Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án môn sinh lớp 6 - Tiết 41: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.14 KB, 7 trang )

Giáo án môn sinh lớp 6 - Tiết 41: PHÁT TÁN CỦA
QUẢ VÀ HẠT.

I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt
- Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với
cách phát tán.
Kĩ năng:
- Quan sát, nhận biết.
- Làm việc theo nhóm.
Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật.
II.Phương tiện:
- Tranh vẽ: Hình 34.1 sách giáo khoa
- Mẫu vật: Quả chò, ké, trinh nữ, xà cừ, hoa sữa
III.Tiến trình:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên treo tranh câm: cho học sinh xác định các
bộ phận của hạt
- Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt
của cây một lá mầm và cây hai lá mầm?
- Sửa bài tập.
2. Bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1(15’): Tìm hiểu
các cách phát tán của quả và
hạt.
- Giáo viên cho học sinh l
àm


bài tập 1

I.Các cách phát tán quả và
hạt.
- Học sinh đọc nội dung b
ài
tập 1 sách giáo khoa
- Thảo luận nhóm làm bài tập
1
- Yêu cầu học sinh ho
ạt động
nhóm thảo luận để trả lời câu
hỏi:
+ Quả và hạt thường được
phát tán ra xa cây mẹ nhờ yếu
tố nào?
- Yêu cầu học sinh l
àm bài
tập 2 sách bài tập.
- H: Quả và h
ạt có những
cách phát tán nào?
- Giáo viên nhận xét -> cho
học sinh rút ra kết luận.

- Đại diện nhóm trình bày -
>
các nhóm khác nhận xét bổ
sung.





-> kết luận.



 Tiểu kết:
Quả và hạt có những đặc điểm thích nghi với nhiều
cách phát tán khác nhau:
phát tán nhờ gió, phát tán nhờ động vật và tự phát
tán.

HĐ2(18’): Tìm hiểu đặc
điểm thích nghi với các cách
phát tán
- Giáo viên hướng dẫn học
sinh làm bài tập sách bài tập
theo lệnh sách giáo khoa.
- Giáo viên nh
ận xét, bổ sung
chốt lại những ý kiến đúng
cho những đặc điểm thích
nghi với mỗi cách phát tán
- Giáo viên cho học sinh t
ìm
thêm một số quả và hạt khác
phù hợp với các cách phát tán
- Giáo viên mở rộng:
Đặc điểm thích nghi với các

cách phát tán quả và hạt
- H
ọc sinh các nhóm hoạt
động thảo luận
- Đọc lệnh trong sách giáo
khoa
- Đại diện nhóm trình bày -
>
lớp nhận xét bổ sung





+ Giải thích hiện tượng quả
dưa hấu trên đảo của Mai An
Tiêm
- Hỏi:
+ Ngoài các cách phát tán trên
còn cách phát tán nào?
+ Tại sao nông dân thường thu
hoạch đỗ khi quả mới già.
+ Sự phát tán có lợi gì cho
thực vật và con người?
- Giáo viên nhận xét kết luận
Tích hợp giáo dục môi
trường:
Động vật đóng vai trò trong
việc phát tán quả và hạt vì
vậy chúng ta cần phải biết

bảo vệ hệ động vật

- Trả lời câu hỏi của giáo
viên, các học sinh khác bổ
sung





-> Rút ra kết luận về vai trò
của con người trong phát tán
quả hạt.


 Tiểu kết:
Con người cũng đã góp phần giúp cho quả và hạt
phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi
IV.Kiểm tra – đánh giá(5’):
- Học sinh đọc kết luận chung trong sách giáo khoa
- Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có
những đặc điểm gì?
- Kể tên những quả và hạt có thể tự phát tán mà em
biết?
- Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát
tán nhờ gió?
V.Hoạt động nối tiếp(3’):
- Chuẩn bị bài cho tiết sau:
+ Tổ 1: Hạt đỗ đen trên bông ẩm
+ Tổ 2: Hạt đỗ đen trên bông khô

+ Tổ 3: Hạt đỗ đen ngâm trong nước
+ Tổ 4: Hạt đỗ đen ngâm trên bông ẩm đặt trong tủ
lạnh
-> Học sinh thực hiện trước ba ngày, tiết sau mang
lên lớp.

×