Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LANBÀI GIẢNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.22 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN





BÀI GIẢNG
KHUYẾN NÔNG CƠ BẢN













Người biên soạn: Hoàng Gia Hùng














Huế, 08/2009


1

Chương 1

NHẬP MÔN KHUYẾN NÔNG

1.1. Vị trí và tầm quan trọng của khuyến nông
1.1.1. Trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp
Thúc đẫy phát triển nông nghiệp thông qua chuyển giao kỹ thuật từ các cơ
quan nghiên cứu đến người sản xuất, thông tin và kết nối sản xuất với thị trường,
tạo lập mối quan hệ giữa người sản xuất với nhà doanh nghiệp, nhà chính sách, nhà
khoa học.

1.1.2. Trong hoạt động phát triển nông thôn
Khuyến nông là công cụ phát triển nông thôn, thực thi các chính sách về phát
triển nông nghiệp và nông thôn của nhà nước.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển khuyến nông
1.2.1. Trên thế giới
* Pháp
Thế kỷ XV-XVI đánh dấu một mốc đầu tiên trong lịch sử phát triển khoa học
NGHIÊN CỨU
- Nhà khoa học

- Nhà chính sách
- Nhà doanh nghiệp,



KHUYẾN
NÔNG
SẢN XUẤT
- Người nông dân
- Hộ gia đình
- Chủ trang trại,
- Khuyến nông
- Chính sách nông
nghiệp;
- Tín dụng nông
thôn;
-…


Phát triển
nông thôn
(kinh tế xã hội)

Công
cụ/phương
tiện can
thiệp

2


Pháp, vì một số công trình đã được bắt đầu ở thời kỳ này như tác phẩm Ngôi nhà
nông thôn của Enstienne và Liebault nghiên cứu về kinh tế nông thôn và khoa học
nông nghiệp. Tác phẩm Diễn trường nông nghiệp của Oliver de Serres đề cập đến
nhiều vấn đề trong nông nghiệp như cải tiến giống cây trồng vật nuôi.
Thế kỷ 18, cụm từ phổ cập nông nghiệp (Vulgazigation Argicole), hoặc
chuyển giao kỹ thuật đến người nông dân (Transfert des Technologies Agricoles au
Payan) được sử dụng phổ biến.
Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay (1914- 1918). Trung
tâm CETA (Centre d’Etuder Techniques Agricoles) nghiên cứu kỹ thuật nông
nghiệp đầu tiên được tổ chức do sáng kiến của nông dân vùng Pari hoạt động với
nguyên tắc:
- Người nông dân có trách nhiệm và chủ động trong công việc
- Sáng kiến từ cơ sở
- Hoạt động nhóm rất quan trọng
Đây là một phương pháp hết sức độc đáo thời bấy giờ, người nông dân được
quyền tham gia tích cực vào công việc của nông trại, họ chủ động tìm ra các giải
pháp thích hợp với sự hỗ trợ của các kỹ sư nông nghiệp.
* Mỹ
Năm 1845 tại Ohio, N.S. Townshned Chủ nhiệm khoa Nông học đề xuất việc
tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận huyện. Những câu lạc bộ này sinh
hoạt định kỳ hàng tháng, nghe giảng về những chủ đề khoa học kỹ thuật nông
nghiệp, nghe báo cáo đi tham quan thực tế tại những trang trại. Đây là tiền thân của
giáo dục sơ đẳng về khuyến nông tại Mỹ.
Năm 1891. Bang New York dành 10.000 đôla cho khuyến nông đại học.
Năm 1892 Trường Đại học Chicago, Trường Wicosin bắt đầu tổ chức ch-
ương trình khuyến nông học đại học.
Năm 1907, 42 Trường đại học trong 39 bang đã thực hiện công tác khuyến nông.
Năm 1910, 35 trường Đại học đã có Bộ môn khuyến nông.
Năm 1914 Tổ chức khuyến nông được hình thành chính thức ở Mỹ, có 1861
hội nông dân với 3050150 hội viên.

Thuật ngữ Extension Education đã được sử dụng để chứng tỏ rằng đối tượng
giáo dục của trường đại học không nên chỉ hạn chế ở những sinh viên do nhà trường
quản lý, mà nên mở rộng tới những người đang sống ở khắp nơi trên đất nước.
* Anh
Thuật ngữ University Extension hay Extension of University lần đầu tiên
được sử dụng ở Anh vào những năm 1840.
Những năm 1866- 1868 Thuật ngữ “Extension” và “Agricultural Extension”
được sử dụng ở Anh. Jemes Stuart thành viên của Trường. Đại học Cambridge
giảng bài cho Hiệp hội phụ nữ và Câu lạc bộ của những người làm việc ở miền Bắc
nước Anh. Và Jemes Stuart thường được coi là “người cha đẻ của phổ cập đại học“.
Năm 1876 Trường Đại học Luân Đôn và năm 1878 Trường Đại học Oxford cũng
dạy theo chương trình đào tạo này, và từ năm 1880 hoạt động này trở thành một

3

phong trào.
Người Hà lan dùng từ Voorliching mang nghĩa việc thắp sáng con đường
phía trước để giúp mọi người nhìn thấy đường đi. Theo người Hà Lan, người
Indonesia nói đến việc thắp sáng bằng ngọn đuốc (penyuluhan).
Hoạt động khuyến nông ở châu Âu, Oxtraylia, New Zealand, Canada có
nhiều điểm tương tự nh Pháp, Anh , Mỹ tuy có khác nhau chút ít. Hoạt động dịch vụ
khuyến nông thường bắt đầu từ các hội nông nghiệp, nó được giao trách nhiệm cho
một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp.
1.2.2. Ở Việt Nam
Nhìn lại lịch sử ta thấy, khuyến nông Việt Nam đã có từ thời Vua Hùng với
nông nghiệp nước Văn Lang và nền văn minh lúa nước. Các vua Hùng cách đây
hơn 2000 năm đã trực tiếp dạy dân làm nông nghiệp: gieo hạt, cấy lúa, mở cuộc thi
để các Hoàng tử, công chúa có cơ hội trổ tài, chế biến các món ăn độc đáo bằng
nông sản tại chỗ. Công chúa Thiều Hoa là người đầu tiên dạy dân chăn tằm dệt lụa.
Để tỏ rõ sự quan tâm tới nông nghiệp. Vua Lê Đại Hành (979 – 1008) là ông

vua đầu tiên đích thân đi cày ruộng tịnh điền ở Đọi Sơn, Bàn hải thuộc vùng Duy
Tiên, Nam Hà ngày nay.
Các vua nhà Lý (1009 – 1056) rất coi trọng nghề nông và đã ra nhiều chính
sách chăm lo phát triển nông nghiệp, nhiều lần vua cày ruộng tịch điền và thăm
nông dân gặt hái. Sách Đại việt sử ký toàn thư ghi lại sự kiện năm Mậu dần (1038)
Vua Lý Thái Tông ngự ở Bố khẩu lập đàn, tế thần nông, và cày ruộng tịch điền. Khi
có người trong các quan lại can Vua không nên làm việc của nông phu, Lý Thái
Tông trả lời "Trẫm không tự mình cày ruộng thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì để
xướng xuất thiên hạ", nói xong Vua đẩy 3 đường cày.
Triều vua Lê Thái Tông(1492). Triều đình đặt chức Hà Đê sứ và Khuyến
nông sứ đến cấp phủ huyện và từ năm 1492 mỗi xã có 1 xã trởng phụ trách nông
nghiệp và đê điều ( Triều vua Lê Thái Tông thời kỳ cực thịnh của chế độ Phong kiến
nớc ta, nông nghiệp có 1 bước tiến bộ lớn, nhiều năm đất nớc đợc mùa, nạn mất
mùa ít xảy ra). Triều đình ban bố chiếu khuyến nông, chiếu lập đồn điền, và lần đầu
tiên sử dụng từ “khuyến nông” trong bộ luật Hồng Đức.
Thời Vua Quang Trung (1788 - 1792): Từ năm 1789 sau khi thắng giặc
ngoại xâm, Quang Trung ban bố ngay "chiếu khuyến nông" nhằm phục hồi dân
phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang sau 3 năm, những đất đai hoang hoá đã
được phục hồi, sản suất phát triển.
Triều nhà Nguyễn (1807- 1884), đã định ra chức đinh điền sứ. Nguyễn Công
Trứ đợc giao chức vụ này ông đã có công khai khẩn đất hoang để lập ra hai huyện
Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình).
Về kỹ thuật nông nghiệp và hoạt động khuyến nông ông cha ta đã có nhiều
chủ trương biện pháp đúng đắn như đắp đê trị thủy, xây dựng hệ thống thủy nông,
chọn lọc ra nhiều giống cây trồng vật nuôi, công cụ thích hợp cho từng vùng sinh
thái. Những kinh nghiệm làm nông nghiệp cũng đã được đúc kết thành những câu
ca dao, bài hát dễ nhớ, dễ truyền khẩu mang đặc tính khuyến nông Việt nam, một số

