Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đề tài : Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Hà Nội - Hải Phòng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.02 KB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là một nhân tố cực kỳ quan trọng của nền kinh tế, hoạt động của
doanh nghiệp góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội
lực vào phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện được vai trò đó các doanh nghiệp phải
không ngừng cải thiện, nâng cao và ngày càng hoàn thiện tổ chức của mình. Hoạt động
của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mỗi một yếu tố góp phần vào sự phát
triển của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đi lên từng ngày. Doanh nghiệp muốn phát
triển ổn định thì phải cân bằng hài hoà các yếu tố đó, phát triển đồng bộ và hoàn thiện
chúng.
Để tìm hiểu về cách thức các doanh nghiệp đã làm thế nào nhằm tồn tại, phát triển,
sinh viên chúng em đã được tạo cơ hội đi thực tập với mục đích tìm hiểu hoạt động sản
xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, tìm hiểu các nghiệp vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh, củng cố lý luận đã học ở trong nhà trường, biết cách vận dụng thực tế, từ đó so
sánh hoạt động thực tiễn với lý luận. Bên cạnh đó còn rèn luyện cho chúng em khả năng
làm việc độc lập, chủ động nghiên cứu, tự đề ra một số yêu cầu ch phù hợp với nội dụng
thực tập, tăng cường khả năng giao tiếp, tìm hiểu quan hệ thực thi trong sản xuất nơi diễn
ra thực tập, rèn luyện tác phong công nghiệp.
Công ty mà em được thực tập là công ty Bia Hà Nội - Hải Phòng, một công ty sản
xuất đồ uống giải khát đã được thành lập một thời gian dài tại Hải Phòng. Nội dung của
đợt thực tập gồm những phần chính sau:
1. Giới thiệu chung về công ty bia Hà Nội - Hải Phòng.
2. Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Hà Nội - Hải Phòng.
3. Đánh giá chung, nhận xét của bản thân sau đợt thực tập.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP
1
1.TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA HÀ NỘI HẢI PHÒNG
1. Tên Công ty: Công ty Cổ phần Bia Hà Nội –Hải Phòng (BHP)
2. Trụ sở chính: 16 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng


3. Điện thoại: : 84-031-3847 004 0313.640.681
Fax: 84-031-3845 157 0313.845.157
4. Website: www.haiphongbeer.com.vn
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203001024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hải Phòng cấp ngày 20/09/2004, đăng ký thay đổi lần thứ ba ngày
10/07/2009)
6. Vốn điều lệ: 91.792.900.000 đồng (Chín mươi mốt tỷ bẩy trăm chín hai triệu chín trăm
ngàn đồng)
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Nước đá Việt Hoa
được thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1960 theo quyết định số 150/ QĐUB của UBHC
Thành phố Hải Phòng theo hình thức Công ty hợp doanh.
- Năm 1978 Xí nghiệp Nước đá Việt Hoa được đổi tên thành Xí nghiệp Nước ngọt
Hải Phòng.
- Năm 1990 Xí nghiệp Nước ngọt Hải Phòng được đổi tên thành Nhà máy bia
nước ngọt Hải Phòng.
- Năm 1993 UBND thành phố Hải Phòng đã quyết định đổi tên nhà máy bia nước
ngọt Hải Phòng thành Nhà máy bia Hải Phòng (Quyết định số 81/QĐ-TCCQ ngày
14/1/1993).
- Năm 1995 thực hiện chủ trương về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, UBND
thành phố Hải Phòng đã có quyết định đổi tên Nhà máy bia Hải Phòng thành Công ty bia
Hải Phòng (Quyết định số 1655 QĐ/ĐMDN ngày 4/10/1995).
- Ngày 23/9/2004 UBND Thành phố Hải Phòng ra quyết định số 2519/QĐUB
chuyển đổi Công ty bia Hải Phòng là Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần bia
Hải Phòng. Công ty cổ phần bia Hải Phòng được thành lập với số vốn điều lệ là
25.500.200.000 VNĐ, với tỷ lệ vốn của cổ đông nhà nước là 65 %, vốn của các cổ đông
trong doanh nghiệp là 29,5%, vốn của các cổ đông ngoài doanh nghiệp là 5,5%. Công ty
cổ phần Bia Hải Phòng chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203001024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hải Phòng cấp ngày 20/09/2004.
2

