Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cơn đau thắt ngực không ổn định ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.61 KB, 7 trang )

Cơn đau thắt
ngực không ổn
định


Cơn đau thắt ngực không ổn định là một dạng của hội chứng vành
cấp và giống như tất cả các hội chứng vành cấp khác, nó cần phải
được xem là một trường hợp cấp cứu.
Cơn đau thắt ngực (cảm giác đau ngực hoặc khó chịu ở ngực khi cơ
tim không được cung cấp đủ máu nuôi) được xem là "không ổn định"
khi nó không còn xuất hiện theo cùng một kiểu và có thể dự báo
trước được như cơn đau thắt ngực ổn định.
Cơn đau thắt ngực không ổn định được gọi là "không ổn định" vì 2 lý
do sau:
 Lý do thứ nhất, ngược lại với cơn đau thắt ngực ổn định,
các triệu chứng của cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra một
cách ngẫu nhiên hơn và khó đoán hơn. Trong khi trong cơn đau
thắt ngực ổn định, các triệu chứng thường xuất hiện khi gắng
sức, mệt mỏi, giận dữ, hoặc bị stress, còn các triệu chứng của
cơn đau thắt ngực không ổn định có thể xảy ra mà không cần có
tác nhân thúc đẩy nào cả. Trong thực tế, cơn đau thắt ngực
không ổn định thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, và thậm chí nó còn
có thể làm cho người bệnh thức dậy lúc nửa đêm giữa một giấc
ngủ say. Ngoài ra, khi bị đau thắt ngực không ổn định, các triệu
chứng thường kéo dài nhiều hơn vài phút và nitroglycerin thường
không làm giảm được đau. Do đó, đau thắt ngực không ổn định
được gọi là "không ổn định" vì các triệu chứng có thể xảy ra
thường xuyên hơn bình thường, không có các tác nhân thúc đẩy
có thể nhận thấy được, và kéo dài trong một khoảng thời gian
dài.
 Lý do thứ hai, và cũng là lý do quan trọng hơn, cơn đau


thắt ngực không ổn định được gọi là "không ổn định" vì, cũng
như tất cả các dạng của hội chứng vành cấp, nó thường gây ra
bởi sự vỡ ra thật sự của các mảng bám trên thành các động
mạch vành. Ở những bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định,
các mảng bám bị vỡ ra, cùng với các cục huyết khối hầu như
luôn luôn đi kèm với sự vỡ ra của các mảng bám này, gây tắc
nghẽn một phần động mạch. Sự tắc nghẽn này thường diễn tiến
theo kiểu giật cục (do huyết khối lớn ra rồi thu nhỏ lại), làm cho
cơn đau thắt ngực đến và đi theo một cách không thể đoán trước
được. Nếu huyết khối gây bít tắc hoàn toàn động mạch (thường
xảy ra), vùng cơ tim được cung cấp máu bởi động mạch bị tắc
nghẽn hoàn toàn đó sẽ gặp nguy hiểm do có nguy cơ bị tổn
thương không hồi phục hoàn toàn. Nói theo một cách khác, nguy
cơ sắp xảy ra nhồn máu cơ tim hoàn toàn là rất cao ở những
bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định. Do đó hiển nhiên là
tình trạng này rất "không ổn định" và vì lý do đó nó được xem
như là một trường hợp cấp cứu.
Khi nào thì bạn nên nghĩ là mình bị đau thắt ngực không ổn
định?
Bất kỳ ai đã từng hoặc đang bị bệnh mạch vành đều nghi ngờ bị đau
thắt ngực không ổn định nếu cơn đau bắt đầu xuất hiện khi vận động
ở mức thấp hơn mọi khi một cách đáng kế, hoặc nếu nó xuất hiện lúc
nghỉ ngơi, kéo dài lâu hơn bình thường, nitroglycerin khó làm nó
thuyên giảm hơn và đặc biệt là khi nó làm cho bạn thức giấc dậy lúc
nửa đêm.
Những người chưa từng bị bệnh mạch vành cũng có thể bị đau thắt
ngực không ổn định, nhưng những người này có thể là những người
nằm trong nhóm có nguy cơ cao do họ không may là lại thường
không nhận ra được những triệu chứng báo hiệu mình bị đau thắt
ngực. Những triệu chứng cổ điển của cơn đau thắt ngực là bị đè ép