4


ví dụ:
Nói về khai hoang: Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Nói về làm ruộng:
Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt mạ tốt lúa
Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống
Không lân không vôi thì thôi trồng lạc
Được mùa lúa, úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa
Mạ mùa sướng cao, mạ chiêm ao lấp
Chiêm hơn sướng, mùa hơn đêm.
Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
Người đẹp về lụa , lúa tốt về phân
Một hòn đất nỏ bằng giỏ phân
Xem thời tiết:
Nắng tốt da, ma tốt lúa
Chớp đông nhay nháy gà gáy thì ma
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì ma
Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
Chọn trâu
Mõm gầu giai, nhai hai gánh cỏ
Đầy kẽ răng, bền tuổi trẻ dai
Sừng cánh ná, dạ bình vôi, hay ăn cày khỏe
Khô chân gân mặt, đắt tiền cũng mua
Đầu thanh cao, tiền thấp hậu cao, chẳng tậu thì sao
Chọn gà
Nuôi gà phải chọn giống gà
Gà ri bé giống nhưng mà đẻ mau
Lông dày thịt béo về sau đẻ nhiều
Gà nâu chân thấp mình to
Đẻ nhiều, trứng lớn con vừa khéo nuôi

Chả nên nuôi giống pha mùi
Đẻ không được mấy, nuôi con vụng về
Thời kỳ Pháp thuộc (1884- 1945): Thực dân Pháp thực hiện chính sách lập
các đồn điền thuộc quyền chiếm hữu của bọn thực dân, các quan lại, địa chủ, cường
hào. Hàng vạn ngời Việt nam bị ép làm phu, lính trong các đồn điền đó, đời sống
của họ vô cùng cực khổ như nô lệ thủa xa, bọn chủ đồn điền như ông vua bà chúa,
chúng có quyền bắt ngời dân nhịn đói, bỏ tù và giết chết. Những người không chịu
được bỏ trốn thì bị bọn chủ bắn chết.
Thời kỳ này Việt Nam cũng đã nhập một số cây trồng mới như: Cà phê
(1857), Cao Su (1897), Khoai tây, rau ôn đới: Súplơ, su hào lợn Yoorsai, gà Rôtri,
gà Plymut
Trong giai đoạn này Việt nam đã xuất khẩu được một số nông sản như gạo

5

967.000 tấn (năm 1919), xuất cảng 70417 tấn nhựa cao su (1920-1929). Điều đó
cũng nói lên rằng phát triển nông nghiệp và khuyến nông thời kỳ này chủ yếu phục
vụ cho chính sách thuộc địa phong kiến của thực dân Pháp. Ngời Pháp tổ chức các
Sở canh nông ở Bắc Kỳ, các Ty khuyến nông ở các tỉnh. Hàng năm tổ chức thi đấu
xảo các sản phẩm nông nghiệp quý vài năm một lần như thi các giống bò sữa, giống
ngựa tốt.
Năm 1938 Thành lập trường đào tạo kỹ sư canh nông để đào tạo các kỹ sư
ngành nông nghiệp.
Từ sau cách mạng tháng 8 /1945 - 1958. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm tới nông nghiệp, người kêu gọi quốc dân "tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất
ngay, tăng gia sản xuất nữa! đó là những việc cấp bách của chúng ta lúc này". Nghe
theo lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn dân bắt tay vào khôi phục kinh tế, phát triển
sản xuất. Vụ rau mầu Đông xuân 45- 46 đã thắng lợi rực rỡ: sản lượng ngô tăng gấp
4 lần, khoai lang tăng gấp 5 lần, tổng sản lượng hoa mầu quy thóc bình quân hàng
năm 133.100 tấn đến mùa xuân 1946 đã đạt 505.000 tấn, tăng gấp 4 lần.

Từ 1958-1975: Nông nghiệp miền Bắc Việt nam phát triển trong sự tác
động trực tiếp của mô hình Hợp tác xã nông nghiệp. Từ tổ đổi công (1956), đến
hợp tác xã bậc thấp năm 1960, đến hợp tác xã cấp cao (1968), đến hợp tác xã
toàn xã năm 1974.
Phương pháp hoạt động khuyến nông chủ yếu là: cán bộ truyền đạt chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước hay tiến bộ kỹ thuật thông qua Ban quản trị
Hợp tác xã rồi từ đó đến người nông dân. Thành lập các đoàn cán bộ nông nghiệp ở
Trung ương, cấp tỉnh, huyện về chỉ đạo sản suất ở cơ sở.
Về thành tích đã đạt được: Lúa chiêm đã được thay thế bằng lúa xuân, năng
suất cao ngắn ngày. Thái Bình là tỉnh đầu tiên đạt 5 tấn thóc/ha năm 1966. Đến năm
1974 toàn miền Bắc đã đạt 5 tấn thóc/ha trên đất cấy 2 vụ lúa. Năm 1988 huyện
Hồng Hà, tỉnh Thái Bình là huyện đầu tiên đạt 10 tấn thóc/ha. Về chăn nuôi có
phong trào nuôi lợn hai máu; Móng cái x Yoocsai, Lợn ỉ x Becsai, Bò lai Sind, nuôi
gà công nghiệp
Thời kỳ 1976- 1988: Nông nghiệp Việt Nam được thống nhất thành một mối,
tiềm năng và thế mạnh của hai miền Nam Bắc được bổ xung cho nhau và cùng nhau
phát triển theo một đường lối chung là hợp tác hóa nông nghiệp. Song diễn biến tình
hình có nhiều phức tạp, do sự tác động của quan hệ sản xuất tập thể và mô hình
quản lý, kế hoạch hóa tập trung. Nhiều thiếu sót đã nẩy sinh trong quản lý kinh tế và
quản lý nông nghiệp, đã làm cho nông nghiệp phát triển chậm lại, đời sống nông
thôn nảy sinh nhiều vớng mắc, nông dân không yên tâm sản suất và sinh sống.
Trước thực trạng suy thoái kinh tế những năm cuối thập kỷ 70 và đầu năm 80
nói chung và nông nghiệp nói riêng, ngày 13/1/ 1981 chỉ thị 100 CT/TW của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến
nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” được ban hành (gọi tắt là
khoán 100). Với mục đích phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ
sở lôi cuốn mọi người hăng hái lao động. Khoán 100 mặc dù chưa phải là mô hình

6


mới về tổ chức và quản lý nông nghiệp mà mới chỉ là cải tiến hình thức khoán, từ
khoán việc sang khoán sản phẩm, từ khoán đội sang khoán hộ. Đây cũng được coi là
sự đột phá đầu tiên vào cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, sản xuất tập thể. Vì vậy
coi là “chìa khóa vàng”để mở ra thời kỳ mới của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Tiến bộ lớn nhất sau khoán 100 là sản suất lương thực. Lần đầu tiên kể từ khi
nông nghiệp tập thể hóa (1958), Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng sản lượng
lựơng thực cao hơn tốc độ tăng dân số (lựơng thực tăng 5%, dân số tăng 2,3%,
lương thực bình quân trên đầu ngời tăng 273 kg/ người/ năm 1981 tăng lên 304 kg/
người/ 1985. Chăn nuôi phát triển ổn định nhất là chăn nuôi gia đình. Song những
kết quả đạt được của khoán 100 không vững. Từ năm 1986 sản suất nông nghiệp bắt
đầu chững lại và giảm sút, sản lượng lương thực năm 1986 đạt 18,37 triệu tấn, năm
1987 giảm còn 17,5 triệu tấn, trong khi đó dân số tăng gần 1,5 triệu người.
Tháng 12 năm 1986, Đại hội VI, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối
đổi mới trong lãnh đạo và quản lý kinh tế
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa
VI (5/4/1988) về ”Đổi mới quản lý trong nông nghiệp” nhằm giải phóng sản suất
trong nông thôn đến từng hộ nông dân, khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự
chủ ở nông thôn. (gọi tắt là khoán 10)
Từ 1988 đến nay: Khoán 10 đã đem lại hiệu quả nhanh chóng tạo ra bước
ngoặt mới trên mặt trận nông nghiệp. Hộ nông dân đã trở thành đơn vị sản xuất tự
chủ, hộ nông dân có quyền sử dụng ruộng đất lâu dài 15-20 năm, có quyền thuê
thêm lao động, có quyền phát huy vốn và vật tư kỹ thuật, chủ động xây dựng và
thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có tư cách pháp nhân trong quan
hệ hợp đồng sản xuất kinh doanh.
Ngày 2/3/1993 Chính phủ ra Nghị định 13/ CP về công tác khuyến nông. Bắt
đầu hình thành hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương. Kết quả đạt
được của nông nghiệp từ sau khi có đường lối đổi mới là rất rõ nét, nói riêng về sản
xuất lương thực diện tích, năng suất, sản lượng tăng đều qua các năm. Nếu như trư-
ớc năm 1988 trở về trước,Việt Nam là một nước thiếu lương thực trầm trọng hàng
năm phải nhận viện trợ hoặc nhập khẩu gạo, thì đến năm 1989 đã xuất khẩu 1,4

triệu tấn gạo, năm 1990: 1,6 triệu tấn, 1992: 1,9 triệu tấn, năm 1994: 2 triệu tấn và
từ những năm 1996- 2003 là trên 3 triệu tấn mỗi năm.
Khi đánh giá về những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế
Việt Nam, các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất nhận định: Thành công lớn nhất
là nông nghiệp, điều đó hoàn toàn đúng. Nông nghiệp Việt nam bắt đầu đổi mới cơ
chế quản lý từ sau Nghị quyết 10 (4/1988). Nếu trước đổi mới nông nghiệp Việt
Nam mang nặng tính tự cung, tự cấp, làm không đủ ăn, lương thực thiếu triền miên
từ năm này sang năm khác, thì từ sau đổi mới tình hình đã khác hẳn,Việt Nam
không chỉ đủ lương thực, thực phẩm nuôi sống hơn 80 triệu dân trong nước mà còn
dư thừa để xuất khẩu hàng năm 2- 3 triệu tấn gạo, hàng trăm nghìn tấn thịt, rau quả,
thu về cho đất nước hàng tỷ USD. Tình trạng thiếu lương thực ở nông thôn đã bị
đẩy lùi và không còn có khả năng tái diễn trên diện rộng. Một nền nông nghiệp