- Tháng 10 năm 2005, UBND Thành Phố Hải Phòng đồng ý chuyển nhượng phần
vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần bia Hải Phòng cho Tổng Công ty Bia – Rươụ – Nước
giải khát Hà Nội (theo thông báo số 4510/UBND-KHTH, ngày 24/8/2005) và Hội đồng
Quản trị Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đồng ý nhận chuyển nhượng
phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần bia Hải Phòng (số 45/QĐ-TCKT ngày
06/09/2005). Công ty cổ phần bia Hải Phòng gia nhập Tổng công ty Bia – Rượu – Nước
giải khát Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con.
- Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty cổ phần Bia Hải
Phòng họp ngày 23/10/2005: Công ty cổ phần Bia Hải Phòng được đổi tên thành Công ty
cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng, với số vốn điều lệ là 25.500.200.000 VNĐ, trong đó tỷ
lệ vốn của cổ đông nhà nước do Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội nắm
giữ là 65 %, vốn của các cổ đông trong doanh nghiệp là 29,5%, vốn của các cổ đông
ngoài doanh nghiệp là 5,5%.
III. CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Nguồn lực tài chính của công ty:
Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty đến ngày 31/12/2010
được thể hiện ở bảng sau:
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Giá trị Tỉ lệ% (%)
I. Tài sản ngắn hạn
41.908.164.746
19,5
1. Tiền và các khoản tương đương
tiền
5.013.455.912
2,3
2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn



3.Các khoản phải thu
17.125.448.537
8,0
-Phải thu của khách hàng
7.826.159.480
3,6
-Các khoản phải thu khác 9.299.289.057
4,3
4.Hàng tồn kho
18.589.186.000
8,7
3
5.Tài sản ngắn hạn khác
1.180.074.297
0,6
-Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
89.812.182
0,04
-Tài sản ngắn hạn khác 1.090.262.115
0,5
II. Tài sản dài hạn
172.562.494.980
80,5
1. Tài sản cố định hữu hình
111.616.417.760
52,0
2. Tài sản cố định vô hình
1.118.061.057
0,5
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

37.328.016.163
17,4
4. Tài sản dài hạn khác
22.500.000.000
10,5
III. Tổng tài sản
214.470.659.726
100

Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản của công ty đến ngày 31/12/2010 là
214.470.659.726 đồng. Trong đó chủ yếu là tài sản dài hạn, nó chiếm tới 80,5% tổng tài
sản của công ty còn tài sản ngắn hạn chỉ chiếm có 19,5% tổng tài sản. Tiền và các khoản
tương đương tiền chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ 2,3%, điều đó cho thấy công ty có lượng dự
trữ tiền mặt thấp. Trong khi đó lượng hàng tồn kho lại chiếm tới 8,7%. Qua đó cho thấy
rằng tiềm lực tài chính của công ty còn hạn hẹp.
Tổng số vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ các nguồn theo bảng sau:
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ TỈ LỆ ( %)
I. Nợ phải trả
62.813.704.748
29,29
1. Nợ ngắn hạn
44.573.283.677
20,78
2. Nợ dài hạn
18.240.421.071
8,50
II. Vốn chủ sở hữu
151.656.954.978
70,71

4
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
91.792.900.000
42,80
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 27,91
III. Tổng nguồn vốn
214.470.659.726
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Nợ phải trả chiếm 29,29%. Trong đó nợ ngắn hạn là 20,78%, nợ dài hạn chiếm
8,5%. Số nợ phải trả của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ.
Vốn chủ sở hữu chiếm 70,71% trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 42,8%.
Ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ lệ hợp lý trong tổng nguồn vốn
2. Cơ sở vật chất kĩ thuật:
Thiết bị công nghệ (phần cứng) chủ yếu là nhập từ các nước Châu Âu và được sự
giúp đỡ của các nước như Đức, Tiệp Khắc… Hệ thống cán bộ kỹ thuật của Công ty đang
từng bước trưởng thành về số lượng và chất lượng, có thể đảm nhiệm cũng như cải tiến
một số khâu – giai đoạn trong quy trình sản xuất chế biến.
Hiện tại Công ty đang sở hữu một dây truyền trang thiết bị tương đối hiện đại bao
gồm:
- Hệ thống thiết bị nấu và nhà nấu của Đức công suất 100 triệu lít/năm
- Hệ thống lên men của CHLB Đức công suất 50 triệu lít/năm
- Hệ thống thu hồi CO
2
của Đan Mạch
- Hệ thống chiết bia chai của CHLB Đức 150000 chai/h
- Hệ thống lạnh của Nhật
- Hệ thống lũ dầu của Đài Loan 10 tấn hơi/h
- Hệ thống xử lý nước hiện đại của Đức
Hệ thống trang thiết bị hiện có của Công ty cho phép sản xuất những sản phẩm có

chất lượng cao tuy nhiên với công suất hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ
5
của thị trường. Vì vậy nó có ảnh hưởng lớn tới việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của
Công ty.
3. Tình hình lao động:
Bảng cơ cấu nhân lực của Công ty qua 2 năm (31/12/2010 – 6/2011)
Thời gian

