Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.94 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
KHUYẾN NÔNG CHUYÊN SÂU













Người biên soạn: Hoàng Gia Hùng














Huế, 08/2009

1

Chương 1
CÁC KỸ NĂNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
1.1. Kỹ năng thúc đẩy
1.1.1. Khái niệ m, mục đích và ý nghĩa của thúc đẩy
* Khái niệm: Thúc đẩy là hoạt động khuyến khích, động viên, lôi kéo và tăng
cường sự giao tiếp từ một đối tượng này sang một đối tượng khác.
* Mục đích
Mục đích của thúc đẩy là tạo ra động cơ, hướng dẫn cuộc thảo luận đi đúng
hướng.
* Ý nghĩa của thúc đẩy
Thúc đẩy đem lại một số tác dụng sau:
- Tạo ra sự chia sẻ thông tin trong nhóm.
- Thúc đẩy tạo ra sự chủ động trong học tập.
- Thúc đẩy tạo ra niềm tin và sự hào hứng trong học tập.
- Thúc đẩy làm tăng hiệu quả trong học tập.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy:
- Khả năng của người thúc đẩy viên.
- Mục tiêu và chủ đề thảo luận.
- Kiến thức và kinh nghiệm của những người tham gia.
- Môi trường thảo luận.

1.1.3. Một số kỹ năng thúc đẩy cơ bản
1.1.3.1. Kỹ năng đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi làm cho người suy nghĩ sắc bén hơn, thúc đẩy học viên đi vào lĩnh
vực tư duy mới, xới sâu các ý tưởng hiện tại, kiểm tra khả năng thu nhận kiến thúc của
học viên. Khi đặt câu hỏi cần phải:
- Xác định mục tiêu hỏi để làm gì?
- Liệu câu hỏi đó có phù hợp với khả năng trả lời của học viên không?
- Câu hỏi phải rõ ràng phù hợp với đối tượng được hỏi?
- Câu hỏi phải có câu trả lời rõ ràng.
1.1.3.2. Kỹ năng trực quan hóa thông tin
1.1.3.3. Kỹ năng phân tích thông tin
1.1.3.4. Kỹ năng giao tiếp
* Định nghĩa
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người,
mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu
biết rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
Giao tiếp là một tiến trình hai chiều của việc chia sẽ thông tin và ý tưởng, trong
đó bao gồm sự tham gia tích cực của người gửi và người nhận thông tin.
2

* Các đặc trưng cơ bản
Giao tiếp có những đặc trưng cơ bản sau:
- Đó là quan hệ giữa con người với con người dù ở bất kỳ lứa tuổi hay vị trí địa
lý nào. Mối quan hệ này là điều kiện tối thiểu để điều hành và hoàn thành các hoạt
động.
- Giao tiếp là quá trình mà con người ý thức được mục đích, nội dung và
phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác.
- Giao tiếp dù mang mục đích gì thì cũng vẫn diễn ra cả sự trao đổi thông tin, tư
tưởng, tình cảm, nhu cầu của người tham gia vào quá trình giao tiếp.
- Giao tiếp là quan hệ xã hội mang tính xã hội.

- Giao tiếp có thể được một cá nhân hay nhóm người thực hiện.
- Giao tiếp có thể được thực hiện bằng một thông điệp thông qua: ngôn ngữ nói,
ngôn ngữ viết, phong cách, tư thế, y phục, nét mặt, điệu bô, cử chỉ, dáng vẻ, dáng
đứng
Một cán bộ khuyến nông trong công việc của mình có thể giao tiếp với nông
dân, những người bên trong và bên ngoài cơ quan, những người lãnh đạo địa phương,
các nhà khoa học vì thế khả năng giao tiếp của anh ta là rất rộng. Anh ta phải có rất
nhiều kỹ năng giao tiếp mới có thể hoàn thành công việc của mình tốt được.Ví dụ: anh
ta phải biết nói được hai thứ tiếng riêng biệt ngôn ngữ khoa học của các nhà khoa học
và ngôn ngữ hàng ngày của người nông dân. Biết viết một tờ rơi cho nhữ ng người nông
dân đồng thời anh ta cũng phải biết viết một báo cáo khoa học cho các nhà lãnh đạo
cấp trên.
* Vai trò của giao tiếp trong khuyến nông
Trong mọi công tác khuyến nông giao tiếp trở thành thiết yếu. Điều này thể hiện
ở một số vai trò sau:
- Giao tiếp là cơ sở của quá trình học hỏi và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
giữa cán bộ khuyến nông với người dân và ngược lại.
- Giao tiếp là cơ sở của quá trình dạy học trong đào tạo và huấn luyện nông dân.
- Giao tiếp là một công cụ quan trọng để hiểu biết được nhu cầu, nguyện vọng
và sở thích của người nông dân.
- Giao tiếp tốt sẽ tạo ra mối quan hệ hài hoà, không khí làm việc thoải mái với
người dân, đồng nghiệp và cán bộ cấp trên.
1.1.3.5. Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe cũng là một kỹ năng cần phải có khi làm việc với những người nông
dân. Mỗi người nông dân họ quen với một cách ăn nói riêng nên đòi hỏi cán bộ khuyến
nông phải biết lắng nghe mới có thể hiểu được những vấn đề mà người dân đang muốn
diễn đạt.
Kỹ năng lắng nghe thể hiện qua một số nội dung sau:
- Chú ý và không làm gián đoạn câu trả lời của người đang nói.
3


- Luôn tạo ra những lời khích lệ.
- Thể hiện sự chăm chú và tỏ ra hết sức quan tâm đến câu trả lời đó.
- Lắng nghe đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn.
1.1.3.6. Kỹ năng truyền đạt thông tin
Truyền đạt thông tin là một nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông. Do đối tượng
truyền đạt phong phú, đa dạng về trình độ văn hoá và phong tục tập quán, nên đòi hỏi
người làm công tác khuyến nông phải có nhiều phương pháp truyền đạt khác nhau.
Một người truyền đạt thông tin giỏi phải là người có được những yếu tố sau:
- Hiểu được người nghe, biết được ý muốn của người nghe.
- Hiểu sấu sắc thông tin của mình và biết tryền đạt thông tin đó đến người nghe.
- Có phương pháp truyền đạt thông tin hợp lý.
- Chuẩn bị thông tin chu đáo sử dụng ngôn ngữ và phương tiện thích hợp.
- Chọn vấn đề phù hợp với từng hoàn cảnh.
- Thông tin truyền đạt cần ngắn ngọn, dễ hiểu.


























4

Chương 2
TRUYỀN THÔNG TRONG KHUYẾN NÔNG
2.1. Khái niệ m và vai trò của truyền thông trong khuyến nông
2.1.1. Khái niệ m
Truyền thông là phương pháp thông qua đó, những quan niệm, những ý nghĩ
được truyền từ người này sang người khác. Hay nói cách khác truyền thông là quá trình
truyền đạt thông tin từ người này đến người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2.1.2. Vai trò của truyền thông trong hoạt động khuyến nông
Phương pháp truyền thông là trọng tâm của mọi công tác khuyến nông. Trong
thực tế nghĩa đen của từ” công tác khuyến nông “được các nhà khởi xướng chọn để
truyền ý đồ thông tin vượt qua ranh giới của các trường Đại học đến với nông dân
trong những vùng nông thôn lân cận. Vì vậy mọi khuyến nông viên trong những lĩnh
vực chuyên môn khác nhau phải là những nhà truyền thông viên tài giỏi, vì họ sống và
làm việc tại nơi giao điểm quan trọng của một mạng lưới truyền thông rộng rãi. Mạng
lưới đó bao gồm dân cư nông thôn, các trung tâm dịch vụ các trạm thực nghiệm, cơ sở
giáo dục và các cơ quan chính phủ trung ương cũng như địa phương.
Từ việc nghiên cứu mục tiêu của khuyến nông đã cho chúng ta thấy rằng:
khuyến nông bao gồm việc tiếp nhận và giải thích các bức thông điệp đã được truyền đi

qua các kênh thông tin khác nhau. Mà việc giải thích ở đây (bao gồm làm sáng tỏ và
truyền đi) chính là lĩnh vực của truyền thông. Như vậy trong hoạt động khuyến nông
thì truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sự quan trọng đó thể hiện qua
một số điểm sau:
- Cung cấp cho dân chúng những thông tin có ích cho họ.
- Đáp ứng nguyện vọng của người dân trong những điều kiện không thuận lợi.
2.2. Các hình thức và phương thức truyền thông
Trong thực tế có rất nhiều hình thức truyền thông khác nhau. Hình thức đơn
giản nhất là truyền thông giữa hai người đang cùng nhau có mặt, đây gọi là truyền
thông trực tiếp. Còn phức tạp hơn là truyền thông khi có nhiều người tham gia và gián
tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Những cho dù con đường truyền
thông có dài và phức tạp như thế nào đi nữa thì luôn có 4 thành phần cỏ bản chuyển
động qua 6 bước hay 6 giai đoạn. Có thể dễ dàng mô tả 4 thành phần cơ bản trong mọi
hình thức truyền thông.
Thành phần thứ nhất là nguốn thông tin, tức là người có những quan điểm hoặc
các ý nghĩ cần truyền cho người khác.
Thành phần thứ hai là người nhận truyền thông, tức là người hay những người
mà các quan điểm ý nghĩ đang nhằm vào để truyền đạt. Đây chính là đối tượng của
truyền thông, tức là người nông dân.
Thứ ba là phải có một bức thông điệp có thể được truyền từ nguồn đến người
nhận. Đây chính là các thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới
5

trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ tư và là cuối cùng, thông điệp phải được phải hành trình qua một kênh hoặc
một phương tiện trung gian để làm thành lối đi tốt từ nguồn đến người nhận. Người cán
bộ khuyến nông có thể cung cấp những thông tin trên cho nông dân thông qua các hoạt
động tập huấn, đào tạo, huấn luyện,
2.3. Các thành tố của một quá trình truyền thông trong khuyến nông
Thành phần thứ nhất là nguồn thông tin, tức là người có những quan điểm hoặc

các ý nghĩ cần truyền cho người khác.
Thành phần thứ hai là người nhận truyền thông, tức là người hay những người
mà các quan điểm ý nghĩ đang nhằm vào để truyền đạt. Đây chính là đối tượng của
truyền thông, tức là người nông dân.
Thứ ba là phải có một bức thông điệp có thể được truyền từ nguồn đến người
nhận. Đây chính là các thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ tư và là cuối cùng, thông điệp phải được phải hành trình qua một kênh hoặc
một phương tiên trung gian để làm thành lối đi tốt từ nguồn đến người nhận. Người cán
bộ khuyến nông có thể cung cấp những thông tin trên cho nông dân thông qua các hoạt
động tập huấn, đào tạo, huấn luyện,
2.4. Các giai đoạn/bước trong quá trình truyền thông khuyến nông
Bốn thành phần trên nó thường chuyển động qua 6 bước chính.
+ Bước 1: Sáng tạo. Tính sáng tạo là một đặc tính quan trọng nhất thiết phải có
đối với truyền thông viên. Sáng tạo ở đây có nghĩa là phải tự mình nhận thức rõ hay
làm rõ nội dung muốn truyền đạt. Điều này cần thiết bởi lẻ người nhận (đích), tức là
đối tượng khuyến nông phong phú và đa dạng cả về trình độ văn hoá lẫn phong tục tập
quán, lối sống v.v Chính vì vậy người cán bộ khuyến nông ngoài việc làm một nhà
nông học tài giỏi anh ta còn phải là một nhà tâm lý học, có một kiến thức rộng về nông
nghiệp đồng thời am hiểu nông thôn nông dân. Nếu như một vấn đề được nhận thức
kém cỏi thì chắc chắn đưa lại một sự truyền đạt tồi.
Ví dụ: Tôi muốn nói với một người bạn rằng tôi muốn tiếp anh ta như một vị
khách mời thì tôi phải bày tỏ bằng một phương pháp nào đó mà người bạn kia sẽ hiểu
được là có nên ở lại nhà hay không, có ở lại dùng cơm hay không, có nói chuyện phiếm
không Để làm cho người khách kia hiểu được những nội dung trên tôi phải nắm chắc
cách tiếp đón anh ta, tôi có chắc chắn muốn anh ta ở lại chơi vài ngày
+ Bước 2: Mã hoá. Chúng ta biết rằng quan điểm và nhận thức là những cấu
trúc của trí tuệ. Người khác không thể nhìn, nghe hay cảm thấy được. Vì vậy, để có thể
truyền chúng từ đầu óc của người này sang người khác được, chúng phải được dịch ra
hay mã hoá ra thành những kí hiệu. Trái với quan điểm, kí hiệu có thể được người khác

nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy. Thực tế kí hiệu thay cho quan điểm và nhận thức.
Từ ngữ là kí hiệu thay cho nhận thức và động tác, tranh ảnh hay âm nhạc cũng vậy.
6

Các kiến thức và tình huống khác nhau thì yêu cầu những nhận thức khác nhau.
Chọn đúng kí hiệu là rất quan trọng và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đây là một
điều hết sức quan trọng trong khuyến nông, bởi vì nội dung hoạt động khuyến nông rất
đa dạng cộng với đối tượng khuyến nông cũng không đồng nhất. Có thể có lúc chúng
ta không thể tìm ra những kí hiệu thích hợp để diễn tả một ý nghĩ muốn bộc lộ. Có lẽ
một động tác hay một cái nhăn mặt có thể diễn tả một nhận thức của chúng ta tốt hơn.
Song, chọn được kí hiệu chính xác diễn đạt nhận thức của chúng ta là chưa đủ;
kí hiệu đó phải phù hợp với người nhận. Đây là một khía cạnh vô cùng khó khăn đối
với người làm công tác khuyến nông. Khó khăn thứ nhất là trong nông nghiệp sản xuất
bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau cho nên đòi hỏi phải có các cách nhận thức khác
nhau. Thứ hai đối tượng khuyến nông phong phú và đa dạng cả về trình độ và phong
tục tập quán nên đòi hỏi phải có các kí hiệu phù hợp với từng đối tượng.
Hãy quay lại ví dụ trước chúng ta thấy rằng: Nếu như tôi (nguồn thông tin)
muốn đích (người nhận thông tin - người bạn) hiểu rằng anh ta được mời đến để nói
chuyện trong chóc lát nhưng không quá lâu, thì tôi phải chọn từ, động tác và nét mặt để
anh ta hiểu đúng và chính xác rằng đây là một lời mời có giới hạn. Như vậy đòi hỏi
chúng ta phải mã hoá các ý nghĩ nhận thức bằng những kí hiệu sao cho người nhận
hiểu rõ và chính xác.
+ Bước 3: Truyền đạt. Một quan điểm trong nhận thức đã được mã hoá thành
các kí hiệu gọi là một thông điệp. Như vậy một thông điệp đơn giản là một nhận thức
được mã hoá và luôn luôn mã hoá bằng kí hiệu. Một thông điệp được mã hoá tốt là loại
mà kí hiệu đại diện đầy đủ và chính xác quan điểm mà nguồn mong muốn truyền
thông. Khi quan điểm đã được mã hoá thành thông điệp, thông điệp đó phải được
truyền đạt đến người nhận. Nói cách khác là, những từ ngữ - kí hiệu phải được hoặc là
nói ra hoặc là viết ra và trình bày; động tác phải được thực hiện; hình ảnh phải được
trình bày; động tác phải được trình diễn và cứ như thế đối với các kí hiệu khác.

Có nhiều phương pháp truyền đạt thông điệp. Ví dụ nói là một phương pháp rất
thông dụng. Viết là một phương pháp khác. Hiện nay các anh chị đang đọc một bức
thông điệp do tôi mã hoá ra thành những từ ngữ được truyền đạt đến các anh chị bằng
văn viết. Nếu như tôi ghi chúng trên một cuốn băng và phát ra bằng cassette thí có lẽ
có nhiều người cùng nghe. Đó là một cách khác để truyền đạt các bức thông điệp. Việc
lựa chọn các kênh phù hợp để truyền đạt các bức thông điệp trước tiên tuỳ phụ thuộc
vào tình hình truyền thông. Ai truyền thông chúng? Cự ly từ kênh này đến kênh kia bao
xa? Thông điệp có dài không? Nguồn có trong tay phương tiện và kỹ thuật gì? Đó là
một vài điều chú ý khi xem xét lựa chọn kênh thích hợp để truyền đạt thông điệp. Điều
này đặt ra cho cán bộ khuyến nông là phải có những phương pháp truyền đạt khác nhau
phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Nói chung là phải sử dụng nhiều kênh khác
nhau để truyền đạt thông tin.
7

