Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BÀI TIỂU LUẬN: TÌM HIỂU VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM HÀNG TỒN KHO ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.99 KB, 21 trang )

Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Khoa Kế toán – Kiểm toán
BÀI TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU VỀ
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
HÀNG TỒN KHO
(VAS 02)
Giảng viên: PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH
LỚP KT6 – K35
HỌ VÀ TÊN:
- NGUYỄN PHÁT ĐẠT
- NGUYỄN ĐÌNH TÂN
- DƯƠNG NGỌC TRƯỜNG
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển theo hướng quốc tê hoá các chuẩn mực kế toán là hết sức cần thiết nhàm tạo ra
“tiếng nói chung” và “sân chơi đạt tiêu chuẩn” sẽ làm tăng hiệu quả thị trường thế giới và tăng
khả năng hợp tác tìm kiếm vốn góp phần cạnh tranh có hiệu quả.
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC là một tổ chức độc lập có mục tiêu nhằm đạt được sự
thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới dùng để
lập Báo cáo Tài chính. Uỷ ban này được điều hành bởi một hội đồng gồm các đại diện của 13
nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác. Tất cả các thành viên của IASC đều là các
chuyên gia kế toán hàng đầu thuộc liên đoàn kế toán quốc tế IAFC.
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã xây dựng được hệ thống các chuẩn mực cơ bản có thể vận
dụng ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩn hoá và hài hoà đáp ứng xu hướng toàn cầu
hoá hiện nay đặc biệt là hài hoàn và thống nhất trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính.
Vì vậy có nhiều quốc gia quan tâm đến việc nghiên cứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế
toán quốc gia trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, xem xét chuẩn mực kế toán quốc tế
về hàng tồn kho IAS 02 là căn cứ để có thể so sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 02) và
những quy định kế toán hàng tồn kho hiện nay từ đó có những phương hướng hoàn thiện.
Mục đích của IAS 02 và VAS 02 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế


toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí, ghi giảm giá trị
hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được, phương pháp tính giá trị hàng
tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Bài tiểu luận của nhóm sẽ đi vào trình
bày nội dung của VAS 02 và những điểm giống nhau và khác nhau giữa IAS 02 và VAS 02. Vì
thời gian có hạn nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I. TÓM TẮT NỘI DUNG HÀNG TỒN KHO VAS02:
QUY Đ Ị NH C HUNG
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế
toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá
trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính
giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có
chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho hàng
tồn kho.
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh
hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi
bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục
nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang
đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản
xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí
ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập
bảng cân đối kế toán.
NỘI DUNG CHUẨN MỰC
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO
04. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp
hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO
05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực
tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua
06. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí
vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan
trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng
mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
Chi phí chế biến
07. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm
sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất
chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo
số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà
xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp
hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu
gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
08. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm
được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số
lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí
sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát
sinh.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí
sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm
theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi
nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
09. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời
gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt,
thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất
quán giữa các kỳ kế toán.
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể
thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản
phẩm chính.
Chi phí liên quan trực tiếp khác
10. Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí
khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm
có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh
khác phát sinh trên mức bình thường;
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết
cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;
(c) Chi phí bán hàng;
(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí cung cấp dịch vụ
12. Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp

đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan.
Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không
được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO
13. Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.
14. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt
hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
15. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo
giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn
kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc
vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
16. Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua
trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn
kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng
xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá
trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần
cuối kỳ còn tồn kho.
17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau
hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được
mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo
giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của
hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
GIÁ TRỊ THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC VÀ LẬP DỰ
PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO
18. Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị
giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn

kho cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản
không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
19. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá
gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được
lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng
mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng
chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến
động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc
năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước
tính.
21. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ
hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để
đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào
giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá
trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng
cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính.
22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản
phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên
sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần
có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá
giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
23. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện
được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã
lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập (Theo quy
định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là

theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị
thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được).
GHI NHẬN CHI PHÍ
24. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất,
kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các
khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế
toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán
năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do
trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi
phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được
lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở
cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi
phí sản xuất, kinh doanh.
25. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù
hợp giữa chi phí và doanh thu.
26. Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định hoặc sử
dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này được hạch
toán vào giá trị tài sản cố định.
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
27. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp
tính giá trị hàng tồn kho;
(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại
phù hợp với doanh nghiệp;
(c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho;
(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã
dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.

28. Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau, xuất trước
thì báo cáo tài chính phải phản ánh số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trong
bảng cân đối kế toán với:
(a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước (nếu
giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá
trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có
thể thực hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền
(nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp bình quân gia quyền nhỏ hơn
giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và giá trị
thuần có thể thực hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
(nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn
giá trị hàng tồn kho tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp bình
quân gia quyền); hoặc
(b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân đối kế toán (nếu giá trị
hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng cân đối kế toán nhỏ hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được); hoặc với giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho
cuối kỳ tính theo giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế toán).
29. Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh được phân
loại chi phí theo chức năng.
Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày trong khoản mục
“Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho
đã bán, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng
tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất
chung không được phân bổ.
PHẦN II: SO SÁNH IAS 02 VÀ VAS 02 – HÀNG TỒN KHO:
1. CƠ QUAN BAN HÀNH:
- IAS 02 do International Accounting Standards Board (IASB) ban hành lần đầu tiên vào

tháng 12/1993. Tiếp đó lần lượt ban hành các văn bản mới hơn vào các đợt: 12/1997,
12/2003, 11/2006.
- VAS 02 do quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 149/2001/QĐ-BTC ban hành vào
ngày 31/12/2001.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG:
- IAS 02 được áp dụng trên phạm vi thế giới, do các quốc gia lựa chọn.
- VAS 02 chỉ áp dụng tại Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH CHUẨN MỰC:
- Đều nhằm mục đích hướng dẫn tuân thủ các phương pháp xác định, ghi nhận hàng tồn
kho.
4. ĐỊNH NGHĨA VỀ HÀNG TỒN KHO:
a. Giống nhau:
Cả IAS 02 và VAS 02 đều định nghĩa hàng tồn kho như sau:
o Hàng hoá mua về để bán như: các hàng hoá do một đại lý mua về để bán hoặc đất đai
và các tài sản khác được giữ để bán.
o Thành phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang.
o Nguyên liệu, vật liệu, công cụ. dụng cụ tồn kho phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh
hoặc cung cấp dịch vụ.
o Chi phí dịch vụ dở dang.
b. Khác nhau:
Tương tự như nội dung của IFRS, tuy nhiên VAS không đề cập đến hàng tồn kho bao gồm
cả đất và các tài sản khác được giữ lại để bán.
5. XÁC ĐỊNH GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO:
a. Giống nhau: IAS 02 và VAS 02 đều quy định cách tính giá gốc cho hàng tồn kho như sau:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các phí liên quan trực
tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm cà trạng thái hiệu quả (IAS 02 –
mục 10, VAS 02 – mục 3).
Trong đó các chi phí xác định như sau:
o Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại,
chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí liên

quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm
giá hàng mua do hàng mua khồn đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
(IAS 02 – khoản 11 và VAS 02 – khoản 06).
o Chi phí chế biến: chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan
trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên
liệu, vật liệu thành thành phẩm.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi
theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết
bị, nhà xưởng… và chi phí quản lí hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực
tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật
liệ gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
o Không bao gồm các khoản chênh lệch tỉ giá hối đoái.
b. Khác nhau:
TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02
Chi phí khác -Theo IAS 02 trong một số trường hợp, chi
phí đi vay được hạch toán vào giá trị hàng
tồn kho theo QĐ của IAS 23-chi phí đi vay.
-VAS 02 không đề cập.
-Khi mua hàng tồn kho theo phương thức trả
chậm, số tiền chênh lệch cao hơn so với giá
trị khi mua theo điều khoản nợ thông
thường thì sẽ được hạch toán cào chi phí tài
chính trong kì trả chậm.
- VAS 02 không đề cập.
Phân bổ chi
phí biến đổi
cho giá thành
sản phẩm