7

hàng hóa đã hình thành với những sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng thế giới như gạo,
cà phê, cao su, hạt điều, chè
Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành nghị định 13/CP về công tác khuyến
nông. Hệ thống tổ chức khuyến nông đã được thiết lập từ Trung ương đến địa
phương. Ngày 26/4/2005 Chính phủ ban hành nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến
nông –khuyến ngư.
1.3. Khoa học khuyến nông
Khoa học khuyến nông coi con người và mối quan hệ khăng khít giữa người
với người (nhà làm chính sách, nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, nông dân và các
đối tác liên quan) trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn là đối tượng
nghiên cứu chính. Nghiên cứu khuyến nông nhằm giải đáp câu hỏi làm thế nào để
có thể giúp nông dân chuyển đổi quan điểm, thái độ, tăng cường khả năng nhận
thức vấn đề và tự đưa ra các quyết định tốt nhất để giải quyết các khó khăn của họ.
1.4. Giáo dục khuyến nông
Giáo dục khuyến nông là nghiên cứu xem quyết định nào phải được người

làm khuyến nông hay các nhà quản lý đưa ra, thông tin gì cần cho sự quyết định
này, và có bao nhiêu thông tin như thế đang có sẵn. Sau đó nghiên cứu viên đó sẽ cố
gắng cung cấp những thông tin còn thiếu. Đây là môn khoa học định hướng quyết
định (khác với khoa học định hướng kết luận). Nó có thể giúp cho cán bộ khuyến
nông và nông dân nhận thức rõ hơn về vấn đề họ đang gặp phải. Giáo dục khuyến
nông xây dựng dựa trên một vai môn khoa học định hướng kết luận giúp cán bộ
khuyến nông đưa ra các quyết định của họ, đặc biệt là môn tâm lý học, xã hội học
và nhân chủng học.
Giáo dục khuyến nông bao gồm việc sử dụng có suy nghĩ các thông tin để giúp
người ta hình thành ý kiến và đưa ra những quyết định đúng. Giáo dục khuyến nông
với mục tiêu là để học cách hình thành ý kiến và học cách đưa ra những quyết định.

















8


Chương 2
LÝ THUYẾT VỀ KHUYẾN NÔNG
2.1. Định nghĩa và mục đích của khuyến nông
Thuật ngữ khuyến nông có thể được diễn đạt theo nhiều cách. Mỗi cán bộ
khuyến nông, mỗi tổ chức khuyến nông đều có quan niệm riêng về thuật ngữ này
dựa trên kinh nghiệm và tích chất công việc của mình. Nói cách khác là không thể
đưa ra một định nghĩa duy nhất để có thể thích hợp cho mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
Đây là một khái niệm động bởi các quan niệm về nó luôn biến đổi. Chúng
không thể gắn một ý nghĩa quá cứng nhắc cho một thuật ngữ mà nó lại mô tả một
quá trình liên tục chuyển động và tiến hoá ở nông thôn.
Để mở đầu ta có thể nhắc lại một số định nghĩa như sau:
2.1.1. Một số định nghĩa về khuyến nông
Theo nghĩa Hán- Văn, “khuyến“ có nghĩa là khuyên người ta có gắng sức
trong công việc, còn “Khuyến nông” nghĩa là khuyên mở mang phát triển trong
nông nghiệp.
Thuật ngữ “Extension” có nguồn gốc ở Anh từ những năm 1866 với một hệ
thống trường đại học. “Extension” - Khuyến nông được tiếp nhận trước tiên ở các
trường Đại học Cambridge và Oxford, sau đó được mở rộng tới các Hội giáo dục
khác ở Anh và các nước khác. “Extension” với nghĩa ban đầu là “triển khai” hay
“mở rộng”. Nếu khi ghép với từ “Agriculture” thành “Agricultural Extension” thì
dịch là “khuyến nông” và hiện nay đôi khi chỉ nói Extension người ta cũng hiểu nó
là khuyến nông.
“Khuyến nông là phương pháp động, nhận thông tin có lợi tới người dân và
giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết nhằm sử
dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này”. “B.E. Swanson và
J.B.Claar”
“Khuyến nông khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp
nông dân hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn”
(A.W.Van den Ban và H.S Hawkins, khuyến nông, 1988)
“Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiến trình của việc hoà nhập

các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái
gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài
nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng vượt qua các trở ngại
gặp phải.” (D.Sim và H.A.Hilmi, FAO Forestry paper 80, 1987, FAO Rome).
“Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó
khăn, các nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề chính của họ” (Malla,
A Manual for training Fiel Workers, 1989)
“Khuyến nông khuyến lâm là một quá trình giáo dục. Các hệ thống khuyến
nông khuyến lâm thông báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy các dòng
thông tin giữa nông dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên
cứu, các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo.” (Falconer, J., Forestry, A Review of Key
Issues, Social Forestry Network Paper 4e, 1987, O. D. I., London)

9

“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan
đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường,
trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành” (Thomas. G. Floes)
Khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng là khái niệm chung để chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo dục không chính
thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những
thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những
khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất,
nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lợng cuộc sống của nông
dân và gia đình họ.

Theo CIDSE
1
:

Khuyến nông là một từ tổng quát dùng để chỉ tất cả các công việc liên quan
đến sự phát triển nông thôn. Đó là một hệ thông giáo dục ngoài nhà trường trong đó
các người già và trẻ được học bằng thực hành.
Định nghĩa của nước Indonesia:
Khuyến nông là một hệ thống giáo dục không theo một quy định thống nhất
nào mà cũng không theo một hệ thống chung nào. Để huấn luyện nông dân nhằm
mục đích giúp họ có những kỹ năng và trình độ kỹ thuật tốt hơn, phát triển hơn,
quan điểm xác thực về sự đổi mới, dành được thế chủ động trong sản xuất kinh
doanh và cuộc sống của họ.
Theo FAO
2
:
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho người nông dân đồng
thời giúp họ hiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến
thức về kỹ thuật, kinh nghiêm về quản lý kinh tế và những thông tin về thị trường.
Để họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và công đồng, nhằm đẩy
mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát triển
nông thôn mới.
Những định nghĩa trên đây cho chúng ta một quan điểm về các cách diễn
giải thuật ngữ khuyến nông. Tuy vậy chúng có một số điểm giống nhau. Tất cả
đều nhấn mạnh khuyến nông là một tiến trình giáo dục được kéo dài trong một
giai đoạn mà ở đó:
- Đối tượng học là đông đảo người nông dân, ở mọi thành phần và lứa tuổi,
đa dạng về trình độ văn hoá, phong tục tập quán, có thể là thanh thiếu niên 18 đôi
mươi cho đến những lão nông tri điền, có thể là cán bộ phát triển nông thôn, những
người đang có nhu cầu mới về học, học để biết làm nông nghiệp trong những điều
kiện mới.

1
Tổ chức đoàn kết quốc tế về hợp tác và phát triển

2
Tổ chức lương thực và nông nghiệp quốc tế


10

- Mục đích học là giải quyết các vấn đề cụ thể, thực tế và thiết thật trong sản
xuất, kinh doanh, công tác nông nghiệp tại cơ sở, cộng đồng, địa phương.
- Nội dung học thường là những chủ đề, những hoạt động mang tính tổng
hợp nhiều mặt, tích hợp nhiều loại kiến thức, nặng về thực hành kỹ năng, thao tác,
học xong ứng dụng được ngay.
- Hình thức học chủ yếu là giáo dục ngoài học đường, chương trình học rất
linh hoạt, cốt đáp ứng nhu cầu thực tế của người học, có thể tiến hành trên đồng
ruộng, nơi chuồng trại hoặc trong nhà.
- Phương pháp học thích hợp là phương pháp giải quyết vấn đề đặt ra, dựa
trên những tình huống cụ thể và có thật, thông qua những hành động thực tế.


