Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ve sinh attp 5... pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.63 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quốc tế dân sinh vô cùng quan trọng,
không chỉ với sức khoẻ, phát triển nòi giống mà còn liên quan đến đến phát triển kinh tế, văn hoá và an
ninh của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.Vấn đề bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện đang được rất
nhiều nước kể cả những nước đã và đang phát triển quan tâm đặc biệt là các nước khu vực châu Á, nơi
đang tập trung sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội. Sự tập trung ngày càng cao các khu vực dân cư tại
các đô thị, thành phố công nghiệp đang được hiện đại hoá cũng như sự mở rộng giao lưu quốc tế, đã đòi
hỏi từng nước không những phải tăng số lượng lương thực thực phẩm sản xuất mà còn phải đảm bảo chất
lượng an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao đối với thực phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.Trong những
năm gần đây, tình trạng ngộ độc thức ăn dưới nhiều hình thức ngày càng gia tăng ở nhiều nước càng làm
cho nhiều người lo ngại: sự kiện thịt bò điên ở Anh năm 1996; thịt gà bị nhiễm chất độc dioxin ở Bỉ và
Pháp tháng 6 năm 1999 làm tình trạng càng thêm nghiêm trọng. Ngay ở những nước công nghiệp, có hệ
thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tiên tiến, những rủi ro vẫn thường xảy ra: năm 1997 ở Nhật Bản
có 1.960 vụ ngộ độc thực phẩm với 39.989 người mắc, ở Úc mỗi năm có tới 11.500 người mắc các bệnh
cấp tính do ăn uống gây ra. Đầu năm 2000 sự kiện các sản phẩm từ thịt lợn đóng hộp, xông khói ở Pháp bị
nhiễm Listeria gây thiệt mạng 19 người đã xôn xao khắp Châu Âu…Ở nước ta, những năm gần đây ngộ
độc thức ăn cũng thường xuyên xảy ra, có những vụ nghiêm trọng làm hàng trăm người mắc trong các bữa
ăn cỗ bàn, liên hoan tiệc cưới, lễ hội…Theo Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế,
hàng năm có tối thiểu 1,5 triệu người bị mắc bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, chi phí cho các thiệt hại
tới trên 100 tỷ đồng. Vì vậy, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là vấn đề rất bức xúc – nhất.
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân
dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá
nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện
pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm,
nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VÀ TÌNH HÌNH VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY 3


1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM : 3
2.NHỮNG THÁCH THỨC VÀ TÌNH HÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY 3
2.1 Những thách thức: 3
2.2 Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay 4
CHÖÔNG II TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VAØ NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM THỰC
PHẨM 4
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 4
1.1. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật 4
1.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội 5
2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM THỰC PHẨM 5
2.1 Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực 5
2.2. Do quá trình chế biến không đúng 5
2.3. Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng 6
CHƯƠNG III HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 6
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 6
Chương IVVỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM – VẤN ĐỀ KHÔNG CHỈ RIÊNG AI 8
Vệ sinh an toàn thực phẩm – vấn đề không chỉ riêng ai 8
Chương VCÔNG TÁC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NĂM QUA 15
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm qua 15
2
CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ NHỮNG THÁCH
THỨC VÀ TÌNH HÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY
1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM :
− Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế,
chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến
thực phẩm.
− Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp
của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
− An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được
chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.

− Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp
cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm
bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu
dùng.
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên
quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
2.NHỮNG THÁCH THỨC VÀ TÌNH HÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY
2.1 Những thách thức:
− Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân,
thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn
đến hàng loạt vụ ngộ độc.
− Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó
nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
− Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị
ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc
biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại
nặng ở các vật nuôi cao.
− Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong
chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn
ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư
thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ
gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công
tác quản lý, kiểm soát.
3
2.2 Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm
sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại.
Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học

đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay,
giò chả, ô mai …
Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y.
Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần
nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo
không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu,
diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm
nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.
Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc
phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh
cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi
trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim
mạch và ung thư.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các
bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do
thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh
vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.
CHÖÔNG II TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VAØ NHỮNG
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM THỰC PHẨM
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật
Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức
khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có
thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.
Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn
ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt
có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là
sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có

thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.
4
Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng,
người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ
suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn
1.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội
Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm
chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm
các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy
định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ
bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân
là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do
phải nghỉ làm. Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc
loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là
mất lòng tin của người tiêu dùng.
Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết
hậu quả … Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm
có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các
nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm
bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải
đảm bảo lành và sạch.
2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM THỰC PHẨM
2.1 Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực
− Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị
nhiễm bẩn.
− Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc
cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly.

− Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích
thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh
2.2. Do quá trình chế biến không đúng
− Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo
đúng quy định.
− Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.
− Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.
− Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.
5
− Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế
biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.
− Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc
nhiễm trùng ngoài da.
− Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
− Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn
2.3. Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
− Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực
phẩm.
− Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để
bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
− Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát
triển.
CHƯƠNG III HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(9 lời khuyên để phòng ngộ độc thực phẩm)
Chọn thực phẩm tươi sạch - Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.
1.Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.
-Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.
-Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy
đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất,

chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay
gỉ.
2.Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.
-Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.
-Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép
3.Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
- Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn
nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.
-Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.
-Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.
4.Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.
-Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm
-Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
-Không để dụng cụ bẩn qua đêm.
6
-Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ
vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.
5.Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.
-Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.
-Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.
-Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây
độc sang thực phẩm.
-Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa
đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như
chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.
-Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,
thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ thực phẩm.
6.Chuẩn bị thực - Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong
chậu, thay nước 3-4 lần. - Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi
nấu nướng.

-Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi
đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho
chín hoàn toàn.
-Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi
7.Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
-Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 600 C hoặc duy trì ở
điều kiện lạnh ≤ 100 C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách
bảo quản này.
-Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.
-Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
-Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.
-Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
-Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.
-Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực
phẩm.
-Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn. - Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi
đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo
quản
8.Giữ vệ sinh cá nhân tốt
-Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức
ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.
-Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.
-Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.
-Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ .Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.
7
-Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền
nhiễm.
9.Sử dụng nước sạch trong ăn uống
-Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa
thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

-Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.
-Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.
-Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá
-Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
-Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.
-Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào
thực phẩm.
-Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành
phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.
-Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo
chỉ đạo của ngành Y tế. - Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.
Chương IV VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM – VẤN ĐỀ KHÔNG CHỈ RIÊNG AI
Vệ sinh an toàn thực phẩm – vấn đề không chỉ riêng ai
Theo thống kờ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện cỳ tới 400 cỏc bệnh lừy truyền qua thực phẩm
khụng an toàn, chủ yếu là dịch tả, lỵ trực trựng, lỵ amip, tiờu chảy, thương hàn, cỳm Vệ sinh an toàn
thực phẩm (VSATTP) đú được đặt lờn hàng đầu nghị trỡnh tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng
toàn cầu, nhưng tỡnh hỡnh gần như khụng được cải thiện bao nhiờu, nhất là khi thế giới liờn tiếp xảy ra
thiờn tai và nguồn nước sạch ngày càng hiếm. Khi người dơn khụng cú đủ cỏi để ăn thỡ việc kiểm tra chất
lượng những gỡ họ đưa vào miệng đú trở thành điều xa xớ. Khụng phải là vấn đề riêng của Trung Quốc
8
Cách nay không lâu, WHO đã khuyến cáo các phương tiện truyền thông quốc tế không nên quá tập trung
vào VSATTP của Trung Quốc, mà quên đi vấn đề riêng của nước mình. “WHO đã và sẽ tiếp tục làm việc
với tất cả các quốc gia trên thế giới để tăng cường pháp chế về an toàn thực phẩm” – một quan chức của
WHO nói. Trước mối quan ngại ngày càng tăng về thực phẩm và dược phẩm xuất đi từ Trung Quốc, WHO
cảnh báo là không nên xem như một trường hợp “đặc biệt” về VSATTP, mà tất cả các nước, dù giàu hay
nghèo, cũng phải đề ra những chính sách và qui định thích đáng trong lĩnh vực rất quan trọng đối với sức
khỏe con người này.
Trời lày lội vẫn bày bán đồ ô nhiễm.
Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO, cho biết mỗi tháng LHQ nhận được khoảng 200 báo cáo từ