+ Bước 4: Tiếp nhận. Cho dù bức thông điệp đã được truyền đi qua bất cứ một
kênh nào thì việc người nhận có nhận được thông điệp đó không phụ thuộc vào môi
trường xung quanh và trạng thái tâm lý của người nhận. Môi trường ở đây có thể là
tiếng ồn, điều kiện chiếu sáng, cự ly từ nguồn đến người nhận cả về không gian lẫn
thời gian v.v Còn trạng thái tâm lý người nhận tức là anh ta có thực sự sẵn sàng tiếp
nhận thông điệp đó không, điều này phụ thuộc vào khả năng và sự quan tâm của anh ta
về thông điệp đó. Ví du: người nhận mệt hoặc bận việc thì thông điệp có thể gửi đến
nhưng chưa chắc anh ta đã nhận. Những nếu coi như anh ta đã nhận thông điệp đó thì
chúng ta phải còn xem thông điệp đó có tốt và đầy đủ với anh ta không? Đó chính là
vấn đề trung thực của thông tin.
Như vậy môi trường có liên quan trực tiếp với độ trung thực. Nhưng ngoài các
điều kiện đó, độ trung thực còn tuỳ thuộc vào tình trạng hoạt động ra sao của 5 giác
quan của người nhận khi tiếp nhận thông điệp. Năm giác quan này nó đảm bảo chúng
ta tin vào thông điệp, tuy nhiên đôi khi chúng cũng bị đánh lừa. Vì vậy một người
truyền thông viên giỏi và có kinh nghiệm sẽ truyền đạt các bức thông điệp của mình
bằng nhiều kênh sao cho người nhận có thể tiếp nhận chúng không chỉ bằng một giác

quan. Chúng ta thực hiện việc đó theo bản năng khi nói chuyện với nhau. Kinh nghiệm
và cảm giác cho chúng ta thấy đó là phương pháp có hiệu quả đảm bảo việc tiếp nhận
có hiệu quả. Như vậy khi đào tạo, huấn luyện nông dân, người cán bộ khuyến nông cần
phải chú ý đến các khía cạnh có thể làm ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin của
người nông dân.
+ Bước 5: Giải mã. Người nhận sau khi nhận được thông điệp họ phải giải mã
để hiểu được chúng. Việc này phụ thuộc trước tiên vào sự nhận biết các kí hiệu của
người nhận. Có trường hợp người nhận đã giải mã được thông điệp tuy nhiên lại hiểu
sai ý của nguồn, điều này rất tai hại. Những trở ngại trên minh hoạ cho tầm quan trọng
của của việc phản hồi trong phương pháp truyền thông. Có nhiều trường hợp truyền
thông mà việc phản hồi ngay tức khắc là không thể thực hiện được ví dụ như viết thư
hoặc phát thanh. Vì vậy cần hết sức thận trọng khi mã hoá thông điệp và truyền đạt
chúng.
+ Bước 6: Tiếp thu. Sau khi giả mã thông điệp, thì cho dù thế nào đi nữa cũng
sẽ có những quan điểm mới định hình trong đầu người nhận. Để thông điệp đó có ích
cho người nhận thì phải có một sự hoà hợp giữa những kinh nghiệm có sẵn trong đầu
với những kiến thức vừa mới nhận được. Điều này nói lên người nhận cảm nhận được,
hiểu được thông điệp tức là họ giải thích được vấn đề chứ không phải là tiếp nhận để
lặp đi lặp lại mà không hiểu tại sao lại như thế. Để đảm bảo giai đoạn này thành công
người khuyến nông viên cần phải chú ý tới liều lượng thông tin, các loại ký hiệu cũng
như khả năng nhận thức của người nhận.


8

Chương 3
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHUYẾN
NÔNG

3.1. Đặc điểm của các chương trình khuyến nông

- Tính thực tế. Chương trình khuyến nông rất thực tế, bởi vì nó được thiết kế để
phục vụ cho các công việc hàng ngày của người nông dân.
- Tính mề m dẻo. Chương trình khuyến nông khá mềm dẻo để đáp ứng các điều
kiện luôn luôn thay đổi.
- Tính đơn giản. Chương trình khuyến nông tương đối dễ hiểu để đáp ứng sự đa
dạng rộng lớn về các nhu cầu của người dân nông thôn.
3.2. Các nguyến tắc trong lập kế hoạch xây dựng chương trình khuyến nông
- Lập kế hoạch chương trình phải phản ánh được sự phân tích tỉ mỉ các tình hình
thực tế. Mọi yếu tố hiện có chứa đựng ở đất con người nhà cửa, phong tục chợ búa,
cộng đồng và các tổ chức hoạt động trong khu vực phải được xem xét.
- Lựa chọn các vấn đề cho hành động phải đáp ứng các nhu cầu của dân chúng.
Không phải là mọi vấn đề đều có thể được đáp ứng đồng thời, trong đó những vấn đề
cấp bách nhất và có mối quan tâm rộng rãi sẽ được lưu ý trước tiên.
- Chương trình sẽ phải mềm dẻo để có thể duy trì các mục tiêu trung thực trong
một thời gian dài, song cũng đáp ứng với những thay đổi ngắn về những cấp bách đặc
biệt.
- Chương trình khuyến nông phải có chương trình giáo dục và phải hướng vào
việc cải thiện năng lực của dân chúng để giải quyết các vấn đề của riêng họ.
- Chương trình khuyến nông phải được triển khai một cách dân chủ bằng việc
tham gia tích cực của người dân mà chúng ta làm việc với họ.
- Các chương trình khuyến nông phải được điều chỉnh theo trình độ kinh tế và
giáo dục hiện có của nhân dân nông thôn.
3.3. Các bước lập kế hoạch xây dựng một chương trình khuyến nông
* Chọn mục tiêu
Có nhiều mục tiêu của chương trình khuyến nông (CTKN) được trình bày một
cách mơ hồ.
Ví dụ: Mục tiêu là dạy cho nông dân cách tự giúp mình thì có vẻ như không rõ
ràng lắm, do đó khi thực hiện rất khó để đạt được.
Để xác định mục tiêu cho các CTKN cần phải xuất phát từ những mong muốn
của người dân. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến mục tiêu của các chương trình phát triển

rộng lớn của nhà nước để đưa ra được mục tiêu hợp lý. Nhưng cho dù thế nào đi nữa
thì mục tiêu phải rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu tổng quát phải được cụ thể hoá bằng các
mục tiêu trung gian.
9

Ví dụ: Mục tiêu tổng quát là cải thiện phúc lợi cho cộng đồng dân cư ở một tỉnh
A nào đó. Thì chúng ta có các mục tiêu trung gian thứ nhất là nâng cao thu nhập; mục
tiêu trung gian thứ hai là nâng cao năng suất; thứ 3 là nâng cao năng suất lúa; thứ 4 là
sử dụng giống có năng suất cao, tăng mức độ thâm canh, cải thiên điều kiện canh tác;
thứ năm là dạy cho nông dân biết cách trồng các giống lúa năng suất cao,
* Chọn nhóm mục tiêu (đối tượng)
Chọn nhóm mục tiêu hay đối tượng của chương trình khuyến nông
Mỗi một chương trình khuyến nông nên hướng vào một nhóm đối tượng (nhóm
mục tiêu) nhất định. Bởi vì để đạt được mục tiêu của mỗi chương trình này cần phải có
sự thoả mãn các điều kiện về nhân vật lực cần thiết, từ đó mà có thể lựa chọn phương
pháp thích hợp. Ứng với mỗi mục tiêu khác nhau thì nội dung viết ra cũng khác nhau.
Ví dụ: Có một chương trình khuyến nông với mục tiêu là cải thiện chất lượng
đàn bò chẳng hạn của một xã B nào đó, thì nhóm mục tiêu cho chương trình này là
những người nông dân có chăn nuôi bò, chăn nuôi càng nhiều càng tốt, càng lâu năm
càng tốt.
* Nội dung khuyến nông
Nội dung khuyến nông phụ thuộc vào mục tiêu của chương trình khuyến nông,
nhóm mục tiêu và chiến lược khuyến nông. Chính vì vậy khi đưa ra những khuyến cáo
đối với người nông dân, chúng ta cần phải căn cứ vào các khía cạnh trên.
Nội dung khuyến nông nên phải được tiến hành theo tuần tự bởi vì chuyển đổi
quan điểm và thái độ người dân đòi hỏi phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chúng
ta có thể bắt đầu với những khuyến cáo như vẫn giữ vững năng suất nhưng chi phí sản
xuất giảm thay vì khuyến cáo tăng năng suất ngay từ đầu, hoặc bắt đầu khuyến cáo trên
một phạm vi nhỏ sau đó mới mở rộng diện tích ra, Vì những lý do trên mà khi đặt ra
nội dung cho 1 chương trình khuyến nông nên lưu ý các điểm sau:

+ Nội dung có phù hợp với mục tiêu không?
+ Nội dung có được miêu tả rõ ràng không? tức là nội dung có dựa trên những
kiến thức khoa học mới và kinh nghiệm của những người nông dân tiên tiến không?
+ Nội dung đó có phù hợp với thời gian cho phép không?
+ Nội dung có liên quan đến những hiểu biết của người nông dân không?
* Chọn phương pháp (công cụ) khuyến nông
Để chọn được phương pháp phù hợp cần căn cứ vào các khía cạnh sau:
+ Mục tiêu;
+ Quy mô và trình độ học vấn của nhóm mục tiêu;
+ Mức độ tin cậy lẫn nhau giữa nhóm mục tiêu và người làm khuyến nông;
+ Kỹ năng của người làm khuyến nông;
+ Nguồn nhân vật lực sẳn có.
Chúng ta thường thấy rằng trong một chương trình khuyến nông có nhiều mục
tiêu trung gian, khi đã đạt mục tiêu trung gian thấp nhất thì chúng ta tiếp tục phấn đấu
10

