Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo dược lâm sàng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.62 KB, 11 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trong điều trị các bệnh viêm nhiễm cho vật nuôi thì kháng sinh là
một lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng kháng sinh đơn thuần thì hiệu
quả điều trị mang lại không cao. Do đó thực tế hiện nay để điều trị các bệnh
viên nhiễm cho vật nuôi thì một phác đồ điều trị tổng hợp được người chăn
nuôi cũng như các bác sỹ thú y sử dụng phổ biến đó là sự kết hợp của kháng
sinh với các thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau.Hầu hết các quá trình bệnh lý
xảy ra trong cơ thể vật nuôi đều có mặt của phản ứng viêm.Viêm được coi là
phản ứng bảo vệ của cơ thể nhằm chống lại các yếu tố gây tổn thương tế bào,
các trường hợp nhiễm trùng.Tuy nhiên trong các trường hợp nhiễm trùng nặng
phản ứng viêm xảy ra quá mạnh gây nên sự giãn mạch, tăng tính thấm thành
mạch, dịch viêm tiết ra quá nhiều có hại cho các tế bào vùng viêm.Chính vì lí
do này mà các thuốc chống viêm, giảm đau được sử dụng. Chúng giúp cho
phản ứng viêm không diễn ra một cách thái quá từ đó mang lại hiệu quả cao
trong điều trị bệnh cho vật nuôi.
PHẦN II: NỘI DUNG
II.1. Khái niệm
Viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể. Nhưng khi phản ứng viêm xảy ra quá mạnh
thì phải dùng các thuốc chống viêm, trong số đó có loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống
viêm
Thuốc chống viêm là thuốc có tác dụng lên một khâu nào đó của quá trình viêm hoặc
làm ngừng hẳn quá trình viêm.
II. 2. Phân loại
Thuốc kháng viêm cục bộ: Thuốc có tác dụng cục bộ
Thuốc chống viêm có tác dụng toàn thân: Là những thuốc chống viêm phải hấp thụ
vào máu, đi đến các tổ chức và ức chế chọn lọc đến các quá trình cơ bản của viêm. Thuốc
loại này có các Gucocorticoid, các thuốc kháng viêm phi Steroid, các thuốc kháng
Histamin.
Cần nhớ rằng trong lâm sàng, có những loại thuốc kháng viêm toàn thân có thể sử
dụng cho cục bộ.
Các muối Canxi cũng có tác dụng chống viêm.


II.3. Các thuốc sử dụng trong lâm sàng thú y
II.3.1. Thuốc kháng viêm tác dụng toàn thân
1. Thuốc chống viêm phi steroid
1.1.Khái niệm:
Là những thuốc đồng thời có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau nhưng không
phải steroid.
Tùy từng loại cụ thể mà tác dụng thể hiện ưu thế một mặt nào đó. Có loại có tác dụng
giảm đau nổi trội hơn; có loại tác dụng hạ sốt nổi trội hơn,…cả ba tác dụng này đều có cơ
chế chung là ức chế Cyclooxygennase. Nghĩa là thuốc ngăn cản sự hình thành và tác dụng
của các chất hóa học trong viêm.
1.2. Tác dụng dược lý.
a. Tác dụng chống viêm:
Đặc điểm tác dụng chống viêm:
+ Tác dụng lên hầu hết các loại viêm không kể nguyên nhân.
+ Chỉ ở liều cao mới có tác dụng chống viêm.
+ Thuốc có tác dụng lên thời kỳ đầu của quá trình viêm.
Cơ chế:
Ức chế tổng hợp Prostaglandin (PG) do ức chế có hồi phục cyclooxygenase (COX),
làm giảm PG E2, và F1α là những trung gian hóa học của phản ứng viêm.
Làm bền vững màng lysosom: Ở ổ viêm trong quá trình thực bào, các đại thực bào
làm giải phóng emzyme của lysosom ( hydrolase, aldolase, colagenase…), làm tăng thêm
quá trình viêm. Do làm bền vững màng lysosom, các NSAID làm ngăn cản giải phóng các
enzyme phân giải, ức chế quá trình viêm.
