Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

87 Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.67 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
=====***=====
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ PHÚ THỌ
Họ tên sinh viên : Ph¹m ThÞ T©n
Lớp : Kế toán K37 - Phú Thọ
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. §Æng ThÞ Loan
Tháng 8 năm 2008
MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển, xã hội loài người phải sản xuất ra của cải
vật chất. Một trong ba yếu tố quan trọng của sản xuất là lao động. Để
đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất trước hết cần phải đảm
bảo tái sản xuất sức lao động, đảm bảo khoản tiền lương hoặc tiền công
trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng công việc hoàn
thành và chất lượng công việc. Tiền lương là thước đo là tiêu chuẩn để
đánh giá chất lượng lao động. Khi tiến hành sản xuất các nhà quản lý
luôn phải quan tâm suy nghĩ xem để có được sản phẩm thì hao phí về
công nhân là bao nhiêu, chi lương như thế nào, việc sử dụng lao động ra
sao để mang lại hiệu quả kinh tế hơn, từ đó xây dựng kế hoạch cho kỳ
tiếp theo. Đó là lý do tại sao phải hoàn thiện công tác kế toán tiền lương
trong Doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp sản xuất lao động là yếu tố cơ bản đóng
vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, từ khâu sản xuất, lưu thông
đến tiêu thụ. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức
lao động mà họ bỏ ra được đền bù một cách xứng đáng. Chính vì vậy để
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến


hành một cách thường xuyên và liên tục thì doanh nghiệp phải tiến hành
tái sản xuất sức lao động. Hay nói cụ thể là phải tính thù lao cho ngêi lao
động trong thời gian họ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thường
xuyên và liên tục thì có phần đóng góp rất lớn của bộ phận kế toán. Kế
toán được sử dụng như một công cụ đắc lực với chức năng quản lý thông
2
tin, kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là trong công
tác quản lý và hạch toán lao động tiền lương.
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương. Nhà nước ta
đã quy định các chế độ, chính sách luôn bảo vệ quyền lợi người lao
động. Nó được biểu hiện cụ thể bằng luật lao động, chế độ tiền lương,
chế độ BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tiền lương là khoản chi phí cấu thành lên giá thành sản phẩm là
vấn đề cần thiết đối với đời sống CNV. Do đó, chế độ chính sách tiền
lương phải được quy định đúng đắn. Tổ chức sử dụng lao động một cách
hợp lý, hạch toán tốt lao động trên cơ sở đó tính thù lao lao động, thanh
toán kịp thời lương và các khoản trích theo lương. Từ đó kích thích
người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động, chấp
hành tốt kỷ luật, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động. Từ đó giảm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng
tích luỹ và cải thiện đời sống cho người lao động.
Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh
nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm và tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ
thuộc vào tính chất công việc. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tăng cường
công tác quản lý lao động, công tác kế toán, xây dựng một cơ chế trả
lương phù hợp và các khoản trích theo lương phải chính xác kịp thời bảo
đảm quyền lợi cho người lao động mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh

nghiệp.
Nhận thức được tầm qua trọng của vấn đề này, với sự giúp đỡ của
các cán bộ phòng Tài chính - Kế toán của Công ty, cùng với sự hướng
dẫn chu đáo của thầy cô giáo em đã lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện công
3
tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công
ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ".
Đề tài bao gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ.
Phần 2: Thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú
Thọ.
4
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ PHÚ THỌ
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Công ty cổ phần Vận tải ô tô Phú Thọ trước đây là đơn vị kinh tế
quốc doanh được hình thành lập từ năm 1968, tiền thân của Công y là 03
đơn vị: Công ty vận tải ô tô Vĩnh Phú (Ngày nay là Phú Thọ), Xí nghiệp
xe ca và Xí nghiệp sửa chữa ô tô Vĩnh Phú; Công ty hạch toán độc lập
trực thuộc Sở Giao thông vận tải Phú Thọ.
1.1.1. Giai đoạn từ năm1968 đến 1984:
Giá trị tài sản cố định: 5.549.000 đồng
Trong đó gồm có: 62 xe khách = 1.900 ghế
137 xe tải = 830 tấn
Tổng số cán bộ CNV là: 418 người
Nhiệm vụ chính là vận tải hàng hoá và hành khách, sửa chữa và