2010 2011
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
%
Số tuyệt
đối
Tỷ trọng
%
Tổng số lao động 497 100 512 100
-Theo giới tính
Số lao động nữ 201 40,44 198 38,67
Số lao động nam 296 40,44 314 61,33
-Theo phân công lao động
Lao động gián tiếp 85 17,10 84 16,41
Lao động trực tiếp 412 82,90 428 83,59
- Theo trình độ học vấn
Trình độ đại học 51 10,26 53 10,35
Trỡnh độ cao đẳng 12 2,41 13 2,54
Trình độ trung cấp 31 6,24 26 5,08
6
Trình độ sơ cấp 112 22,54 170 33,20

Trình độ phổ thông 291 58,55 250 48,83
Qua bảng cơ cấu nhân lực trên có thể thấy trình độ của cán bộ công nhân viên
ngày càng được nâng cao, đó là kết quả của công tác đào tạo cũng như công tác tuyển
dụng trong công ty. Bên cạnh số lao động trên, Công ty cũng sử dụng lao động mùa vụ
để thực hiện các công việc đơn giản như sếp chai bia vào hộp giấy, dọn dẹp,… Tuy là lao
động mùa vụ nhưng Công ty cũng thực hiện đầy đủ các điều kiện về an toàn lao động,
khen thưởng.
Chất lượng lao động dần được nâng cao điều này được thể hiện qua chỉ tiêu: Số
lao động có trình độ đại học năm 2011 đã tăng lên 10,35%. Số lao động phổ thông giảm
đáng kể từ 58,55% năm 2010 xuống còn 48,83% năm 2011. Điều này là do yêu cầu của
hoạt động sản xuất kinh doanh được trang bị các thiết bị hiện đại, do vậy đòi hỏi đội ngũ
lao động phải qua đào tạo. Chính vì vậy mà lao động có trình độ ngày một tăng lên.
4.SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC – CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG BAN
A.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÒNG
7

2. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
Hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng gồm:
Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Bia Hà
Nội-Hải Phòng. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển,
quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung
vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo
quy định của Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Hải
Phòng do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 (bốn) thành
viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với

số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều
hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản
trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám
sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và
nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết
8
ĐHĐCĐ quy định.
Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng bao gồm 04 (bốn)
thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm)
năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban
kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn
trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,
thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát
hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 (ba người): 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ được giao. Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động
giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và
Điều lệ Công ty.
Phòng tiêu thụ sản phẩm:
Chịu trách nhiệm thu thập thông tin, đánh giá tình tình thị trường, xây dựng kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm. Tham mưu cho Giám đốc về giá bán sản phẩm, chính sách quảng cáo,
phương thức bán hàng, hỗ trợ khách hàng, lập các hợp đồng đại lý. Tư vấn cho khách
hàng về sử dụng thiết bị bảo quản, kỹ thuật bán hàng, thông tin quảng cáo. Theo dõi và
quản lý tài sản, thiết bị, công cụ, dụng cụ bán hàng: keg chứa bia hơi, tủ bảo quản, vỏ

bình CO
2
, vỏ chai, két nhựa trong lưu thông, biển quảng cáo của Công ty trên thị
trường .v.v. Kết hợp với phòng Kế toán Tài chính quản lý công nợ các đại lý và khách
hàng tiêu thụ sản phẩm; Quản lý hóa đơn và viết hóa đơn, thu tiền bán hàng.
Phòng Tổng hợp:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng tháng, quý, năm; Mua sắm, làm thủ tục nhập, xuất vật tư, nguyên liệu, phụ
tùng thay thế, dụng cụ cho sản xuất; Tham mưu và làm các thủ tục pháp lý trong việc ký
kết, giám sát thực hiện, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp.
Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch giá thành sản phẩm của Công ty; Tổng
hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các báo cáo thống kê
theo quy định và yêu cầu quản trị của Công ty.
9
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý
sản xuất kinh doanh, quy hoạch cán bộ; Lập kế hoạch đào tạo và tuyển dụng lao động,
xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hàng năm; tham mưu cho Ban giám
đốc xây dựng quy chế trả lương, thưởng. Thực hiện các chế độ chính sách cho người lao
động theo luật định và quy chế của Công ty; Theo dõi, giám sát việc chấp hành nội quy
lao động, nội quy, quy chế của Công ty và thực hiện công tác kỷ luật. Thực hiện các
nhiệm vụ của công tác hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý xe ôtô con, vệ sinh môi
trường, ngoại cảnh, công tác bảo vệ 2 nhà máy. Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện
các kế hoạch bảo vệ, an ninh, quốc phòng, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt
hàng năm.
Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, tiếp nhận chuyển giao và quản lý các quy
trình vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật, kỹ thuật an toàn và
vệ sinh an toàn thực phẩm; Thực hiện các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất; Xây dựng các yêu
cầu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu; Kiểm tra chất lượng sản

