CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết được công thức, định nghĩa, vẽ vectơ biểu diễn vận tốc tức thời,
nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công thức.
- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần
đều, chậm dần đều.
- Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều,
chậm dần đều, nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công
thức, mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các
chuyển động đó.
- Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều, độ
lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều.
- Viết được công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển
động của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều, nói đúng
dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó.
- Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi
được trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi
đều.
- Giải được các bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.
II. CHUẨN BỊ:
Dụng cụ để làm thí nghiệm chứng minh về chuyển động thẳng biến đổi
gồm có:
- Một máng nghiêng dìa 1m.
- Một hòn bi xe đạp hoặc viên bi ve.
- Một đồng hồ bấm giây.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu công thức tính tốc độ trung bình của một chuyển động thẳng, đơn
vị.
Nêu định nghĩa, công thức quảng đường đi trong chuyển động thẳng
đều.
Viết phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều.
3. Bài mới.
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Tạo tình huống học tập
- Gọi khoảng 3 học sinh lên quan sát
thí nghiệm.
- Đặt câu hỏi:
+ Tốc độ chuyển động của hòn bi
trên máng như thế nào?.
+ Có nhận xét gì về tốc độ của hòn bi
tại mỗi điểm trên máng?
- Biểu diễn hình vẽ minh hoạ cho
chuyển động của hòn bi trên máng
nghiêng trên bảng.
- Đặt vấn đề: vậy muốn biết tại M
hay N hay P hòn bi đang chạy nhanh
hay chậm hơn so với các điểm còn
lại phải làm gì?
- Gợi ý cho học sinh (nếu cần) để các
em biết mình phải tìm tốc độ của hòn
bi tại M, N, P.
- Vào bài với mục tiêu 1.
- Quan sát chuyển động thẳng của
hòn bi trên ba phần của máng
nghiêng đã chia sẵn.
- Các học sinh còn lại nhận xét và
bổ sung câu trả lời của bạn.
- Phán đoán điều phải làm. Đưa
ra ý kiến của mình.
2) Tìm hiểu các khái niệm:
a) Độ lớn của vận tốc tức thời và
vectơ vận tốc tức thời.
- Ghi tựa bài đề mục I.1
- Vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu học sinh viết công thức
tính tốc độ trung bình của xe đi từ M
M’.
- Ghi công thức: V = Δs/Δt
V: độ lớn vận tốc tức thời tại M.
- Liên hệ thực tế phần tốc kế của xe
máy, yêu cầu học sinh trả lời câu C1.
- Yêu cầu học sinh nhận xét quãng
đường tìm được trong câu C1 và
thời gian trong câu C1 => Δt,Δs rất
nhỏ.
- Yêu cầu học sinh đọc mục I.2 và trả
lời câu C2.
- Ghi bảng phần in nghiêng màu
xanh sau khi yêu cầu học sinh đọc to
trước lớp.
- Yêu cầu học sinh lên bảng biểu
diễn vectơ vận tốc tức thời theo ví dụ
mà giáo viên cho thêm.
b) Chuyển động thẳng biến đổi đều:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại chuyển
động thẳng đều.
- Đặt câu hỏi: vậy khi tốc độ trung
bình của chuyển động thay đổi trên
quãng đường đó gọi là gì? Gi đề mục
I.3.
- Đọc mục I.1 đồng thời xem hình
vẽ trên bảng.
- Thực hiện yêu cầu của giáo
viên.
- Trả lời câu C1 (10cm/s).
- Thực hiện yêu cầu của giáo
viên.
- Thực hiện yêu cầu của giáo
viên. Trả lời câu C2.
- Ghi vào tập phần trên bảng và
các câu trả lời của C1, C2.
- Thực hiện yêu cầu của giáo
- Yêu cầu đọc I.3.
- Đặt câu hỏi:
. Ta chỉ xét loại chuyển động nào?
. Trong chuyển động đó có đặc điểm
gì?
- Trong chuyển động thẳng đều, để
xác định xem xe nào chạy nhanh hơn
hay chậm hơn ta so sánh tốc độ tối
đa của hai xe. Vậy bây giờ tốc độ của
mỗi xe đều thay đổi. Như vậy trong
chuyển động thẳng biến đổi đều,
muốn xem xe nào chạy nhanh hơn ta
phải dùng đại lượng nào để so sánh.
c) Gia tốc, vectơ gia tốc trong
chuyển động thẳng nhanh dần đều
- Ghi đề mục I.1.a lên bảng.
Ta biết trong chuyển động thẳng biến
đổi đều, tốc độ của chuyển động thay
đổi (vận tốc tức thời) nhưng chúng
thay đổi những lượng bằng nhau theo
thời gian. Cho nên ta sẽ so sánh
lượng thay đổi đó của hai xe trong
cùng một khoảng thời gian (phần này
có thể dùng số liệu cụ thể để làm
sáng tỏ hơn).
viên.
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc mục I.3.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghi nhận phần định nghĩa
chuyển động thẳng nhanh dần
đều, chậm dần đều.
- Học sinh theo dõi để trả lời các
yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh tính toán và đưa ra
nhận xét.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu
của giáo viên và ghi nhận phần
trên bảng vào tập.
- Học sinh đọc mục I.1b để trả lời
câu hỏi.
Xét trường hợp tổng quát: giả sử xét
xe 1 có vận tốc tại thời điểm t0 là
V0, ở thời điểm t là V.
ΔV = V - V0 gọi là độ biến thiên vận
tốc.
a =
t
VV
t
V
0
và ta thấy giá trị đó không đổi. Nếu
a của xe nào lớn hơn thì xe đó thay
đổi vận tốc nhanh hơn và a được gọi
là gia tốc.
- Yêu cầu học sinh đọc to phần in
nghiêng xanh mục II.1a.
- Ghi phần định nghĩa công thức gia
tốc lên bảng.
- Dựa vào công thức yêu cầu học
sinh đưa ra đơn vị của gia tốc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét xem a là
đại lượng vô hướng hay đại lượng
vectơ (gợi mở cần thiết).
- Yêu cầu học sinh nhận xét phương,
chiều của
a
và của
0
V
,
V
.
- Ghi phần in nghiêng lên bảng.
4. Củng cố và bài tập về nhà
- Đặt lại các câu hỏi cho học sinh nhằm cũng cố lại các ý trong bảng tóm
tắt. Nhấn mạnh dấu của a và V trong các công thức.
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập và câu hỏi trong sách giáo
khoa.