ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Định nghĩa được động lượng, nêu được hệ quả: Lực với cường độ đủ
và mạnh tác dụng lên một vật trong một khoảng thời gian hữu hạn có thể
làm cho động lượng của vật biến thiên.
- Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập.
- Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng.
- Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
2. Kỹ năng:
- Từ định luật II Newton suy ra được định luật biến thiên động lượng để
giải bài toán va chạm mềm.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chuẩn bị thí nghiệm minh hoạ định luật bảo toàn động lượng: đệm khí,
các xe nhỏ chuyển động trên đệm khí, các lò xo, dây buộc và thiết bị đo
vận tốc.
Học sinh:
- Ôn lại các định luật Newton.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới.
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Tìm hiểu khái niệm xung
lượng của lực
- Nêu các ví dụ trong sách giáo
khoa các vật chịu tác dụng của
- Nhận xét về lực tác dụng và thời
gian tác dụng lực trong các ví dụ
lực trong thời gian ngắn.
- Nêu và phân tích khái niệm
xung lượng của lực.
- Yêu cầu học sinh dự đoán đơn
vị xung lượng của lực.
của giáo viên.
- Nhận xét về tác dụng của các lực
đó đối với trạng thái chuyển động
của vật.
- Học sinh dự đoán đơn vị xung
lượng của lực.
2) Tìm hiểu khái niệm động
lượng
- Nêu bài toán xác định xung
lượng của lực.
- Gợi ý: xác định biểu thức gia
tốc của vật và áp dụng định luật
II Newton cho vật.
- Giới thiệu khái niệm động
lượng.
- Giải đáp C1.
- Đọc sách giáo khoa theo dõi đề
bài toán.
- Xây dựng phương trình 23.1 theo
hướng dẫn của giáo viên.
- Trả lời C1.
- Giải đáp C2. - Trả lời C2.
3) Xây dựng và vận dụng
phương trình 23.3a
- Hướng dẫn viết lại công thức
23.1 bằng cách sử dụng biểu
thức động lượng.
- Hướng dẫn học sinh vận dụng
23.1 làm bài tập ví dụ.
- Mở rộng ra phương trình
23.3b là một cách diễn đạt khác
của định luật II Newton
- Ý nghĩa của bài tập 23.3b.
- Xây dựng phương trình 23.3a
- Giải bài tập ví dụ.
- Ghi nhận
4) Tìm hiểu định luật bảo toàn
động lượng
- Nêu và phân tích khái niệm hệ
cô lập.
- Ghi nhận.
- Nêu và phân tích bài học xét
hệ cô lập gồm hai vật.
- Gợi ý: sử dụng phương trình
23.3b.
- Phát biểu định luật bảo toàn
động lượng.
- Nhận xét về lực tương tác giữa
hai vật trong hệ.
- Tính độ biến thiên động lượng
của hệ hai vật từ đó nhận xét về
động lượng của hệ gồm hai vật cô
lập.
5) Xét bài toán va chạm mềm
- Nêu và phân tích bài toán va
chạm mềm.
- Gợi ý: áp dụng định luật bảo
toàn động lượng cho hệ cô lập.
- Đọc sách giáo khoa.
- Xác định tính chất của hệ hai vật.
- Xác định vận tốc của vật sau va
chạm.
6) Tìm hiểu chuyển động bằng
phản lực.
- Nêu bài toán chuyển động của
tên lửa.
- Viết biểu thức động lượng của hệ
kín gồm tên lửa và khí ngay sau
khi phụt cháy.
- Hướng dẫn xét hệ tên lửa và
khí là hệ cô lập.
- Hướng dẫn hệ súng và đạn ban
đầu đứng yên
- Xác định vận tốc tên lửa sau khi
phụt khí.
- Giải thích C3.
7) Vận dụng và củng cố.
- Xác định tính chất của hệ vật
rồi áp dụng biểu thức 23.3 hoặc
định luật bảo toàn động lượng.
- Làm bài tập 6 và 7 trong sách
giáo khoa.
8) Giao nhiệm vụ về nhà.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi câu hỏi để chuẩn bị cho
bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài
sau.