phẩm hàng hóa đầu ra, chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; Quản lý hồ
sơ lý lịch hệ thống máy móc thiết bị; xây dựng và theo dõi kế hoạch duy tu bảo dưỡng
máy móc thiết bị; Kết hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và thực hiện nội dung
chương trình đào tạo, tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật cho công nhân hàng năm. Chỉ đạo
thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và hệ thống vệ
sinh an toàn thực phẩm HACCP. Chịu trách nhiệm về công tác đầu tư, xây dựng cơ bản
và công tác môi trường. Theo dõi và thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
Phòng Tài chính Kế toán:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán. Phòng có
chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm; Tổ chức công tác
hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo quản trị theo yêu
cầu của Công ty; Thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho quỹ; Chịu trách nhiệm
hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế
toán; hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê.
Đội kho:
Quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, bao bì, chai két, công cụ dụng cụ phục
vụ sản xuất, bán hàng; Thực hiện công tác xuất, nhập vật tư, nguyên liệu, theo dõi, đối
chiếu, lập các bảng kê bán hàng, báo cáo nhập xuất tồn hàng ngày, tuần, tháng gửi các
phòng Nghiệp vụ của công ty và Tổng Công ty theo quy định.
Phân xưởng Bia số 1 – 16 Lạch Tray:
10
Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia hơi các loại. Thực hiện các công đoạn sản xuất theo
đúng quy trình công nghệ từ khâu nghiền nguyên liệu đến nấu bia, bảo quản và xử lý men
giống, lên men bia, lọc trong bia và chiết rót phục vụ bán hàng tại 16 Lạch Tray. Thực
hiện việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất hàng ngày, tuần, tháng cho các bộ
phận quản lý của Công ty theo quy định.
Phân xưởng bia số 2 – Quán Trữ:
Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia hơi, bia chai các loại. Chiết rót bia hơi thành phẩm
nhập kho và giao cho khách hàng. Thực hiện các công đoạn trong sản xuất bia chai, chiết
rót, hoàn thiện sản phẩm bia chai và nhập kho theo đúng quy trình công nghệ;

Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất hàng ngày, tuần, tháng cho
các bộ phận quản lý của Công ty và Tổng Công ty theo quy định.
5. TÌM HIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
Báo cáo tài chính năm 2009
11
I.Bảng cân đối kế toán
ĐVT:đồng
STT Nội dung Số cuối năm Số đầu năm
I Tài sản ngắn hạn 23 221 266 445 28 455 397 625
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 1 372 057 221 3 797 119 276
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 3 904 688 907 10 077 730 168
4 Hàng tồn kho 16 591 069 718 13 663 571 842
5 Tài sản ngắn hạn khác 1 353 450 599 916 976 339
II Tài sản dài hạn 172 692 773 998 153 457 947 829
1 Các khoản phải thu dài hạn
2 Tài sản cố định 149 039 379 960 136 920 089 110
2.1 Tài sản cố định 116 675 924 787 108 310 060 056
- Nguyên giá 233 150 817 836 201 567 801 657
- Giá trị hao mòn lũy kế -116 474 893 049 -93 257 741 601
2.2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 32 363 455 173 28 610 029 054
3 TSCĐ thuê tài chính
4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 18 000 000 000 9 000 000 000
5 Tài sản dài hạn khác 5 653 394 038 7 537 858 719
Tổng cộng tài sản 195 914 040 443 181 913 345 454
III Nợ phải trả 71 832 209 668 72 607 975 704
1 Nợ ngắn hạn 40 102 161 465 39 771 485 063
2 Nợ dài hạn 31 730 048 203 32 836 490 641
IV Vốn chủ sở hữu 124 081 830 775 109 305 369 750
1 Vốn chủ sở hữu 122 792 293 699 108 656 327 820

1.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 91 792 900 000 51 000 400 000
1.2 Thặng dư vốn cổ phần 7 905 062 000 7 905 062 000
1.3 Quỹ đầu tư phát triển 6 167 280 920 42 570 446 683
1.4 Quỹ dự phòng tài chính 1 896 027 754 1 560 381 324
1.5 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 15 031 023 025 5 620 037 813
2 Nguồn kinh phí, quỹ khác 1 289 537 076 649 041 930
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1 289 537 076 649 041 930
Tổng cộng nguồn vốn 195 914 040 443 181 913 345 454
12