-Phân bổ khấu hao máy móc theo giá trị có
thể thực hiện được(mang tính ước lượng
tương đối).
-Phân bổ khấu hao máy móc
theo thực tế sản phẩm phát
sinh.
6. ĐỐI TƯỢNG HÀNG TỒN KHO:
a. Giống nhau: cả IAS 02 và VAS 02 đều quy định đối tượng của hàng tồn kho bao gồm:
o Hàng hoá mua về để bán như: các hàng hoá do một đại lý mua về để bán hoặc đất đai
và các tài sản khác được giữ để bán.
o Thành phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang.
o Nguyên liệu, vật liệu, công cụ. dụng cụ tồn kho phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh
hoặc cung cấp dịch vụ.
o Chi phí dịch vụ dở dang.
b. Khác nhau:
TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02
Đối với hàng
tồn kho là
sản phẩm
nông nghiệp,
khai khoáng
Không áp dụng đối với hàng tồn kho thuộc
sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản và môi
giới thương mại
(tham khảo IAS 41)
Không có quy định cụ thể thì
không được áp dụng
7. GIÁ TRỊ THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC:
a. Giống nhau: IAS 02 và VAS 02 đều quy định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho được xác định theo giá gốc:

Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất,
kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tình cần thiết cho
việc tiêu thụ chúng. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải
dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính.
b. Khác nhau:
TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02
Trường hợp
giá trị thuần
có thể thực
hiện được có
giá trị thấp
hơn(hoặc
cao hơn) giá
trị gốc
-Thì giá trị hàng tồn kho được tính
theo giá tri thuần có thể thực hiện
được. Trong đó, giá trị thuần có thể
thực hiện được là giá bán ước tính
của hàng tồn kho trong kì sản xuất,
kinh doanh trừ đi chi phí ước tính
để hoàn thành sản phẩm và chi phí
ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ
chúng.
-Khi giá trị thuần có thể thực hiện
được của hàng tồn kho nhỏ hôn giá
gốc thì phải lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được lập là số chênh
lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho
lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện

được của chúng. Việc lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được thực
hiện trên cơ sở từng mặt hàng hàng
tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở
dang, việc lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được tính theo từng loại
dịch vụ có mức giá riêng biệt.
20. Việc ước tính giá trị thuần có thể
thực hiện được của hàng tồn kho phải
dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập
được tại thời điểm ước tính. Việc ước
tính này phải tính trên sự biến động
của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên
quan đến các sự kiện diễn ra sau
ngày kết thúc năm tài chính, mà các
sự kiện này được xác nhận với các
điều kiện có ở thời điểm ước tính.
-Cuối kì kế toán năm tiếp theo phải
thực hiện đánh giá mới về giá trị
thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho cuối năm đó.
8. ĐỐI TƯỢNG LẬP DỰ PHÒNG:
TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02
Đối tượng
lập dự phòng
-Chủ yếu là các loại hàng tồn kho
dùng để bán. Các loại tồn kho dùng
để sản xuất chỉ lập dự phòng khi
bán cá thành phẩm sản xuất ra các
loại vật tư đó giảm sút trên thị

trường.
-Đối với hàng hoá thành phẩm:là
chênh lệch giữa giá trị có thể thực
hiện được với giá sổ sách.
-Đối với các loại hàng tồn kho dự
trữ cho sản xuất: là chênh lệch giữa
giá phí thay thế với giá sổ sách.
-Toàn bộ các loại vật tư, sản phẩm
hàng hoá tồn kho.
-Là chênh lệch giữa giá ghi trên sổ
sách với giá mua hoặc bán.
-Điều kiện: đảm bảo cho doanh
nghiệp không bị lỗ.
9. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO:
a. Giống nhau: theo IAS 02 và VAS 02 đều quy định các phương pháp tính giá hàng tồn kho
như sau:
o Nhập trước, xuất trước (FIFO):
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất
trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kì là hàng được mua hoặc sản xuất ở
thời điểm cuối kì. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá
của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kì hoặc đầu kì, giá của hàng tồn kho được tính
theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kì hoặc cuối kì còn tồn kho.
o Bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này thì giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị
trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kì và giá trị từng loại hàng tồn kho mua hoặc
sản xuất trong kì. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kì hoặc vào mỗi
khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
o Thực tế đích danh:
Theo phương pháp này thì sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập
nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân

thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá
trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị
hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
b. Khác nhau:
TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02
Phương pháp tính giá trị hàng
tồn kho
Nhập sau, xuất trước(LIFO)
hiện nay không còn dùng nữa.
Nhập sau, xuất trước(LIFO)
hiện nay vẫn được sử dụng.
10. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN:
Giống nhau: hạch toán theo mức dự phòng và hoàn nhập dự phòng vào giá vốn hàng bán.
11. CÁCH HẠCH TOÁN VÀ TRÌNH BÀY:
a. Giống nhau:
IAS 02 – khoản 36 và VAS 02 – khoản 27 đều quy định báo cáo tài chính, doanh nghiệp
phải trình bày:
o Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp
tính giá trị hàng tồn kho.
o Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại
phù hợp với doanh nghiệp.
o Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho
o Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
o Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.
o Giá trị ghi sổ hàng tồn kho(giá gốc – dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế
chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.
b. Khác nhau:
TIÊU CHÍ IAS 02 VAS 02
Quy định đối với

trường hợp doanh
nghiệp áp dụng
phương pháp
LIFO
Không còn áp dụng BCTC phải phản ánh chênh lệch
giữa giá trị hàng tồn kho trình
bày trong BCĐKT với giá trị
hàng tồn kho cuối kì được tính
theo các phương pháp FIFO,
BQGQ,LIFO hoặc giá hiện
hành của hàng tồn kho cuối kì
tại ngày lập BCĐKT,…
Trình bày chi phí về hàng tồn
kho trên BCKQKD được phân
loại chi phí theo chức năng.
o Không áp dụng đối với hàng tồn kho thuộc sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản và môi
giới thương mại (tham khảo IAS 41).
o Ảnh hưởng của tỉ giá ngoại tệ không có tác dụng đối với hàng tồn kho.
PHẦN III. VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP:
1.Vì sao các doanh nghiệp thích áp dụng phương pháp LIFO?
Đáp Án:
a.LIFO là biện pháp hiệu quả hơn để đánh giá giá vốn tồn kho hiện tại. Khi các giá vốn này
hợp với doanh thu bán hàng hiện tại, cả nhà đầu tư lẫn nhà quản lý đều hiểu rõ hơn điều gì
đang xảy ra trong doanh nghiệp.
b.Lạm phát thường làm cho hàng tồn được mua hiện tại đắt đỏ hơn. Giá vốn tăng này làm
giảm khả năng sinh lợi từ việc bán hàng, kéo theo giảm nợ thuế phải trả.
(Lạm phát => giá hàng nhập sau> giá hàng nhập trước=> giá hàng nhập kho tính theo LIFO >
giá hàng nhập kho tính theo FIFO => giá vốn hàng bán tăng => lợi nhuận giảm => Thuế
giảm.)
c.Trong khi đó , giá bán tăng => thuế GTGT tăng nhưng doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế

GTGT của hàng nhập kho nên ko ảnh hưởng nhiều đến lợi ích tài chính.
2.Những bất cập của chuẩn mực VAS 02 là gì?
Đáp án:
a. Trong VAS 2, phần hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cố định chưa rõ và khó áp
dụng trong thực tiễn.
b. Đối với VAS 2, có nên áp dụng phương pháp LIFO trong tính giá hàng tồn kho hay không?
(Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 2 sửa đổi tháng 12/2003 đã loại phương pháp LIFO trong
tính giá hàng tồn kho)
Mặc dù phương pháp LIFO có những ưu điểm nhất định nhưng nhìn chung áp dụng
phương pháp LIFO sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực. Các lý do dẫn đến không nên áp dụng
phương pháp này là:
- Trong dài hạn, khi giá cả tăng lên trị giá hàng tồn kho bị phản ảnh thấp hơn giá trị của nó. Vì
vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên BCĐKT không phản ánh sát với giá thị trường thời điểm báo
cáo dẫn đến giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp bị ghi nhận thấp hơn so với giá trị thực
tế của nó.
- Phương pháp này có thể bóp méo lợi nhuận trong kỳ, tạo nên sự hiểu lầm về khả năng sinh
lời của doanh nghiệp.
- Phương pháp này có thể bóp méo ảnh hưởng tới BCĐKT do giá trị hàng tồn kho thường
phản ánh theo giá cũ nhất, điều này làm vốn lưu động thường xuyên bị phản ánh sai lệch.
- Phương pháp LIFO gây nên sự không tương thích giữa giá trị của hàng tồn kho với dòng vật
chất của những loại hàng cụ thể. Điều này làm cho giá trị hàng tồn kho phản ánh trên báo
cáo tài chính không đúng bản chất kinh tế của nó.
- Trong điều kiện không có những ảnh hưởng về thuế, phương pháp này tạo kẽ hở cho nhà
quản lý để gian lận lợi nhuận.
3. Một doanh nghiệp SX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nhập – xuất
vật liệu như sau:
Tồn đầu tháng: Vật liệu (VL) A: 800kg x 60.000đ, VL B: 200kg x 20.000đ
Trong tháng :
1. Mua 500kg VL A, đơn giá chưa thuế 62.000đ/kg và 300kg VL B, đơn giá chưa
thuế 21.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của VL A và VL B là 10%, VL nhập kho đủ, tiền

chưa trả. Chi phí vận chuyển VL 176.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 16.000đ,
phân bổ cho hai loại vật liệu theo khối lượng.
2. Xuất kho 1.000kg VL A và 300kg VL B trực tiếp SX sản phẩm.
3. Dùng TGNH trả nhợ người bán ở nghiệp vụ 1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán
1% giá mua chưa thuế.
4. Xuất kho 50kg VL B sử dụng ở bộ phận QLDN.
5. Nhập kho 700kg VL A, đơn giá chưa thuế 61.000đ và 700kg VL B, đơn giá chưa thuế
19.000đ do ngườibán chuyển đến, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán đủ bằng tiền chuyển
khoản.
6. Xuất kho 600kg VL A và 400kg VL B vào trực tiếp SX sản phẩm.
Yêu cầu: Tín toán và trình bày bút toán ghi sổ tình hình trên theo hệ thốngKKTX với các
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước – Xuất trước (FIFO), Nhập sau – Xuất
trước (LIFO), bình quân gia quyền cuối kỳ, bình quân gia quyền liên hoàn.
Bài giải
Đầu kỳ:
A = 48.000.000 = 800 x 60.000
B = 4.000.000 = 200 x 20.000
1. Nhập kho
Nợ TK 152 (A): 31.000.000 = 500 x 62.000
Nợ TK 133 (A): 3.100.000
Có TK 331: 34.100.000
Nợ TK 152 (B): 6.300.000 = 300 x 21.000
Nợ TK 133 (B) : 630.000
Có 331: 6.930.000
Nợ TK 152 (A): 100.000 =(176.000-16.000)x500/800
Nợ TK 152 (B): 60.000 =(176.000-16.000)x300/800
Nợ TK 331: 16.000
Có TK 111: 176.000
Giá VL A (tính luôn chi phí vận chuyển): 62.200 = (31.000.000 + 100.000 )/500
Giá VL B (tính luôn chi phí vận chuyển): 21.200 = (6.300.000 + 60.000 )/ 300

