Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kinh nghiệm quy hoạch tái thiết đô thị Singapore potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.81 KB, 6 trang )

Kinh nghiệm quy hoạch tái thiết đô thị Singapore
Thời kỳ mới độc lập, thu nhập bình quân đầu người chỉ 400USD, xung đột sắc
tộc và kỳ thị tôn giáo là những vấn đề thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, qua hơn 40
năm, đến nay Singapore đã trở thành một trung tâm thương mại và công nghiệp thịnh
vượng. Bên cạnh đó, quốc gia này còn là một trong những trung tâm tài chính quan
trọng nhất Châu Á, xếp hạng ngang hàng với những quốc gia phát triển.

Về Quy hoạch đô thị và quản lý đất đai
Với một đất nước diện tích đất nhỏ hẹp, không có nhiều tài nguyên, Singapore
đã xác định phát triển thương mại, du lịch và kinh tế tri thức là nền tảng quan trọng. Do
vậy, ngay từ khâu quy hoạch, Chính phủ đã quy hoạch phát triển không gian đô thị ưu
tiên cho các hoạt động phát triển kinh tế thương mại, dành quỹ đất để hình thành các
trục trung tâm đa chức năng về thương mại, tài chính, ngân hàng. Trục đường Orchard
là điển hình và được quy hoạch là trục trung tâm mua sắm phát triển nhất Singapore.
Các khu công nghệ cao, công nghệ sinh học được quy hoạch bên cạnh các trường đại
học lớn nhằm gắn kết giữa lý thuyết và thực hành; Các khu ở, khu công nghiệp được
quy hoạch phân tán đều nhằm phân bố đều mật độ dân số, hạn chế ách tắc giao thông.
Vấn đề cảnh quan, môi trường cũng được đặt lên hàng đầu trong công tác quy
hoạch. Mục tiêu của các đồ án quy hoạch trước đây là xây dựng Singapore là thành
phố vườn. Không dừng lại ở đó, hiện nay mục tiêu của các nhà lãnh đạo là quy hoạch
Singapore trở thành thành phố trong vườn. Do vậy, các đồ án quy hoạch đều được thiết
kế cảnh quan cây xanh trên từng ô phố và đường phố, hệ thống công viên cây xanh
đan xen với các khu nhà ở. Công tác quy hoạch cũng luôn quan tâm đến việc bảo tồn
các di sản, các khu nhà ở cũ… các đồ án đều được kèm theo mô hình chi tiết để quản
lý, thực hiện. Việc chú trọng đến thiết kế cảnh quan để tạo ra một đô thị trong vườn là
một sắc thái riêng và là niềm tự hào của người dân Singapore.
Quá trình tiến hành quy hoạch của Singapore gồm 3 bước:
(1) Quy hoạch chiến lược, còn gọi là quy hoạch ý niệm: Các ý tưởng quy hoạch
giai đoạn này tính toán từ 30- 40 năm sau, năm 1971 Singapore đã hoàn thành bản quy
hoạch chiến lược đầu tiên, sau 10 năm được hiệu chỉnh xét duyệt một lần. Nội dung
quy hoạch giai đoạn này dựa trên các ý tưởng về cơ cấu kinh tế, phân vùng và bố trí cơ


cấu sử dụng đất hợp lý, ưu tiên đất đai cho phát triển kinh tế, hình thành các trục giao
thông chủ đạo, các khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, các khu ở chung cư cho nhân
dân và đề ra các chương trình hành động cho từng giai đoạn;
(2) Quy hoạch tổng thể: Căn cứ vào quy hoạch chiến lược, các ý tưởng quy
hoạch giai đoạn này tính toán từ 10-15 năm sau, nội dung quy hoạch giai đoạn này quy
định chi tiết từng ô phố, từng khu đất bao gồm diện tích, mật độ xây dựng, mục đích sử
dụng đất… và công khai cho mọi người biết để thu hút đầu tư và hướng dẫn người dân
thực hiện theo quy hoạch;
(3) Quy hoạch triển khai chi tiết: Giai đoạn này do các chủ đầu tư dự án trên các
khu đất được giao quản lý thực hiện. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể và căn cứ vào
yêu cầu sử dụng đất, chủ đầu tư lập phối hợp với các tổ chức tư vấn quy hoạch chi tiết
trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về những thông số kỹ thuật cơ bản như
mật độ xây dựng, chiều cao, lộ giới, kích thước cơ bản công trình, khoảng cách giữa
hai nhà, cảnh quan cây xanh… trước khi tiến hành xây dựng.
Đất đai ở Singapore hầu hết do nhà nước quản lý, các dự án phần lớn đều được
chính phủ cho thuê đất có thời hạn từ 50-90 năm, việc giải toả thu hồi đất do Nhà nước
thực hiện và được áp dụng các hình thức chủ yếu: Giải toả tự nguyện và giải toả bắt
buộc. Ngoài ra còn có hình thức Nhà nước thoả thuận mua lại đất của người dân theo
giá thị trường, hoặc thực hiện đền bù bổ sung không chính thức nhằm bù đắp những
giá trị khác chưa được tính toán để thực hiện các dự án theo quy hoạch.

