đã thể hiện khá rõ,không một cá nhân nào vắng
mặt,thể hiện được trách nhiệm khi trao đổi,tranh luận ,lắng nghe đóng góp ý kiến ,hoàn
thành công việc đúng thời hạn,những công việc phức tạp đã đề xuất với BGH trường chỉ
đạo,giải quyết kịp thời,đáp ứng được các yêu cầu,quy định của nhà trường .
-Tham khảo ý kiến của đội ngũ:
Muốn biết chức năng phục vụ hoạt động giảng dạyvà giáo dục,các hoạt động khác
tốt hay không ,quy định nghĩa vụ của CBCC,phong cách lề lối làm việc,ý thức kỷ
luật, CBQT nhà trường cần tìm hiểu ,tham khảo đội ngũ CB,GV(Nhất là GVDL). Ở đây,
chúng ta bắt gặp sự đồng thuận ,nhưng cũng phát hiện được vấn đề cần bổ sung ,góp ý đối
với CB,NV hành chính ,quản trị,bằng những việc làm cụ thể,kết quả thực hiện,sự phối
hợp công tác , Từ đó khắc phục dần những thói quen,biểu hiện trong phong cách làm
việc,tính nhàn rỗi,thảnh thơi của nhân viên thuộc quyền .Thời gian trước đây hai bộ phận
này chưa mang tính thống nhất cao,giải quyết công việc theo cách riêng hoặc trông chờ sự
can thiệp của BGH nhà trường .Bằng những chỉ đạo của nhà trường trong các phiên họp
chung ,đã thông được tư tưởng độc lập(việc ai nấy biết),nhưng đây là công việc khá nhạy
cảm,nên phía nhà trường cần xem xét,quyết đoán với phương châm:Hướng dẫn,chỉ ra
cách làm ,làm rõ trách nhiệm chính của mỗi người để nâng cao ý thức trách nhiệm.Tất cả
vì công việc chung của đơn vị.
Ví dụ:. Các hoạt động chủ điểm ,NGLL,giáo dục đạo đức cho học sinh ,tạo điều
kiện vui chơi ,giải trí lành mạnh ,rèn luyện kỹ năng cho Đội viên, Có liên quan hàng
ngày đến GVDL nên cần phải kiểm tra theo dõi,tập hợp ý kiến để TPT Đội điều chỉnh
,uốn nắn nhằm phát huy hiệu quả.
.Việc thông tin,chỉ đạo(thông qua công văn),nếu văn thư không chuyển đúng người
,đúng chuyên môn theo ý kiến của HT kịp thời,thì công việc xử lý hạn chế ,không đạt
được,
. CBTV có trách nhiệm trong hướng dẫn,tham gia vào phong trào tự làm ĐDDH
của giáo viên(Kể cả dự thi),cũng cần được trường quan tâm có ý kiến.
. Kế toán: Nếu không giải quyết đúng ,đủ, kịp thời về chế độ ,chính sách cho đội
ngũ sẽ tạo ra sự mất đoàn kết,không an tâm,khiếu kiện trong tập thể ,mất kỷ cương nền
nếp.
. CT XMC-PC: Cập nhật số liệu,tham gia PCGD/TH ở cộng đồng cũng thực hiện
vai trò phối hợp chặt chẽ,thường xuyên với GVDL.
Có hiểu được thấu đáo quan hệ công việc giữa nhân viên tổ HCQT với CB,GVDL(Và
ngược lại),mới đem lại một kết quả thật sự,xây dựng mối đoàn kết ,nhất trí,tạo sự công
bằng về nghĩa vụ,quyền lợi của tất cả mọi thành viên trong nhà trường ,là động lực thúc
đẩy sự phấn đấu vươn lên,tự trao dồi,bồi dưỡng để ngày càng hoàn thiện.