2.1.2. Mục đích khuyến nông:
- Mục đích chính của công tác khuyến nông là bắc nhịp cầu nối liền khoảng
cách giữa sản xuất và nghiên cứu, giữa người nông dân với nhà khoa học; nhà
nghiên cứu; nhà làm chính sách; nhà doanh nghiệp, Đem những thông tin cập nhật
và đáng tin cậy về phương pháp canh tác, về kinh tế gia đình, phát triển cộng đồng
và các chủ đề liên quan cho những người nông dân cần đến nó bằng cách dễ hiểu và
có ích cho họ. Đồng thời phản ánh những vấn đề, những khó khăn, những nhu cầu
mà người nông dân đang phải đối mặt cho các nhà nghiên cứu, các nhà làm chính
sách để họ có những cải tiến và thay đổi phù hợp.
- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật và kiến thức, kỹ
năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất. Để từ đó họ có
những quyết định đúng đắn trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trường và theo

kịp sự phát triển chung của toàn xã hội.
- Mở rộng sản xuất, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm tăng thu nhập, xoá
đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia
phát triển nông nghiệp nông thôn.
2.2. Nội dung, nguyên tắc hoạt động khuyến nông
2.2.1. Nội dung hoạt động khuyến nông (Căn cứ theo nghị định 56/CP)
Để đạt được những mục đích trên thì nội dung hoạt động của khuyến nông bao
gồm những khía cạnh sau:
- Thông tin tuyên truyền.
+ Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ, thông tin thị trường và giá cả, phổ biến điển hình
tiến tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp.

11

+ Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các
phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm và các hình
thức tuyên truyền khác.
- Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo.
+ Bồi dưỡng và tập huấn nghề nghiệp cho người sản xuất để nâng cao kiến thức,
kỹ năng quản lý kinh tế trong nông nghiệp.
+ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động
khuyến nông
+ Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
- Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học kỹ thuật.
+ Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với

từng địa phương.
+ Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Phổ biến kết quả khoa học kỹ thuật từ các mô hình trình diễn ra diện rộng.
- Tư vấn và dịch vụ.
+ Tư vấn hỗ trợ chính sách, pháp luật về đất đai, thị trường, khoa học công nghệ,
quản lý kinh doanh,
+ Dịch vụ trong các lĩnh vực như: tập huấn đào tạo, giá cả đầu tư, tín dụng, cung
ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị,
+ Tư vấn, hỗ trợ, phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông
lâm thuỷ sản.
- Hợp tác quốc tế về khuyến nông.
+ Tham gia các hoạt động khuyến nông trong các chương trình hợp tác với nước
ngoài.
+ Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
2.2.2. Các nguyên tắc trong hoạt động khuyến nông
Chúng ta thấy rằng cán bộ khuyến nông có quyền tự do phục vụ nông dân
theo cách thức mà họ cho là có hiệu quả nhất. Mặt khác người nông dân có quyền
theo hay không theo lời khuyên của cán bộ khuyến nông. Nhưng để có một chương
trình khuyến nông có hiệu quả thực sự đối với người dân thì khi tiến hành các hoạt
động khuyến nông, người cán bộ khuyến nông cần phải tôn trọng một số nguyên tắc
sau:
- Tính không áp đặt, không mệnh lệnh.
Lý do phải tuân thủ nguyên tắc này đó là do người dân là người làm chủ
nông hộ, họ hiểu rõ hoàn cảnh của họ và họ biết họ đang cần cái gì nhất cũng như
họ biết năng lực và đang sở hữu những tài nguyên gì. Hơn nữa tính tự nguyện sẽ
mang lại hiệu quả cao hơn là áp đặt là mệnh lệnh trong bất kỳ tình huống nào.
- Tính thích ứng theo vùng lãnh thô.
Lý do của nguyên tắc này là do mỗi vùng có một điều kiện sinh thái khác
nhau miền núi khác miền biển, vùng đồng bằng khác vùng trung du, điều kiện sản

xuất cũng như nhu cầu thị trường là không hoàn toàn giống nhau Chính vì vậy để

12

có một chương trình khuyến nông có hiệu quả cần phải thích ứng với từng vùng, tức
là chương trình khuyến nông phải được xây dựng dựa trên điều kiện từng vùng và
hoàn cảnh của từng người nông dân.
- Tính toàn diện hay liên ngành.
Do sản xuất nông nghiệp trong nông hộ mang tính đa ngành và liên ngành,
hoạt động sống của cộng đồng cũng mang tính đa ngành và liên ngành. Nên nguyên
tắc này cần phải đặt ra trong các chương trình khuyến nông.
- Tính bình đẳng và phân chia nhóm đối tượng
Lý do phải thực hiện nguyên tắc này là do trong thực tế ở nông thôn mỗi
người có một hoàn cảnh khác nhau, sở hữu những tài nguyên và nguồn lực khác
nhau cũng như đang phải đối mặt với những vấn đề không giống nhau. Thông
thường những người có kiến thức chịu khó làm ăn, sở hữu nhiều tài nguyên thì luôn
may mắn và dành được ưu thế trong sản xuất kinh doanh và trở thành những người
có quyền lực, có uy tín ở địa phương. Ngược lại những người bị gặp rủi ro trong sản
xuất kinh doanh hoặc không có nhiều tài nguyên nên họ trở thành những người
nghèo, không có thế lực, uy tín.
Trên quy mô rộng hơn chúng ta còn thấy ở nông thôn có những người
chuyên trồng trọt, những người chuyên chăn nuôi, những người chuyên đánh bắt
thuỷ sản Vì thế những con người này, những nhóm người này đang có những nhu
cầu không giống nhau đồng thời họ đang gặp phải những vấn đề khó khăn khác
nhau. Để thuận lợi trong hoạt động khuyến nông cũng như đảm bảo thành công của
hoạt động cần phải tạo ra được bầu không khí bình đẳng trong lúc làm việc và có
nội dung làm làm việc phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Phối hợp nhịp nhàng với cộng đồng nông dân chứ không phải thay thế họ.
Chỉ những người nông dân mới có thể chọn lựa cho họ phương thức sản xuất
và cách sống thích hợp với họ. Người cán bộ khuyến nông làm việc bên cạnh họ

nhưng không thể thay thế họ. Những người nông dân có thể có được những quyết
định sáng suốt để giải quyết các vấn đề của họ nếu như có đầy đủ thông tin về các
hướng giải quýêt có thể có. Khi thực hiện một quyết định của mình nông dân sẽ tự
tin hơn. Khuyến nông có nghĩa là phối hợp các công việc, là giúp đỡ các cộng đồng
nông dân giải quyết các vấn đề vướng mắc và động viên họ cầm lấy những quyết
định của chính mình.
- Gắn chặt trách nhiệm của khuyến nông với đối với nông dân.
Những dịch vụ khuyến nông và những cán bộ khuyến nông đều phải thực
hiện hai nhiệm vụ. Một mặt họ chịu sự kiểm soát của các cấp lãnh đạo về các mục
tiêu chính trị của các chương trình dự án phát triển nông thôn, và họ cần phải chấp
hành đường lối chính sách mà cấp trên giao. Mặt khác họ phục vụ cho quyền lợi của
những người nông dân và trong khả năng của mình họ phải cố gắng thoả mãn nhu
cầu của những người này.
- Nguyên tắc trao đổi hai chiều
Bởi vì chúng ta biết rằng sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông là dựa trên
những kết quả nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp, nhưng những

13

thông tin mà cán bộ khuyến nông thu nhận được từ những người sản xuất cũng rất
quan trọng cho công việc của anh ta. Những người này có những ý tưởng và những
nhận xét hay phù hợp với thực tế. Do đó nguyên tắc này cũng cần phải tôn trọng khi
làm việc với những người nông dân.
- Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp
với người sản xuất và giữa những người sản xuất với nhau.
2.2.3. Chức năng khuyến nông
* Chức năng giáo dục, đào tạo: Chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt
động như:
+ Tập huấn kỹ thuật
+ Tham quan, trao đổi kinh nghiệm

* Chuyển giao kỹ thuật và truyền thông: Chức năng này được thực hiện thông qua
các hoạt động như:
+ Xây dựng mô hình trình diễn
+ Hội thảo đầu bờ
+ Thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng
* Chức năng thúc đẩy: Chức năng này được thực hiện thông qua một số các hoạt
động sau:
+ Kích thích nông dân hành động theo quyết định của chính họ
+ Tạo lập động cơ cho người dân.
* Chức năng thu nhận (và giải thích các bức thông điệp) thông tin và phản hồi
Nghĩa là khuyến nông bao gồm việc tiếp nhận và giải thích các bức thông
điệp đã được truyền đi các kênh thông tin khác nhau.
* Chức năng phát triển các chủ đề khuyến nông và đánh giá các hoạt động
khuyến nông: Chức năng này được thực hiện qua một số hoạt động:
+ Nghiên cứu thực trạng cộng đồng địa phương để đề xướng những chủ đề
khuyến nông phù hợp và xây dựng những phương pháp khuyến nông cụ thể.
+ Kiểm tra theo dõi các hoạt động khuyến nông và tiến hành đánh giá các
hoạt động khuyến nông theo từng chủ đề và thời gian nhất định.
* Chức năng thành lập các tổ chức nông dân
Các nhóm tổ chức như: nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông,
2.2.4. Nhiệm vụ khuyến nông
Chúng ta thấy rõ rằng cán bộ khuyến nông không thể giải quyết được tất cả
các vấn đề của người nông dân được. Kiến thức và hiểu biết của người làm khuyến
nông chỉ có thể giải quyết một số vấn đề nào đó và khi thực hiện cần phải có sự hợp
tác của người dân. Sau đây là một vài nhiệm vụ chính mà cán bộ khuyến nông có
thể và nên làm với người nông dân.
- Giúp nông dân phân tích tình hình hiện tại và tương lai của họ
Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng một số nông dân không đủ hiểu biết để nhận
thức ra vấn đề họ đang gặp phải và nghĩ ra các giải pháp thực thi hoặc lựa chọn giải
pháp thích hợp nhất để đạt được mục đích của họ. Kiến thức mà họ có cũng có thể

chỉ dựa vào những thông tin thiếu chính xác do kinh nghiệm bị hạn chế, ít được đào