Ngoài ra có thể còn có thêm một số cơ chế khác như đối kháng với các chất trung gian
hóa học của viêm do tranh chấp cơ chất với enzyme, ức chế di chuyển bạch cầu, ức chế
phản ứng kháng nguyên – kháng thể.
Tuy các NSAID đều có tác dụng giảm đau – chống viêm, song lại khác nhau giữa tỷ lệ
liều chống viêm/liều giảm đau. Tỷ lệ ấy lớn hơn hoặc bằng 2 với hầu hết các NSAID, kể cả
Aspirin( nghĩa là liều có tác dụng chống viêm cần phải gấp đôi liều có tác dụng giảm đau).
Nhưng lại gần bằng một với indometacin, phenylbutazon và piroxican.

b. Tác dụng giảm đau.
Chỉ có tác dụng với chứng đau nhẹ, khu trú. Tác dụng tốt với chứng đau do viêm ( đau
khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng, đau sau mổ). Khác với morphin, các thuốc
này không có tác dụng với đau nội tạng, không gây ngủ, không gây khoan khoái và không
gây nghiện. Theo Mondaca và Vane (1978), do làm giảm tổng hợp PG F2α nên các
NSAID làm giảm tính cảm thụ của các ngọn dây cảm giác với các chất gây đau của phản
ứng viêm như bradykinin, histamine, serotonin.
Đối với một số chứng đau sau mổ, NSAID có thể có tác dụng giảm đau mạnh hơn cả
morphin vì mổ đã gây ra viêm.
Trong đau do chèn ép cơ học hoặc tác dụng trực tiếp của tác nhân hóa học, kể cả tiêm
trực tiếp prostaglandin, các NSAID có tác dụng giảm đau kém hơn, càng chứng tỏ cơ chế
quan trọng giảm đau do NSAID là do ức chế tổng hợp PG, ngoài ra còn có những cơ chế
khác.
c. Tác dụng hạ sốt.
Thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ chế gây sốt: Khi vi khuẩn, nấm, độc tố (gọi chung là
chất gây sốt - pyrogen ngoại lai) xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất các
chất gây sốt nội tại. Chất này hoạt hóa men cylo-oxygenase (COX), làm tổng hợp PG (nhất
là PG E1 và E2) từ acid arachidonic của vùng dưới đồi. PG sẽ gây sốt do làm tăng quá
trình tạo nhiệt (rung cơ, tăng hô hấp, tăng chuyển hóa) và giảm quá trình thải nhiệt (co
mạch da ). Thuốc hạ sốt do ức chế COX làm giảm tổng hợp PG do đó làm giảm quá trình
gây sốt nên có tác dụng hạ sốt. Thuốc không tác động lên nguyên nhân gây sốt nên chỉ có
tác dụng điều trị triệu chứng.
Thuốc làm tăng quá trình thải nhiệt như: giãn mạch da, tăng tiết mồ hôi, và không tác
dụng trên quá trình sinh nhiệt.
1.3. Động dược học
Hấp thu tốt ở dạ dày, phần lớn các thuốc được uống, một số im hoặc iv như Flunixin;
một số khác có thể vừa uống, vừa tiêm. Hầu hết các thuốc phân hủy ở gan. Sản phẩm phân
hủy thải trừ qua thận, thời gian bán thải phụ thuộc vào đường đưa thuốc, loài gia súc, thậm
chí liều lượng thuốc sử dụng.
1.4. Tác dụng phụ

Khi dùng kéo dài, có rất nhiều tác dụng phụ
Tổn thương niêm mạc dạ dày – ruột, loét dạ dày, thậm chí làm ruột non không hấp
phụ được Protein.
Gây rối loạn công năng thận, viêm kẽ thận.
Một số thuốc làm tổn thương đến tủy xương, gan.
Ứng dụng
Giảm viêm, giảm đau, hạ sốt.
 Paracetamol
Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau tốt nhưng không có tác dụng chống viêm. so
với các dẫn xuất Anilin khác, Paracetamol không hoặc chỉ có tác dụng rất ít ức chế hoạt
lực của cylcooxygenase ở ngoại biên, nhưng trong não lại ức chế rõ rệt sự tổng hợp
Prostaglandin.