bảo dưỡng phương tiện vận tải, chủ yếu phục vụ cho xây dựng Tỉnh Phú
Thọ nói chung, Thành phố Việt Trì nói riêng.
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1998:
Là giai đoạn hành khách đang phát triển. Đơn vị đã chủ động mở
rộng vận tải hành khách, thu hẹp vận tải hàng hoá và phát triển theo các
ngành nghề khác như kinh doanh:
+ Kinh doanh vận tải hàng hoá, hành khách đường bộ bằng ô tô.
+ Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ.
5
+ Kinh doanh các loại thiết bị, vật tư, phụ tùng, xăng dầu mỡ
chuyên dùng.
1.1.3. Giai đoạn từ năm 1998 đến nay:
Ngày 09/12/1998 Công ty cổ phần Vận tải ô tô Phú Thọ được
thành lập theo quyết định số 2688/QĐ-UB của UBND tỉnh Phú Thọ phê
duyệt và quyết định chuyển Công ty thành Công ty cổ phần được tổ chức
và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
* Nguồn vốn của Công ty 30/12/2007.
Vốn pháp định: 5.354.510.808 đồng
Trong đó: Vốn cổ đông nhà nước: 833.335.984 đồng
Vốn doanh nghiệp từ bổ xung: 222.929.097 đồng
Vốn cổ đông người lao động: 4.298.245.727 đồng
Trong những năm qua, Công ty Cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ luôn
hoàn thành mọi nhiệm vụ, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp
phát triển kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương. Công ty được UBND
tỉnh, Bộ Giao thông, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng nhiều cờ,
bằng khen. Đặc biệt năm 1996 và năm 2005 công ty vinh dự được đón
nhận Huân chương lao động hạng nhất, nhì do Chính phủ tặng thưởng vì
có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh thời kỳ đổi mới.
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong khoảng thời gian
04 năm, từ năm 2004 đến 2007 (Số liệu báo cáo tài chính của Công ty).

Tình hình hoạt động từ năm 2004 - 2007
STT Chỉ tiêu kinh tế 2004 2005 2006 2007
1 Doanh thu 33.645,5 35.533,68 38.725,1 40.520,5
2 Tổng chi phí 33.212,7 35.057,73 38.225,3 39.850,3
3 Lợi nhuận trước thuế 432,89 475,95 499,8 670,2
4 Vốn lưu động bình quân 3.804,2 3.379,5 3.064,0 4.200
5 Giá trị TSCĐ bình quân 19.488,0 21.131,5 21.082,5 22.100,5
6
6 Số lao động bình quân 230 225 225 245
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Mọi hoạt động của Công ty được thực hiện theo Luật Doanh
nghiệp và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.
- Thực hiện ổn định tổ chức đảm bảo thực hiện công tác kinh
doanh trong mọi điều kiện với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, tổ chức
phối hợp hoạt động giữa các bộ phận và các thành viên với nhau về các
công tác thị trường, kinh doanh, kế toán.
- Tổ chức các quy trình giao nhận hàng hoá, bám sát khách hàng,
thu hồi công nợ, làm sao thực hiện chiến lược phát triển khách hàng ở bề
rộng để có điều kiện phát triển. Đồng thời doanh nghiệp phải đảm bảo
vốn kinh doanh và có nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước.
- Nhiệm vụ chính của Công ty là:
+ Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô.
+ Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ.
+ Kinh doanh dịch vụ xăng dầu chuyên dùng cho ngành vận tải.
+ Đào tạo lái xe mô tô hạng A1.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.
Để có hiệu quả, phục vụ kịp thời sản xuất kinh doanh. Công ty đã
xây dựng một bộ máy quản lý khoa học, gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức quản lý
của Công ty như sau:
7

Sơ đồ 1:
Bộ máy của công ty có chức năng và khái quát qua sơ đồ như sau:
Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty có
nhiệm vụ: Thảo luận thông qua điều lệ; Bầu HĐQT và Ban kiểm soát;
Quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.
1.4. THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
Tổ chức trong phòng kế toán Công ty có 5 người đều được đào tạo
đúng chuyên môn nghiệp vụ: Có 03 người có trình độ đại học và 02
người trình độ trung cấp.
8
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Giám đốc điều hành
Phòng
TC - HC
Phòng Kinh
doanh
Phòng Kỹ
thuật - Vật tư
Phòng Kế
toán tài vụ
Đội xe
Đơn vị sửa chữa
và đóng mới
phương tiện
Cơ sở đào tạo
lái xe
Cửa hàng
dịch vụ
bán xăng dầu