-Tăng cường các điều kiện phục vụ:
Từ những năm trước đây điều kiện CSVC,trang thiết bị không đủ đáp ứng yêu cầu
công tác,làm việc cho các thành viên trong tổ,dẫn đến giải quyết chậm trễ công việc,quản
lý giờ giấc,quỹ thời gian làm việc rất khó khăn,quản lý lưu trữ hồ sơ chưa khoa học ,ngăn
nắp, Hằng năm nhà trường quan tâm đầu tư đúng mức về điều kiện làm việc cho tổ,nên
đã khắc phục dần những tồn tại như nêu trên.Hiện nay các điều kiện phục vụ cơ bản đáp
ứng nhu cầu công việc,giúp cho mỗi thành viên trong tổ tự tin,không trông chờ ỷ lại,chịu
trách nhiệm toàn bộ hồ sơ,tài liệu có liên quan đến cá nhân phụ trách,tiến hành xử lý
thông tin,việc nâng cao khả năng nghiên cứu,vận dụng một cách thường xuyên,liên tục
đáp ứng được yêu cầu đặt ra,thời gian hoàn thành .
Lề lối,phong cách làm việc chuyển biến rất rõ nét,tạo được sự tin tưởng trong đội
ngũ CB,GV,học sinh của nhà trường.
-Công tác kiểm tra đột xuất:
Kiểm tra chuyên đề,kiểm tra toàn diện(như GVDL) ,từ phân công nhiệm vụ rất cụ
thể qua từng năm học,đối với từng thành viên trong nhà trường .Trước đây việc phân
công chưa rõ,còn chồng chéo do thiếu biên chế,thiếu điều kiện phục vụ.Nhà trường tiến
hành kiểm tra thường xuyên về chuyên đề khi thấy cần thiết và kiểm tra toàn diện các
thành viên trong tổ(Thể hiện lịch công tác của BGH trường ).Từ đó giúp cho tổ quan tâm
thường xuyên đến công việc,hoàn thành các chỉ tiêu,số liệu được giao.Đồng thời thấy
được những mặt làm được và chưa được để phát huy và khắc phục kịp thời.Với phương
châm “Không có kiểm tra là không có lãnh đạo”,nên vấn đề kiểm tra được nhà trường đặc
biệt quan tâm,thực hiện thường xuyên hàng năm,từ đó đặt cho mọi thành viên trong tổ
trong tư thế chuẩn bị ,thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công ,không thể ngũ quên trên
kết quả ,thành tích đạt được.Có như thế sẽ gíup cho cá nhân có thói quen làm việc nhẹ
nhàng ,hiệu quả ,không vội vàng lúng túng ,dẫn đến hạn chế sai sót không đáng có.
Qua nhiều năm kiên trì thực hiện các biện pháp xây dựng tổ HCQT trong nhà
trường đã đem lại kết quả bước đầu rất đáng trân trọng .
Mỗi nhân viên khi hợp đồng thực hiện một chức danh nào đó đều xuất phát từ ý thức
trách nhiệm cá nhân .Nắm được cơ bản công việc được phân công ,xác định được yêu cầu
công việc,mức độ hoàn thành ,tính chủ động ,tự lực tự cường được phát huy ,phong cách
lề lối làm việc ngày càng tốt hơn,đảm bảo được việc thực hiện các yêu cầu cần thiết đặt ra
như: Thực hiện đúng chế độ làm việc 40 giờ/tuần,hội họp,sinh hoạt ,kế hoạch chương
trình công tác cụ thể ,quan hệ phối hợp chặt chẽ,nhịp nhàng ,đúng việc,từng bước thông
thạo nghiệp vụ chuyên môn .Kết quả công tác có nhiều chuyển biến rõ nét.Từ chỗ không
am hiểu nội dung công việc,xây dựng chương trình kế hoạch chưa tốt,quan hệ công tác
chưa thông suốt ,tính tổ chức kỷ luật chưa cao, Đến nay,tất cả nhân viên HCQT đều đảm
nhận khá tốt công việc của mình cụ thể: Tham gia tích cực vào các hoạt động NGLL,nồng
cốt trong tổ hoạt động ngoài giờ ,các tổ chuyên của nhà trường ,thành viên trong các ban
chỉ đạo, Giúp đơn vị đạt được kết quả khả quan ,tham gia đầy đủ các phong trào ,kỳ
thi,hội thi , đều có sự đóng góp quan trọng của tổ:
. Giải nhất Tuần lễ dân số,KHHGĐ ( 2 năm liền)
. Giải C ĐDDH dự thi cấp tỉnh (Năm học :2002-2003),2 giải cấp huyện.
. Đạt chuẩn trường xanh-sạch-đẹp.