14

tạo Công việc của người làm công tác khuyến nông là giúp họ phân tích tình hình
họ đang gặp phải.
Ví dụ: Bằng việc phân tích cơ cấu kinh tế của một nông trại, người làm
khuyến nông có thể cho người nông dân thấy rằng thu nhập chính của họ đang
phụ thuộc vào một loại cây trồng nào đó, nhưng nguồn thu đó đang bị giảm dần.
Một sự phân tích tương tự như vậy cũng có thể chứng minh rằng có những loại
cây trồng khác đang được các nông dân khác thử nghiệm, có thể có tiềm năng
thu nhập cao hơn.
- Giúp nông nhận thức được vấn đề trong quá trình phân tích
Nếu chỉ dừng lại ở việc giúp người dân phân tích vấn đề thì cán bộ khuyến
nông chưa hoàn thành chức năng giáo dục. Bởi vì điều quan trọng là sau khi phân
tích một tình huống nào đó, người phân tích phải thấy được điểm mấu chốt ở tình
huống đó là gì, cần phải giải quyết nó như thế nào là tốt nhất. Hơn nữa việc giúp họ
phân tích vấn đề chỉ thực hiện ở giai đoạn đầu và chỉ đối với một số nông dân, còn
về lâu dài thì người nông phải tự phân tích lấy tình huống của họ. Người nông dân
đó sẽ truyền lại kiến thức cho các người nông dân khác đó mới là điều quan trọng.
Ví dụ: Để giúp nông dân đối phó với các loại dịch hại, cán bộ khuyến nông
không chỉ dạy cho nông dân cách sử dụng bình bơm mà còn phải dạy cho nông dân
hiểu được vòng đời của dịch hại, chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây trồng để
nông dân biết được khi nào thì sử dụng thuốc hoá học là đúng lúc và hướng dẫn cho
người khác sử dụng.
- Tăng thêm kiến thức và phát triển thêm hiểu biết về các vấn đề, và giúp sắp xếp lại
những kiến thức hiện có của người nông dân
Nếu không có cán bộ khuyến nông thì người nông dân vẫn có thể tiến hành
quá trình sản xuất bình thường. Họ không hề được đào tạo chính quy về bất cứ một
ngành nghề nào và họ cũng không biết khuyến nông là cần thiết. Có thể mọi quá

trình sản xuất đều có thể diễn ra dưới sự điều hành của họ. Bản năng sinh tồn và
khát vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc đã cho phép họ làm như thế. Tuy nhiên
trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thì những kiến thức do đúc rút từ
kinh nghiệm và những khát vọng là chưa đủ. Nếu đã chấp nhận nền kinh tế thị
trường thì sản xuất phải mang tính hàng hoá. Do đó những kiến thức mới về quản lý
kinh tế nông nghiệp, những kiến thức mới về sản xuất hàng hoá cần phải có đối
với bất kỳ người chủ sản xuất nào.
- Giúp cho nông có những kiến thức cụ thể về những giải pháp cho một vấn đề nào
đó, vì thế họ có thể lựa chọn những hành động thích hợp.
Chúng ta thấy rằng không chỉ có một câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để
giúp nông dân đang gặp khó khăn ở những vùng nông thôn. Bởi vì điều này còn phụ
thuộc vào khả năng và tiềm lực mà người nông đang có. Họ biết cái gì là tốt nhất
đối với họ.
Ví dụ: Việc thiếu lương thực có thể giải quyết bằng việc mỡ rộng diện tích
hoặc cũng có thể giải quyết bằng việc tăng mức độ thâm canh. Cả hai cách này đều

15

có thể làm tăng sản lượng lương thực, tuy nhiên chỉ người nông dân mới biết cách
nào là thích hợp với họ nhất.
- Động viên nông dân thực hiện những lựa chọn của họ
Một số nông dân thiếu động cơ để hành động theo một cách nào đó. Hoặc họ
thiếu tự tin do cuộc sống nông thôn đã trói chân họ với những quan niệm cổ xưa.
Cán bộ khuyến nông phải giúp họ vượt qua những định kiến của xã hội, tạo ra bầu
không khí thuận lợi cho họ hành động.
- Giúp nông dân đánh giá và cải tiến kỹ thuật để tự hình thành ý kiến và tự ra
quyết định.
Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với cán bộ khuyến nông. Chúng ta
thấy rằng người nông dân đưa ra quyết định một phần là dựa vào sự trong đợi thu
được kết quả đó, và một phần là dựa vào cách làm cho kết quả đó có giá trị. Những

cái mà nông dân cho là có giá trị có thể khác với nhà làm khuyến nông. Nhưng
chúng ta cũng không có lý do gì để kết luận rằng, những cái có giá trị theo quan
điểm của các nhà làm khuyến nông và cấp trên của họ lại tốt hơn những cái của
nông dân và gia đình họ.
Ví dụ: Việc dùng phân bón ở những vùng chờ nước trời sẽ làm tăng thu nhập
bình quân của gia đình nông dân, nhưng cũng đồng thời làm tăng thêm khả năng rủi
ro. Như thế chỉ nông dân mới có quyền quyết định thu nhập hay rủi ro là quan trọng
đối với họ.
2.3. Nguyên lý tiến trình khuyến nông
Khuyến nông được thực hiện theo nguyên lý như sau:
- Giúp nông dân hiểu biết được thông tin. Điều này liên quan đến truyền tải
kiến thức và kỹ năng, cung cấp và làm sáng tổ thông tin. Hoạt động này có thể được
thực hiện thông qua thông tin tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình,…Ví dụ:
tập huấn kỹ thuật trồng lúa lai. Sản phẩm của giai đoạn này là kiến thức và kỹ năng
mới (quy trình trồng lúa lai).
- Giúp nông dân nhận thức được những thông tin đó. Tức là giúp họ chuyển
đổi quan điểm, thái độ, nếp nghĩ,…sau khi nhận được thông tin và kiến thức mới.
Hoạt động này có thể được thực hiện thông qua các hoạt đông đào tạo và tham quan
học tập chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm. Ví dụ hiểu được trồng lúa lai là có ích cho
gia đình và thích trồng lúa lai thay vì lúa địa phương. Sản phẩm của giai đoạn này là
thái độ và nếp nghĩ thay đổi theo hướng tích cực (thích trồng lúa lai).
- Giúp nông dân hành động hay thay đổi thực hành sản xuất. Đây là giai đoạn
quan trọng nhất trong khuyến nông. Có thể sau khi hiểu biết và nhận thức đầy đủ
nhưng người nông dân vẫn không thể hành động được bời vì họ thiếu các ngườn lực
cần thiết hoặc họ không thể tiếp cận được nguồn lực đó để sản xuất. Khuyến nông
nên giúp họ tiếp cận được các nguồn lực và dịch vụ này, có thể liên quan đến thể
chế và chính sách. Ví dụ họ muốn sản xuất lúa lai những không thể trồng được lúa
này vì họ không có đất đai để trồng. sản phẩm của giai đoạn này là thực hành sản
xuất thay đổi (họ trồng lúa lai thay thế lúa địa phương).
Những hoạt động thực hiện, thay đổi nhu cầu của đối tượng