1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán
tập trung tức là toàn bộ công tác kế toán của Công ty được tập trung ở
phòng kế toán, thực hiện từ khâu thu nhập sử lý chứng từ.
Ở Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ tình hình tổ chức bộ máy
kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
1.4.2. Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty.
1.4.2.1. Thực tế vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán được áp dụng đầy đủ theo quyết định
15 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.4.2.2. Thực tế vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty sử dụng các tài khoản cấp 1 là chủ yếu trong hệ thống tài
khoản tế toán Doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15 ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng BTC để phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế tài chính
phát sinh trong công ty phù hợp với đặc trưng riêng của công ty.
1.4.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
* Hình thức sổ:
Công ty sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ đó là Sổ nhật ký tờ rời,
thường được mở theo tài khoản.
9
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán vốn
bằng tiền
Thủ quỹ
Kế toán vật
liệu và công nợ
 Hệ thống sổ chi tiết:
Ở Công ty được mở để theo dõi chi tiết các đối tượng kế toán đã

được phản ánh trên sổ kế toán tổng hợp.
 Hệ thống sổ tổng hợp:
Gồm toàn bộ chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
cho các Tài khoản cấp 1.
- Chứng từ ghi sổ: Là Sổ nhật ký tờ rời dùng để phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
- Sổ cái các tài khoản: Dùng để hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh của các TK sử dụng trong đơn vị được theo dõi riêng
cho từng tài khoản.
1.4.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo.
Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng BTC, ở Công ty áp dụng đầy đủ 04 báo cáo để phản ánh mọi hoạt
động kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty phù hợp với đặc trưng
riêng của Công ty.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu B01 - DN
- Bảng cân đối kế toán - Mẫu B02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu B03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B04 -DN
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12
hàng năm.
Kỳ kế toán được xác định là 1 tháng.
Đơn vị tiền tệ được sử dụng là: Đồng Việt Nam
10
PHẦN 2
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ PHÚ THỌ
2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG TẠI
CÔNG TY.
2.1.1. Cơ cấu lao động tại Công ty.
Tổng số lao động và kết cấu lao động trong doanh nghiệp qua 2

năm 2006 - 2007.
Bảng 2.1. Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2006 - 2007
TT Năm
Năm 2006 Năm 2007
+ (-)
Tuyệt đối
(người)
Cơ cấu
(%)
Tuyệt đối
(người)
Cơ cấu
(%)
1 Tổng số lao động 225 100 245 100 20
Lao động trực tiếp 190 85,5 210 85,8 20
Lao động gián tiếp 30 14,5 35 14,2 5
2 Trình độ
Đại học 26 11,8 38 15.5 12
Trung cấp 22 10,0 30 12,2 8
Đã qua đào tạo nghề 170 77,3 177 72,3 7
Chưa qua đào tạo nghề 2 0,90 0 0 0
Qua biểu trên ta thấy tổng số lao động toàn Công ty năm 2007 tăng
lên 20 người tương ứng tăng 8,9% so với năm 2006.
- Lao động trực tiếp năm 2006 so với năm 2007 tăng 20 người
tương ứng (10,5%),
- Lao động gián tiếp năm 2006 so với năm 2007 tăng 5 người
tương ứng (16,7%).
Số lao động trực tiếp và lao động gián tiếp tăng là do Công ty đã
mạnh dạn đầu tư quy mô sản xuất.
11