Như vậy tác dụng dược lý của Paracetamol được coi là thuốc hạ sốt giảm đau, nhưng
không có tác dụng chống viêm. Thuốc chỉ có tác dụng chữa triệu chứng trong viêm, góp
phần làm thuyên giảm viêm.
Thuốc có tác dụng phụ là làm Methaemoglobin, trường hợp cá thể mẫn cảm với thuốc
sẽ có mề đay ở da, phù niêm mạc, chán ăn.
Liều lượng hạ sốt, giảm đau ở chó là: 20 – 30mg/kg thẻ trọng, ngày 3 – 4 lần.
 Fenazon
Là những thuốc có tác dụng hạ sốt do ức chế có phục hồi Cyclooxygenase. Thuốc
dùng để hạ sốt, chữa triệu chứng của viêm. Không có tác dụng chống viêm.
 Acid Salicylic và các muối
Các Salicylic ức chế có hồi phục Cyclooxygenase, đủ để có tác dụng giảm đau, sốt và
viêm.
Có tác dụng mạnh đến niêm mạc dạ dày, nên chỉ dùng ngoài da để điều trị bệnh ngoài
da. Nồng độ 2% hoặc thuốc mỡ 5 - 10% .
Ứng dụng:
Dùng acetyl Salicylat để giảm đau nhưng quan trọng hơn là chống viêm cấp và mãn
tính ở xương, khớp, gân, cơ. Ưua đó, làm giảm đau ở các nơi này. Ở chó, ứng dụng để dự
phòng nhồi máu cơ tim.

Liều lượng: Trâu, bò: 5 – 100mg/kg thể trọng, po, ngày 2 lần, tối đa 14 ngày.
Ngựa: 30 – 50mg/kg thể trọng, po, ngày 2 lần.
Chó: 10 – 20mg/kg thể trọng, po, ngày 2 lần.
Mèo: 10mg/kg thể trọng, po, ngày 1 lần
 Flunixin.
Rất có giá trị để giải trừ co thắt cơ.
Dùng chống viêm các cơ quan vận động, giảm đau, hạ sốt. Tác dụng giảm triệu
chứng đau bụng ngựa (nhưng không có hiệu quả khi bị rối ruột, lồng ruột).
Dùng dạng tiêm cho ngựa và trâu, bò. Có thể dùng cho chó. Không dùng cho mèo.
Không trộn với thuốc khác trong bơm tiêm vì gây kết tủa.
Liều lượng: Trâu, bò: 2,2 mg/kg thể trọng, im, ngày 2 lần, tối đa 5 ngày.
Ngựa: 1,1, mg/kg thể trọng, im, iv. Ngày 1 lần, tối đa 5 ngày.
Chó: 1 mg/kg thể trọng, po, Sc, ngày 1 lần, tối đa 3 ngày.
 Naproxen
Tác dụng chống viêm mạnh; giảm đau, hạ sốt trung bình.
Điều trị bệnh ở cơ quan vận động của ngựa và chó ( viêm màng xương, viêm xương,
viêm gân, viêm khớp, sau phẫu thuật gân).
Thời gian bán thải ở chó dài tới 72 giờ do có chu kỳ gan ruột.
Tác dụng phụ: Rối loạn hoạt động ruột non. Không dùng cho mèo.
Liều lượng: Ngựa: 10mg/kg thể trọng, po, ngày 2 lần, tối đa 14 ngày.
Chó: 5mg/kg thể trọng, po, hàng ngày, sau đó giảm liều xuống 2mg/kg thể
trọng.
 Phenylbutazon
Là thuốc chống viêm mạnh, hạ sốt và giảm đau yếu. Thuốc có tác dụng ức chế có hồi
phục Cyclooxygenase; đồng thời còn loại trừ các gốc hóa học có Oxy hoạt động.
Chỉ định điều trị: Điều trị chứng viêm cấp và mãn ở cơ, xương, khớp gân, giảm đau
và các bệnh lý khác ở cơ quan vận động. Thuốc làm giảm các triệu chứng từ đó làm khỏi
bệnh.
