Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 1 phương pháp điều chỉnh của luật dân sự doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.34 KB, 3 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 1 phương pháp điều chỉnh
của luật dân sự

1. I. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
2. 1. Khái niệm phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp điều chỉnh được hiểu là cách thức tác động lên các quan hệ xã
hội do ngành luật đó điều chỉnh. Cách thức tác động này nhằm hướng tới việc điều
chỉnh quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt sao cho phù hợp với điều
kiện chính trị- kinh tế- xã hội cũng như đặc điểm của nhóm quan hệ xã hội đó.
1. 2. Đặc điểm của các phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
- Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự có đặc điểm đặc trưng là khi điều
chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự thì luôn đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp
lý và độc lập về tổ chức và tài sản.
+ Bình đẳng về địa vị pháp lý: Tức là không có bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị
xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc…giữa các chủ thể.
Ví dụ: Sẽ không có sự phân biệt nào khi một người có chức danh Tổng giám đốc
của một công ty và bảo vệ công ty đó cùng đi mua xe máy tại một cửa hàng bán xe
máy. Vị tổng giám đốc và người bảo vệ sẽ có quyền và nghĩa vụ giống nhau
(quyền và nghĩa vụ của người mua hàng) và cửa hàng bán xe máy sẽ không có sự
phân biệt nào.
+ Độc lập về tổ chức và tài sản:
 Tổ chức: không có sự phụ thuộc vào quan hệ cấp trên – cấp dưới, các quan
hệ hành chính khác
 Tài sản: Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân, tổ chức hoàn
toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tài sản
của cá nhân với tài sản của tổ chức…
+ Các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự định đoạt và pháp luật
bảo đảm cho họ thực hiện quyền.
 Thế nào là tự định đoạt: Tự định đoạt có nghĩa tự do ý chí và thể hiện ý chí
khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.
 Biểu hiện của quyền tự định đoạt trong quan hệ pháp luật dân sự là:


Thứ nhất, chủ thể tự lựa chọn quan hệ mà họ muốn tham gia:
Thứ hai, chủ thể tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân sự với mình
Thứ ba, được tự do lựa chọn biện pháp, cách thức để thực hiện , quyền và nghĩa
vụ: Biện pháp và cách thức là những phương thức mà các bên sử dụng để thực
hiện nghĩa vụ của mình cho bên có quyền.
Thứ tư, các chủ thể tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tài sản khi có sự vi phạm.
- Trách nhiệm tài sản là điểm đặc trưng của phương pháp điều chỉnh
của luật dân sự:
Mặc dù pháp luật dân sự điều chỉnh cả quan hệ nhân thân với quan hệ tài sản
nhưng các quan hệ tài sản chiếm phần lớn, đại đa số. Các quan hệ tài sản này
mang tính chất hàng hóa tiền tệ nên sự vi phạm của một bên thường dẫn đến sự
thiệt hại về tài sản của bên còn lại. Nên bên cạnh các loại trách nhiệm khác như cải
chính, xin lỗi công khai…thì trách nhiệm tài sản là loại trách nhiệm phổ biến nhất
trong phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Bên vi phạm nghĩa vụ thường bị
bên bị xâm phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng tài sản như
lúc chưa bị vi phạm và thông thường được hưởng một khoản tiền bồi thường, hoặc
một tài sản cùng loại …(dựa trên thỏa thuận của các bên).
- Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự
thỏa thuận và hòa giải:
Tự thỏa thuận và hòa giải được luật hóa tại Điều 4 của BLDS “Nguyên tắc tự do,
tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và Điều 12 của BLDS “Nguyên tắc hòa giải”.
Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp này xuất phát từ chính tính
chất của các quan hệ pháp luật dân sự. QHDS là sự bình đẳng và tự định đoạt nên
các chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp.
Hơn nữa, chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia QHDS
mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên. Với phương pháp này sẽ
tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình với lợi ích của chủ thể kia.
Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực
hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia.


×