ở ngực hoặc đau ngực, đôi khi là cảm giác vặn xoắn, bóp nghẹt ở
ngực, thường lan đến hàm dưới hoặc cánh tay trái. Tuy nhiên điều
không may là nhiều bệnh nhân bị đau thắt ngực lại không có những
triệu chứng cổ điển này. Sự khó chịu đến với họ có thể rất nhẹ nhàng
và có thể xuất hiện ở phía sau lưng, ở bụng, ở vai, hoặc ở cả hai tay.
Có thể họ chỉ gặp những triệu chứng như buồn nôn, khó thở,, hoặc
có cảm giác như nóng rát ở ngực. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai ở độ
tuổi trung niên hoặc lớn tuổi hơn, đặc biệt là những người có một
hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bị bệnh mạch vành, đều nên được báo
động về những triệu chứng có thể là biểu hiện của một cơn đau thắt
ngực.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị đau thắt ngực không ổn định, bạn
nên ngay lập tức đến phòng mạch của bác sĩ hoặc đến phòng cấp
cứu ở bệnh viện.
Cơn đau thắt ngực không ổn định được chẩn đoán như thế
nào?
Triệu chứng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán cơn đau
thắt ngực không ổn định, cũng như của bất kỳ dạng hội chứng vành
cấp nào. nếu bạn bị từ một trong 3 triệu chứng dưới đây trở lên, bác
sĩ sẽ cho đó là một cơ sở vững chắc để nghĩ rằng bạn đang bị một
dạng nào đó của hội chứng vành cấp:
 Bị đau thắt ngực lúc nghỉ ngơi, đặc biệt là nếu như nó kéo
dài hơn 20 phút mỗi đợt.
 Một đợt đau thắt ngực mới khởi phát làm giới hạn đáng kể
khả năng hoạt động thể lực của bệnh nhân.
 Các giai đoạn đau thắt ngực ổn định gia tăng, với các đợt
đau xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài lâu hơn, hoặc xuất hiện ở
mức gắng sức thấp hơn so với trước đây.
Một khi nghi ngờ bạn bị hội chứng vành cấp, bác sĩ sẽ ngay lập tức
cho bạn đo điện tâm đồ (ECG), và xét nghiệm máu để đo các men

tim.
Nếu một đoạn trong điện tâm đồ có tên là đoạn ST chạy chếch lên
trên (là một biểu hiện cho biết động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn) và
các men tim gia tăng (là biểu hiện cho biết các tế bào tim đang bị hủy
hoại), bạn sẽ được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim rộng (còn được gọi
là nhồi máu cơ tim có ST chênh lên).
Nếu đoạn ST không chênh lên (có nghĩa là động mạch không bị tắc
nghẽn hoàn toàn) nhưng men tim tăng (có sự hủy hoại tế bào), bạn
sẽ được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim hẹp (còn được gọi là nhồi
máu cơ tim không ST chênh lên).
Nếu đoạn ST không chênh lên và men tim bình thường (có nghĩa là
động mạch không bị tắc nghẽn hoàn toàn và không có hủy hoại tế
bào), bạn sẽ được chẩn đoán là đau thắt ngực không ổn định.
Một điều đáng chú ý là đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ
tim không ST chênh lên là những tình trạng tương tự nhau. Ở mỗi
trường hợp, đều xảy ra sự vỡ ra của các mảng bám ở động mạch
vành, nhưng động mạch vành không bị tắc nghẽn hoàn toàn do đó
vẫn còn ít nhất một lượng máu nào đó đến nuôi cơ tim. Cả hai
trường hợp đều có các triệu chứng của cơn đau thắt ngực không ổn
định. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng là nhồi máu cơ tim không
ST chênh lên có số lượng tế bào cơ tim bị hủy hoại đủ để làm cho
men tim tăng lên ở kết quả xét nghiệm máu. Do 2 tình trạng này
tương tự nhau nên cách điều trị cũng giống nhau.
Điều trị đau thắt ngực không ổn định (và nhồi máu cơ tim
không ST chênh lên) như thế nào?
Cả cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST
chênh lên đều được điều trị như là những tình trạng cấp cứu. Chúng
là 2 dạng có mối quan hệ mật thiết với nhau của hội chứng vành cấp,
do chúng đều có nguyên nhân là do sự vỡ ra của các mảng bám ở
động mạch vành.