Chống chỉ định: Không dùng khi có bệnh về gan, tim, thận, khi bị loét dạ dày.
Liều lượng:

Ngựa: 2 – 4mg/kg thể trọng, iv chậm mỗi ngày, không quá 5 ngày.
Chó: 10 – 20 mg/kg thể trọng. Chia ba lần trong ngày thứ nhất, sau đó giảm dần
liều lượng.
2. Glucocorticoid.
Do vỏ thượng thận sản xuất và giải phóng, dưới sự điều hòa của ACTH.
2.1. Tác dụng chống viêm:
Như chúng ta đã biết, các Glucocorticoid là các thuốc chống viêm mạnh nhất hiện
nay. Bant chất của tác dụng chống viêm là thuốc ức chế hoạt động của Phospholipaza A2
và từ đó ức chế quá trình biến đổi của axits Arachidonic.
Glucocorticoid ở giai đoạn đầu làm giảm hoặc làm ngừng các dấu hiệu bệnh lý của
viêm như giãn mao mạch, phù, sự di chuyển của bạch cầu Leucocyt. Giai đoạn sau làm
thay đổi các quá trình tăng sinh của hệ mạch, làm tăng sinh các nguyên sợi, các quá trình
tạo Collagen. Glucocorticoid làm thay đổi số lượng và hoạt động bạch cầu trong máu: tăng
số lượng bạch cầu trung tính, giảm Lymphocyt, Monocyt, bạch cầu ái toan và ái kiềm, ức
chế hình thành các Kinin, ức chế giải phóng Histamin, làm ổn định màng Lysosom. Từ các
tác dụng trên, tựu chung lại, làm giảm viêm.
2.2. Động dược học
Thuốc hấp thu tốt ở dạ dày – ruột, niêm mạc mũi, khí quản và cả ở da.
Phân hủy trong gan.
Thải trừ qua nước tiểu.
2.3. Tác dụng phụ:
Tăng sản xuất và phân tiết HCl dạ dày, dễ gây loét dạ dày.
Với gia súc chửa, có thể gây xảy thai.
Khi tiêm tĩnh mạch nhất là ngựa, dễ gây trụy tim
Ở chó, dùng liều cao gây chứng khát nước nhiều và đái nhiều.
Ứng dụng:
Trong thú y, chỉ sử dụng Glucocorticoid điều trị thay thế.
Dùng chống viêm và khi cần để làm giảm miễn dịch.
Sẽ có kết quả tốt đối với
+ Điều trị các quá trình viêm cấp tính có nguồn gốc chấn thương như viêm khớp, viêm

túi hoạt dịch, viêm gân.
+ Điều trị mề đay, các bệnh tự miễn dịch.
+ Trạng thái sốc với nhiều nguyên nhân khác nhau (trường hợp trụy tim mạch có nguy
cơ tử vong, tác dụng hạn chế, phải sử dụng thuốc có hiệu quả nhanh hơn. Sốc do nội độc tố
phải sử dụng kết hợp với kháng sinh).
+ Các bệnh về mắt và tai như viêm kết mạc mắt dị ứng, viêm giác mạc, viêm mống
mắt – thể mi, viêm tai ngoài.
Các trường hợp viêm kết tràng, viêm gan.
Điều trị chứng đa xê tôn.
Myoglobin niệu.
Chú ý:
Liều lượng sử dụng tương đối rộng, cần phải căn cứ vào hoạt tính, đặc điểm dược
động học của hoạt chất, dạng thuốc, cách cho thuốc, trạng thái bệnh súc để quyết định.
Nguyên tắc sử dụng trong thú y cần phải nắm: nếu điều trị lâu dài, luôn luôn phải sử
dụng liều lượng tối thiểu như vậy mới đạt hiệu quả mong muốn.
Dùng liều cao một lần, nguy hiểm ít; nhưng kéo dài trên 3 – 4 ngày sẽ ảnh hưởng đến
hệ trục Dưới đồi – Tuyến yên – thượng thận. Quá trình ức chế ngược sẽ diễn ra.
