ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được cấu trúc và chức năng của enzim. Cơ chế
và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
2. Kĩ năng: Giải thích được cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của
tế bào bằng các enzim.
3. Giáo dục: cho học sinh ý nghĩa của sự tác động của các enzim đến
quá trình chuyển hoá vật chất.
II. phương tiện dạy học:
Các hình vẽ sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học:
Vấn đáp + Trực quan.
IV. Trọng tâm bài giảng:
Enzim và sự tác động của enzim đến quá trình chuyển hóa vật
chất.
V. Tiến trình lên lớp:
1.
ổn định lớp:
2.
Kiểm tra bài cũ:
(?) Thế nào là NL? Năng lượng được dữ trữ trong tế bào như thế
nào ?
(?) ATP là gì ? Cấu trúc và chức năng của ATP ?
3.
Giảng bài mới:
Hoạt động thầy trò Nội dung
Hoạt động 1
(?) Enzim là gì? Kể tên
một số loại enzim mà
em biết ?
HS: Amilaza, Tripsin…
(? )Enzim có cấu trúc
như thế nào ?
HS:
Enzim xúc tác cho các
I. Enzim: là chât xúc tác sinh học được
tổng hợp trong tế bào sống. Enzim làm
tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi
sau phản ứng.
1. Cấu trúc:
- Thành phần là prôtein hoặc prôtein kết
hợp với chất khác.
- Enzim có vùng trung tâm hoạt động:
+ Là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt
enzim để kết hợp với cơ chất.
cơ chất để biến đổi tạo
thành các sản phẩm như
thế nào ?
Hoạt động 2
HS: Thảo luận nhóm và
trả lời theo nội dung
phiếu học tập.
Đại diện nhóm trả lời
GV: nhận xét và bổ
sung
+ Cấu hình không gian của enzim tương
ứngvới cấu hình của cơ chất.
2. Cơ chế tác động của enzim:
Cơ chất Saccarôzơ
Enzim Sacraza
Cơ chế tác
động
Enzim + Cơ chất -> Enzim
cơ chất
Enzim tương tác với cơ chất
để tạo thành sản phẩm và
enzim được giải phóng.
Kết luận
- Enzim liên kết với cơ
chấtmang tính đặc thù.
- Enzim xúc tác cả hai chiều
của phản ứng
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của
enzim:
- Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối
Hoạt động 3
(?) Yếu tố nào tác động
đến hạot tính của enzim
?
HS:
(?) Nồng độ cơ chất có
ảnh hưởng như thế nào
đến hạot tính của enzim
?
HS
Hoạt động 4
(?) Enzim có vai trò
như thế nào trong quá
ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho
tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
- Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích
hợp(Đa số pH = 6 - 8).
- Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim
xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong
dung dịch thì lúc đầu hạot tính của enzim
tăng sau đó không tăng.
- Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: có thể
làm tăng hoặc ức chế hoạt tính của enzim.
II. Vai trò của enzim trong quá trình
chuyển hoá vật chất:
- Enzim xúc tác phản ứng sinh hoá trong tế
bào.
- Tế bào tự điều hoà quá trình chuyển hoá
vật chất thông qua điểu khiển hoạt tính của
enzim bừng các chất hạot hoá hay ức chế.
trình chuyển hóa vật
chất ?
HS: Nghiên cứu thông
tin sgk.
- ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó
sản phẩm của con đường chuyển hoá quay
lại tác động như một chất ức chế làm bất
hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con
đường chuyển hoá.
4.
Củng cố:
5.
Hướng dãn về nhà:
-
Học bài dựa vào câu hỏi sgk.
-
Đọc trước nội dung bài mới sgk.