Qua bảng cũng cho ta thấy Công ty đã tăng đầu tư dây chuyền sản
xuất, tuyển dụng lao động phát huy tối đa công suất của máy móc, số lao
động gián tiếp tăng lên (16,7%), số lao động trực tiếp tăng lên (10,5%)
chứng tỏ công ty đã quan tâm đến hiệu quả của bộ máy quản lý.
Trình độ: Số người qua đào tạo ở các cấp tăng lên trình độ đại học
tăng lên 12 người (38,9%) trình độ trung cấp tăng lên 8 người (54,5%)
đã qua đào tạo tăng 7 người (11,0%) số chưa qua đào tạo không tăng.
Đây chính là điều kiện tốt để Công ty sản xuất ra sản phẩm có chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong Công ty tổng số công nhân viên (CNV) được tính bao gồm
toàn bộ lao động tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp với các ngành nghề cụ thể. Trong một doanh nghiệp có
nhiều lĩnh vực khác nhau như: lĩnh vực quản lý, lĩnh vực sản xuất, bán
hàng… Mỗi lĩnh vực đòi hỏi sự khác nhau về tác phong cũng như thời
gian làm việc.
Vì vậy để quản lý và hạch toán được chính xác lao động, để tạo cho
việc quản lý lao động dễ dàng việc trích lương và trả lương đúng chế độ.
Có nhiều hình phân loại lao động khác nhau nhưng chủ yếu dựa vào căn cứ.
 Phân loại lao động theo thời gian lao động của CNV.
Lao động thường xuyên trong danh sách: Là những lao động do đã
đăng ký trong danh sách lao động của doanh nghiệp trực tiếp quản lý sử
dụng và trả lương. Theo quy định hiện hành, công nhân trong danh sách
bao gồm những người trực tiếp sản xuất kinh doanh từ 1 ngày trở lên.
Lực lượng CNV trong danh sách được chia làm 2 loại chính:
CNV sản xuất cơ bản.
CNV thuộc các loại hoạt động khác.
+ CNV sản xuất cơ bản bao gồm toàn bộ số lao động trực tiếp
tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có:
12
Công nhân sản xuất.

Nhân viên kỹ thuật
Nhân viên quản lý hành chính.
Học nghề.
+ CNV thuộc các hoạt động khác bao gồm: Số lao động các lĩnh
vực hay công việc khác nhau của doanh nghiệp như trong lĩnh vực căng
tin, nhà ăn…
Lao động tạm thời mang tính chất thời vụ: Là lực lượng lao động
do doanh nghiệp chi trả lương nhưng không có tên trong danh sách công
nhân chính thức của doanh nghiệp.
Với cách phân loại trên giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao
động từ đó có kế hoạch quản lý, sử dụng và tuyển chọn, bồi dưỡng lao
động khi cần thiết.
 Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất.
- Lao động trực tiếp sản xuất: Gồm những lao động sản xuất chính
và lao động sản xuất phụ.
+ Lao động sản xuất chính: Lái xe, công nhân sửa chữa xe ô tô các
loại thuộc xưởng.
+ Lao động sản xuất phụ: Gồm phụ xe theo xe ô tô giúp lái xe đón
khách lên xe, bốc vác hàng hoá cho khách.
- Lao động gián tiếp sản xuất: Là lực lượng lao động tham gia một
cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty như: Giám
đốc, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng
kỹ thuật.
Với cách phân loại này giúp Công ty đánh giá được tính hợp lý của
cơ cấu lao động. Từ đó có biện pháp tổ chức bố trí lao động phù hợp
hoặc tính giảm bộ máy gián tiếp.
13
 Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong
quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất: Ở Công ty có xưởng sửa

chữa, có Quản đốc phân xưởng, công nhân…
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Nhân viên bán hàng
xăng dầu ở cửa hàng xăng dầu của Công ty.
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: Công ty ô tô Phú Thọ là
Công ty cổ phần có bộ máy quản lý gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, đến
Giám đốc và các Phó giám đốc…
Tóm lại: Trong tổng số CNV của Công ty thì CNV trong danh sách
là bộ phận chủ yếu quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Vì vậy Công ty cần phải huy động và sử dụng lao động một
cách hợp lý, có hiệu quả. Đây là vấn đề cần được Công ty quan tâm
thường xuyên, khi thực hiện tốt vấn đề này là việc phân loại CNV trong
Công ty đã phát huy tác dụng.
Số lượng lao động trực tiếp: Gồm 120 người chiếm tỷ trọng lớn
trong Công ty, số lượng lao động gián tiếp: 35 người chiếm tỷ trọng nhỏ
chứng tỏ Công ty đã chú ý trong việc bố trí lao động hợp lý nhằm tăng
hiệu quả kinh doanh cũng như tiết kiệm chi phí quản lý.
2.1.2. Các hình thức trả lương của Công ty.
Công ty thường trả lương cho người lao động thành hai kỳ:
Kỳ I: Tạm ứng từ ngày 01 hàng tháng
Kỳ II: Thực lĩnh vào ngày 20 hàng tháng
Việc tính lương cho công nhân viên chức được thực hiện như sau:
Tổ chức nghiệm thu số lượng và công việc đã hoàn thành trong kỳ
sản xuất gồm các công việc như sau:
+ Xác định số lượng, chất lượng từng loại sản phẩm.
14
+ Xác định tổng số công thời gian, công sản phẩm, công làm thêm giờ
và các chế độ khác trong giới hạn chế độ công nhân viên chức được hưởng.
+ Xác định các khoản chi phí tiền lương của công nhân viên trong
Công ty. Các số liệu trên làm căn cứ cho hội đồng nghiệm thu xác định
đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm sau đó đưa vào khối lượng