. Thông tin ,báo cáo kịp thời cho ngành và địa phương .
. Hoàn thành nhiệm vụ,chỉ tiêu về công tác CMC-PCGD/TH.
. Hoàn thành công tác tài vụ,tài chính của đơn vị .
. Hỗ trợ tích cực: Thi KCSTN,Thi KCĐĐ , Hội thi ca múa kịch,HKPĐ, vẽ tranh
,xây dựng trường “Xanh-Sạch-Đẹp”,xây dựng “Trường học Văn hoá”.
. Tổ chức nhiều hoạt động NGLL,vui chơi giải trí lành mạnh trong thiếu niên,học
sinh:Cắm trại,đố em ,thi đua điểm hồng 20/11,30/4,sinh hoạt truyền thống
22/12,8/3,26/3,19/5, Tham gia các cuộc thi do các cấp,ngành phát động ,hàng năm đều
được duy trì và nâng dần kết quả ngày càng cao hơn .Ngoài ra,cũng đã góp phần không
nhỏ làm chuyển biến về đạo đức,chất lượng học tập của học sinh.
Từ những cách làm đồng bộ,đã được thực hiện trong thực tiễn xây dựng tổ
HCQT,đã nâng cao được hiệu quả trong phục vụ hoạt động dạy học,phát triển các hoạt
động phong trào của nhà trường .Qua đó cho thấy vai trò của CBQL nhà trường phải kiên
trì,quan tâm đầu tư,đánh giá đúng mức thực trạng hiện có,phát hiện và bồi dưỡng năng
lực sở trường của mỗi thành viên,ghi nhận những tiến bộ dù là rất nhỏ giúp họ thành công
hơn nữa.Tìm hiểu thêm các yếu tố tâm lý như: Nhu cầu,tâm trạng ,động cơ,sở
thích, người quản lý mới đưa ra những công việc đúng tầm .Sự phát triển đi lên của nhân
viên HCQT không tách rời quá trình bồi dưỡng ,rèn luyện,tác nghiệp thường xuyên của
CBQL nhà trường .Bố trí,phân công ,khen thưởng cụ thể,rõ ràng rất cần cho sự thành
công của việc xây dựng đội ngũ HCQT.Do đó,đòi hỏi CBQL phải có thái độ khoa học ,uy
tín về điều hành ,hướng dẫn,vận dụng lý luận thực tiễn ,qua kiểm tra đánh giá ,bằng
những minh chứng chính xác ,giúp cho anh em tin cậy đối với đơn vị,với công việc với
khoa học và chính với lương tâm mình.
2. Kiểm nghiệm:
-Việc xây dựng tổ HCQT hoạt động có hiệu quả ở trường Tiểu học là rất cần
thiết,quan trọng ,không những giải quyết những công việc hành chính thông thường mà
còn tác động không nhỏ đến chất lượng dạy học,các hoạt động khác ,kể cả đóng góp vào
thành tích chung của đơn vị.Đòi hỏi nhà trường,CBQL phải suy nghĩ ,đề ra các biện pháp
quản lý,chỉ đạo cơ bản ,phù hợp ,kế hoạch thực hiện nhiều giai đoạn ,những giải pháp tình
thế cũng như lâu dài với tinh thần: Kiên trì,chịu khó,nghiên cứu thực tiễn,khoa học và
quyết đoán .Nếu trước đây tổ HCQT chỉ hoạt động với danh nghĩa là hành chính ,sự vụ sự
việc,không xem trọng đến sự phát triển lâu dài của mỗi cá nhân (do phải thay đổi thường
xuyên),thì hiện nay qua quá trình xây dựng ,hướng dẫn,quy trình quản lý ,chỉ đạo khép
kín ,đã tạo ra sự toàn tâm ,toàn ý trong công tác ,mỗi nhân viên đều có ý thức học hỏi,học
tập bồi dưỡng ,hoàn thiện khả năng của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đơn
vị nhà trường .
-Mặc dù đây là cách làm riêng của cá nhân quản lývà đặc thù của nhà trường
.Nhưng đây là những vấn đề khá cơ bản trong quy trình quản lý đội ngũ HCQT(Có những
việc áp dụng rất linh hoạt khác với giáo viên),có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị ,các
nhà quản lý trong việc xây dựng tổ HCQT của trường mình ,hạn chế được những yếu kém
,tồn tại từ trước đến nay mà ngành đã đánh giá ,chỉ rõ,đồng thời mỗi cá nhân tổ HCQT
cũng có thể nghiên cứu áp dụng vào công việc cụ thể của bản thân một cách tự tin, có
hiệu quả.