để đạt được các mục tiêu trung gian khác cấp cao hơn. Điều đó cho chúng ta thấy rằng
mục tiêu thường xuyên thay đổi, khi mục tiêu thay đổi thì việc thay đổi phương pháp
cho phù hợp cũng phải tiến hành theo.
* Tổ chức hoạt động
Để có sự hoạt động tốt của chương trình khuyến nông thì phải có một sự phân
công rõ ràng giữa các bên có liên quan về sự đóng góp, thời gian thực hiện, trách
nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Chúng ta cũng cần phải phối hợp với các chương trình
khác để có thể hoạt động tốt hơn bởi vì chương trình khuyến nông thường được xây
dựng dựa trên một chương trình phát triển rộng lớn của nhà nước.
3.4. Một số kỹ năng trong lập kế hoạch khuyến nông khuyến lâm
3.4.1. Xác định nhu cầu của nông dân
Có nhiều cách để xác định nhu cầu của nông dân. Có thể thông qua phương
pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân, hỏi những người am hiểu sự việc ở địa phương kết
hợp với các số liệu điều tra khác để xác định nhu cầu của nông dân. Song cách làm sau

đây là dễ làm và có hiệu quả hơn cả trong việc xác định nhu cầu của nông dân. Chúng
tôi gọi đó là phương pháp dùng thẻ (phiếu) nêu yêu cầu. Cách làm như sau.
Chuẩn bị khoảng 20 - 50 thẻ giấy cũng có kích thước 10 x 20 chỉ (dùng giấy bìa
có màu là tốt nhất). Chuẩn bị thêm khoảng 5-6 bút dạ và 2 cuộn băng dính (có thể dùng
đinh ghim). Nếu có thể có 1 bảng gỗ là tốt nhất dùng để dán các thẻ trên đó. Nếu không
có thì có thể tận đụng bức tường hoặc mặt tủ để thay thế.
Sau đó, mời một số nông dân am hiểu và trực tiếp tham gia vào lĩnh vục sản
xuất mà ta cần tìm hiểu (nhóm này từ 5 - 10 người). Phát thẻ và bút cho họ và yêu cầu
họ viết các nhu cầu (hoặc các khó khăn trở ngại mà họ gặp phải) trong quá trình sản
xuất. Yêu cầu họ viết chữ to và ngắn gọn. Sau đó, người tổ chức sẽ tập hợp các thẻ đó
lại và dán (hoặc ghim) các thẻ đó lên bảng (hoặc lên lường) theo các nhóm có yêu cầu
tương tự. Khi làm yêu cầu các nông dân cùng tham gia phân nhóm sẽ giúp chúng ta sắp
xếp chính xác nó vào nhóm nhu cầu nào. Sau khi tạm thời phân được các nhóm nhu
cầu trên cơ sở ý kiến của các cá nhân riêng lẻ. Điều cần thiết là phải lấy ý kiến thảo
luận của cả nhóm xem sự xác định các nhu cầu đó đã hợp lý và đầy đủ chưa, còn thiếu
hoặc cần điều chỉnh nhu cầu nào nữa không.
Bằng cách này, chúng ta có thể dễ dàng xác định nhu cầu của người nông dân về
bất cứ lĩnh vực nào mà ta cần tìm hiểu.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, rẻ tiền, dễ làm (kết hợp được cả ý
kiến cá nhân và tập thể) và dễ cuốn hút người dân tham gia. Điều cần lưu ý là người tổ
chức cần phải giải thích rõ ràng và hướng dẫn cụ thể cho các nông dân tham gia.
3.4.2. Xếp thứ tự mức độ quan trọng của các nhu cầu (hoặc các trở ngại)
Sau khi đã tìm được các nhu cầu (hoặc các khó khăn trở ngại) theo phương pháp
như đã nêu ở trên thì điều quan trọng tiếp theo là phải biết xếp thứ tự ưu tiên theo mức
độ tầm quan trọng của chúng để chúng ta tìm những nhu cầu quan trọng, cấp thiết nhất
11

để giải quyết trước, vì khả năng và điều kiện của chúng ta không cho phép giải quyết
đồng thời các nhu cầu cùng một lúc được.
Để xếp thứ tự mức độ quan trọng của các nhu cầu vừa tìm được, chúng ta có thể

làm theo 2 cách sau đây.
Cách 1 - Liệt kê các nhu cầu của nông dân lên bảng hoặc trên tờ giấy khổ lớn,
sau đó cho nông dân tháo luận (vẫn dùng nhóm nông dân như ở bước). Sau đó yêu cầu
họ xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu bằng cách giơ tay biểu quyết. Nếu 2 hoặc nhiều nhu
cầu có số biểu quyết như nhau thì người tổ chức sẽ bàn bạc với những người nông dân
tham gia và tiến hành biểu quyết lại cho đến khi đạt được một sự nhất trí của cả nhóm.
Ưu điểm của cách làm này là đơn giản, dễ làm, thể hiện sự dân chủ bình đẳng và
tham gia tích cực của những người cùng tham gia.
Cách 2 - Chuẩn bị một số hạt đậu (hoặc hạt lạc, hạt sỏi ) đủ cho mỗi người
tham gia 20 - 50 hạt/người. Sau đó liệt kê các nhu cầu ra tờ giấy khổ to (hoặc dùng
phấn, than kẻ trên nền nhà hoặc sàn) yêu cầu mọi người bỏ các hạt đậu (lạc hoặc sỏi)
vào ô của các nhu cầu theo nguyên tắc của các nhu cầu nào quan trọng thì bỏ nhiều hạt.
Sau đó cộng số hạt của mỗi ô (mỗi nhu cầu) lại. Những ô có nhiều hạt thì chứng tỏ
người nông dân quan tâm và xếp thứ tự ưu tiên cao nhu cầu đó và ngược lại.
Chú ý: Đôi khi do nhu cầu nhiều mà người nông dân có thể rối trí, bỏ nhiều hạt
vào những ô cho những lần bỏ đầu tiên nên những ô sau lại hết hạt để bỏ.
Để khắc phục tình trạng này có thể yêu cầu người nông dân điều chỉnh bằng
cách chuyển một số hạt từ ô này sang ô khác nếu họ thấy như vậy là hợp lý và dùng với
ý định của họ. Điều này có thể làm với từng cá nhân hay với cả nhóm.
3.4.3. Tìm ra nguyên nhân dẫn đến các những trở ngại
Trong một số trường hợp có khi có cả một chuỗi nguyên nhân gây ra một vấn đề
trở ngại hoặc ngược lại.Do vậy, chúng ta cần xem xét trường hợp đầy đủ dữ liệu để xác
định nguyên nhân và trở ngại thì mới có thể đưa ra các giải pháp cải tiến.Trường hợp
những trở ngại chưa xác định rõ nguyên nhân thì cần có thêm dữ liệu để minh chứng
cho xác đáng. Thực tiễn cho thấy có tới 5 loại nguyên nhân gây ra vấn đề trở ngại cần
xem xét, đó là:
1. Một vấn đề trở ngại do nhiều nguyên nhân
Ví dụ: Triệu chứng thiếu đạm trên cây ngô do nhiều yếu tố gây ra như bón ít
phân đạm, bón trên bề mặt nên bị mưa lớn rửa trôi, đất bị xói mòn, hàm lượng chất hữu
cơ trong đất thấp do thân lá cây trồng không được lưu lại cho đất mà đem sử dụng làm

thức ăn gia súc hoặc làm chất đốt. Như vậy, có thể nhận ra 2 nguyên nhân chính dẫn
đến cây ngô thiếu đạm là cách thức bón phân (bón không đủ, bón không đúng cách) và
đất nghèo chất hữu cơ.
2. Một nguyên nhân đặc biệt gây ra nhiều hậu quả
Ví dụ: Canh tác trên đất đồi dốc xói mòn, rửa trôi cây  trồng sinh trưởng
kém, năng suất thấp thiếu thức ăn cho chăn nuôi  sản xuất nông nghiệp phát triển
12

kém  đời sống nông dân khó khăn, thu nhập thấp  nông dân phá rừng làm nương
rẫy mới  môi trường bị phá hủy
Như vậy, xói mòn trên đất đồi dốc là nguyên nhân chính gây ra khó khăn. Nếu
như chúng ta có giải pháp ổn định được độ phì, của đất bằng kỹ thuật canh tác trên đất
dốc hợp lý thì các mối liên hệ tiếp theo sẽ từng bước được giải quyết.
3. Hai vấn đề trở ngại có quan hệ qua lại với nhau
Ví dụ: sâu bệnh, cỏ dại không những ảnh hưởng đến cây trồng ngoài đồng
ruộng mà còn ảnh hưởng sang cả giai đoạn thu hoạch, bảo quản sau này.
4. Nguyên nhân xảy ra chỉ là một giả định
Trong nhiều trường hợp, nhiều nguyên nhân gây ra khó khăn trở ngại có vẻ như
không chắc chắn và khó có thể chứng minh tại chỗ. Trong trường hợp này, cần phải liệt
kê những nguyên nhân có thể xảy ra, sau đó thông qua các dữ liệu thu nhập được để
tìm ra cốt lõi của nguyên nhân gây ra qua phương pháp ngoại suy và loại trừ dần.
5. Nguyên nhân gây ra do không áp dụng kỹ thuật canh tác
Ví dụ: Nguyên nhân làm cho cây trồng các triệu chứng thiếu phân là do người
dân Không sử dụng phân bón (trồng chay) hoặc nếu có bón thì bón ít và không cân đối,
không đúng kỹ thuật, không đúng giai đoạn mà cây cần.
3.4.4. Dùng hình vẽ (sơ đồ) để biểu diễn sự liên hệ giữa những khó khăn trở ngại và
nguyên nhân gây ra
Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm và dễ nhận ra các mối liên hệ khi nhìn
vào. Thông thường những nhu cầu, khó khăn và trở ngại được đặt trong các hình hộp
và nguyên nhân gây ra hướng tới hình hộp đó.
















