Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân lập tế bào gốc máu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.21 KB, 7 trang )

Phân lập tế bào gốc máu ở dạng tinh khiết
ách đây 50 năm, các nhà nghiên cứu đến từ
trường Đại học Toronto, Canada đã khám phá ra
các tế bào gốc.
Tuy nhiên, kể từ khoảng thời gian đó đến nay, đây là
lần đầu tiên, các nhà khoa học đã thành công trong
việc cô lập một tế bào gốc tạo máu của con người
dưới hình thức tinh khiết nhất của nó, như là một
tế bào gốc có khả năng khôi phục toàn bộ hệ thống
máu.
Bước đột phá này mở ra cánh cửa để khai thác, sử
dụng sức mạnh của các tế bào này trong việc điều trị
ung thư và các bệnh suy nhược khác một cách hiệu
quả hơn.
Nghiên cứu này được đăng tải trên Tạp chí Khoa học
của Mỹ ngày 29/8 vừa qua."Phát hiện này có nghĩa
là chúng ta sẽ có một bản đồ di chuyển chi tiết của hệ
thống phát triển máu sau khi tìm tế bào gốc", Giáo sư
John Dick đến từ Trung tâm Y học tái sinh McEwen
và Viện Ung thư Ontario, Đại học Health Network
(UHN) cho biết.
"Chúng tôi đã phân lập được một tế bào đơn lẻ mà
đó là chìa khóa để phát huy tối đa sức mạnh tiềm
năng của các tế bào gốc trong việc sử dụng những
ứng dụng lâm sàng. Tế bào gốc thực sự rất hiếm,
trong khi vai trò của nó trong y học lại rất lớn”.

Bước đột phá mới có thể đem đến những phương
pháp điều trị ung thư hiệu quả.
Giáo sư John Dick, người đã đi tiên phong trong lĩnh
vực sử dụng tế bào gốc ung thư với những khám phá


trước đó trong bệnh bạch cầu và ung thư ruột kết,
cũng đã phát triển một cách để nhân rộng toàn bộ quá
trình hình thành và phát triển bệnh bệnh bạch cầu
bằng cách sử dụng chuột biến đổi gene.
Phát hiện của giáo sư James Till vào năm 1961 và
Ernest McCulloch sau đó đã nhanh chóng dẫn đến
việc sử dụng tế bào gốc cho việc cấy ghép tủy xương
ở bệnh nhân bệnh bạch cầu. Đây là một trong những
ứng dụng lâm sàng thành công nhất cho đến nay
trong y học tái sinh và điều trị cho hàng ngàn bệnh
nhân mỗi năm trên thế giới.
"Kể từ khi khoa học tế bào gốc bắt đầu, các nhà
khoa học đã tìm kiếm cho các tế bào gốc tinh khiết
có thể được kiểm soát và mở rộng trong quá trình
cấy ghép trước khi cấy ghép vào bệnh nhân. Gần
đây các nhà khoa học đã bắt đầu khai thác, sử dụng
tế bào gốc trong máu dây rốn, vốn được dùng để điều
trị cho trẻ em bị ung thư máu, cũng có thể cứu được
sinh mạng cho hàng triệu người trưởng thành bị bệnh
này song không tìm được người hiến tuỷ xương.
Vấn đề duy nhất đối với máu dây rốn là nó thường
không sản xuất đủ tế bào gốc để điều trị cho bệnh
nhân có thể hình lớn hoặc trung bình mà chỉ đủ cho
một người có khổ người nhỏ. Chính vì vậy, những
phát hiện mới này là một bước tiến quan trọng để tạo
ra đủ số lượng các tế bào gốc, đem lại những ứng
dụng hiệu quả và thiết thực hơn trong cuộc sống",
ông Dick cho biết.
"Kỹ thuật cấy ghép tuỷ xương giữa những người
không có quan hệ huyết thống đã được áp dụng từ

nhiều thập kỷ nay, xong vấn đề là ở chỗ số lượng
người cho tuỷ phù hợp với người nhận rất hạn chế.
Hàng triệu người trên thế giới bị ung thư máu cần
được ghép tuỷ, song nhiều khi chẳng tìm được người
hiến tuỷ phù hợp", Tiến sĩ Mary J. Laughlin tại Đại
học Y khoa Case Western Reserve (Cleveland, Ohio,
Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu một trong hai công
trình, cho biết. "Phát hiện này giúp chúng ta mở rộng
đối tượng có thể hiến tặng. Tất nhiên là đối với kỹ
thuật này chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm vì số
lượng tế bào gốc ở máu dây rốn ít hơn nhiều so với
tuỷ xương".
Nghiên cứu thứ nhất, do nhóm Laughlin thực hiện, đã
tìm hiểu số liệu điều trị của 601 người trưởng thành
mắc bệnh máu trắng. Họ được phân loại thành 2
nhóm: một nhóm được cấy tế bào gốc từ máu dây
rốn, nhóm kia được cấy tuỷ xương. Nhóm thứ hai lại
được chia thành 2 loại: đối tượng có tuỷ xương tương
hợp hoàn toàn với người hiến tuỷ và đối tượng chỉ
hợp một phần.
Kết quả cho thấy những người được ghép tuỷ hợp với
người cho tuỷ có tỷ lệ sống sót sau 2 năm cao nhất,
33%. Hai nhóm kia có tỷ lệ sống sót 22% trong thời
gian tương tự.
Nghiên cứu thứ hai, do John Dick thực hiện, đã so
sánh 584 người bị ung thư máu cấp tính được ghép
tuỷ xương với 98 bệnh nhân được cấy máu dây rốn,
trong cả hai trường hợp người cho đều không có quan
hệ huyết thống với người nhận. Sau 2 năm, 1/5 số
bệnh nhân đã khỏi bệnh, một tỷ lệ xấp xỉ với kết quả

của nhóm Laughlin.
Như vậy có thể thấy cơ hội khỏi bệnh khi cấy ghép
tuỷ xương không tương hợp và máu dây rốn là như
nhau. Qua đó, có thể khẳng định rằng máu dây rốn có
thể là nguồn cung cấp tế bào gốc thay thế tuỷ xương
đối với những bệnh nhân ung thư máu muốn ghép tuỷ
xương nhưng lại không có người hiến tuỷ phù hợp.
Theo Đất Việt

×