16

Kiến thức và kỹ năng
Khuyến nông cung cấp kiến thức kĩ thuật và huấn luyện những kĩ năng khác
nhau cho nông dân. Muốn phát triển sản xuất có hiệu quả, nông dân cần kiến thức
mới và những kĩ năng mới. Ví dụ, cách tổ chức và quản lí trang trại kể cả việc theo
dõi ghi chép đầy đủ những khoản thu chi, cách sử dụng những loại công cụ mới,
hoặc khả năng phân tích khía cạnh kinh tế của thông tin và những lời khuyên.
Những khuyến cáo kỹ thuật
Khuyến nông cung cấp thông tin và những khuyến cáo kĩ thuật giúp nông
dân tự mình đưa ra quyết định và hành động. Thông tin bao gồm giá cả và thị trờng
của những mặt hàng họ có thể sản xuất hoặc quan tâm, hoặc có những loài cây/con
giống họ đang cần. Khuyến cáo kĩ thuật, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu,
thường tập trung vào những hoạt động canh tác và những tác động cần thiết để nâng
cao hiệu quả sản xuất. Tất nhiên, nhiều nông dân cũng có những kiến thức và kinh
nghiệm sản xuất rất có ích mà khuyến nông có thể tiếp thu và phổ biến lại cho
những nông dân khác.
Tổ chức nông dân
Nông dân cần có một tổ chức để đại diện cho quyền lợi của mình và thực
hiện những công việc mang tính cộng đồng. Vì vậy cán bộ khuyến nông cần giúp họ
tổ chức thành những tổ, nhóm khác nhau trên cơ sở mục đích hoặc lợi ích chung của
họ. Những tổ nhóm như vậy thường đóng vai trò kênh đa thông tin đến nông dân và
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác khuyến nông.
Động cơ và lòng tin
Một trong những khó khăn của tiến trình phát triển nông thôn hiện nay là
nhiều hộ nông dân phải "đơn phương độc mã" đối mặt với những hoàn cảnh khó
khăn và cảm thấy khó có thể làm được gì để thay đổi cuộc sống của mình. Họ thiếu
sự hỗ trợ và động viên từ bên ngoài. Có người đã phải vật lộn cả đời mà cũng không
làm cho cuộc sống khá lên được bao nhiêu. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần đến với

họ, giúp đỡ họ và khuyến khích họ tham gia các chơng trình khuyến nông. Nhng
điều quan trọng hơn cả cần phải thuyết phục và động viên để họ tin tởng rằng họ
hoàn toàn có thể tự quyết định và hành động để cải thiện cuộc sống của chính mình.
Động cơ của hành vi có thể là một cái gì đó mà con người muốn có, muốn cảm
nhận thấy hoặc biến thành sự thật
Trong đời sống xã hội thì mỗi con nưgời, mỗi vị trí, mỗi địa vị, mỗi điều
kiện lại có các nhu cầu khác nhau. Theo tác giả Abraham H. Maslow trong cuốn
sách “ Động cơ và nhân cách” New York, 1970 đã đa ra 5 nhóm nhu cầu cơ bản của
con người và chúng có một trật tự logic, hệ thống, nghĩa là các nhu cầu ở 5 mức độ
khác nhau, mỗi mức trở thành một đòi hỏi chỉ khi các mong muốn ở các mức thấp
hơn đã được thoả mãn.
Nhu cầu sinh tồn:
Ở mức cơ bản thấp nhất là những nhu cầu được gọi là “nhu cầu sinh lý”, chủ
yếu là những điều thiết yếu để cơ thể con người tồn tại như một cơ thể sống. Nhóm
này gồm: Lương thực, thực phẩm, nơi ở…Chừng nào các nhu cầu này chưa thỏa

17

mãn thì con người sẽ không cảm thấy băn khoăn về các nhu cầu khác cao hơn. Khi
các nhu cầu sinh tồn tương đối đáp ứng, thì nhu cầu tiếp theo đòi hỏi.
Nhu cầu an toàn
Khi đã có đủ lương thực, thực phẩm, và các nhu thiết yếu cho cuộc sống thì
con người nghĩ đến việc làm thế nào cuộc sống được đảm bảo hơn, an toàn hơn.
Con người tìm các biện pháp bảo đảm cho tương lai khỏi bị thiếu các nhu cầu cơ
bản: như làm nhà cửa chắc chắn hơn, tích lũy lương thực, tích lũy tiền bạc
Nhu cầu nhập hội
Khi các nhu cầu cho sinh tồn và an toàn đợc đáp ứng đầy đủ thì vấn đề vật
chất không còn làm ta bân tâm nhiều nữa, và lúc này con người muốn làm được một
cái gì đó, hoặc tham gia vào một nhóm hay tổ chức nào đó để đợc mọi người chấp
nhận, và tham gia vào công tác xã hội

Nhu cầu thừa nhận/ kính trọng
Lòng kính trọng tùy thuộc rất nhiều vào người khác đánh giá ta. Thường con
người không thỏa mãn với việc người khác chấp nhận bình thờng.
Nếu được hoan nghênh, khâm phục con người cảm thấy tự tin và hãnh diện
Nhu cầu khẳng định
Sau khi đạt được 4 nhu cầu trên, thì con người cũng muốn làm được một cái
gì đó để có thể khẳng định được tài năng của mình
Trong công tác khuyến nông việc tìm hiểu động cơ người dân có thể giúp ta
trong hai tình huống: khi muốn giúp họ và khi muốn họ thay đổi hành vi. Để giúp
con người khắc phục vấn đề nào đó của họ, trước tiên ta phải tìm hiểu tại sao họ lại
có hành vi như họ đang thực hiện? Hành động của họ có thể bộc lộ hoàn toàn vô lý
đối với chúng ta, song họ có thể hóa ra khôn ngoan và sáng suốt khi họ được hiểu ra
dới lý thuyết động cơ và nhu cầu. Một sự phân tích hệ thống các tình huống có thể
cho phép chúng ta giúp họ những vấn đề mà họ cảm thấy cần có sự giúp đỡ thực sự.
Khi một khuyến nông viên muốn thuyết phục người này thay đổi hành vi,
thực hiện một vấn đề mới, bản thân phải tin rằng phương pháp mới phải tốt hơn,
hiệu quả hơn hay sinh lợi hơn. Nhưng như thế chưa đủ, còn phải xem xét tác động
của vấn đề mới ra sao. Liệu vấn đề mới đó có đáp ứng được một trong các nhu cầu
của họ hay không?
Còn đối với động cơ của khuyến nông viên thì sao? Chúng có thể thay đổi
như với bất cứ ai. Họ có thể cần sự an toàn của việc làm thường xuyên, hoặc sự
nhập hội trong quá trình gặp gỡ nhiều người, hoặc sự công nhận hay tín nhiệm
của những người họ đã giúp bằng lời khuyên đúng đắn. Họ cũng có thể cần sự tự
khẳng định, và thỏa mãn nhu cầu đó khi họ biết đã thành công trong một công
tác quan trọng.
Khuyến nông được coi như là một công tác tổ chức, thiết kế để cải thiện điều
kiện sinh sống của các nông dân và nông thôn, bằng cách hướng dẫn họ thực hiện
tốt hơn các kỹ thuật canh tác, cải thiện phơng pháp làm việc. Khuyến nông được bắt
đầu từ bất cứ đâu mà con người hiện diện và với nguồn lực sẵn có của chính họ.




18


TIẾN TRÌNH

Hành động Khuyến nông

Nhận thức Khuyến nông

Hiểu biết Khuyến nông


Thử nghiệm Đánh giá/hình
thành ý kiến
Ra quyết định



Một số nước như Pháp trước đây hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp là “phổ
cập nông nghiệp” hay chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp đến nông dân, nay cũng đã
chuyển sang nghĩa rộng là phát triển nông nghiệp. Còn ở Anh từ thế kỷ 19 đã thực
hiện khuyến nông theo nghĩa rộng (Agricultural Extension).
Thực tiễn hoạt động và hiệu quả của khuyến nông Việt Nam trong những
năm qua cho thấy khuyến nông theo nghĩa rộng là phù hợp với xu thế của thời đại
trong sự nghiệp phát triển nông thôn của thế kỷ 21.
2.4. Đánh giá hiệu quả khuyến nông
2.4.1. Khái niệm về đánh giá
Đánh giá có thể được hiểu như sự ước tính hay nhận định giá trị của một vật

thể hay hoạt động nào đó. Người ta đánh giá bằng cách so sánh kết quả với mục tiêu
đặt ra ban đầu. Khác với đánh giá kỹ thuật, đánh giá hiệu quả khuyến nông người ta
chú trọng vào xem xét hiệu quả trên một hộ nông dân thay vì trên một đơn vị sản
xuất hoặc trên một lao động.
2.4.2. Các chỉ tiêu/chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khuyến nông
- Số lượng mô hình thay đổi theo thời gian;
Ví dụ: số mô hình khuyến nông tăng lên (lúa, bông, mía, cao su, cà phê, rau,
hoa,…trên một cộng đồng trong một khoảng thời gian.
- Quy mô áp dụng kỹ thuật thay đổi theo thời gian trên một không gian xác định;
Ví dụ: diện tích lúa lai tăng lên trong tổng diện tích trồng lúa của nông hộ;
- Thu nhập/hộ nông dân.
Ví dụ: thu nhập của hộ nghèo tăng lên từ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật của
chương trình khuyến nông
2.5. Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam
2.5.1. Những nguyên tắc cơ bản
- Phải đánh giá đúng tầm quan trọng của những cán bộ khuyến nông làm
việc trực tiếp với dân. Tính hiệu quả của một tổ chức khuyến nông thể hiện ở những
đầu ra của nó. Đó là khâu tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với dân. Khâu này làm tốt
hay không tốt sẽ ảnh hởng đến toàn bộ tiến trình khuyến nông và khả năng sống còn
của tổ chức. Vì vậy, những cán bộ khuyến nông cơ sở có một vai trò quan trọng. Họ
phải được tạo điều kiện để làm tốt công việc khuyến nông.