Về Hệ thống giao thông
Với diện tích nhỏ, mật độ dân số bình quân cao nhất thế giới nhưng hệ thống
giao thông Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có hệ thống vận
chuyển công cộng bao gồm tàu điện ngầm, xe buýt, xe taxi với phạm vi hoạt động và
tính hiệu quả cao nhất thế giới. Ngay từ những năm 1972, Chính phủ Singapore đã quy
hoạch chiến lược mạng lưới các trục giao thông để hình thành bộ khung cứng cho hệ
thống giao thông trong tương lai sau 40 năm và được phân kỳ đầu tư từng giai đoạn 5
năm, 10 năm, 15 năm. Sau 10 năm quy hoạch được xem xét điều chỉnh một lần, năm
2001 quy hoạch này đã được điều chỉnh lần thứ 3.

Hệ thống tàu điện ngầm là hệ thống giao thông xương sống của Singapore, hiện
nay có trên 67 trạm phục vụ và đang tiếp tục mở rộng. Khu vực trung tâm thành phố, hệ
thống này chạy dưới đường ngầm, phía ngoài khu vực trung tâm được thiết kế nằm
tầng trên cao và song song với các trục đường bộ dành cho xe hơi.
Hệ thống giao thông đường bộ mặc dù không lớn nhưng được tính toán phân
luồng một cách khoa học và chặt chẽ, phần lớn đều tổ chức giao thông một chiều, các
nút giao thông đều được tổ chức các ngã rẽ phụ nhằm hạn chế lưu lượng xe vào nút
hoặc tổ chức giao thông khác mức. Hầu hết các tuyến đường lớn đều có cầu vượt cho
người đi bộ và xe thô sơ. Đặc biệt vỉa hè trên các tuyến giao thông đều có thiết kế lối đi
riêng dành cho người đi bộ cách ly với mặt đường bằng dải cây xanh và hoa để tạo ra
cảnh quan gây cảm giác an toàn và dễ chịu cho người đi bộ; người đi bộ chỉ được phép
qua đường tại các vị trí có tín hiệu đèn xanh, đỏ và cầu vượt hoặc hầm chui…
Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, cân bằng việc đi lại trong đô thị, Chính phủ
Singapore đã có các chính sách và giải pháp như sau:
(1) Hạn chế sở hữu cá nhân: Việc sở hữu xe tại Singapore rất đắt đỏ do phải
nộp thêm nhiều chi phí phụ khác. Ngoài chi phí mua xe, tiền bảo hiểm, thuế đường, phí
đỗ xe, người mua xe phải đấu giá và nộp một khoản tiền cho nhà nước để được quyền
mua và lưu hành xe. Khoảng hai tháng chính quyền tổ chức đấu giá một lần với số
lượng hạn chế, số xe được nhập vào cân đối với số xe thải ra và một số nhu cầu cấp
thiết. Số tiền đấu giá này được đóng góp vào ngân sách để đầu tư phát triển mạng lưới
giao thông;
(2) Đầu tư hình thành các trung tâm đô thị mới, các trung tâm vệ tinh và các khu
công nghiệp tại nhiều khu vực nhằm phân tán đều lưu lượng xe cộ giao thông trên các
trục đường cũng như trên từng loại phương tiện giao thong;
(3) Tăng cường đầu tư hạ tầng và các phương tiện giao thông công cộng như xe
buýt, xe taxi có mặt ở mọi nơi, tổ chức phân luồng giao thông chặt chẽ;
(4) Hạn chế đi lại khu vực trung tâm vào giờ cao điểm, việc đi lại trong khu vực
trung tâm hay các đường cao tốc vào các giờ cao điểm đều phải trả thêm phí lưu
thông.
Xây dựng nhà ở và các chính sách về nhà ở