II.Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 364 530 962 125 218 126 114 508
2 Các khoản giảm trừ 124 597 226 653 68 012 078 556
3 Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ 239 933 735 472 150 114 036 054
4 Giá vốn hàng bán 183 778 254 512 125 026 689 533
5 Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 56 155 480 960 25 087 346 521
6 Doanh thu hoạt động tài chính 482 475 198 1 274 693 619
7 Chi phí tài chính 6 077 641 701 3 137 556 842
8 Chi phí bán hàng 9 759 468 639 3 884 182 473
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13 121 464 255 7 823 097 612
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 27 679 381 563 11 517 203 213
11 Thu nhập khác 689 478 669 4 913 879 967
12 Chi phí khác 796 017 740 891 896 620
13 Lợi nhuận khác - 106 539 071 4 021 983 347
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 27 572 842 492 15 539 186 560
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2 444 600 467 2 069 088 747
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 25 128 242 025 13 470 097 813
17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 33,6 26,41
III.Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008
1 Cơ cấu tài sản
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản (%) 88,15 84,15
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản (%) 11,85 15,64
2 Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn (%) 36,67 39,91
13
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn (%) 63,33 60,09
3 Khả năng thanh toán (lần)
Khả năng thanh toán nhanh 0,55 0,69
Khả năng thanh toán (tổng TS/Nợ phải trả) 2,73 2,51
4 Tỉ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (%) 14,07 8,54
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu (%) 6,87 6,00
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn CSH (%) 20,25 12,32
Báo cáo tài chính năm 2010
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010
Mẫu số B01-DN
Đơn vị tính: VND
TÀI SẢN

số
Thuyết
minh
31/12/2010 01/01/2010
1 2 3 4 5
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 41.908.164.746 23.221.266.445
(100=110+130+140+150)
I- Tiền và các khoản tương đương tiền 110 05 5.013.455.912 1.372.057.221

1. Tiền 111 3.323.455.912 1.372.057.221
2. Các khoản tương đương tiền 112 1.690.000.000 -
III- Các khoản phải thu 130 17.125.448.537 3.904.688.907
1. Phải thu khách hàng 131 7.826.159.480 3.137.787.840
2. Trả trước cho người bán 132 8.111.288.074 41.537.114
14
5. Các khoản phải thu khác 135 06 1.188.000.983 725.363.953
IV- Hàng tồn kho 140 18.589.186.000 16.591.069.718
1. Hàng tồn kho 141 07 18.589.186.000 16.591.069.718
V- Tài sản ngắn hạn khác 150 1.180.074.297 1.353.450.599
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 990.702.215 711.129.870
3.
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước 154 08 89.812.182 114.897.529
4. Tài sản ngắn hạn khác 158 09 99.559.900 527.423.200
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 200 172.562.494.980 172.692.773.998
(200=220+250+260)
II- Tài sản cố định 220 150.062.494.980 149.039.379.960
1. Tài sản cố định hữu hình 221 10 111.616.417.760 115.298.752.528
- Nguyên giá 222 252.251.004.106 231.548.248.825
- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (140.634.586.346) (116.249.496.297)
3. Tài sản cố định vô hình 227 11 1.118.061.057 1.377.172.259
- Nguyên giá 228 1.602.569.011 1.602.569.011
- Giá trị hao mòn luỹ kế 229 (484.507.954) (225.396.752)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 12 37.328.016.163 32.363.455.173
IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 22.500.000.000 18.000.000.000
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 13 22.500.000.000 18.000.000.000
15
V- Tài sản dài hạn khác 260 - 5.653.394.038
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 - 5.653.394.038

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 214.470.659.726 195.914.040.443

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (TIẾP)
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010
Mẫu số B01-DN
Đơn vị tính: VND
NGUỒN VỐN

số
Thuyết
minh
31/12/2010 01/01/2010
1 2 3 4 5
A-
NỢ PHẢI TRẢ
(300=310+330) 300 62.813.704.748 73.121.746.744
I- Nợ ngắn hạn 310 44.573.283.677 41.391.698.541
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 14 6.148.448.000 10.153.135.096
2. Phải trả cho người bán 312 4.748.971.640 7.797.781.147
3. Người mua trả tiền trước 313 - 799.859
4.
Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 314 15 21.062.370.565 13.489.796.269
5. Phải trả người lao động 315 6.502.332.241 5.151.246.622
16
6. Chi phí phải trả 316 16 3.038.078.114 2.783.159.101
9.
Các khoản phải trả, phải nộp
khác 319 17 960.659.520 726.243.371
11.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 2.112.423.597 1.289.537.076

II- Nợ dài hạn 330 18.240.421.071 31.730.048.203
3. Phải trả dài hạn khác 333 693.700.000 693.700.000
4. Vay và nợ dài hạn 334 18 15.012.184.227 30.488.005.534
6.
Dự phòng trợ cấp mất việc
làm 336 746.446.594 548.342.669
9.
Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ 339 1.788.090.250 -
B-
VỐN CHỦ SỞ HỮU
(400=410) 400 151.656.954.978122.792.293.699
I- Vốn chủ sở hữu 410 151.656.954.978 122.792.293.699
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 19 91.792.900.000 91.792.900.000
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 19 7.905.062.000 7.905.062.000
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 19 23.835.145.241 6.167.280.920
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 19 2.649.875.015 1.896.027.754
10.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối 420
19
25.473.972.722 15.031.023.025
17
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
(440=300+400) 440 214.470.659.726 195.914.040.443

