Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Con bạn có bị rối loạn về phát triển ngôn ngữ? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.14 KB, 4 trang )

Con bạn có bị rối loạn về phát triển ngôn ngữ?
Nhiều bậc cha mẹ không hề biết đứa con nhỏ của mình gặp khó khăn về ngôn
ngữ, khi nhận ra thời điểm dễ chữa trị đã trôi qua. Chỉ dẫn của các chuyên
gia tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ giúp bạn phát hiện những dấu hiệu báo
động ở trẻ.
Từ lúc sinh đến 6 tháng tuổi, một đứa trẻ bình thường sẽ biết bập bẹ phát âm.
Người thân cần nói một cách êm ái và nồng nàn với bé. Luôn luôn cười và trò
chuyện với bé, giải thích những tiếng động mà trẻ nghe thấy, gọi tên các đồ vật
trong nhà.
Báo động: Bé bé không phản ứng với tiếng động. Cần xem bé có nghe rõ không;
hoặc nhìn ánh mắt bé để xem có phải bé không tìm cách giao tiếp với bạn.
18 tháng, bé hiểu những câu ngắn, đơn giản; ngoài từ "ba, mẹ", vốn từ vựng của
bé khá dồi dào. Bạn cần nói chuyện với bé bình thường bằng những từ đơn giản
nhưng không được đơn giản quá. Cho bé xem những cuốn sách bằng bìa cứng, tạp
chí có hình khối, màu sắc sinh động. Kể chuyện cho bé nghe.
Báo động: Sự phát triển ngôn ngữ của bé có dấu hiệu ngưng đột ngột hoặc bị thoái
lui thay vì tiến bộ hơn.
Lên 2 tuổi, bé hiểu được những mệnh lệnh phức tạp, biết nói tên mình, biết phối
hợp 2-3 từ thành câu ngắn. Nên làm giàu từ vựng của bé qua các tình huống giao
tiếp, giải thích những từ bé chưa hiểu. Nếu bé phát âm không đúng, bạn hãy phát
âm đúng nhưng không bắt con lặp lại.
Báo động: Ngoài tiếng “ba, mẹ”, bé chỉ hiểu được vài từ khác. Bé chưa biết phối
hợp 2 từ để cấu thành những câu nhỏ.
Khi 4 tuổi, trẻ nói không lỗi văn phạm và cú pháp trầm trọng. Bạn hãy kể và cùng
trẻ đọc truyện nhằm phát triển ước muốn đọc sách và giúp trẻ dễ dàng học ngôn
ngữ viết sau này.
Báo động: Trẻ khó bắt đầu đặt câu, lặp lại âm hoặc từ. Những câu của trẻ ngắn và
có cấu trúc sai. Không phải lúc nào cũng hiểu được điều trẻ nói. Trẻ khó khăn khi
kể lại những sự việc đơn giản mới xảy ra.
Cách chăm sóc bé từ 3 tháng đến 1 tuổi
Ở giai đoạn này bé phát triển rất nhanh. Bé sẽ học ngồi, sau đó tập bò, tập đi và


phát triển các kĩ năng vận động khác. Bé luôn quan sát, tìm hiểu về thế giới xung
quanh cũng như cố gắng truyền đạt những vấn đề của mình cho người khác.
Sự tăng trưởng và phát triển
Ở 3 tháng tuổi, con bạn rất hay ngắm nhìn bạn và đáp lại tiếng của bạn. Bé rất
thích nắm bắt những gì sôi động xung quanh mình. Khi bạn nói, bé sẽ chăm chú
lắng nghe rồi bập bẹ theo.
Ở tháng thứ 6, bé biết phát âm những từ đơn giản như “ba ba” , “ma ma”…Hầu
hết các bé có thể với tay tới các vật dụng, đồ chơi; biết phản đối, la lớn khi bạn lấy
một thứ gì đó từ trong tay bé. Cũng vào tháng thứ 6 này, bé biết bò vượt qua được
các chướng ngại vật trên đường.
Đối với một số bé, giữa tháng thứ 6 đến 1 tuổi có sự thay đổi về khối lượng và
kích thước rất nhanh. Hơn nữa, bé ngồi ít mau mỏi hơn, ít chống tay ở tháng thứ 7.
Sau đó bé bắt đầu tập bò, trườn đến chỗ mà bé muốn đến rồi dựa vào những vật
xung quanh đẻ đứng lên và cố tập đi. Đôi khi các bé chỉ thích bò. Điều đó làm cho
bé đau nhức một thời gian dẫn đến việc bé chậm biết đi.
Thời gian mà chiếc răng sữa đầu tiên mọc ở các bé thường không giống nhau. Bạn
có thể phát hiện thấy khi bé nói hay chảy nước miếng.
Ở 1 tuổi, các bé có khả năng tự đi một mình, cầm ly uống nước và dùng muỗng ăn.
Vui chơi cũng ảnh hưởng ít nhiều tới bé. Hãy tập nói cho con của bạn, khởi đầu có
thể là tên của chính bé và sau đó là những từ đại loại như ”mẹ” và “ba”. Một số bé
sẽ có phản ứng với những câu nói đơn giản như “vâng” “dạ”.
Phải luôn kiểm tra sức khoẻ và sự phát triển đối với các bé từ bảy hay tám tháng
tuổi. trong thời gian đó, bé cũng được kiểm tra về thính giác và điều quan trọng
phải nhớ rằng sự phát triển ở mỗi bé đều khác nhau và nếu có thắc nắc gì quan
trọng về con bạn thì hãy nói rõ điều đó với bác sĩ.

10 cách đưa Calci vào bữa ăn trẻ em
Một số trẻ chỉ có thể uống nước ngọt hoặc nước trái cây ép, dứt
khoát từ chối sữa dù đây là nguồn Calci rất tốt cho sức khoẻ; đặc
biệt là chiều cao của các cháu. Để sữa và các sản phẩm của sữa

được trẻ chấp nhận thường xuyên hơn, có nhiều bí quyết để hấp dẫn
các cháu.
- Bữa sáng: Cho trẻ ăn loại ngũ cốc điểm tâm giòn luôn có
sữa tươi kèm theo. Nếu trẻ không ''chịu'' món sữa ''ngọt''
này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm dễ nuốt có tàu
hũ hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương vốn rất giàu
Calci.
- Đăng ký cho con vào danh sách uống sữa ở trường lớp.
- Trời nóng, khuyến khích trẻ ăn kem hay uống loại đồ uống
từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam
mà trẻ thích hơn sữa đơn thuần rất nhiều.
- Trời mưa lạnh, cho trẻ uống sữa cacao nóng với vài chiếc bánh quy giòn
lạt hay mặn có tăng cường Calci.
- Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa,
kem (làm từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với hương vị vani, chuối,
dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao
- Cho trẻ ăn bánh có nhân trộn thêm sữa.

Có nhi
ều cách
đ
ể trẻ em hết
sợ sữa.
- Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, cà ri thịt, đậu,
khoai
- Cho trẻ ăn pho-mát và sữa chua vào những bữa phụ.
- Giải khát: Cho uống nước cam, quýt.
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, bông cải xanh giàu
calci hơn các rau khác.
Quan trọng hơn cả là giải thích cho con bạn rằng nếu cháu muốn cao,

khoẻ, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hoặc ăn sữa chua, phomát, kem làm
từ sữa
Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu nên uống 1/4 lít sữa (1 ly lớn),
người lớn cũng uống theo 1 ly. Nếu sợ các cháu béo vì sữa, có thể dùng
sữa ''gầy''; trẻ đang tuổi học sinh nên uống sữa có 2% chất béo, các cháu
lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem.

×