Sơ đồ 4.1. Cây vấn đề năng suất cây trồng thấp
NS Cây
trồng thấp
H

u qu


gián tiếp
H

u qu


trực tiếp

Nguyên nhân

trực tiếp
Nguyên nhân
gián tiếp
13

Thông thường người ta hay dùng sơ đồ WEB (hay còn gọi là sơ đồ mạng nhện)
để biểu diễn quan hệ nhân quả này. Bằng cách này chúng ta dễ dàng tìm ra nguyên
nhân và các giải pháp để loại trừ các nguyên nhân đó.

3.4.5. Liệt kê các giải pháp để giải quyết các những khó khăn trở ngại.
Một khi các nguyên nhân gây ra trở ngại chính cho việc phát triển sản xuất đã
được nhận diện, chúng ta cần liệt kê các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trở ngại đã
được nhận diện thông qua kết quả nghiên cứu đã công bố, các tư liệu sẵn có hoặc
những thông tin có liên quan.
3.4.6. Chọn lọc các giải pháp kỹ thuật để giải quyết các khó khăn trở ngại
Trong hàng loạt các giải pháp mà chúng ta liệt kê để giải quyết các khó khăn trở
ngại hay nhu cầu, không phải giải pháp nào cũng có tính khả thi do những nguyên nhân
chủ quan và khách quan. Vì thế nhiệm vụ của chúng ta là cùng với nông dân chọn ra:
- Những giải pháp kỹ thuật thích nghi với điều kiện sinh thái nông nghiệp mới
nghiên cứu và tình trạng canh tác của nông dân.
- Những giải pháp kỹ thuật có tính hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi
trường.
- Giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện của hộ
nông dân.
- Giải pháp giảm hoặc tránh rủi ro cho nông dân.
- Giải pháp có tính khả thi với điều kiện ngân sách, khuyến nông, cung ứng dịch
vụ ở địa phương.
3.5. Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông và khuyến lâm thôn, bản có người dân

tham gia
3.5.1. Mục đích, yêu cầu
Áp dụng phương thức khuyến nông, khuyến lâm từ người dân, một yêu cầu bức
thiết không những đối với nông dân mà còn bức thiết cho sự nghiệp phát triển nông
thôn hiện tại và trong tương lai.
Phương thức khuyến nông, khuyến lâm từ người dân đã đặt ra hai yêu cầu cơ
bản:
1. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm phải xuất phát từ yêu cầu của người
dân.
2. Người dân phải được tham gia vào quá trình hoạt động khuyến nông, khuyến
lâm.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thôn, bản có sự tham
gia của nguời dân là nhằm mục đích:
- Nêu được các yêu cầu về khuyến nông và khuyến lâm của người dân thôn bản
thông qua quá trình đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA).
14

- Xác định và thống nhất được mục tiêu và những hoạt động cụ thể về khuyến
nông và khuyến lâm tại thôn, bản.
- Xác lập được vai trò và trách nhiệm của người dân, các tổ chức khuyến nông,
khuyến lâm trong việc thực hiện hoạt động và hỗ trợ người dân trong hoạt động khuyến
nông, khuyến lâm là người hướng dẫn, hỗ trợ để quá trình xây dựng kế hoạch đạt hiệu
qủa có tính thực thi cao.
3.5.2. Các bước tiến hành trong quá trình lập kế hoạch khuyến nông và khuyến lâm
thôn bản bằng phương pháp có sự tham gia.
Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thôn bản có sự tham gia của
người dân là phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên để tạo lập một cơ cấu yêu cầu từ
người dân về hoạt động khuyến nông, khuyến lâm trên một địa bàn có thể, trên cơ sở
kế hoạch được lập các cơ quan khuyến nông cấp trên có cơ sở xây dựng một cơ cấu hỗ
trợ hợp lý, đúng đắn và cụ thể để giúp đỡ cộng đồng, hộ gia đình và người dân trong

hoạt động. Khuyến nông, khuyến lâm phát triển sản xuất nông lâm nghiệp góp phần
nâng cao đời sống và phát triển nông thôn.
Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thôn bản là một quá trình vận
động và điều cốt lõi là có người dân tham gia với trách nhiệm cao. Quá trình này
thường phải qua 3 bước, các bước diễn ra tuần tự trước sau từ 1 đến 3, được sử dụng
nhằm để khuyến khích người dân tham gia một cách thực sự vào các bước và là
phương tiện giao tiếp và tiếp cận chủ yếu giữa cán bộ khuyến nông, khuyến lâm với
người dân và giữa người dân với người dân trong quá trình lập kế hoạch
3.5.2.1. Bước 1: Chuẩn bị
Tham gia vào bước chuẩn bị thường bao gồm cán bộ khuyến nông xã, huyện
(có thể có hỗ trợ của khuyến nông cấp tỉnh). Họ trực tiếp làm việc với các cấp chính
quyền cơ sở thôn, xã và gặp gỡ nông dân trong một số cuộc họp học thôn nhất định.
Công việc phải làm trong bước này gồm:
1. Chọn điểm để tiến hành lập kế hoạch
Điểm chọn được là cấp cộng đồng thôn, bản nơi diễn ra các hoạt động khuyến
nông, khuyến lâm.
Tại sao phải chọn điểm (chọn thôn, bản)?
Chọn điểm để thực hiện chiến lược phát triển khuyến nông, khuyến lâm: Xây
dựng điểm (thành mô hình) để mở rộng điểm ra diện rộng (mở rộng theo chiều ngang).
Nên chọn điểm như thế nào?
Điểm được chọn làm kế hoạch và tiến hành hoạt động khuyến nông, khuyến lâm
theo kế hoạch có vai trò rất quan trọng.
Điểm không những là nơi thử nghiệm phương thức hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm từ người dân, nó còn là mô hình hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để
mở rộng diện cho những hoạt động này trên địa bàn rộng (từ thôn đến xã ) .
15

Do vậy cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cần lựa chọn một số tiêu chuẩn nhất
định để xác định điểm.
Một số tiêu chuẩn có thể xác định làm căn cứ chọn thôn điểm sau đây:

- Thôn trong xã đã có quy hoạch sử dụng đất.
- Thôn đã hoàn thành việc giao đất.
- Người dân có nhu cầu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bằng phương thức
khuyến nông, khuyến lâm để nâng cao đời sống.
- Các tổ chức chính quyền và đoàn thể quần chúng hoạt động tốt, có cán bộ có
khả năng và nhiệt tình trong quản lý và hoạt động khuyến nông, khuyến lâm.
Để chọn được điểm cần tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền địa
phương xã và huyện, căn cứ vào tiêu chuẩn họ sẽ là người tự chọn chủ yếu để đưa ra
thống nhất trong một cuộc họp giữa khuyến nông và chính quyền.
2. Chuẩn bị về mặt xã hội và tổ chức cộng đồng
* Tổ chức họp thôn (thôn được chọn làm điểm) để trình bày mục đích yêucầu
của phát triển khuyến nông, khuyến lâm, vai trò trách nhiệm của thôn điểm.
Xác lập vai trò và sự tham gia của mọi người dân trong hoạt động khuyến
nông, khuyến lâm.
* Lập kế hoạch và thống nhất tiến độ cho việc tiến hành lập kế hoạch hoạt động
khuyến nông, khuyến lâm thôn bản.
* Thành lập nhóm công tác PRA (lập kế hoạch) bằng cách chọn các thành viên
đại diện cho người dân tham gia vào nhóm công tác PRA (10-15) người được dân tín
nhiệm, nhiều thành phần khác nhau, có hiểu biết nhiều về thôn, bản mình, có cả nam,
nữ, già, trẻ )
* Thu nhập một số thông tin cơ bản về kinh tế - xã hội của cộng đồng
* Xem xét các tổ chức cơ sở của cộng đồng để phát huy vai trò của các tổ chức
này trong quá trình tham gia vào lập kế hoạch phát triển thôn bản. Tóm lại trong bước
này, cần phải xác định vai trò của sự tham gia;
+ Tham gia của các cấp chính quyền để đảm bảo nhất trí về quan điểm "chọn
điểm" hỗ trợ và chuyển giao những thông tin cần thiết đến tận hộ nông dân, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiếp cận người dân của nhóm công tác PRA (xây dựng kế
hoạch khuyến nông, khuyến lâm).
+ Tham gia của người dân trong việc bày tỏ thái độ và trách nhiệm đăng ký
tham gia vào thực hiện lập kế hoạch hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, tham gia lựa