193 quốc gia thành viên về các trường hợp thực phẩm bị nhiễm độc. Nhưng có nhiều trường hợp bệnh phát
sinh từ thực phẩm không được báo cáo đầy đủ, kể cả các bệnh phổ biến như vi khuẩn salmonella hoặc
E.coli. Bà nhấn mạnh: “Một lần nữa, tôi xin khẳng định, VSATTP là vấn đề chung của cả nhân loại chứ
không riêng một nước nào. Trên tinh thần này, WHO đang làm việc với tất cả các nước để tăng cường
pháp chế về an toàn thực phẩm”. được sản xuất có đảm bảo dich vu ve sinh
9
Cũng vì khá lỏng lẻo trong các qui định về an toàn thực phẩm và dược phẩm trong nhiều năm nay, nên
Trung Quốc đã để xảy ra những xì căng đan gây chấn động dư luận thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt động sản xuất và xuất khẩu thực phẩm và dược phẩm. Nhiều bệnh nhân ở Panama chết vì thuốc ho có
chứa thành phần hóa chất độc hại nhập từ Trung Quốc; vật nuôi ở Mỹ chết do ăn thức ăn nhiễm độc nhập
từ Trung Quốc; kem đánh răng nhập vào Trung Mỹ và một số khu vực khác trên thế giới cũng chứa chất
nguy hiểm. Hiểu được sự nghiêm trọng của vấn đề, tháng 7 qua, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các
công ty thực phẩm và dược phẩm phải đặt vấn đề vệ sinh và an toàn lên hàng đầu trong sản xuất và phân
phối. Bên cạnh đó là những bước đi cần thiết để phục hồi lại uy tín của thực phẩm Trung Quốc xuất ra
nước ngoài. Trung Quốc cũng kêu gọi các phương tiện truyền thông thế giới nên đánh giá đúng hơn về các
bước tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực này để không gây ra hiểu lầm. Tiến sĩ Jorgen Schlundt, Giám đốc
bộ phận An toàn thực phẩm của WHO, xác nhận là từ năm 2001 Trung Quốc đã có những bước đi để khắc
phục những yếu kém của mình về VSATTP. Phát biểu với hãng tin Reuters, ông nói: “Đã có một cam kết
chính trị ở cấp cao để thực hiện một số đề nghị của WHO. Trung Quốc đã nhận thức được sự cần thiết phải
cải thiện hệ thống an toàn thực phẩm, nhưng để hoàn thành công việc này không chỉ Trung Quốc mà nước
nào cũng phải cần thêm một khoảng thời gian đáng kể”. Ví dụ, sau cuộc khủng hoảng bệnh bò điên năm
1896, nước Anh phải mất nhiều năm mới khắc phục triệt để được hậu quả.
10
Ảnh : ve sinh cong nghiep
Mỗi nước cần có một hệ thống theo dõi và báo cáo những vấn đề về VSATTP
Từ năm 1963, Ủy ban hỗn hợp Codex Alimentarius với sự tham gia của Tổ chức Lương Nông Thế giới
(FAO) và WHO đã được thành lập, với nhiệm vụ chính là xây dựng các tiêu chuẩn chung quốc tế về
VSATTP và bản quy tắc thực hiện để bảo vệ sức khỏe con người. Trong khuôn khổ ủy ban, mỗi năm
WHO ban hành từ 10-20 “thông báo khẩn cấp” cảnh báo về những vấn đề y tế quốc tế tiềm tàng có liên
quan đến thực phẩm. Nhưng đa số thông báo dựa vào báo cáo của các nước công nghiệp phát triển có hệ