công việc hoàn thành và bảng chấm công để tính lương.
Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ kế toán tính lương phải trả
cho người lao động theo 2 hình thức sau:
a. Cách tính lương thời gian:
Tiền lương
thực lĩnh
=
Mức lương tối thiểu x Hệ số
x
Số ngày làm
việc trong
Số ngày làm việc theo chế độ
Trong đó mức lương tối thiểu Công ty áp dụng: 540.000 đồng
Hệ số lương ngày được tính:
Lương ngày
=
Hệ số cấp bậc x Mức lương
26 ngày
Ví dụ: Một nhân viên văn phòng có hệ số 2,32 và có số ngày làm
việc thực tế là 26 ngày/ tháng thì được tính theo thời gian của nhân viên
đó là:
2,32 x 540.000
x 26 (ngày) = 1.252.800đ
26 (ngày)
Vậy lương của nhân viên trên được hưởng 26 ngày công là
1.252.800 đồng ngoài khoản lương cơ bản còn được hưởng các khoản
phụ cấp như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực (nếu có):
Ví dụ: Tính lương cho ông Nguyễn Anh Dũng - Phòng Kinh doanh.
Tiền lương =
2,34 x 540.000

x 26 = 1.263.600 đ
26
Các khoản khấu trừ:
15
5% BHXH 1.263.600 x 5% = 63.180 đ
1% BHYT 1.263.600 x 1% = 12.636 đ
1% KPCĐ 1.263.600 x 1% = 12.636 đ
Tạm ứng kỳ I: 1.263.000 x 50% = 631.800 đ
Tổng: 720.252 đ
Số tiền thực lĩnh kỳ II của ông Dũng là:
1.263.000 - 720.252 = 543.348 đ
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Là Công ty kinh doanh vận tải nên Công ty áp dụng giao khoán
vận tải hành khách để sử dụng có hiệu quả phương tiện vận tải trong sản
xuất kinh doanh.
- Doanh thu khoán:
Doanh thu một chuyến (DTC) = Giá vé x Số khách đi suất (đi + về)
Ví dụ: Giá vé từ Phú Thọ đến Mỹ Đình Hà Nội = 35.000đ/ 1 vé
Số khách đi trên 1 chuyến xe = 30 người/ 1 xe
DTC = 35.000 x 30 = 1.050.000đ (doanh thu)
Doanh thu tháng (DTT) = Doanh thu chuyến x số chuyến quy định
Ví dụ: Công ty khoán cho 1 xe trong tháng chạy 26 chuyến (mỗi
ngày 1 chuyến từ Phú Thọ đến Mỹ Đình - Hà Nội do đó.
Doanh thu tháng (DTT) = 1.050.000 x 26 = 27.300.000đ (doanh thu)
- Ngày khoán công: Đối với xe chuyên tuyến (Tức là Công ty
khoán cho 01 xe ô tô đó chỉ chạy tuyến đường cố định ví dụ như từ: Phú
Thọ đến Mỹ Đình -Hà Nội và ngược lại Phú Thọ).
Cự ly < _ 110Km (lượt hay một ngày công xe chạy được), ngày
một chuyến không qua phà.
Xe A 27 ngày công/tháng