chọn người thay mặt mình tham gia vào nhóm công tác PRA lập kế hoạch hoạt động
khuyến nông, khuyến lâm.
3.5.2.2. Bước 2: Thực hiện quá trình lập kế hoạch hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm tại thôn bản.
Bước này là bước kế tiếp bước chuẩn bị, sau khi thôn đã được chọn người dân
dã nhất trí tham gia, thôn đã chọn được các thành viên đại diện, thôn đã thống nhất kế
16

hoạch và thời gian tiến hành lập kế hoạch cách thức tiến hành bước này tại thôn bản
như sau:
1. Các bộ khuyến nông huyện (hoạt tỉnh) xuống thôn tổ chức chuyển giao các
kỹ năng thực hiện PRA cho các thành viên đại diện đã được thôn bản lựa chọn.
- Thống nhất với họ lần cuối cùng về kế hoạch tiến hành bước 2
- Xác định vai trò, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm
- Huấn luyện và chuyển giao các công cụ PRA cho nhóm
2. Thực hiện quá trình đánh giá thôn bản có sự tham gia của người dân để xác
định thực trạng của thôn bản.
- Bằng các công cụ và kỹ năng sử dụng công cụ của PRA, nhóm công tác PRA
(gồm cán bộ khuyến nông huyện, xã và đại diện thôn, bản) cùng với người dân đánh
giá thực trạng về các tiềm năng: đất đai, lao động, vật nuôi, cây trồng và kiến thức của
cộng đồng.
- Bằng các công cụ và kỹ năng sử dụng công cụ của PRA đánh giá về thực trạng
kinh tế - xã hội (phân loại kinh tế hộ, các phương thức hoạt động sản xuất, sử dụng đất
đai, thực trạng y tế, giáo dục vv )
- Bằng các công cụ và kỹ năng sử dụng công cụ PRA đánh giá và tập hợp được
các yêu cầu của người dân và cộng đồng về phát triển sản xuất, hoạt động khuyến
nông, khuyến lâm Nói chung là những yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội thông
qua hoạt động khuyến nông, khuyến lâm địa phương.
Thực trạng của thôn bản là bức tranh toàn cảnh mô tả một cách chân thực về
tiềm năng, kinh tế, xã hội hiện tại của cộng đồng là cơ sở để xác định điểm yếu, thuận

lợi khó khăn đang tồn tại ở cộng đồng và căn cứ để tìm ra nhũng giải pháp cho hoạt
động khuyến nông, khuyến lâm trong lập kế hoạch ở bước sau. Thực trạng cũng có thể
nói là "chỗ đứng hiện tại" của cộng đồng và từ chỗ đứng hiện tại của mình, cộng đồng
có thể lấy đó làm căn cứ để xác định các hoạt động phát triển cộng đồng trong tương
lai.
3. Xây dựng mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho quá trình phát triển hoạt động
khuyến nông, khuyến lâm thôn bản.
Thực trạng là chỗ đứng hiện tại, mục tiêu là đích phải đến hoặc phải đạt được
trong tương lai (sau 1 năm hoặc 5 năm).
- Mục tiêu dài hạn: là mục tiêu xác định cho chỗ thời hạn kỳ kế hoạch (5 năm)
hoặc một giai đoạn dự án (3,4 hoặc 5 năm). Mục tiêu dài hạn là sự cụ thể hóa mong
muốn của cộng đồng trong tương lai xa, trong hoạt động dự án khuyến nông, khuyến
lâm khi đưa vào kế hoạch nên gọi là: kết quả cuối cùng cho thời hạn 5 năm hay giai
đoạn dự án. Nó là kết quả cuối cùng của một quá trình thực hiện kế hoạch, do vậy cần
được người dân tham gia, xác định hết sức cụ thể để làm căn cứ phấn đấu và cũng làm
căn cứ để đánh giá vào cuối kỳ kế hoạch.
17

- Mục tiêu ngắn hạn: Thường xác định cho 1 năm kế hoạch. Mục tiêu gắn hạn
cho một năm kế hoạch là cần phải xác định cụ thể vì đó là kết quả cuối cùng của 1
năm, là đích của việc thực hiện kế hoạch của cộng đồng phải đạt tới…
Mục tiêu ngắn hạn thường đặt cho từng nội dung cụ thể để dễ phấn đấu và đánh
giá vào cuối năm, nó cũng sẽ là căn cứ để xây dựng các hoạt động cho phù hợp nhằm
đạt được mục tiêu. Mục tiêu ngắn hạn là xác định kết quả cuối cùng cho sự phấn đấu
hàng năm của cộng đồng thường dựa trên: Mục tiêu dài hạn, khả năng và tiềm lực của
cộng đồng và phải được người dân tham gia đề xuất, thảo luận và nhất trí.











Ví dụ 2:
Kết quả cuối cùng của thôn B trong năm 2001:

1. Giữ và bảo vệ được (không có hiện tượng chặt phá, đốt ) 10 ha rựng tự
nhiên hiện có
2. Phủ xanh được 20 ha bằng biện pháp trồng rừng và xây dự
ng mô hình nông
lâm kết hợp.
3. Đưa được 50% diện tích vào trồng Ngô Đồng (Ngô lai có năng suất cao)
20% diện tích vào thử nghiệm giống lúa mới
4. 50% lượt hộ gia đình được tập huấn kỹ thuật (lúa mới, ngô mới, thú y,
nuôi cá )
5. …………………….

4. Xác định các giải pháp để đạt được kết quả cuối cùng cho năm kế hoạch.
- Các giải pháp chính là các hoạt động cụ thể của cộng đồng sẽ làm để phấn đấu
đạt tới mục tiêu hay kết quả cuối cùng của năm kế hoạch.
- Các giải pháp thông thường được nhóm công tác PRA tập hợp sau quá trình
đánh giá thực trạng và xác định được mục tiêu bằng phương pháp PRA.
Ví dụ 1:
Thôn B có 100 ha đồi trọc, mỗi năm phấn đấu trồng được 20 ha
Kết quả cuối cùng sau một kỳ kế hoạch (5 năm) của cộng đồng có thể xác
định cụ thể là phủ xanh toàn bộ đồi trọc bằng trồng rừng tất nhiên khi đánh giá
căn cứ vào mục tiêu này, không những, xem xét diện tích trồng rừng có đạt

không? Mà còn chất lượng, ra sao để phủ xanh được toàn bộ diện tích đã xác
định).
18

- Các giải pháp được xây dựng cho từng nội dung hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm của thôn bản.

- Các nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thường được tiến hành ở
địa bàn thôn, bản ở vùng đồi núi là:
- Phát triển lâm nghiệp (bảo vệ rừng tự nhiên, phục hồi rừng, trồng rừng )
- Phát triển nông lâm trên đất dốc (trồng kết hợp cây công nghiệ
p, cây màu,
cây lâm nghiệp )
- Phát triển vườn hộ (cây ăn quả, cây màu, cây thuốc )
- Nâng cao năng suất lúa nước, cây ngô, màu vụ 2,3 trên đất lúa.
- Phát triển chăn nuôi (lợn, trâu, bò, gia cầm )
- Phát triển nuôi cá, nuôi đặc sản (ba ba, tôm)
Các hoạt động khuyến nông khác có thể đưa vào kế hoạch
-Tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp
- Hoạt động thú y, bảo vệ thực vật
- Xây dựng mô hình, thử nghiệm, tham quan học tập
- Xây dựng tổ chức khuyến nông thôn bản
Thông qua sự tham gia của người dân (trong quá trình tiến hànhPRA), các nội
dung hoạt động cho khuyến nông, khuyến lâm đã được nội dung nêu ra, thảo luận,
nhóm công tác sẽ tập hợp và tiến hành làm 2 bước:
a. Tập hợp các nội dung hoạt động chính
b. Đưa ra để người dân thảo luận, xác định tầm quan trọng và tính cấp thiết của
các nội dung (bằng công cụ so sánh cặp đôi) để xếp ưu tiên việc tiến hành các hoạt
động khuyến nông, khuyến lâm của thôn bản.
5. Xác định khối lượng cho từng hoạt động