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Mẫu số B01-DN
CHỈ TIÊU
Thuyết

minh
31/12/2010 01/01/2010
5. Ngoại tệ các loại
- Đô la Mỹ (USD) 103,16 103,16
- Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)
65,70 43,31

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp)
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010
Mẫu số B03-DN
Đơn vị tính: VND
CHỈ TIÊU

số
Thuyết
minh
Năm 2010 Năm 2009
1 2 3 4 5
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 01 33.973.714.748 27.572.842.492
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ 02 10,11 26.497.305.034 23.217.151.448
18
-
Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực
hiện
04
- (503.202)
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 22 (409.314.200) (480.907.376)

- Chi phí lãi vay 06 23 4.329.907.2376.076.028.475
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước
thay đổi vốn lưu động 08 64.391.612.819 56.384.611.837
- Tăng, giảm các khoản phải thu 09 (18.421.205.019) 6.028.328.696
- Tăng, giảm hàng tồn kho 10 (1.998.116.282) (2.927.497.876)
- Tăng, giảm các khoản phải trả 11 (3.677.423.343) 182.730.748
- Tăng, giảm chi phí trả trước 12 5.373.821.693 1.592.702.986
- Tiền lãi vay đã trả 13 (4.369.093.938) (6.375.566.620)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 (4.334.291.550) (1.011.239.369)
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
15
- 5.600.000
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 16 (1.016.500.000) (260.162.000)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh
20 35.948.804.380 53.619.508.402
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ 21 (8.736.211.486) (35.708.222.298)
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của
đơn vị khác 23 (23.450.000.000) -
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ
của đơn vị khác 24 23.450.000.000 -
5.
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
25
(4.500.000.000) (9.000.000.000)
7.
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận
được chia 27
22

409.314.200 480.907.376
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (12.826.897.286) (44.227.314.922)
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
19
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 41.965.785.051 69.761.208.609
4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (61.446.293.454) (71.481.748.346)
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
- (10.097.219.000)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính 40 (19.480.508.403) (11.817.758.737)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 3.641.398.691 (2.425.565.257)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 05 1.372.057.221 3.797.119.276
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
ngoại tệ 61 - 503.202
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70 05 5.013.455.912 1.372.057.221

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010
Mẫu số B02-DN
Đơn vị tính: VND
CHỈ TIÊU Mã số
Thuyết
minh
Năm 2010 Năm 2009
1 2 3 4 5
20
1.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ 01 20 350.496.448.525 364.530.962.125

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 20 106.727.599.771 124.597.226.653
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10=01-02) 10 20 243.768.848.754 239.933.735.472
4. Giá vốn hàng bán 11 21 175.433.474.568 183.778.254.512
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20=10-11) 20 68.335.374.186 56.155.480.960
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 22 409.314.200 482.475.198
7. Chi phí tài chính 22 23 4.329.907.237 6.077.641.701
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 4.329.907.237 6.076.028.475
8. Chi phí bán hàng 24 15.466.814.074 9.759.468.639
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 15.570.017.296 13.121.464.255
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+(21-22)-(24+25)) 30 33.377.949.779 27.679.381.563
11. Thu nhập khác 31 24 654.203.767 689.478.669
12. Chi phí khác 32 24 58.438.798 796.017.740
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 24 595.764.969 (106.539.071)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40) 50 33.973.714.748 27.572.842.492
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 25 8.499.742.026 2.444.600.467
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-51-52) 60 25.473.972.722 25.128.242.025
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 27 27.752 33.596
6.Phương hướng phát triển của công ty
21
Với mục tiêu thực hiện sự đổi mới cả về nội dung và hình thức, về tổ chức quản lý và
điều hành. Từ đó phát huy truyền thống năng động sáng tạo trong phát triển, hiệu quả
trong kinh doanh Bia Hà Nội- Hải Phòng không ngừng phát triển với tốc độ cao, hiệu quả
đủ sức cạnh tranh trong hội nhập với nền kinh tế thị trường năng động. Xứng đáng với
truyền thống vẻ vang tự hào của Bia Hà Nội – Hải Phòng. Từ đó xác định nhiệm vụ trọng
tâm, cơ bản và chủ yếu trong hai năm 2009-2010 và phương hướng đến năm 2015 với

