THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TS. Nguyễn Hoàng Tiến
1
2
E-MARKETLACE, E-WORKPLACE
VÀ CÁC MÔ HÌNH KHÁC
1. TMĐT kiểu E-marketplace
2. TMĐT kiểu E-workplace
3. Tổng kết các loại dịch vụ TMĐT
3
TMĐT KIỂU E-MARKETPLACE
Marketplace (thị trường điện tử, e-market) đã xuất hiện rất
nhanh chóng với sự tham dự của các tập đoàn lớn thế giới và các
công ty CNTT có thể cung cấp các giải pháp chuẩn mực như:
mySAP.com Marketplace.
Kế hoạch tạo lập thị trường này đã được các tập đoàn sau đề
xuất: General Motors, Ford, Daimler-Chrysler i Toyota.
Mục tiêu chính là hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng và các công ty thi
công.
Các tập đoàn vẫn tiếp tục cạnh tranh trên thị trường bán lẻ, tuy nhiên sẽ
kết nối năng lực của mình tại khâu đặt mua nguyên vật liệu và các phụ
tùng cần thiết để sản xuất ô tô.
Đã có là nơi giao dịch thương mại của
hàng ngàn công ty chuyên về sản xuất các sản phẩm từ thép.
4
TMĐT KIỂU E-MARKETPLACE
Phải đầu tư rất lớn để hiện diện và hoạt động trên các thị trường
này, do đó thường bị các tập đoàn lớn của Mỹ và Tây Âu thống
lĩnh. Sự quan tâm của họ tới Internet có thể lý giải như sau:
Sự phát triển của Internet đã gây áp lực tìm cách rút ngắn khoảng cách đối
với các công ty đã đồng tạo dựng nên thành công của TMĐT.
Các tập đoàn buộc phải tìm nguồn lợi nhuận khác. Sử dụng Internet để
thực hiện giao dịch với nhà cung ứng, đối tác thi công và khách hàng.
Theo Gartner Group thì năm 2004 e-marketplace đã phục vụ tới
40% các giao dịch B2B. Tuy nhiên giải pháp này không phải là rẻ
đối với các công ty Việt Nam:
1-5 triệu USD mua phần mềm B2B và tích hợp với hệ thống hiện hữu,
Hàng năm: 200-500 nghìn USD nhằm duy trì các phầm mềm đó.
5
TMĐT KIỂU E-MARKETPLACE
Theo đánh giá của IDC thì giá trị của các hợp đồng dựa trên các giao dịch
điện tử tăng từ 200 tỷ USD vào năm 2000 đến 2500 tỷ USD vào năm 2004.
Sự tăng trưởng như vậy là do 79% các công ty từ 12 quốc gia phát triển chú
tâm vào sự phát triển của TMĐT.
Nhiều công ty tạo nên thì trường (sàn) với với các bên đấu thầu cung ứng các
nguyên vật liệu và các linh kiện sản xuất.
Sự kết nối các quỹ mua sắm nguyên vật liệu cho phép thương lượng đáng kể
điều kiện giá cả đối với các nhà cung ứng.
Thị trường điện tử hoạt động dựa trên hạ tầng viễn thông, đồng thời hỗ trợ
cho tất cả các giai đoạn của giao dịch, cùng với việc xác định giá thành
SP&DV. Mỗi giao dịch bao gồm 3 giai đoạn:
Thu thập thông tin
Thương lượng
Thực hiện
6
TMĐT KIỂU E-MARKETPLACE
J. Rayport và J. Sviokla không sử dụng khái niệm thị trường điện
tử; nhằm phân biệt với thị trường truyền thống họ đã đưa ra khái
niệm không gian thị trường (marketspace).
Sự phát triển của CNTT, đặc biệt là Internet, làm cho các thị trường
truyền thống (các địa điểm vật lý diễn ra sự trao đổi hàng hóa -
marketplace) tiến hóa theo hướng marketspace. Các giao dịch
marketspace khác với các giao dịch truyền thống ở chỗ:
Tình huống giao dịch – gặp gỡ trực tiếp được thay thế bằng các hoạt động
trên màn hình máy tính
Nội dung giao dịch – trao đổi thông tin thay cho trao đổi hàng hóa.
Cơ sở hạ tầng – các máy tính và cơ sở hạ tầng viễn thông thay thế cho các
phiên họp chợ hay cửa hiệu.
7
TMĐT KIỂU E-MARKETPLACE
J. Rayport i J. Sviokla đã chỉ ra, khác với thị trường truyền thống mà 3
thành phần trên xuất hiện dưới dạng tổng hợp, marketspace cho phép
phân chia và thao tác chúng một cách độc lập.
Giải pháp e-marketplace cho phép ta xây dựng, duy trì và quản lý các
mối quan hệ giữa các đối tác: các nhà cung ứng SP&DV, các hợp tác
viên của họ, các nhà phân phối và khách hàng. Đây là diễn đàn kinh tế
hỗ trợ cho các giao dịch chuyên là nền tảng cơ bản của TMĐT, cho
phép ta tích hợp các quá trình kinh tế của các đối tượng tham gia.
Marketplace sẽ loại bỏ sự cần thiết phải đầu tư vào hệ thống giao dịch
Internet riêng. Sự lệ thuộc của DN vào một xã hội thông tin đã được
xác định trong marketplace, với vai trò là tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phân phối và tiếp cận với các thông tin hợp lý.