Singapore được đánh giá là quốc gia duy nhất trên thế giới có mô hình thành
công nhất trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho nhân dân. Ngay từ những năm đầu,
Chính phủ đặc biệt quan tâm đến nhu cầu xây dựng nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là
dân nghèo. Bắt đầu từ năm 1960, Chính phủ bắt tay thực hiện chính sách: Mọi người
đều phải có nhà ở. Cục phát triển nhà ở (HDB) là cơ quan quản lý nhà ở xã hội duy
nhất ở Singapore được thành lập năm 1960.
Nhiệm vụ của Cục phát triển nhà ở là phải giải quyết nhà ở cơ bản phù hợp với
sức mua của người dân từng giai đoạn; quy hoạch và phát triển các khu ở mới, huy
động vốn và quản lý nguồn vốn của nhà nước trợ cấp về chương trình nhà ở; phân
phối, quản lý công bằng có hiệu quả và đề ra các chính sách về nhà ở. Việc xây dựng
các căn hộ do các nhà thầu xây dựng và bàn giao cho Cục phát triển nhà quản lý, Cục
chỉ có chức năng giám sát chất lượng, không trực tiếp xây dựng và quản lý phân phối
nhà sau khi xây dựng.
Quá trình phát triển nhà ở của Singapore có thể chia ra làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (năm 1960-1970): Xây dựng các khu chung cư thu nhập thấp.
+ Giai đoạn 2 (năm 1971-1980): Xây dựng bổ sung cho nhu cầu ở do tăng dân
số, diện tích các căn hộ được nâng dần lên khoảng 70m2.
+ Giai đoạn 3 (năm 1981-1991): Xây dựng thêm các chung cư và chú trọng đến
cảnh quan, môi trường cây xanh trong các khu chung cư, cải tạo một số khu chung cư
cũ cho phù hợp yêu cầu sử dụng ngày càng cao.
+ Giai đoạn sau năm 1991 đến nay, quy hoạch phát triển thêm nhiều khu ở mới,
nhằm phân tán và cân bằng mật độ dân số, thuận lợi cho việc giao thông đi lại. Việc
xây dựng các chung cư giai đoạn này phần lớn được thực hiện theo đơn đặt hàng.
Hàng quý, Cục phát triển nhà công bố kế hoạch xây dựng nhà công khai để người dân
lựa chọn, đặt hàng theo mẫu nhà và địa điểm thích hợp.
Cây xanh và công viên
Có thể nói Singapore đã đạt được mục tiêu là thành phố trong vườn. Một đặc điểm khác biệt
trong việc trồng cây xanh đường phố và công viên ở Singapore là các cây xanh có tán luôn
được trồng trên các thảm cỏ và cây bụi có hoa, trên các cây xanh đều trông thêm các loại cây
cộng sinh như hoa lan… Công viên và khuôn viên các nhà cao tầng của Singapore đều tận

dụng địa hình và đất đào để tạo nên các hình dạng đồi núi nhỏ, tạo cảnh quan thiên nhiên cho
đô thị.
Dự án phủ xanh thành phố bắt đầu từ những năm 1963 đến nay đã có trên 365 công viên với
diện tích trên 1.800 ha, các công viên đều có kết hợp làm các khu vui chơi giải trí cho người già
và trẻ em và cho các hoạt động thể dục thể thao khác, 95% đường phố đã được phủ xanh còn
lại 5% là do bảo tồn các khu ở cũ. Hiện nay dự án đang tiếp tục xây dựng các trục đường có
nhiều cây xanh dành riêng cho người đi bộ, xe đạp và các loại xe sử dụng năng lượng sạch và
kết nối các khu công viên tạo thành một vành đai công viên cây xanh để phát triển du lịch.
Môi trường
Rác thải tại Singapore được tái chế trên 60%, nước thải cũng được tận dụng tái chế dùng cho
các ngành công nghiệp điện tử bán dẫn… Có thể nói Singapore được xem là một quốc gia có
môi trường xanh - sạch - đẹp của thế giới, Chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường. Cụ
thể là pháp luật về môi trường được thực hiện một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để
đảm bảo cho môi trường sạch đẹp của Singapore.
Chính phủ Singapore đã tập hợp được nhiệt huyết và trí tuệ của đội ngũ công chức trong suốt
quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chính phủ Singapore còn xây dựng hệ thống giám
sát chặc chẽ, minh bạch hoá trong việc xử lý công việc của cán bộ công chức, mọi công việc
phân công đều có báo cáo và bố trí kiểm tra chéo lẫn nhau.
NguyễnCôngTiến
TCKTVNlượcđăngNguồntin:HanoimoionlineNguồnảnh:Internet
Theo tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 3&4 năm 2010

×