thống theo dõi dịch bệnh tốt hơn. Còn nhiều nước đang phát triển không quan tâm đến VSATTP hoặc
không có hệ thống báo cáo. Tại vùng hạ Sahara ở châu Phi và một số khu vực ở châu Á và Mỹ Latinh, khi
dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng mới có đoàn quốc tế đến điều tra và làm báo cáo.
11
Tháng 9 năm ngoái, khi WHO đã cảnh báo tất cả các nước thành viên về sự bùng phát của bệnh dịch tả do
vi khuẩn E.coli 0157 có trong rau bina ở Mỹ làm chết 3 người, thì người dân nhiều nước có mạng lưới
thông tin kém không hề biết có cảnh báo này.Tại Việt Nam, ngày 4.11, trong cuộc họp chiều 4.11 giữa Sở
NN&PTNT TP với các thương nhân kinh doanh thịt heo tại TP.HCM, Chi cục Thú y TP.HCM cho biết có
hơn 10% số mẫu thịt heo trong 500 mẫu lấy từ đầu năm đến nay dương tính với clenbuterol (một loại
thuốc kích thích tăng trưởng) cho heo nhưng có hại cho sức khỏe con người. Yêu cầu đưa ra cho người
nuôi heo sau phát hiện này là không dùng chất kích thích tăng trưởng.
Những bất cập trong việc quản lý về VSATTP đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân. Chất
lượng VSATTP hiện nay trên thế giới rất đáng quan ngại, đặc biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như
lụt lội, mất mùa. Thực phẩm trôi nổi bán ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu
dùng. Mầm bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Hệ quả là tại
nhiều nước đang phát triển có đến 3/4 dân chúng bị nhiễm giun sán mà nguyên nhân là ăn phải thực phẩm
kém vệ sinh. Thực phẩm không an toàn có hóa chất độc hại là nguyên nhân của 35% ca ung thư tại các
nước nghèo. Điều đáng nói là không chỉ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mới vi phạm các chuẩn mực VSATTP,
mà ngay cả các công ty đa quốc lớn cũng có lúc vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nước
đóng chai và thực phẩm chế biến sẵn, có sử dụng chất phụ gia. Nhiều thực phẩm không đạt chất lượng khi
đến bàn ăn của người dân.
Để đối phó với vấn nạn này, nhiều nước đã luật pháp hóa vấn đề VSATTP. Một hành lang pháp lý được
hình thành để kiểm soát VSATTP từ trang trại đến bàn ăn, với những khoản tiền phạt và chế tài nặng. Luật
về VSATTP sẽ đưa ra mức hình phạt cụ thể, và cả truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân, tổ
chức sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không an toàn, có nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe con
người. Vấn đề còn lại là phải có một cơ quan chuyên trách, giữ vai trò “nhạc trưởng” để tránh xảy ra tình
trạng đùn đẩy trách nhiệm. Tại Mỹ có Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (CDC), Trung Quốc
cũng có cơ quan tương tự. Còn tại Việt Nam, hiện có tới 5 bộ quản lý về VSATTP gồm: Bộ Y tế, Bộ Công
Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ Tài nguyên - Môi trường
12