19

- Tuyển lựa những cán bộ không những có năng lực mà còn phải có một thái
độ, một tư cách thích hợp với công việc khuyến nông. Đặc thù của khuyến nông là
làm việc ở nông thôn, điều kiện công tác khó khăn, ít chịu sự kiểm soát chặt chẽ của
cấp trên. Do vậy nhất thiết phải tuyển lựa những người đáng tin cậy, siêng năng,
tháo vát và chân thành mong muốn được phục vụ bà con nông dân.
- Phát triển mạng lới khuyến nông trên cơ sở bằng cách tuyển lựa và đào tạo

cộng tác viên là những nông dân nhiệt tình và có năng lực ở địa phương. Muốn cho
kĩ thuật được chuyển giao đến từng hộ nông dân, nhất thiết phải xây dựng mạng lới,
tuyển lựa và đào tạo các cộng tác viên tại địa phương. Những người này ngoài lòng
nhiệt tình còn phải có năng lực công tác. Họ có thể làm việc trên cơ sở tình nguyện
hoặc được trả thù lao theo từng chương trình.
- Cần một đội ngũ chuyên gia thành thạo về kĩ thuật và phương pháp để luôn
hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông. Đây là hậu phương của những cán bộ ngoại
nghiệp, lực lượng này sẽ hỗ trợ kĩ thuật và bổ sung kiến thức cho những cán bộ
khuyến nông ngoại nghiệp khi cần thiết.
- Tổ chức bộ máy khuyến nông phải hết sức gọn nhẹ và năng động. Trong
điều kiện giao thông và thông tin liên lạc ở nông thôn nước ta còn gặp nhiều khó
khăn, việc có một bộ máy khuyến nông gọn nhẹ và năng động là rất cần thiết cho
cán bộ hoạt động. Chỉ có một tổ chức khuyến nông năng động, có đủ điều kiện làm
việc mới có thể nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu của nông dân.
2.5.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam.
2.5.2.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông theo nghị đinh số 13-CP
Ngày 2-3-1993, Chính phủ đã ban hành nghị định số 13-CP kèm theo bản
Quy định về công tác khuyến nông. Thông tư liên bộ số 02/LB/TT ngày 2-8-1993
cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về việc thi hành nghị định số 13-CP. Tổ chức
mạng lới khuyến nông như thế nào, điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể ở từng
địa phương.
2.5.2.2. Trung tâm khuyến nông Quốc gia
Nhiệm vụ của các tổ chức khuyến nông đã được quy định cụ thể trong thông
t liên bộ số 02/LB/TT ngày 2-8-1993 'Hướng dẫn thi hành nghị định số 13-CP ngày
2-3-1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông".
- Xây dựng và chỉ đạo các chơng trình dự án khuyến nông về trồng trọt, chăn
nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, bảo quản, chế biến nông sản
- Theo dõi, đôn đốc, điều phối hoạt động khuyến nông, và giám sát đánh giá
việc thực hiện các chương trình dự án khuyến nông
- Tham gia thẩm định các chương trình dự án khuyến nông theo quy định của

Bộ NN & PTNT
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, những
kinh nghiệm về điển hình sản xuất giỏi, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức và quản lý
kinh tế, thông tin thị trường cho nông dân
- Quan hệ với các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nớc để thu hút nguồn
vốn hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động khuyến nông

20

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp
2.5.2.3. Trung tâm khuyến nông tỉnh
Theo nghị định 13/CP thì mỗi tỉnh thành lập 1 Trung tâm khuyến nông, trực
thuộc Sở NN&PTNT, mỗi trung tâm có từ 3-5 phòng chức năng, biên chế từ 15-20
ngời tùy từng tỉnh. Nhiệm vụ của trung tâm là:
- Xây dựng chỉ đạo thực hiện các chương trình khuyến nông của Trung ương
và Tỉnh
- Phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông lâm nghiệp và những
kinh nghiệm, điển hình sản xuất cho nông dân .
- Bồi dưỡng kiến thức, quản lý kinh tế và rèn luyện tay nghề cho cán bộ
khuyến nông cơ sở, cho nông dân, cung cấp cho nông dân những thông tin thị
trường, giá cả nông sản.
- Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc
tham gia trực tiếp vào các hoạt dộng khuyến nông địa phơng
2.5.2.4. Trạm khuyến nông huyện/ thị:
Theo quy định thì mỗi huyện thị sẽ thành lập Trạm khuyến nông, làm công
tác sự nghiệp về khuyến nông. Tuy nhiên hiện nay việc hình thành trạm, và tổ chức
của các trạm ở mỗi địa phương lại có sự khác nhau, và không thống nhất. Theo tổng
kết của Trung tâm khuyến nông Quốc gia thì hiện nay có 4 loại hình tổ chức của
Trạm khuyến nông cấp huyện:

Một là: Trạm khuyến nông được trực tiếp quản lý theo ngành dọc là Trung
tâm khuyến nông tỉnh. Loại hình này gồm 30 tỉnh, chủ yếu ở phía nam
Hai là: Trạm khuyến nông trực thuộc huyện quản lý về nhân sự, chuyên môn
do ngành dọc quản lý. Loại hình này có 21 tỉnh
Ba là: Trạm khuyến nông trực thuộc Phòng NN&PTNT quản lý. Loại hình
này có 13 tỉnh
Bốn là: Sự nghiệp khuyến nông và quản lý nhà nớc về nông nghiệp vẫn cùng
chung trong Phòng NN&PTNT, khuyến nông chưa hình thành Trạm. Loại hình này
có 8 tỉnh
Nhiệm vụ của Trạm khuyến nông được quy định cụ thể:
- Tiếp nhận những chương trình khuyến nông do Trung tâm khuyến nông
tỉnh đưa xuống, tổ chức thực hiện, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động lên Trung
tâm.
- Xác định những nhu cầu khuyến nông của các xã trong huyện và tập hợp
thành kế hoạch khuyến nông tháng/quý/năm để trình lên cấp tỉnh.
- Tổ chức hoạt động khuyến nông như: Tập huấn kĩ thuật, tổ chức trình diễn
phương pháp và kết quả, đi tham quan, hội thảo đầu bờ v.v để chuyển giao kĩ
thuật cho dân.
- Hợp tác với những cơ quan nghiên cứu để khảo sát và thử nghiệm những
mô hình canh tác nông lâm kết hợp, chăn nuôi và bảo vệ thực vật trên cơ sở có ng-
ười dân cùng tham gia.

21

- Thông qua những phương tiện khuyến nông, cung cấp cho nông dân những
thông tin cần thiết về hạt giống, cây con, phân bón, thuốc trừ sâu, giá cả thị trờng
Thu thập thông tin khoa học kĩ thuật trong những lĩnh vực khác để sẵn sàng cung
cấp thông tin cho dân khi cần.
- Tổ chức và giúp đỡ nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng để phục vụ sản
xuất nông nghiệp hoặc phát triển các hoạt động tăng thu nhập.

- Phối hợp khuyến nông với các chương trình phát triển khác ở địa phương
như chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, xoá nạn mù chữ và những chương
trình khác của các tổ chức phi chính phủ.
- Tổ chức các buổi ngoại khoá cho học sinh phổ thông trong huyện về những
chủ đề có liên quan đến môi trờng, bảo vệ rừng, chăn nuôi và canh tác nông nghiệp.
- Khuyến khích và giúp đỡ dân xây dựng vườn ươm hoặc các cơ sở sản xuất
cây/con giống do hộ nông dân hoặc do cộng đồng quản lí.
- Khuyến khích và giúp đỡ dân phát triển những hoạt động sản xuất khác
tăng thu nhập cho gia đình.
- Phối hợp với những cơ quan chức năng khác nhau trong huyện nh Trạm
bảo vệ thực vật, Trạm thú y, để thực hiện các chương trình có liên quan tới khuyến
nông.
2.5.2.5. Cấp xã
Tuỳ theo điều kiện từng địa phương, có thể thành lập các cụm khuyến nông,
mỗi cụm khuyến nông bao gồm từ 3-4 xã gần kề nhau. Trong một cụm có thể bố trí
3-4 cán bộ khuyến nông (biên chế của trạm) có chuyên môn khác nhau (trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp ) để họ có thể phối hợp giải quyết những vấn đề thuộc
chuyên môn trong địa bàn họ phụ trách.
Tổ chức theo Cụm khuyến nông là hình thức phổ biến trước đây ở một số địa
phơng nh Thái Nguyên, Bắc Kạn Hình thức này có ưu điểm là có sự hợp tác của
các cán bộ khuyến nông có chuyên ngành khác nhau, nhng cũng có nhược điểm là
sự phân công trách nhiệm không rõ ràng, nên có xã hoạt động tốt có xã hầu như ít
hoạt động, nên hiệu quả hoạt động còn có những hạn chế.
Cụm trưởng chịu trách nhiệm trước Trạm khuyến nông về việc quản lí nhân
sự, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo những chương trình
khuyến nông trong địa phương.
Theo thông tư liên bộ, Bộ NN&PTNT- Ban Tổ chức cán bộ chính phủ số 07
ngày 24/4/1996, mỗi xã có một ủy viên nhân dân xã theo dõi sản xuất nông lâm
nghiệp và làm công tác khuyến nông. Hiện nay do đặc thù hết sức phong phú và đa
dạng của hoạt động khuyến nông ở các địa phương nên, nhiều tỉnh đã hình thành

mạng lưới khuyến nông tới các xã, các cán bộ này được biên chế như công chức nhà
nước và làm nhiệm vụ khuyến nông xã. Tham mưu cho chính quyền địa phương về
hoạt động nông lâm nghiệp. Xác định các nhu cầu của người dân. Xây dựng các kế
hoạch khuyến nông và phát triển nông thôn tại các thôn bản của xã. Tập huấn kỹ
thuật cho nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn tại địa phương, chuyển giao
các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới người dân. Giám sát đánh giá các hoạt động