Trong bất kỳ loại hội chứng vành cấp nào, điều quan trọng nhất là ổn
định tình trạng thiếu máu cơ tim do mảng bám bị vỡ ra, sau đó thực
hiện các bước làm ổn định mảng bám. Ngoài ra, ở cả đau thắt ngực
không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên đều quan
trọng ở việc quyết định lên lịch thực hiện thông tim sớm (thông
thường là đặt stent) hoặc dùng những cách điều trị không xâm lấn.
Ổn định
Nếu bạn bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không
ST chênh lên, bác sĩ sẽ ngay lập tức thực hiện các biện pháp để ổn
định tim. Mục tiêu của những cố gắng ổn định này là bảo vệ cơ tim
đang bị hủy hoại, và để ngăn sự phát triển lớn lên thêm của cục
huyết khối đi kèm với mảng xơ vữa bị vỡ gây tắc nghẽn dòng máu.
Chấm dứt tình trạng thiếu máu - cũng có nghĩa là chấm dứt luôn cả
đau ngực - thường bằng cách dùng oxy, morphine (nếu cơn đau dữ
dội và kéo dài), nitroglycerin (để làm giảm khối lượng công việc của
tim bằng cách làm giảm áp lực lên cơ tim), và chẹn beta (làm giảm
tác dụng của adrenalin lên cơ tim). Những bước này thường làm
giảm hầu hết các trường hợp thiếu máu trong vòng vài phút.
Để ngăn không cho huyết khối lớn lên thêm nữa, bác sĩ sẽ cho bạn
thuốc aspirin cùng với Plavix, và trong nhiều trường hợp còn cho một
trong các thuốc ức chế IIb/IIIa (Integrilin hoặc Reopro). Tất cả những
loại thuốc này phối hợp với nhau để ức chế tiểu cầu. Cuối cùng, hầu
hết các bác sĩ cũng cho thêm những loại thuốc ức chế hệ thốngđông
máu thrombin (heparin, Lovenox, hoặc Arixtra). Những biện pháp này
được dùng cùng lúc làm giảm mạnh mẽ nguy cơ hình thành huyết
khối trong tương lai.
Một điểm quan trọng, trong đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu
cơ tim không ST chênh lên, việc dùng những thuốc làm vỡ cục huyết
khối như Streptase để làm phân hủy những huyết khối đã hình thành
cho thấy làm gia tăng nguy cơ mà không tạo ra những tác dụng có