và UBND các cấp, dẫn đến một thực trạng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề về
VSATTP.
Người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình.
Ngành sản xuất nông nghiệp tại nhiều nước châu Á còn phân tán, trình độ sản xuất lạc hậu. Có đến 70% cơ
sở chế biến thực phẩm là thủ công, hộ gia đình và cá thể, không đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh môi trường
và an toàn thực phẩm.
Ví dụ, Việt Nam sản xuất khoảng 11,5 triệu tấn rau các loại. 43 tỉnh, thành phố đã quy hoạch diện tích
trồng rau an toàn (RAT) nhưng mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích rau cả nước. Diện tích trồng cây ăn quả an
toàn đạt khoảng 20%. Tại các nước như Bangladesh, việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm tươi sống không
tuân thủ điều kiện vệ sinh thú y. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y rất sơ sài. Kết quả
thanh tra 6.891 cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tại Việt Nam cho thấy, số cơ sở đạt yêu cầu chỉ
khoảng 51,8% (2007-2008). Nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chế biến có qui mô vừa và nhỏ dùng nguyên
liệu chất lượng kém như thịt, cá hư để làm nguyên liệu. Có cơ sở dùng axit HCl và xút công nghiệp để chế
biến nước tương. Thậm chí, nhiều cơ sở sản xuất bánh mì, bánh ngọt dùng cả hóa chất tạo xốp, tạo nở
trong chế biến cao su. Đây chính là nguồn gốc của ngộ độc thực phẩm mãn tính. Tại các quốc gia Nam Á
và châu Phi nghèo, có không ít cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát, nước uống đóng chai quy mô nhỏ,
thủ công, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về VSATTP. Sản xuất rượu thủ công vẫn chiếm tỷ lệ khá
lớn, và khi hàm lượng methanol, aldehyt quá cao sẽ dẫn đến tử vong do ngộ độc rượu. Nhiều loại sữa nhập
khẩu vào các nước nghèo là hàng giả, hàng kém chất lượng, có hàm lượng protein thấp so với tiêu chuẩn
qui định của WHO. Và tệ hai hơn là sữa nhiễm melamine. VSATTP tại các bếp ăn tập thể cũng đáng báo
động khi thỉnh thoảng tại nước này nước khác ở châu Á lại có tin về ngộ độc thực ăn gây chết người.
Người tiêu dùng cũng phải biết cách tự bảo vệ mình khi chọn mua và sử dụng thực phẩm. Những kiến thức
phân biệt thực phẩm còn tươi và đã ôi hư; phân biệt thực phẩm dùng màu tự nhiên và màu hóa học; phân
biệt thực phẩm nguyên chất và đã qua xử lý gia cố lại, cũng cần được phổ biến và học hỏi; rồi cả những
thực phẩm mà trong quá trình sản xuất, nuôi thả có sử dụng những chất cấm. Ngộ độc thực phẩm không từ
một nhà hàng nào, dù bình dân hay cao cấp. Đã có nhiều thực khách nhà hàng cao cấp bị ngộ độc. Vấn đề
13
là người ta làm gì trong nhà bếp và mức độ tuân thủ các chuẩn vệ sinh của người quản lý nhà hàng đến
đâu. Tuyệt đối không ăn uống tại các điểm mất vệ sinh. Thận trọng với những món mắm chế biến và các
món ăn sống

Theo ước tính, những hậu quả để lại do sử dụng thực phẩm mất vệ sinh và không an toàn là rất lớn. Ngoài
những giờ công lao động mất đi do ngộ độc còn những vấn đề khác phát sinh. Một số thực phẩm bị tẩy
chay đại trà sau khi xảy ra ngộ độc có liên quan đến nó, dẫn đến thiệt hại rất lớn cho người sản xuất. Niềm
tin của người tiêu dùng cũng mất đi đối với một loại nước uống thông dụng nếu có ai đó phát hiện ra có
tạp chất trong nước. Tuy nhiên, vẫn có nhiều loại thực phẩm và phụ gia được cảnh báo trên các phương
tiện thông tin đại chúng là không nên dùng, vì thiếu vệ sinh an toàn, nhưng không đến tai được nhiều
người ở khu vực nông thôn, nên chúng vẫn được chuyển về tiêu thụ ở đây. Những hoạt động xuất nhập
khẩu lén lút qua biên giới cũng giúp tuần hoàn các thực phẩm bị tẩy chay hay nghiêm cấm từ nước này
sang nước khác.
Chất phụ gia thực phẩm là chất được bổ sung vào thức ăn trong quá trình bảo quản hoặc dùng trong chế
biến thức ăn để món ăn ngon miệng, đẹp mắt, hấp dẫn hơn.Phụ gia (PG) thường không có giá trị dinh
dưỡng, do đó nếu sử dụng các chất phụ gia một cách bừa bãi, hoặc quá lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức
khỏe.Sử dụng liều cao, phụ gia gây chết người.Trong 3 tháng đầu năm 2011, đã có 17 vụ với hơn 1.400
người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó, có 4 người tử vong. Rõ ràng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)
đang là vấn đề nhức nhối, nhất là khi thời gian qua, hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là do hóa
chất và độc tố tự nhiên thay vì do vi sinh như trước.Nắm được tâm lý người tiêu dùng thích ăn thực phẩm
có độ giòn, dai, màu sắc bắt mắt, có mùi thơm các nhà sản xuất thực phẩm luôn tìm mọi cách sử dụng
chất phụ gia để thỏa mãn người tiêu dùng.Tại các chợ bình dân, nhiều nơi đã dùng chất PG bảo quản thịt,
hải sản, dùng nhiều natri benzoat chống ôi, chua trong cháo dinh dưỡng cho trẻ em nhỏ (hàm lượng từ 200
– 300mg/kg). Nhiều loại hoa quả, thịt cá trông tươi tắn gần như nguyên màu sắc, nhưng bên trong đã biến
đổi, hư ôi, gây mùi khó chịu hoặc đã khô cũ do sử dụng chất bảo quản. Thực phẩm màu càng lòe loẹt, rau
quả xanh tươi một cách bất thường thì nguy cơ lạm dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến và bảo quản
càng cao.
Hiện người sản xuất, kinh doanh hay dùng phẩm màu công nghiệp thay vì phẩm màu thực phẩm trong chế
biến bánh mứt, xôi gấc, thịt bò khô, rượu, nước ngọt. Hạt dưa và bột ớt, bột điều làm gia vị ướp các loại
14
thịt, nêm nếm vào xúp, các món quay, nướng có chứa chất phẩm màu công nghiệp Rhodamine B gây ung
thư. Các loại rau củ (sả, cà pháo, bắp chuối ), dừa tươi, da heo, hạt trân châu dùng chất tẩy trắng. Ngoài
ra, thực phẩm chứa hàn the vẫn còn khá nhiều trong giò lụa, bánh cuốn, bò viên, cá viên chiên, mì sợi tươi,
bánh su sê, bánh da lợn ở các chợ, quầy bán lẻ, bán rong.Theo số liệu của Trung tâm Kỹ thuật ATVSTP,