Xe B 26 ngày công/ tháng
16
Cự ly <_ 110 Km (lượt hay một ngày công xe chạy được)
Xe A và xe B 26 ngày công/tháng
17
Ví dụ: Xe B một ngày công xe chạy từ Phú Thọ đến Mỹ Đình - Hà Nội. Thì một tháng chạy được 26 ngày công.
Bảng 2.2.
Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ
DOANH THU KHOÁN
Đội xe 1
Tháng 12 năm 2007
Đơn vị tính: đồng VN
T
T
Họ tên lái xe Số xe Luồng tuyến
Số
chuyến
Doanh thu Lương Nhiên liệu
Sửa chữa
thường xuyên
Săm lốp Nộp công ty
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 = 6-7-8-9-10
1 Phan Anh 19L-5667 Phú Thọ -Mỹ Đình (Hà Nội) 26 27.300.000 705.977 5.576.828 218.818 183.992 20.614.385
2 Nguyễn Bình 19L-2289 Việt Trì - Nam Định 25 33.750.000 755.000 6.550.000 322.500 212.000 25.910.500
3 Trần Hùng 19L - 4911 Việt Trì - Thanh Sơn 26 19.500.000 450.000 3.950.000 215.000 142.000 14.743.000
4 Nguyễn Hưng 19L-1959 Việt Trì - Đoan Hùng 24 14.400.000 356.000 3.540.000 206.000 138.000 10.160.000
5 Phạm Mạnh 19L-4256 Việt Trì - Thanh Thuỷ 23 13.800.000 335.000 2.940.000 185.000 155.000 10.185.000
….. …… ……. ……. ……. ……. …… ........... ……. ……..
Tổng cộng 415.000.000 25.550.000 118.000.000 6.225.000 3.612.000 261.613.000

Lãnh đạo duyệt Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
17
+ Đối với xe chạy ghép tuyến:
Là 01 xe ô tô không chỉ chạy 01 tuyến ví dụ từ Phú Thọ đến Mỹ
Đình-Hà Nội, mà có thể xe chạy thêm Phú Thọ Đến Hưng Yên.
Ngày khoán công là ngày phân theo biểu đồ chạy xe, ngoài ra công
ty có thể điều động đột suất, để đảm bảo số ngày công tương đương với
xe chuyên tuyến.
- Cách tính lương theo sản phẩm:
Tiền lương trả
theo sản phẩm
=
Khối lượng công
việc đã hoàn thành
x
Đơn giá tiền
lương
Kế toán tiền lương căn cứ vào các xác nhận sản phẩm có chất
lượng, phiếu báo ngừng việc, bảng đơn giá tiền lương sản phẩm theo quy
định mức để tính lương cho từng công nhân lao động trực tiếp được biểu
hiện bằng bảng lương.
Hình thức thanh toán lương trả theo sản phẩm và trả theo thời gian
là như nhau và đều sử dụng mẫu như nhau, chỉ khác nhau là cột lương sản
phẩm, công sản phẩm (của hình thức trả lương theo sản phẩm) và cột lương
thời gian và công suất thời gian (của hình thức trả lương theo thời gian).
- Lương ngạch bậc = lương tối thiểu x hệ số mức lương
- Phụ cấp chức vụ = mức lương tối thiểu x hệ số lương
- Lương cơ bản = tổng lương - 5% BHXH - 1%BHYT -1%KPCĐ
- Hình thức trả lương khoán

Là hình thức đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm, trong đó
tổng số tiền lương trả cho công nhân hoặc một nhóm công nhân được
quy định trước cho một khối công việc hoặc khối sản phẩm nhất định
phải được hoàn thành trong thời gian quy định.
18
Sau khi nhận tiền công do hoàn thành công việc, cá nhân sẽ được
chia lương. Việc chia lương có thể áp dụng theo cấp bậc và thời gian làm
việc hoặc theo các bình quân cộng điểm. Nguyên tắc chung phải chia
lương là phải chia hết.
Hình thức trả lương khoán khuyến khích công nhân hoàn thành
nhiệm vụ trước thời hạn đảm bảo chất lượng công việc nhưng chia lương
khá là khó khăn.
Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận. Phương pháp này tương
ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận,
thường được áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu,
tổng chi và xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện.
Vđg
=
Σ quỹ lương kế hoạch năm
Σ lợi nhuận năm kế hoạch
Trong đó:
Vđg: Là đơn giá tiền lương (đ/1000đ)
Hệ số điều chỉnh tăng thêm:
Kđc = K1 + K2 = 1 + 0,3= 1,3
Trong đó:
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm.
K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng.
K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành.
* Công ty giao khoán định mức đối với các trung tâm bảo dưỡng
sửa chữa do vậy, tiền lương được chi trả định mức theo hợp đồng lao