22

khuyến nông tại các thôn bản. Ngoài ra khuyến nông cấp xã có một số nhiệm
vụ sau:
Phát hiện những nông dân sản xuất giỏi, những kinh nghiệm kiến thức sản
xuất trong địa bàn để báo cáo cho Trạm và phổ biến những điển hình này cho những
nông dân khác.
Giúp thành lập các Ban quản lí thôn bản để quản lí các chương trình khuyên
nông ở địa phương, phát hiện những nông dân có năng lực và nhiệt tình để bồi
dưỡng họ trở thành khuyến nông viên thôn bản. Thực hiện đào tạo khuyến nông và
kĩ thuật cho họ để phổ cập cho nông dân.
Giúp thành lập những nhóm nông dân có cùng hoàn cảnh hoặc cùng lợi ích
để tiến hành khuyến nông cho họ.
2.5.2.6. Cấp thôn bản
Hiện nay, các tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng mạng lới khuyến nông cơ
sở, bao gồm các cán bộ kỹ thuật làm theo hợp đồng, những nông dân tiên tiến. Ở
các thôn bản có thể hình thành nên các câu lạc bộ khuyến nông (Hà Nội, Cần Thơ,
Long An, Sơn la, Lai Châu ), làng khuyến nông tự quản (Thái Nguyên Bắc Kạn ),
hoặc nhóm hộ sở thích.
Làng khuyến nông tự quản/ Ban quản lí thôn bản
Làng khuyến nông tự quản là một tổ chức nông dân ở cơ sở được thành lập
trên tinh thần tự nguyện và nhu cầu của cộng đồng thôn bản. Với sự giúp đỡ của cán
bộ khuyến nông, làng khuyến nông tự quản hoàn toàn chủ động và tự quản trong

việc tổ chức phát triển sản xuất và các hoạt động khác ở địa phương.
Mục tiêu:
- Nâng cao năng lực tự quản của nông dân.
- Xây dựng kế hoạch và biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng
nhu cầu của người dân trong sản xuất và phát triển thôn bản.
- Tăng cường tính cộng đồng trong các hoạt động nông nghiệp và phát triển
nông thôn .
Ban quản lí thôn bản : Do người dân tự bầu ra dưới sự giúp đỡ của cơ
quan khuyến nông, Ban quản lí có thể từ 3-5 người, bao gồm trưởng ban, các ủy
viên, có thể có các đại diện của các tổ chức quần chúng khác như hội phụ nữ,
hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh tham gia. Ban quản lí thôn
bản có nhiệm vụ sau:
- Cùng với dân và cán bộ khuyến nông xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh
giá kế hoạch phát triển kinh tế cộng đồng và những chương trình khuyến nông trong
thôn bản.
- Quản lí và phát triển các quỹ tín dụng và tiết kiệm trong thôn bản.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các nhóm cùng sở thích, các khuyến nông
viên thôn bản triển khai các chương trình khuyến nông
- Theo dõi và đánh giá các chương trình khuyến nông
- Phản ánh kịp thời nhu cầu và nguyện vọng của dân lên cụm khuyến nông.
Câu lạc bộ khuyến nông

23

Câu lạc bộ khuyến nông là tổ chức khuyến nông tự nguyện được chính quyền
xã cho phép hoạt động và quản lý. Có những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Tập hợp các hội viên là nông dân để tổ chức học tập tiếp thu tiến bộ kỹ
thuật mới, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ quản lý, khả
năng tổ chức sản xuất có hiệu quả kinh tế cao
- Tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ để nông dân trao đổi, bàn bạc, đề

xuất các nhu cầu nguyện vọng. Tạo mối quan hệ gắn bó giữa các hộ nông dân với
nhau, giúp nhau khắc phục khó khăn trong sản xuất và đời sống.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp (phân bón,
thuốc trừ sâu, cây con giống Câu lạc bộ có thể đứng ra làm tín chấp với các tổ
chức tín dụng để giúp các hộ thành viên vay vốn đầu tư sản xuất có hiệu quả
Nhóm hộ sở thích
Là các nhóm có chung nguyện vọng, chung sở thích và có điều kiện kinh tế,
xã hội tương đối gần nhau. Mục tiêu chung của nhóm sở thích là:
- Nâng cao năng lực của nông dân để họ giúp đỡ lẫn nhau tự giải quyết các
vấn đề khó khăn, thay vì chỉ phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài. Nông dân có thể
giúp dỡ, hỗ trợ, liên kết với nhau trong sản xuất, cùng nhau học hỏi và áp dụng các
kỹ thuật mới vào sản xuất
- Giúp người dân đưa ra được những vấn đề khó khăn trong sản xuất, đề xuất
các giải pháp phù hợp.
Khuyến nông viên thôn bản
Khuyến nông viên thôn bản do dân hoặc Ban quản lý thôn bản bầu ra. Nên
chọn những người có năng lực sản xuất và nhiệt tình với công tác khuyến nông.
Họ sẽ được đào tạo và hỗ trợ để làm khuyến nông trực tiếp cho dân. Mỗi thôn bản
cử ra từ 1-2 ngời, tuỳ theo quy mô của thôn bản. Nhiệm vụ của Khuyến nông viên
thôn bản là
- Trực tiếp phổ cập các chương trình khuyến nông đến từng hộ nông dân .
- Giám sát và báo cáo Ban quản lý hoặc cán bộ khuyến nông về việc thực
hiện các hoạt động khuyến nông và tín dụng của những nhóm hộ nông dân cho
mình phụ trách .
- Phối hợp theo dõi những chương trình thử nghiệm và trình diễn của
nông dân.
- Phản ánh kịp thời những nhu cầu và nguyện vọng của dân với Ban quản lý
và khuyến nông cấp trên
2.5.2.7. Các tổ chức tham gia khuyến nông khác
Các Viện nghiên cứu, Trung tâm, Trường đại học, Cao đẳng, doanh nghiệp,

các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế tham gia công tác khuyến nông
Ngoài hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước thì nhiều cơ quan, trờng học
viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ Cũng là một lực lượng quan trọng có
thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia công tác khuyến nông thông qua các kết quả
nghiên cứu, xây dựng mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan
hoặc một dự án phát triển nông thôn Thực tế trong nhiều năm qua sự đóng góp

24

của thành phần này cũng rất quan trọng, đã góp phần rất lớn trong việc từng bước
hoàn thiện phương pháp luận trong công tác khuyến nông.
Các Hội, đoàn thể, các ban ngành
Một số hội tham gia tích cực công tác khuyến nông như: Hội nông dân, Hội
phụ nữ, Hội làm vườn , các ngành như: ngân hàng, tài chính cũng đã tham gia
tích cực vào công tác khuyến nông và hoạt động cũng rất có hiệu quả.
Hội nông dân, Hội phụ nữ đã có những hoạt động cụ thể để giúp các thành
viên trong hội mình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
* Hệ thống tổ chức khuyến nông mới
Theo nghị định mới của chính phủ về khuyến nông (56/2005/NĐ-CP), hiện
nay hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam chia làm 4 tổ chức khuyến nông sau:
Tổ chức khuyến nông Trung ương:
- Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia, đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ
Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung Tâm Khuyến
Nông Quốc Gia do bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quy định.
Tổ chức khuyến nông địa phương
Tổ chức khuyến nông ở địa phương là đơn vị sự nghiệp, được quy định như sau:
- Tổ chức khuyến nông ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi là
khuyến nông cấp tỉnh.
- Tổ chức khuyến nông ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được giọi

là khuyến nông cấp huyện.
Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của khuyến nông địa phương do
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
Tổ chức khuyến nông cơ sở
- Mỗi xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có ít nhất một nhân viên
làm công tác khuyến nông.
- Ở thôn, bản, phum, sóc(sau đây gọi chung là cấp thôn) có cộng tác viên khuyến
nông.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định số lượng và chế độ thù lao cho nhân viên
khuyến nông cấp xã, cộng tác viên khuyến nông cấp thôn.
Tổ chức khuyến nông khác
- Tổ chức khuyến nông khác bao gồm các tổ chức và cá nhân như: tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào
tạo, tham gia vào việc khuyến khích, tạo điều kiện và thành lập các tổ chức khuyến
nông.
- Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông thuộc tổ
chức, cá nhân nào thì do tổ chức, cá nhân đó quy định.
2.6. Vai trò, phẩm chất và yêu cầu cán bộ khuyến nông
2.6.1. Vai trò của cán bộ khuyến nông
Để giúp đỡ những người nông dân có ý kiến đúng và ra các quyết định có
hiệu quả. Cán bộ khuyến nông thường đóng vai trò như:

×