trong 203 mẫu nguyên liệu gồm 9 loại màu trong thực phẩm thì 100% số các mẫu có màu xanh dương, tím
nho, hồng đều là những màu không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế, 100% số mẫu cá hộp ngâm
dầu có sử dụng chất bảo quản natri benzoat - một chất mà chỉ cần bị 2gr/kg trọng lượng cơ thể xâm nhập
đã có thể gây tử vong. Natri benzoat và kali sorbet là 2 chất có tỉ lệ quy định sử dụng rất nghiêm ngặt,
nhưng theo Viện Y tế vệ sinh công cộng thì có hơn 20% số mẫu thực phẩm là nước giải khát, nước tương,
tương ớt, thịt chế biến sẵn sử dụng liều cao, có mẫu vượt gấp 27 lần giới hạn an toàn, đủ để gây tử vong
khi xâm nhập vào cơ thể hay ảnh hưởng đến hệ thần kinh và lâu dài sẽ gây ung thư. Ẩn họa khó lườngTại
hội thảo “Phụ gia thực phẩm - những tiềm ẩn” do Hội KHKT an toàn thực phẩm VN tổ chức tại Hà Nội
ngày 10.5, PGS-TS Phan Thị Sửu - GĐ Trung tâm Kỹ thuật ATVSTP – đã cảnh báo: Việc sử dụng các
chất PG không có trong danh mục cho phép và không đúng liều lượng ngoài việc hoàn toàn không có giá
trị dinh dưỡng còn gây nên các trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính.
Mức độ nhẹ biểu hiện rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, gây dị ứng da làm nổi mụn, ngứa, phù.
Mức độ nặng có thể dẫn đến tử vong. Sử dụng lâu dài và thường xuyên nguy cơ tích lũy chất PG ăn vào
trong cơ thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khó chữa ở gan, thận, dạ dày, não và lâu dài sẽ gây ung thư cho
người sử dụng. Trước thực trạng sử dụng chất phụ gia mất an toàn như hiện nay, PGS -TS Phan Thị Sửu
khuyến cáo: Người tiêu dùng nên dùng các chất màu tự nhiên (gấc, cà chua, ớt, râm bụt, nghệ, lá dứa thơm
v.v ), hạn chế dùng sản phẩm có màu sắc lòe loẹt, nhất là thực phẩm cho trẻ em.Không mua phẩm màu
không có nguồn gốc để chế biến thực phẩm tại gia đình, chỉ mua các sản phẩm thực phẩm của các doanh
nghiệp có chứng nhận an toàn thực phẩm HACCP và ISO 22000. Không nên mua ăn những thực phẩm có
màu sặc sỡ, lòe loẹt, ăn quá giòn, dai. Đối với những thức ăn tươi sống, thịt gà, trứng, chỉ mua loại đã qua
kiểm duyệt. Chọn trái cây, rau tươi mới hái, không bị giập, không tẩy trắng, nên mua ở những nơi uy tín có
chất lượng đảm bảo.
Chương V CÔNG TÁC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NĂM QUA
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm qua
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, được tiếp cận với những thực phẩm an
toàn là nhu cầu cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn góp phần cải thiện sức khỏe con người.
Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người mà còn gây thiệt hại về kinh tế, gánh nặng cho gia đình và xã hội.
15
Hội thi "Tìm hiểu kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm" trong cán bộ y tế

Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành
trong tỉnh. Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua ngày 7/6/2010 và có hiệu lực từ ngày
1/7/2011. Đây là bước ngoặc quan trọng, thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác quản
lý về an toàn vệ sinh thực phẩm và đây cũng là năm hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ Trung
ương đến địa phương, thực hiện năm cuối của chương trình mục tiêu y tế Quốc gia an toàn vệ sinh thực
phẩm giai đoạn 2006 – 2010. Hệ thống quản lý từ tỉnh đến huyện, xã đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Hiện tại, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã được tăng thêm về nhân lực, nhiều cán bộ được cử tham
gia các khóa đào tạo ngắn hạn do Trung ương tổ chức; một số Trung tâm Y tế huyện, thành phố cũng thành
lập Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm và phân công cán bộ phụ trách. Sự phối hợp chặt chẽ với các ban
ngành, đoàn thể trong công tác thanh, kiểm tra và công tác truyền thông về đảm bảo chất lượng an toàn vệ
sinh thực phẩm.Trong năm qua, vấn đề ô nhiễm thực phẩm, dịch heo tai xanh có nhiều diễn biến phức tạp,
do vậy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã triển khai các hoạt động chuyên môn nhằm đảm bảo chất
lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và ngay cả thức ăn đường phố.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các dịp lễ, tết,…
được xem là một trong các hoạt động trọng tâm không thể thiếu được nhằm nâng cao nhận thức về an toàn
vệ sinh thực phẩm trong cộng đồng, đặc biệt chú trọng các đối tượng là người sản xuất, kinh doanh dịch vụ
ăn uống, người tiêu dùng, Các hoạt động truyền thông được thực hiện với nhiều hình thức như: truyền
thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo bandroll, cấp phát tờ bướm, tờ rơi, CD, cassette, đặc
biệt là tổ chức hội thi tìm hiểu trong cán bộ y tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
truyền thông, cán bộ chuyên trách tuyến huyện, thành phố trong việc thực hiện công tác thanh, kiểm tra
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chi cục cũng đã tổ chức lớp tập huấn thực hành kiểm nghiệm nhanh
với mục đích phát hiện sớm và kịp thời các mẫu thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe cho người
16
tiêu dùng. Ngoài ra, Chi cục còn tham gia đóng góp dự thảo Luật An toàn thực phẩm; điều tra, thẩm định
đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và chú trọng công tác đào tạo cho tuyến cơ sở, người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, người phụ trách bếp ăn tập thể ở các trường học,… trên địa bàn tỉnh. Song
song đó, đơn vị còn phối hợp với Thanh tra Sở Y tế, các Sở, Ngành có liên quan triển khai, kiểm tra, giám
sát các cơ sở ăn uống, giải khát trong các dịp lễ, tết, tháng hành động an toàn vệ sinh thực phẩm,… với
một số nội dung cơ bản như: lấy mẫu xét nghiệm, các thủ tục pháp lý liên quan đến công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm.