động đã ký. Các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa cố gắng tổ chức thêm
dịch vụ để tăng thêm thu nhập cho CBCNV, Công ty không khống chế
thu nhập tối đa.
- Thời gian xét nâng bậc: Người lao động phải có ít nhất là 2 năm
(đủ 24 tháng) đối với các chức danh có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1)
thấp hơn 1,78 xét duyệt một lần; phải có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối
19
với chức danh có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) từ 1.78 trở lên kể
từ thời điểm xếp lương hoặc nâng lương trước đó. Trong thời hạn này
người lao động phải hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm pháp luật, kỷ
luật lao động hay đạo đức nghề nghiệp…
Người thuộc diện nâng lương phải qua kỳ thi sát hạch theo thông
tư 04 ngày 04/04/1998 của Bộ LĐTB-XH.
Thi nâng bậc đối với công nhân là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng
với công việc mà người đó đang đảm nhận.
c. Một số chế độ khác:
 Chế độ tiền thưởng.
Tại Công ty tiền thưởng thực chất là khoản tiền nhằm quán triệt
đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì vậy đây là khoản thu
nhập thêm nhằm khuyến khích người lao động trong sản xuất kinh doanh
cho nên Công ty đã xây dựng quy chế tiền thưởng gồm thưởng thường
xuyên và thưởng định kỳ. Thưởng thường xuyên gồm: Thưởng tiết kiệm
vật tư và thưởng do tăng năng suất lao động. Thưởng định kỳ gồm:
Thưởng thi đua vào dịp cuối năm, thưởng nhân dịp lễ tết.
Việc áp dụng chế độ tiền thưởng một cách đúng đắn và hợp lý đã
khuyến khích được cán bộ, công nhân trong công ty làm việc hăng say
và có trách nhiệm mỗi khi có nhiệm vụ được giao.
 Chế độ trả lương làm thêm giờ:
Khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định thì giờ làm thêm được
trả bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường

và được trả bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày
nghỉ tuần hoặc ngày lễ.
2.1.3. Nội dung Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của Công ty Cổ phẩn Vận tải ô tô Phú Thọ là toàn
bộ số tiền lương mà công ty trả cho tất cả lao động thuộc công ty quản
lý, thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như:
20
- Lương thời gian: Trả cho khối gián tiếp thuộc văn phòng Công ty
như: Giám đốc, Bộ phận phòng hành chính, kế toán, kinh doanh, kỹ
thuật.
- Tiền lương trả theo sản phẩm: Dành cho bộ phận lái xe ô tô, công
nhân làm ở xưởng, nhân viên bán hàng xăng dầu.
- Tiền phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, Giám đốc, Phó giám đốc,
Trưởng các phòng ban, Trưởng đơn vị sản xuất…
Việc phân chia quỹ lương như trên có ý nghĩa quan trọng trong
việc thực hiện chi phí sản xuất, chi phí lưu thông trên cơ sở đó để xác
định và tính toán chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.
2.2. HẠCH TOÁN SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, KẾT QUẢ LAO ĐỘNG VÀ THỜI
GIAN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY.
 Hạch toán số người lao động.
Khi người lao động vào làm việc tại Công ty phải nộp hồ sơ xin
việc, nếu được tuyển dụng thì giữa Giám đốc Công ty và người lao động
phải ký kết hợp đồng lao động. Khi lao động được tuyển dụng chính thức
vào làm việc tại Công ty thì Giám đốc Công ty sẽ ra quyết định bố trí
công việc phù hợp với tay nghề và trình độ chuyên môn của người được
tuyển dụng. Trong quá trình làm việc khi có sự thay đổi giảm lao động
do bất cứ lý do nào thì Giám đốc Công ty sẽ ra quyết định thôi, nghỉ việc
đối với từng lao động cụ thể. Căn cứ vào các Quyết định của Giám đốc
Phòng Tổ chức - Hành chính tiến hành ghi vào "Sổ danh sách lao động"
để quản lý về số lượng từng loại lao động theo tính chất công việc và

theo trình độ kỹ thuật cấp bậc của công nhân viên.
21
Bảng 2.3.
Công ty cổ phần vận tải ô tô Phú Thọ
SỔ DANH SÁCH LAO ĐỘNG
TT
Họ tên ngày,
tháng, năm sinh
Thường trú
TP gia
đìnhbả
n thân
ĐV
Văn hoá,
C/môn
Tôn
giáo
Ngày,
tháng, năm
vào công ty
NT năm
chuyển đi
Số CMND Họ tên cha, mẹ
Họ tên, vợ
chồng
Ghi
chú
1
Lê Văn Bách
05/06/1956