Các chế phẩm loại tác động ngắn như Prednizolonkhi sử dụng lâu dài cần phải chú ý
đến hiệu ứng chu kỳ nhịp thời gian ( 24 giờ) của quá trình phân tiết hormone. Với chó, nên
cho thuốc vào các giờ buổi sang, với mèo cho uống vào các giờ buổi chiều tối.///
Sử dụng Glucocorticoid trong điều trị, liều lượng hàng ngày nên giảm 20 – 25%; nếu
cần khi kết thúc điều trị Glucocorticoid ta dùng ACTH.
Những ca bệnh dùng thuốc ở cục bộ có hiệu quả, ta không nên sử dụng toàn thân.
 Prednizolon:
Đại gia súc: 100 – 300mg/con, im, iv
0,2 – 0,5mg/kg thể trọng, im.
Tiểu gia súc: 2 – 20mg/con, im; tiếp đó: 0,5 – 1,0mg/con, po.
 Dexamethazon, Betametazon
Đại gia súc: 5 – 30mg/con, im, iv.
2 – 10mg/con, tiêm động mạch.

Chó: 0,5 – 2,0 mg/con, im, iv.
0,25 – 2mg/con, po.
Mèo: 0,25 – 0,5mg/con, im, iv.
0,1 – 1,0/con,po.
3. ACTH
Ứng dụng:
Kích thích hoạt động của thượng thận sau khi điều trị kéo dài Glucocorticoid.
Điều trị thay thế Glucocorticoid khi thượng thận vẫn hoạt động bình thường.
Dùng để chẩn đoán công năng của thượng thận.
Dùng chế phẩm Tetracosactid 1mg chứa 100UI ACTH.
Liều lượng: Đại gia súc: 2 – 6mg/con, tiêm bắp.
Tiểu gia súc: 0,01 – 0,02 mg/con.
4. Các thuốc kháng Histamin
Các thuốc kháng Histamin là những chất gắn với Recepter H1 và H2 của tế bào. Do
đó ức chế toàn bộ tác dụng gây ra do Histamin. Chia ra làm hai nhóm: thuốc ức chế
Receptor H1 và thuốc ức chế Receptor H2 ( ít sử dụng).
Thuốc ức chế Receptor H1
 Tripelennamin Dehistin
Là muối Chlohydrat dễ tan trong nước. Hơi mẫn cảm với ánh sáng. Là chế phẩm dùng
dự phòng và điều trị phản ứng quấ mẫn. Thuốc dễ gây ngủ. Tiêm tĩnh mạch ngựa, sau vài
phút có biểu hiện rung cơ vã mồ hôi, rung cơ nên không dùng iv.
Liều lượng : Ngựa, bò : 0,5mg/kg thể trọng,im, ngày ba lần, không quá 240mg/con.
Chó, mèo : 0,5 – 1,0mg/kg thể trọng, im, ngày 2 – 3 lần ; 1,0 – 1,5mg/kg thể
trọng, po, ngày 3 lần.
 Chlopheniramin.
Kháng Histamin mạnh hơn Diphenyhydramin, nhưng tác dụng gây ngủ kém hơn. Thời
gian tác dụng ngắn,do đó phải sử dụng loại dung môi có tác dụng kéo dài để ứng dụng
trong thực tế.
Liều lượng : chó : 0,4 – 2mg/kg thể trọng, po, ngày 2 lần.
 Diphenhydramin.

Là thuốc kháng Histamin có tác dụng tương đối nhanh, kéo dài và mạnh.
Tác dụng gây ngủ rõ, chỉ có tác dụng tê cục bộ.
Tác dụng kiểu Atropin, thích hợp để điều trị co thắt đường hô hấp trên.
Liều lượng : Ngựa, bò : 0,25 – 0,5mg/kg thể trọng, im.
Chó, mèo : 1 – 2 mg/kg thể trọng, po, ngày 2 lần.
 Prometazin
Tác dụng trung gian giữa Chlopheniramin và Diphenhydramin.
Tác dụng suy giảm thần kinh rất rõ.
Tác dụng phụ : gây ngủ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, con vật tăng mẫn cảm với ánh
sáng.