2. Xuất kho
Phương pháp FIFO:
Nợ TK 621: 66.560.000
Có TK 152 (A): 60.440.000 = 800 x 60.000 + 200 x 62.200
Có TK 152 (B): 6.120.000 = 200 x 20.000 + 100 x 21.200
Phương pháp LIFO:
Nợ TK 621: 67.460.000
Có TK 152 (A): 61.100.000 = 500 x 62.200 + 500 x 60.000
Có TK 152 (B): 6.360.000 = 300 x 21.200
Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:
Giá trung bình của A: 60.850 = (800 60.000 + 500 62.200)/ (800 + 500)
Giá trung bình của B: 20.720 =( 200 20.000 + 300 21.200)/( 200 + 300)
Nợ TK 621: 67.066.000
Có TK 152 (A): 60.850.000 = 60.850 x 1.000
Có TK 152 (B): 6.216.000 = 20.720 x 300
Phương pháp bình quân cuối kỳ:
Giá trung bình cuối kỳ của A:
60.900 = (800 x60.000 + 500x 62.200 + 700 x61.000)/ ( 800 + 500 + 700 )
Giá trung bình cuối kỳ của B:
19.720 = (200x 20.000 + 300 x21.200 + 700 x19.000 )/(200 + 300 + 700)
Nợ TK 621: 66.816.000
Có TK 152 (A): 60.900.000 = 60.900 x 1.000
Có TK 152 (B): 5.916.000 = 19.720 x 300
3. Trả tiền:
Nợ TK 331: 373.000 = (31.000.000 + 6.300.000) x 1%
Có TK 515: 373.000
Nợ TK 331: 40.657.000 = (34.100.000 + 6.930.000) – 373.000
Có TK 112: 40.657.000
4. Xuất kho:
Phương pháp FIFO:

Nợ TK 642: 1.060.000
Có TK 152 (B): 1.060.000 = 50 x 21.200
Phương pháp LIFO:
Nợ TK 642: 1.000.000
Có TK 152 (B): 1.000.000 = 50 x 20.000
Phương pháp bình quân gia quyền liên hoà
Giá trung bình của B: (20.720 = 20.720x 200 + 0x 0)/(200+0 )
Nợ TK 642: 1.036.000
Có TK 152 (B): 1.036.000 = 50 x 20.720
Phương pháp bình quân cuối kỳ:
Nợ TK 642: 986.000
Có TK 152 (B): 986.000 = 50 x 19.720
5. Nhập kho:
Nợ TK 152 (A): 42.700.000 = 700 x 61.000
Nợ TK 152 (B): 13.300.000 = 700 x 19.000
Nợ TK 133: 5.600.000 = (42.700.000 + 13.300.000) x 10%
Có TK 112: 61.600.000
6. Xuất kho:
Phương pháp FIFO:
Nợ TK 621: 44.890.000
Có TK 152 (A): 36.960.000 = 300 x 62.200 + 300 x 61.000
Có TK 152 (B): 7.930.000 = 150 x 21.200 + 250 x 19.000
Phương pháp LIFO:
Nợ TK 621: 44.200.000
Có TK 152 (A): 36.600.000 = 600 x 61.000
Có TK 152 (B): 7.600.000 = 400 x 19.000
Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:
Giá trung bình của A: 60.960 = (60.850 x300 + 61.000 x700)/(300 + 700)
Giá trung bình của B: 19.300 = (20.720x 150 + 19.000x700)/( 150 + 700)
Nợ TK 621: 44.296.000

Có TK 152 (A): 36.576.000 = 600 x 60.960
Có TK 152 (B): 7.720.000 = 400 x 19.300
Phương pháp bình quân cuối kỳ:
Nợ TK 621: 44.428.000
Có TK 152 (A): 36.540.000 = 600 x 60.900
Có TK 152 (B): 7.888.000 = 400 x 19.720
KẾT LUẬN
Bộ Tài chính Việt Nam ban hành chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” dựa trên cơ sở
chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” của kế toán quốc tế, có điều chỉnh phù hợp với tình
hình thực tế của Việt Nam là hợp lý, nhằm quản lý chặt chẽ công tác kế toán hàng tồn kho.
Qua thực tế 10 năm áp dụng cho thấy rằng bên cạnh một số mặt hạn chế thì về cơ bản,
VAS 02 là thuận tiện, phù hợp. Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam cũng
đã chính thức là thành viên của WTO, do vậy các chuẩn mực kế toán cũng cần thay đổi
nhằm mục đích tạo ra sự minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng cho nhà đầu tư nước
ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam.
Tư liệu tham khảo:
- Giáo trình Kế toán tài chính 1&2-trường ĐH Kinh tế TP.HCM
- Chế độ kế toán doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Lao Động
-
-

×