Nhìn lại một năm, Chi cục An toàn sệ sinh thực phẩm có nhiều cố gắng tích cực để thực hiện tốt công tác
an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt theo yêu cầu đề ra, tình hình ngộ độc
thực phẩm vẫn còn xãy ra; một số cán bộ còn hạn chế về trình độ chuyên môn và cán bộ trẻ thì nhiều
nhưng có ít kinh nghiệm; việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực
phẩm gặp nhiều khó khăn và hầu như chưa thực hiện được tại tuyến xã, phường; cán bộ làm chương trình
tuyến huyện, xã còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác.Trong thời gian tới, đơn vị sẽ cố gắng và tiếp tục
đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm để ngày càng nâng cao và đạt chất lượng trong mọi lĩnh vực;
đa dạng hóa các hình thức truyền thông; phối hợp liên ngành tăng cường công tác thanh, kiểm tra; tổ chức
các lớp tập huấn cho cán bộ các tuyến, tổ chức hội thi, hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm; xây dựng mô
hình điểm,… góp phần đạt mục tiêu bảo vệ sức khỏe tốt cho mọi người.
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
17
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
¤¤¤
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
( V/V Tìm hiểu đè tài và phân chia công việc )
Thời gian :8h Ngày 20 tháng 05 năm 2011 .Địa điểm :ghế đá trước dãy nhà A Trường ĐH Công
Nghiệp Thực Phẩm TPHCM.
Thành viên nhóm gồm:
1. Trần Thị Tâm . MSSV3006090238. Lớp 09CĐTS1.
2. Nguyễn Thị Sương MSSV;3006090224. Lớp 09CĐTS1
3. Nguyên Thị Thanh Tâm. MSSV;3006090236. Lớp 09CĐTS1
Nội dung cuộc họp:
- các bạn trong nhóm tham gia họp đầy đủ và đúng giờ.
- Thông báo đề tài nhóm .
- Bàn luận tìm hiểu đề tài
- Phân chia công việc .
 Thị Tâm tìm hiểu về khái niệm và mối nguy
 Thanh Tâm tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm không cuả riêng ai
 Sương tìm hiểu công tác của nhà nước đối với vấn đề VSATTP.

- tất cả nộp lại bài của mình vào ngày 27/5/2011.
Buổi họp kết thúc lúc 10h00’ .
TPHCM, ngày 20 tháng 5 năm 2011
Người viết đơn
Trần Thị Tâm.
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
18
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
¤¤¤
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
( V/V Nộp lại bài của từng thành viên và phân chia công việc tiếp theo )
1.Thời gian :8h Ngày 27 tháng 05 năm 2011 .Địa điểm :ghế đá trước dãy nhà A Trường ĐH Công
Nghiệp Thực Phẩm TPHCM.
-các bạn trong nhóm tham gia đầy đủ và đúng giờ.
2.Nội dung:
 Các bạn nộp lại bài đầy đủ và đúng hẹn.
 Xem bài của từng thành viên và có ý kiến .
 Đưa ra ý kiến chung và phân chia công việc
 Mỗi bạn tự hoàn chỉnh phần bài của mình
3.Buổi họp kết thúc lúc 11h.
TPHCM, ngày 27 tháng 5 năm 2011
Người viết đơn
Trần Thị Tâm

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
19
¤¤¤
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
( V/V tổng hợp và phân chia công việc tiếp theo )

1.Thời gian :8h Ngày 08 tháng 06 năm 2011 .Địa điểm :ghế đá trước dãy nhà A Trường ĐH Công
Nghiệp Thực Phẩm TPHCM.
-các bạn trong nhóm tham gia đầy đủ và đúng giờ.
2.Nội dung:
Tất cả các bạn nộp lại bài .
Phân chia công việc:
 Tâm tổng hợp lại phần nội dung bài .
 Thanh Tâm chỉnh sửa word và lỗi chính tả.
 Sương in bài.
3. buổi họp kết thúc lúc 8h30.
TPHCM, ngày 08 tháng 06 năm 2011
Người viết đơn
Trần Thị Tâm
20

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×