Liều lượng : Ngựa, bo : 1,5 – 2,0 mg/kg thể trọng, im, ngày một lần.
Chó, mèo : 0,5 – 1,0 mg/kg thể trọng, po, ngày 2 – 3 lần.
2. Thuốc ức chế Receptor H2.
Là những chất ưa nước, phân cực, ít có ý nghĩa trong thú y.
II.3.2. Thuốc chống viêm tác dụng cục bộ
Trong nhóm này có các thuốc là Glucocorticoid, thuốc kháng viêm không steroid và
thuốc kháng histamine với tác dụng toàn thân. Có thể sử dụng chúng trong các dạng bào
chế thích hợp để chống viêm cục bộ.
Bên cạnh đó còn có các thuốc chỉ sử dụng cục bộ ở nơi viêm – da và niêm mạc.
Dưới đây là danh mục các thuốc chống viêm cục bộ.
Thuốc chống viêm tác dụng toàn thân được sử dụng với tác dụng cục bộ.
+ Các Glucocorticoid: Hydrocortizon, Prednizolon, Triamcinolon, Alchlometazon,
Flumetazon, Budenosid, Halometazon, Flucinolon.
+ Các thuốc kháng viêm phi Steroid: Dichlofenax, Phenylbutazon.
+ Các thuốc kháng Histamin: Dimetinden, Tenalidin.
Thuốc chống viêm tác dụng cục bộ
 Các thuốc hấp phụ:
Than hoạt tính, hoạt thạch, cao lanh…, các thuốc này phải có kích thước nhỏ, mịn, có
thể hấp phụ lượng dịch gấp 4 lần lượng thuốc, như vậy sẽ loại thải được các chất ở ổ viêm,
góp phần làm giảm phù, giảm đau và giảm viêm. Ứng dụng trong các ổ loét, thẩm xuất, vết

thương nhiễm trùng, bỏng.
 Cao dán, thuốc đắp:
Gồm các chất có phân tử lượng lớn, gặp nước sẽ tan ra, phủ lên mặt niêm mạc hoặc da
nơi có ổ viêm. Thuốc sẽ loại trừ các kích thích bệnh lý gây tác động đến các tế bào ở tổ
chức sâu bên dưới.
 Thuốc bôi da dạng dầu:
Thuốc có tác dụng bảo vệ da khỏi bị khô. Các hoạt chất chứa trong thuốc phát huy tác
dụng chống viêm. Dầu thực vật, mỡ động vật, các Carburhydro được sử dụng trong dạng
thuốc này.
 Thuốc săn se:
Các chất chat thực vật, các muối Bismuth, muối nhôm, muối kẽm… làm tủa Protein
trên bề mặt vết thương, niêm mạc, tạo nên một lớp bảo vệ mỏng ở đó. Bề mặt niêm mạc
viêm hoặc bề mặt da được giữ khô bởi lớp bảo vệ. Lớp sâu phía dưới, với tác dụng của các
sợi Collagen sẽ làm giảm khả năng gắn giữ nước, giảm ngoại thấm, giảm viêm và giảm
đau.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Có thể nói rằng việc sử dụng các thuốc chống viêm, hạ sốt , giảm đau trong các phác
đồ điều trị tổng hợp các bệnh viêm nhiễm cho vật nuôi đã mang lại những hiệu quả điều trị
tích cực. Nó đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi bệnh tật và nâng cao sức khoẻ cho
vật nuôi.Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả mà nó mang lại thì nhóm thuốc này cũng
tiềm ẩn những tác hại khôn lường nếu chúng ta sử dụng không đúng cách.Từ đó gây ra
những tổn thất kinh tế cho người chăn nuôi cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ vật
nuôi. Chính vì vậy trong công tác điều trị bệnh đòi hỏi chúng ta cần phải sử dụng nhóm
thuốc này đúng cách, tránh lạm dụng thuốc và phải hạn chế được các tác dụng phụ không
mong muốn khi dùng thuốc.Chúng ta cần nghiên cứu kĩ tác dụng của mỗi loại thuốc và đề
ra quy trình điều trị riêng cho từng loại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×