Vân Cơ - Việt Trì
-Phú Thọ
Đảng
viên
Cử nhân K.Tế Kinh 20/6/1982 131225567
Lê Hữu Bích,
Trần Thị Mỹ
Cao Thị Duyên
2
Nguyễn Văn Hùng
26/03/1962
TT Hưng Hoá - Tam
Nông - Phú Thọ
Đảng
viên
Kỹ sư Kinh 02/02/1990 131565223
Nguyễn Văn Toàn
Trần Thị Hạnh
3
Trần Hồng Lam
15/8/1975
Cao Xá - Lâm Thao -
Phú Thọ
Đảng
viên
Trung cấp K. toán Kinh 03/04/1996 131323532
Trần Anh Khoa
Nguyễn Thị Hanh
Nguyễn Văn Thành
4

Lê Hồng Phương
10/10/1982
Gia Cẩm-Việt Trì
-Phú Thọ
Kỹ sư Kinh 10/01/2006 131345666
Lê Văn Minh,
Nguyễn Thị Ngọc
5
Trần Thị Bảo
20/5/1984
TT Lâm Thao -Lâm
Thao -Phú Thọ
Cử nhân K.tế Kinh 20/05/2006 131322546
Trần Văn Nam,
Nguyễn Thị Anh
….. ……. ….. ……. …. …… …. ….. …….. …… …..
Ban Giám đốc Trưởng phòng TCHC Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
22
 Hạch toán thời gian lao động:
Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian
đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận, tổ, phòng ban trong Công ty
nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là "Bảng chấm công"
Mẫu số 01-LĐ-TL. Bảng này được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội
lao động và mỗi tháng được lập một tờ theo dõi từng ngày làm việc.
Bảng chấm công được dùng để ghi chép thời gian làm việc thực tế và
vắng mặt của công nhân viên trong tổ đội theo từng nguyên nhân. Trong
bảng chấm công ghi rõ ngày được nghỉ theo quy định những ngày lễ, tết,
chủ nhật. Mọi sự vắng mặt của người lao động được ghi rõ ràng. Cuối

tháng, tổ trưởng (trưởng phòng) tổng hợp tình hình sử dụng lao động số
có mặt, số vắng mặt theo từng nguyên nhân sau đó chuyển cho phòng Tổ
chức hành chính xác nhận sau đó chuyển cho phòng kế toán để tính toán
các khoản phải trả cho người lao động, tương ứng với bảng chấm công,
bảng tính phụ trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc
hoàn thành.
Căn cứ vào các chứng từ liên quan bộ phận kế toán lập "Bảng
Thanh Toán Lương", sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn
cứ lập Phiếu chi và phát lương.
23
Bảng 2.4:
Công ty CP vận tải ô tô Phú Thọ BẢNG CHẤM CÔNG
Bộ phận: Văn Phòng Tháng 12 năm 2007
T
T
Họ và tên
Ngày trong tháng Qui ra công
1 2 3 4 5 6
7
C
N
8 9
1
0
1
1
1
2
1
3

1
4
CN
1
5
16
1
7
18
1
9
20
2
1
C
N
22 23 24 25 26 27
28
CN
29 30 31
Lươn
g sản
phẩm
Lươn
g
thời
gian
Lươn
g
lễ

phép
1 Nguyễn Văn Ba + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
2 Nguyễn Thị Hải + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
3 Trần Ngọc Bích + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
4 Ngô Thu Phương + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
5 Nguyễn Thị Mai + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
6 Nguyễn Văn Minh + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
7 Trần Duy Nam + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
8 Nguyễn Tiến Sơn + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
9 Phan Văn Công + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
10 Nguyễn Hoàng + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26
………
Cộng:
KÝ HIỆU CHẤM CÔNG Người chấm công Người duyệt
Lương sản phẩm: K Lương nghỉ phép: P (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Lương thời gian: + Lương học tập: H
Lương nghỉ lễ: L Lương ốm: Ô
Bảng 2.5:
24

×