lợi nào có thể đánh giá được. Do đó những loại thuốc này không
được dùng. (Chúng chỉ được dùng ở những bệnh nhân đã bị tắc
nghẽn động mạch vành hoàn toàn và gây ra cơn nhồi máu cơ tim
kinh điển).
Bạn cũng có thể được bắt đầu điều trị bằng statin, thường là bằng
Lipitor, càng sớm càng tốt. Statin thường được dùng để làm giảm
cholesterol, trong trường hợp hội chứng vành cấp, lợi ích chính của
chúng là giúp ổn định mảng xơ vữa và giảm tình trạng viêm. Lipitor
được đặc biệt khuyên dùng vì nó là loại thuốc được dùng trong các
thử nghiệm lâm sàng cho thấy làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong, nhồi
máu cơ tim và những biến chứng khác của tim khi sử dụng ở những
bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không
ST chênh lên.
Quyết định lựa chọn giữa cách điều trị thận trọng với cách điều
trị xâm lấn
Ngoài bước ổn định được thực hiện ở tất cả những bệnh nhân bị
bệnh này, thông tim sớm với chỉnh hình mạch máu và đặt stent cũng
được khuyến cáo ở nhiều bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định
và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. Thông thường, nếu bạn
được xem là nằm trong nhóm bệnh nhân có nguy cơ thấp, bác sĩ sẽ
chọn cách điều trị cho bạn mà không cần dùng những phương pháp
xâm lấn ngay lập tức. Còn ngược lại, những cách điều trị xâm lấn
được ưu tiên hơn. Thang điểm nguy cơ được dùng để quyết định
điều này được gọi là thang điểm TIMI, được lấy từ thử nghiệm lâm
sàng TIMI. Thang điểm này được xác định bằng cách xem xét 7 đặc
điểm lâm sàng sau:
 Tuổi từ 65 trở lên.
 Có ít nhất 3 yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành (tăng
huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, hút thuốc lá, hoặc tiền
sử gia đình có người bị nhồi máu cơ tim khi còn trẻ).

 Lần tắc nghẽn mạch vành trước đó >50%
 Có tình trạng lệch của đoạn ST
 Có ít nhất 2 đợt đau thắt ngực trong vòng 24 giờ trước.
 Tăng men tim
 Có dùng aspirin trong vòng 7 ngày trước
Nếu bạn có từ 2 yếu tố nguy cơ kể trên trở xuống (có nghĩa là thang
điểm TIMI dưới 2), nhiều bác sĩ tim mạch sẽ chọn cách điều trị cho
bạn mà không cần phải thông tim cho đến khi nào tình trạng lâm
sàng của bạn ổn định một cách nhanh chóng. Còn như ngược lại,
bác sĩ sẽ cần bạn đi đến phòng thông tim càng sớm càng tốt sau khi
đã trải qua bước ổn định cho tình trạng của bạn.
Nếu bạn không được điều trị theo cách xâm lấn, bạn có thể sẽ được
thực hiện nghiệm pháp gắng sức trước khi xuất viện, và nếu khi thực
hiện nghiệm pháp này, bạn cho thấy có các dấu hiệu của thiếu máu
cơ tim vẫn còn đang tiếp diễn, có thể bạn sẽ được gửi đến phòng
thông tim trước khi về nhà.
Xuất viện
Trước khi xuất viện, bạn sẽ được đánh giá toàn bộ nguy cơ của bệnh
tim và có thể sẽ được hướng dẫn về những biện pháp tích cực để
làm giảm nguy cơ bị những đợt đau tương tự như vậy trong tương
lai. Bạn cần phải thực hiện theo hướng dẫn một cách đầy đủ về các
luyện tập, chế độ ăn, bỏ hút thuốc, giữ được cân nặng lý tưởng, kiểm
soát huyết áp, và giữ nồng độ lipid máu ở mức độ lý tưởng.
Những liệu pháp điều trị bằng thuốc dài hạn sau khi bị đau thắt ngực
không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên bao gồm:
aspirin, Plavix (trong vòng ít nhất từ 6 đến 12 tháng, thường là mãi
mãi), thuốc chẹn beta, và thuốc statin. Nitrate có thể được kê toa nếu
bạn vẫn còn bị đau thắt ngực ổn định. Nếu bạn bị suy tim, loạn nhịp
tim, hoặc những bệnh khác của tim ở một vài mức độ nào đó, có thể
bạn sẽ cần thêm một vài liệu pháp điều trị khác nữa.

Thời gian quay trở về những sinh hoạt bình thường tùy thuộc vào
từng cá nhân. Nhưng hầu hết những người vẫn còn có tình trạng ổn
định có thể kỳ vọng thời gian quay trở về hoạt động ở mức bình
thường trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi xuất viện.

×