-Tuy nhiên,trong việc xây dựng đội ngũ này,bằng những biện pháp trên,vẫn còn
những tồn tại cần phải tháo gỡ:Việc thu nhận thông tin không đồng đều,cách giải quyết
vấn đề đặt ra cũng rất khác nhau ở mỗi cá nhân,tính ổn định lâu dài rất khó giữ vững ,mặt
khác quyền lợi,chế độ của đội ngũ HCQT cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
công tác .Cần phải tăng cường kiểm tra ,theo dõi,giáo dục tư tưởng ,hướng dẫn công
việc,xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình quản lý thật sự công tâm,minh
bạch,khoa học và nhân ái.
-Bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng tổ HCQT:
. CBQL phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của ngành ,nắm bắt,chọn lọc
thông tin để truyền đạt thật sự phù hợp đến đối tượng .
. Gương mẫu,có uy tín,am hiểu những công việc hành chính ,các hoạt động phục
vụ,các hoạt động khác theo yêu cầu,đặc trưng của đơn vị mình.
.Lý luận phải chặt chẽ ,thoáng trong giải quyết công việc,đôi lúc còn thể hiện về tâm
lý quản lý,tình cảm đồng chí,thật sự bằng tình người.
. Tổng hợp ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau trong đội ngũ để xây dựng tổ
mang tính đặc trưng riêng biệt,đồng thuận với những ý tưởng của cả tập thể.
. Tin cậy,tôn trọng ở từng nhân viên,kích thích tính năng động ,sáng tạo,tự chủ,giúp
họ thành công với nhiệm vụ được giao.
III. KẾT LUẬN:
-Xây dựng tổ HCQT thông thạo nghiệp vụ,am hiểu về hành chính ,chuyên
môn,hiểu biết sâu rộng ,cập nhật thông tin kịp thời, là một vấn đề khó trong công tác
quản lý.Đòi hỏi người quản lý phải” hiểu người,hiểu việc” ,biết khai thác những ưu
điểm,ý thích cá nhân.Kiên trì trong việc xây dựng tổ(Có thể mất thời gian một hay nhiều
năm),không nên vội vàng nhưng cũng siết chặt không buông lỏng .Nguyên tắc nhưng đầy
tính nghệ thuật trong quản lý,trân trọng những việc làm tốt để nhân rộng điển hình ,tạo sự
thi đua phấn đấu chung ,Hướng mục tiêu với mỗi cá nhân là phục vụ thật tốt cho công tác
giảng dạy-học tập,nồng cốt trong các phong trào thi đua,các hoạt động khác mang lại hiệu
quả.
-Đội ngũ nhân viên HCQT hiện có cần phải học tập,bồi dưỡng ,tìm hiểu tường tận
từng công việc,thường xuyên tiếp cận thực tiễn ,tập xử lý thông tin,giải quyết công việc
để có đủ bản lĩnh ,tin tưởng ở chính mình ,xây dựng tổ theo hướng chuyên môn hoá
cao,sử dụng công cụ ,thiết bị,máy móc vào công việc để nâng hiệu quả .Làm sao để mỗi
thành viên trong tổ không chỉ là những nhân viên trên “bàn giấy”,phải thật sự say
mê,nghiên cứu,hiến kế cho quản lý tốt hơn.Mặt khác,cần cải tiến một bước chế độ tiền
lương cho đội ngũ này,để họ đảm đương tốt công việc,gắn bó với chế độ làm việc 40
giờ/tuần với trường,với tập thể.
-Trên cơ sở những việc đã vận dụng,đang thực hiện,hướng tới sẽ quy hoạch
ĐTBD theo từng chức danh một cách toàn diện,gắn đào tạo để phục vụ vào công việc
chuyên môn. Sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian làm việc,công tác ,xây dựng tổ HCQT
thật sự có kỷ cương ,nền nếp,hiệu quả,đáp ứng tốt nhất theo yêu cầu đổi mới của GDĐT.