Khối lượng là chỉ tiêu hết sức cụ thể cho từng hoạt động, nhóm công tác lập kế
hoạch có thể đưa ra dự kiến của mình sau khi đã thảo luận với cán bộ thôn, bản và
người dân. Dự kiến khối lượng cho từng nội dung hoạt động cần được đưa ra thảo luận
và được thống nhất cao (trồng bao nhiêu ha rừng cho năm 2005, thử nghiệm bao nhiêu
ha giống lúa mới, ngô mới, trên bao nhiêu hộ gia đình?, xây dựng bao nhiêu mô hình,
bao nhiêu thử nghiệm khuyến nông, khuyến lâm )
6. Xác định thời gian cho các hoạt động
19

Thời gian tiến hành các hoạt động cũng cần phải xác định rõ và phù hợp với
yêu cầu của người dân và quan trọng là phủ hợp với lịch mùa vụ của địa phương. Xác
định được thời gian cho các hoạt động cụ thể sẽ giúp, nhóm khuyến nông viên thôn bản
lên được kế hoạch tiến độ. Các tổ chức khuyến nông các cấp cơ sở phối hợp cho việc
theo dõi và hỗ trợ cho cộng đồng thực hiện kế hoạch (hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, vật
tư, cây con, vốn vay theo dõi, giám sát, đánh giá cho kịp thời vụ và đúng với yêu cầu
của người dân).
Thời gian cần cho một hoạt động nên xác định:
- Khi nào bắt đầu?
- Khi nào kết thúc?
- Khi nào tiến hành tổng kết, đánh giá?
7. Xác định nguồn lực và trách nhỉệm cho từng hoạt động
Nguồn lực và trách nhiệm thực hiện cho từng hoạt động là một nội dung hết sức
quan trọng trong việc lập kế hoạch hàng năm cho hoạt động khuyến nông, khuyến lâm
ở thôn, bản.
Thông thường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn thôn, bản
có sự góp phần của 3 nguồn lực: i) Nguồn lực từ người dân/hộ gia đình; ii) nguồn lực
vì cộng đồng thôn bản; iii) Nguồn lực từ Nhà nước/Dự án. Cũng trên cơ sở nguồn lực
mà xác định trách nhiệm cho các bên trong việc thực hiện từng nội dung hoạt động
khuyến nông, khuyến lâm tại thôn, bản.
Trong quá trình sử dụng phương pháp PRA để xây dựng kế hoạch hoạt động

khuyến nông, khuyến lâm thôn bản, vấn đề xác định nguồn lực và xác định trách nhiệm
cho 2 bên: người dân và Nhà nước có ý nghĩa rất lớn.
a. Đây là một dịp thảo luận với người dân để đi đến thống nhất, người dân thôn
bản không những tham gia vào quá trình lập kế hoạch mà còn có trách nhiệm đóng góp
nguồn lực và thực hiện kế hoạch để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm, đảm bảo tính bền vững chỉ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ở địa
phương.
b. Người dân xác định được trách nhiệm của mình trong việc tham gia giải
quyết các vấn đề của riêng mình và của cộng đồng sẽ là yếu tố cơ bản để xã hội hóa,
toàn dân hóa được hoạt động khuyến nông địa phương.
Ý nghĩa lớn như vậy cho nên khi xác định nguồn lực và trách nhiệm cần
làm cho người dân thôn, bản thấy rõ vai trò của mình: là vai trò làm chủ và sẵn
sàng đảm nhận trách nhiệm về mình, huy động tiềm lực cá nhân, hộ gia đình đóng góp
để thực hiện tốt và có kết quả từng nội dung hoạt động, góp phần cải thiện điều kiện
kinh tế - xã hội trong cộng đồng.
Phương châm chung của việc xác định nguồn lực trong phát triển nông thôn nói
chung và hoạt động khuyến nông, khuyến lâm nói riêng là: Dân làm Nhà nước hỗ trợ
hoặc Nhà nước và nhân dân cùng làm.
20

Trên cơ sở chỉ đạo phương châm này, và trên cơ sở của các chính sách, chủ
trương của nhà nước dự án, nhóm công tác sẽ cùng với dân thảo luận cụ thể nguồn lực
và trách nhiệm cho từng nội dung hoạt động, làm rõ phần nào là nguồn lực từ dân,
phần nào là nguồn lực từ dân là chủ yếu nhà nước hỗ trợ thêm hoặc theo chính sách trợ
giá; phần nào nhà nước hỗ trợ là chủ yếu, dân đóng góp thêm
Bảng 4.2. Một số chính sách hỗ trợ Bộ NN& PTNT
chương trình phát triển Nông thôn miền núi
Nguồn lực/ trách nhiệm
Hoạt động/ nguồn lực
Dân/ cộng đồng Nhà nước / Dự án

* Trồng rừng
- Hạt giống, túi bầ
u, phân
bón
- Cây con trồng rừng
* Trồng cây ăn quả

*Giống lúa ngô mới
* Huấn luyện, chuyển
giao kỹ thuật

- Làm vườn ươm, sản xuất
ở hộ gia đình
- Mua cây con trả 30% giá
1 cây
Mua cây giống trả 30%
giá 1 cây
- Mua theo giá dịch vụ
- Tham gia

- Hỗ trợ hạt giống, túi bầu,
phân bón
- Dự án sản xuất cây con
cung cấp và thu lại 30% giá 1
cây

- Trợ giá tùy theo mỗi loại
-Tổ chức lớp học, hướng dẫn
và cung cấp tài liệu kỹ thuật


8. Lập kế hoạch sơ bộ về hoạt động khuyến nông, khuyến lâm/năm
Sau khi đã cùng với người dân và cán bộ của cộng đồng thảo luận và xác định
được 7 vấn đề nêu trên, nhóm công tác lên kế hoạch sơ bộ và trình bày trước một cuộc
họp dân toàn cộng đồng.
Mục đích trình bày kế hoạch này trước dân để thống nhất lại:
a. Toàn bộ các hoạt động cần phải làm trong 1 năm đã được dân nêu ra và đã
thảo luận.
b. Các giải pháp cụ thể để thực hiện các nội dung hoạt động.
c. Thời gian thực hiện các giải pháp đã chọn lựa;
d. Thống nhất về nguồn lực và trách nhiệm cho từng hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm ở thôn, bản.
Đây là dịp để cho người dân xem xét lại một lần nữa về vai trò, trách nhiệm của
mình không những đã tham gia vào quá trình làm kế hoạch mà còn đóng góp ý kiến để
chỉnh sửa lại kế hoạch một cách hợp lý với khả năng, nguồn lực của mình, phấn đấu
thực hiện nó để đạt được đến kết quả cuối cùng (mục tiêu) mà họ đã thống nhất phấn
đấu.
21

Trong lần họp thôn này, nhóm công tác cần hướng dẫn cộng đồng bầu nhóm
quản lý để quản lý và điều hành hoạt động khuyến nông, khuyến lâm theo kế hoạch đã
lập ra.

Nhóm quản lý gồm có 3 thành viên: Nhóm trưởng (thường là trưởng thôn)
và 2 khuyến nông viên thôn bản
Trách nhiệm của nhóm:
- Quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm theo tiến độ kế hoạch
hoạt động khuyến nông, khuyến lâm đã lập ra.
- Làm đầu mối liên hệ với mọi hoạt động hỗ trợ từ các cấp tổ chức khuyến nông nhà
nước / Dự án để thực hiện hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ở thôn bản.
- Tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức khuyến nông mở và tổ chức chuyển

giao kỹ thuật về khuyến nông, khuyến lâm cho người dân.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Có tinh thần tự nguyện phục vụ nông dân/ cộng đồng.
- Được dân tín nhiệm
- Có trình độ nhất định về văn hóa, kỹ thuật canh tác
- Có thời gian tham gia các lớp tập huấn và giao tiếp với người dân .


Bảng 4.3. Mẫu kế hoạch hoạt động khuyến nông thôn, bản hàng năm
Mục tiêu dài hạn
Kết quả mong đợi năm 200
Nguồn lực/ trách nhiệm Nội dung hoạt
động/ giải
pháp
Khối lượng
thực hiện
(ha, hộ )
Thời gian
Hoạt động
Người dân Bên ngoài
Hiện trạng năm 200

2.5.2.3. Bước 3: Thẩm định kế hoạch hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thôn,
bản.
Kế hoạch hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thôn, bản sau khi đã thống nhất
lần cuối với toàn bộ cộng đồng được gọi là kế hoạch sơ bộ về hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm thôn, bản. Nhóm quản lý thôn, bản sẽ gửi lên trạm khuyến nông huyện để
khuyến nông cấp huyện và tỉnh tổ chức thẩm định.
22


Mục đích của bước này là tổ chức khuyến nông cấp huyện và cấp tỉnh xem xét
lại tính khả thi của bản kế hoạch của thôn, bản:
* Về khối lượng
* Về nguồn lực/trách nhiệm của nhà nuớc/dự án
* Có thể bổ sung một số hoạt động khuyến nông, khuyến lâm từ nhà nước (như
các chương trình khuyến nông từ cấp tỉnh hoặc cấp Trung Ương.
Sau khi xem xét, cấp huyện gặp lại nhóm quản lý thôn, bản và người dân (cuộc
họp dân) trình bày kết quả thẩm định của mình để thảo luận thống nhất với dân lần cuối
trước khi kế hoạch trở thành kế hoạch chính thức trình duyệt.