các nội dung chủ yếu sau đây:
Về sắp xếp tổ chức quản lý:
Thực hiện triệt để lợi thế cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty cổ phần để đổi mới
quản trị doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả và năng động sáng
tạo. Với việc tổ chức sắp xếp công ty CP Bia Hà Nội – Hải Phòng, từng bước nghiên cứu
sắp xếp sao cho phù hợp với công ty mẹ HABECO, công ty liên kết theo hướng phát triển
khu vực và chuyên ngành nhằm tạo sự liên kết gắn bó chặt chẽ về vốn – thương hiệu - thị
trường – công nghệ của tổ hợp công ty mẹ- công ty con.
Về đầu tư phát triển:
Tập trung chỉ đạo, điều hành Nhà máy Bia sản xuất trong quý III năm 2011 là 45triệu
lít/năm. Từ đó đưa năng lực, công suất của công ty mẹ HABECO đạt 400 triệu lít/năm
vào năm 2011. Đồng thời với việc đầu tư dây chuyền hiện đại để từng bước tăng năng lực
sản xuất cho các năm 2011-2012 và những năm tiếp theo.
Về tiêu thụ và thị trường:
Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thị trường thì vấn đề cạnh tranh phát triển
thị trường là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Với mục tiêu đến năm 2015 sản lượng bia tiêu thụ mang thương hiệu Hải Phòng phấn
đấu đạt 350 triệu lít thì công tác thị trường cần được tập trung đầu tư phát triển theo
hướng vừa phát triển thị trường phía Bắc từ Quảng Trị trở ra đồng thời từng bước phát
triển thị trường phía Nam. Thực hiện sắp xếp tổ chức lại hệ thống quản lý thị trường và
tiêu thụ đồng thời với tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác phát triển thị trường.
Về đầu tư nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và công nghệ:
Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra thêm sản phẩm mới làm
phong phú thương hiệu Bia Hà Nội - Hải Phòng. Thực hiện tốt các tiêu chuẩn quy định
quản lý theo ISO để bảo đảm chất lượng sản phẩm tập trung đào tạo nguồn nhân lực,
nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ở tất cả các mặt từ kỹ thuật, công
nghệ, thị trường, đầu tư, quản lý kinh tế, tài chính đáp ứng yêu cầu sự phát triển các mặt
của công ty.
Trong thế và lực mới, cán bộ công nhân viên và lao động trong Công ty cổ phần Bia
Hà Nội _ Hải Phòng đoàn kết chung sức xây dựng hình ảnh, thương hiệu Bia Hải Phòng

lên một tầm cao mới đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế và khu vực góp phần vào
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH
BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
HÀ NỘI – HẢI PHÒNG
1.THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VÀ CÁCH THỨC PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG
A. Thị trường
- Một thị trường đầy tiềm năng và phát triển mạnh
23
Theo báo cáo quý I, năm 2009 của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt
Nam, mức tiêu thụ các sản phẩm bia tăng trưởng hàng năm 17%. Đến năm 2010, thị
trường bia có thể đạt mức tiêu thụ 3,5 tỷ lít. Nhu cầu tiêu thụ bia ở Việt Nam tăng khoảng
12-14%/năm trong 5 năm qua và sẽ tiếp tục tăng 18%/năm trong 5 năm tới.
Thị trường bia VN đang phát triển mạnh với tổng sản lượng 10 triệu hecto lít mỗi
năm, tuy nhiên mức tiêu thụ còn rất khiêm tốn 12 lít/người/năm trong khi tại Mỹ là 85
lít, tại Séc 171 lít. Theo đó Việt Nam sẽ đứng thứ ba Châu Á về sản lượng . Những dự
báo này lại hứa hẹn những cuộc chiến bia khốc liệt, với 3 loại "vũ khí" chiến lược là sản
phẩm, kênh phân phối và chiến dịch quảng bá.
Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1-4-2009 là 85.789.573 người, là nước
đông dân thứ ba ở Ðông - Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin) và đứng thứ 13 trong
số những nước đông dân nhất thế giới. Bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Mặc dù
vậy, với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số vẫn còn cao và duy trì trong vòng nhiều năm
nữa, theo dự báo dân số nước ta sắp công bố tới đây, sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ
21 (tức vào những năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn định và không tiếp tục tăng)
với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm mười nước có dân số
lớn nhất thế giới. Theo phân tích và nhận định của các nhà nhân khẩu học kinh tế trong
và ngoài nước, cơ cấu dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng" hay
" cửa sổ cơ hội dân số" hoặc "dư lợi dân số". Theo các chuyên gia, cơ cấu dân số “vàng”
được coi là cơ hội phát triển của một quốc gia, bởi hiện tượng này thường chỉ xuất hiện

một lần trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư.Với khoảng 53 triệu người
trong độ tuổi lao động, mỗi năm lại được bổ sung 1,5 triệu người nữa thì đây thực sự
là tiền đề để phát triển kinh tế. Đây chính là độ tuổi khách hàng mà công tia bia phục vụ.
Số lượng người ở độ tuổi lao động cao tương ứng với quy mô tiềm năng phát triển ngành
bia rượu càng lớn.
Quy hoạch phát triển ngành bia - rượu - nước giải khát Việt Nam đến năm 2015,
tầm nhìn đến 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, năm 2010 cũng được coi như
một đòn bẩy để thị trường đồ uống nội nói riêng, thị trường bia nội nói chung có thể phát
triển. Theo đó, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 3,1 - 3,2 tỷ lít bia (bình quân mỗi người
sẽ sử dụng 35 - 36 một năm) trong năm 2010, đến năm 2015 sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,6 -
4,7 tỷ lít bia còn đến năm 2025, sức tiêu thụ bia sẽ lên tới 7 - 7,5 tỷ lít.
- Một thị trường cạnh tranh khốc liệt
Thị trường bia Việt Nam chủ yếu được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong nước,
chiếm 90% lượng tiêu thụ, bia nhập khẩu chỉ chiếm 10%, và được nhập khẩu chủ yếu từ
2 thị trường Mỹ và Đức. Sản lượng bia sản xuất trong nước được tập trung vào một số
công ty chính, các công ty này chiếm phần lớn thị phần trong toàn ngành. Trong đó, 3
công ty hàng đầu Sabeco, VBL, Habeco đã chiếm hơn 60% tổng giá trị của thị trường
trong năm 2006. Đứng đầu là Sabeco, chiếm 31% thị phần, đến VBL chiếm 20% thị
phần, và Habeco chiếm 10% thị phần
Một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam:
24
1.Sabeco: Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia - rượu - nước giải
khát Sài Gòn, với các thương hiệu Bia Sài Gòn, Saigon special, 333, bia hơi, có nhà máy
ở khắp 3 miền, Sài Gòn, Sóc Trăng, Cần Thơ, Phú Yên, Quy Nhơn, Daklak, Hà Tĩnh, Hà
Nam, Hà Nội. Sabeco chiếm lĩnh phân khúc bia phổ thông, đặc biệt mạnh ở khu vực phía
Nam và đang phát triển ra Trung Bộ.
2.Habeco: Kế đến là Habeco, một tổng công ty bia rượu nữa ở phía Bắc, tiền thân là nhà
máy bia Hommel có từ thời Pháp. Habeco đang phát triển mạnh thị trường phía Bắc và
các tỉnh Bắc Trung Bộ. Habeco cũng có nhà máy tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Hải Dương, Thanh Hoá, Quảng Bình. Habeco cũng chiếm lĩnh thị trường bia phân khúc

phổ thông, nổi tiếng với các thương hiệu bia Hà Nội chai, lon, bia hơi. Chỉ riêng hai tổng
công ty nhà nước này đã chiếm đến trên 50% sản lượng bia của Việt Nam.
3. Heniken và Tiger của VBL : Thương hiệu bia quốc tế sản xuất ở Việt Nam tăng
trưởng mạnh mẽ nhất phải kể đến 2 thương hiệu: Tiger, Heineken ( 2 sản phẩm nổi tiếng
của công ty APB). Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam là đơn vị liên doanh giữa
Tổng Công Ty Thương mại Sài Gòn và Tập đoàn Asia Pacific Breweries Ltd., ( APBL -
có trụ sở tại Singapore ) với đơn vị liên kết là tập đoàn Heineken N.V. – Hà Lan. Với
Heineken là thương hiệu thống lĩnh phân khúc thị trường bia cao cấp và Tiger phát triển
mạnh ở phân khúc trung cao. Với sản lượng từ 150 triệu lít năm tăng vọt lên đến 230
triệu lít trong năm 2006, APB Việt Nam đóng góp nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kể
vào tập đoàn. APB đang ra sức bành trước và củng cố thế lực của mình tại Việt Nam.
4. Các thương hiệu khác: Các thương hiệu quốc tế khác còn có thể kể đến là San
Miguel, thương hiệu bia số một tại Philipines, Calsberg đến từ Đan Mạch, Foster's từ Úc,
BGI đến từ Pháp quốc. Các nhà máy bia địa phương như Huda Huế, Bến Thành Phong
Dinh, v.v cũng đóng góp hương sắc vào bức tranh ngành bia thông qua các phân khúc thị
trường hẹp có tính địa phương.
Trên đại bàn Hải Phòng nói riêng, đối thủ chính của công ty cổ phần bia Hà Nội –
Hải Phòng là công bia cổ phần Tây Âu là Công ty Cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát
Lan Hương với sản phẩm cạnh tranh chính là bia hơi.
B. Cách thức phân đoạn thị trường
Trong ngành công nghiệp bia người ta phân loại sản phầm thành 4 dòng : siêu cao
cấp (thông thường là dòng bia nhập khẩu), cao cấp, dòng phổ thông và bia hơi.
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng cung cấp bia cho hai thị trường chính là
bia dòng phổ thông và bia hơi
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong trong thời gian qua
A. Giới thiệu các sản phẩm chính của công ty
25

×