Quá trình thẩm định sẽ dược tiến hành như sau:
(Theo cách làm của Chương trình Bộ NN&PTNT)
Thành viên nhóm thẩm định: Cán bộ dự án khuyến nông huyện, xã, nhóm quản lý thôn
bản

Nội dung thẩm định:
* Căn cứ vào kế hoạch sơ bộ soát lại khả năng nhà nước/dự án thông qua chính sách và
quy định về hỗ trợ để điều chỉnh cho phù hợp.
Đề xuất thêm các hoạt động, chủ yếu là các hoạt động từ bên ngải để hỗ trợ hoạt
động khuyến nông - khuyến lâm thôn, bản.
- Xem xét lại các chỉ số, chỉ tiêu tính toán của kế hoạch.
- Xem xét lại phân bố thời gian cho các nội dung hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nhóm quản lý & khuyến nông thôn bản.
Sau khi thẩm định họp dân để báo cáo và thống nhất với dân lần cuối cùng


3.6. Đánh giá chương trình khuyến nông
3.6.1. Ý nghĩa của việc đánh giá chương trình khuyến nông
Đánh giá còn gọi là "bình giá - thành quả", ta thường dùng danh từ tổng kết tổng
kết là tổng hợp tình hình diễn biến trong quá trình thực hiện một chương trình, cách

làm, cách khắc phục những vướng mắc khó khăn, xem xét những gì dẫn đến thành
công hoặc thất bại, những kinh nghiệm từ đó rút ra những kết luận có ý nghĩa nguyên
lý về thực tiễn: Sẽ làm gì, làm như thế nào, những điều kiện gì cần có để làm nhằm đạt
được kết quả tốt hơn trong tương lai. Nghiên cứu thiết lập một lúc hoạch đánh giá hay
một kế hoạch tổng kết và tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá - tổng kết, có thể được
coi như một phần quan trọng của toàn bộ quá trình khuyến nông.
23

- Theo J.Seepersad và TH.Hendereon, đánh giá là một hoạt động của chúng ta
làm hàng ngày, bởi vì chúng ta luôn luôn phát hiện chính giá trị của những vấn đề
chúng ta làm, hay kinh nghiệm. Ví dụ chúng ta đánh giá lương thực chúng ta ăn, công
việc chúng ta làm, những chương trình phát thanh chúng ta nghe
Đánh giá khuyến nông có thể định nghĩa như một qua trình liên tục và có hệ
thống để đánh giá giá trị hoặc giá trị tiềm năng của chương trình khuyến nông.
- Theo E.Grober và V.Hoffmann, đánh giá nhằm mục đích đưa ra được những
vấn đề chỉ những khả năng cải tiến hoạt động khuyến nông. Nó so sánh tình trạng ban
đầu với tình trạng hiện nay trong đó đã có đến mức nào, hoặc không có tác động của
hoạt động khuyến nông.
Đánh giá có 4 chức năng rõ rệt:
a. Giúp đỡ cán bộ khuyến nông (CBKN) cải tiến công tác: Chức năng của cán
bộ khuyến nông? CBKN có quan trọng? Đã giúp ích gì cho những thành viên của
những "nhóm nông dân mục tiêu" đã cải thiện được đời sống vật chất và tinh thần của
nông dân như thế nào?
b. Kiểm tra chương trình khuyến nông:
Chỉ ra cho cơ quan khuyến nông những khó khăn, vướng mắt việc thực hiện
chương trình, phát hiện những nguyên nhân và kiến nghị những biện pháp để cải tiến
tình hình.
c. Khuyến cáo những người làm kế hoạch khuyến nông; xem xét lại những quan
điểm và giả thiết đã làm cơ sở cho việc thiết lập chương trình phát triển khuyến nông,
cho phép đưa ra những chủ trương và biện pháp mới thiết thực sát với sự diễn biến của

thực tiễn phát triển nông nghiệp và nông thôn.
d. Khuyến cáo những người có trách nhiệm lãnh đạo đường lối chính trị: lý giải
những ảnh hưởng về kinh tế - xã hội, những khó khăn vướng mắc của mọi chương
trình phát triển nông nghiệp trên bình diện chính trị, khả năng điều chỉnh chương trình
khuyến nông tiếp tục đầu tư chương trình tiếp theo hay đình chỉ chương trình.
- Theo giáo sư, Ngô khắc Nguyên, tác giả cuốn khuyến nông học (Đài Loan), “
bình giá, thành quả” (đánh giá) có nghĩa là tìm hiểu công tác giáo dục khuyến nông nào
đó đã đạt được kết quả nhiều hay ít và dùng cách nào để bình giá kết quả ấy? Nếu
ngành giáo dục khuyến nông đã thực sự cải thiện được những hành vi của nông dân, thì
đã cải thiện đến mức độ nào? Làm thế nào để trắc độ (đo lường) sự cải thiện đó trong
thái độ, kiến thức kỹ thuật mới mẻ của nông dân? Tất cả những công tác ghi trên đều
nằm trong phạm vi bình giá - thành quả". Bản báo cáo công tác hàng năm có thể đề cập
đến việc nông dân đã thực hiện được bao nhiêu lần các phương pháp mới, nhưng rất
khó phán đoán được có thể là do sự chỉ dẫn của nhân viên khuyến nông hay không? Vì
thế "bình giá- thành quả là một công tác tối quan trọng, cũng là 1phương pháp xác định
giá trị của công tác khuyến nông vậy.
24

Cũng theo giáo sư Ngô Khắc Nguyên, 'bình giá - thành quả" đối với ngành
khuyến nông có 10 điểm như sau:
a. Chỉ rõ kế hoạch khuyến nông đã tiến hành thuận lợi hay ngưng trệ/
b. Chỉ rõ kế hoạch đã tiến hành đúng đường lối hay không?
c. Chỉ rõ hiệu quả của kế hoạch.
d. Cải tiến mức kỹ xảo của nông dân (trước đây thái độ và tập quán làm ăn của
nông dân như thế nào? Nay được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông đã sửa đổi cho
hay hơn, cho thích hợp hơn ra sao?
e. Quyết định trọng tâm công tác.
g . Gây tín nhiệm và làm cho nông dân thoả mãn.
h . Chứng minh giá trị của công tác khuyến nông.
i. Gây ý thức cho các thành phần khác ở địa phương tham gia công tác khuyến

nông.
k. Phương pháp "bình giá" có thể giúp ta tuyển chọn đề tài giáo dục khuyến
nông theo một tiêu chuẩn khách quan và thích hợp.
l. Có thể bảo đảm việc hoàn tất các kế hoạch giáo dục khuyến nông.
3.6.2. Đối tượng và qui trình đánh giá khuyến nông
3.6.2.1. Đối tượng đánh giá khuyến nông
Khuyến nông là một ngành giáo dục ngoài học đường, nên có thể áp dụng được
những nguyên lý và nguyên tắc của ngành giáo dục chính quy trong học đường. Đối
tượng của đánh giá giáo dục học đường không phải chỉ riêng thành tích học tập của học
sinh mà còn bao gồm cả các phương tiện khác nữa như khả năng của Giáo sư, trang bị,
quy chế và tổ chức giáo dục hành chính học đường.
Ngành giáo dục khuyến nông cũng thế, đối tượng của sự đánh giá không chỉ
riêng, về sự 'biến đổi nhận thức, hành vi của nông dân, sự biến đổi về năng suất cây
trồng, vật nuôi mà thôi, mà còn bao gồm cả các phương tiện tổ chức,'hành chính, kế
hoạch, phương pháp Phải phân tích những ưu khuyết điểm của những phương diện
trên với tinh thần khoa học khách quan, rút ra những kết luận chính xác nhằm làm cho
việc xây dựng các chương trình khuyến nông tiếp theo được tốt hơn.
3.6.2.2. Qui trình đánh giá chương trình khuyến nông
* Giai đoạn I
- Quan sát thực tế, xác nhận hoàn cảnh kinh tế xã hội của cộng đồng nông dân
trước khi phổ biến và thực hiện chương trình khuyến nông. Ghi nhận rõ những đặc
điểm trong hệ thống sinh thái và hệ thống xã hội, những tập quán, cách làm ăn, những
hành vi của nông dân trước đây. Phải xem lại các tài liệu điều tra và ghi chép sổ tay
ban đầu của cán bộ khuyến nông.
* Giai đoạn II
- Quan sát sự diễn biến của tình hình trong khi phổ biến và thực hiện chương
rình khuyến nông.

×