Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

BÀI GIẢNG PHẦN BỆNH SẢN KHOA potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.23 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
BỘ MÔN NGOẠI SẢN
≡≡≡ ϑ ≡≡≡
BÀI GIẢNG
PHẦN BỆNH SẢN KHOA
(Dùng cho sinh viên chuyên ngành Thú y các trường Đại học Nông nghiệp)
TS. NGUYỄN VĂN THANH
Trưởng Bộ môn Ngoại -Sản
Khoa CNTY- ĐHNNI
HÀ NỘI, THÁNG 10 - 2003

1
A. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG THỜI GIAN
GIA SÚC MANG THAI
BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC KHI ĐẺ ( Praplegia Gravidarum)
Khái niệm về bệnh: Bại liệt trước khi đẻ là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở
gia súc cái sinh sản trong thời gian mang thai. Đặc điểm của bệnh là gây ra hiện
tượng con vật mất khả năng vận động chỉ nằm bẹp một chỗ
Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân chính gây ra bệnh đó là sự thiếu hụt khoáng
đặc biệt là canxi và phôt pho, hiện tượng này xảy ra khi:
+ Do khẩu phần thức ăn thiếu khoáng can xi và phốt pho
+ Do gia súc mẹ bị nuôi nhốt lâu ngày trong chuồng ít được tiếp xúc với ánh sáng
mặt trời ảnh hưởng tới quá trình
Ánh sáng mắt trời
7Dehydrocolesterol Vitamin D3
(tiền vi ta min D3 có sẵn ở trên da của động vật)
Chính vitamin D3 là chất xúc tác cho quá trình hấp thu Can xi và Phôt pho, thiếu
Vitamin D3 thì quá trình hấp thu Ca và P bị cản trở
+ Do tỷ lệ Ca và P không hợp lý hàm lượng P quá cao
+ Do giá súc mẹ bị viêm ruột do đó không hấp thu đuợc Ca và P bởi vì Ca và P chủ


yếu được hấp thu qua niêm mạc ruột non
Tất cả các nguên nhân trên làm cho hàm lượng Ca và P trong máu của con mẹ bị
giảm thấp không đủ cung cấp cho việc hình thành và hoàn thiện bộ xương của bào
thai. Để đáp ứng cho việc hình thành, hoàn thiện bộ xương của các bào thai con mẹ
buộc phải rút Ca và P từ xương mình từ đó làm thay đổi cấu tạo tổ chức của xương
gia mẹ đặc biệt là khung xương chậu và chi sau từ đó gây ra bại liệt
3. Triệu chứng: Con vật ăn rở (thích ăn những thức ăn mà ngày bình thường nó
không ăn) như đá sỏi đất cát, vật gặm đất cát vôi vữa trên nền chuồng, xung quanh
tường. Thường lúc đầu vật đi lại khó khăn đi cà nhắc đi thậm thọt sau đó nằm xuống
và không đứng dậy được, cũng có truờng hợp vật đang đi lại bình thường đột nhiên
hét lên rồi nằm xuống mất hoàn toàn khả năng vận động. Khi vật nằm xuống trong
thời gian đầu vật còn tự trở mình đuợc các hoạt động về hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá
còn diễn ra bình thường một thời gia sau sẽ kế phát một số bệnh như viêm phổi,
2
viêm dạ dày và ruột nếu năm lâu sẽ dẫn đến tình trạng thối loét da thịt. Hậu quả của
bệnh này thường dẫn đến hiện tượng đẻ khó do khung xoang chậu bị biến dạng
4. Phương pháp điều trị
+ Cho gia súc ăn những thức ăn giầu chất dinh dưỡng, dễ tiêu, bổ xung khoáng nhất
là Ca, P như bột cá, bột xương, bột sò, bột cua, bột ốc, cua đồng vv
+ Dùng các loại thuốc: Carbiron, Ravit Fort, Polycal tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có
thể dùng Canxichlorua tiêm vào tĩnh mạch, ngoài ra có thể dùng các loại dầu nóng
như cồn long não, Salysinatmetyl, rượug gừng xoa bóp. Nên dùng võng cố định
gía súc đứng trong gióng để điều trị sẽ có kết quả tốt hơn, rút ngắn được thời gian
điều trị và chi phí cho việc điều trị thấp hơn
Chú ý:
+ Đối với bệnh bại liệt trước khi đẻ không dùng Strrchline để điều trị vì rất dễ gây
hiện tượng sảy thai đồng thời trong quá trình điều trị nếu phải dùng kháng sinh trong
các trường hợp nhiễm trùng kế phát thì không nên dùng Gentamycin vì đây là loại
kháng sinh tác động rất mạnh tới đường niệu rất dễ gây sảy thai
+ Bệnh bại liệt sau khi đẻ có triệu chứng gần giống như bệnh bại liệt trước khi đẻ, về

phương pháp điều trị giống nhau nhưng riêng đối với bệnh bại liệt sau khi đẻ có thể
dùng Strchline để điều trị
BỆNH XUẤT HUYẾT TỬ CUNG (Heamatometra)
1. Khaí niệm về bệnh
Bệnh xuất huyết tử cung là bệnh sảy ra trong thời gian gia súc cái mang thai với đặc
điểm có hiện tượng máu chảy từ cơ quan sinh dục ra ngoài.
2. Nguyên nhân
+ Do gia súc bị ngã đột ngột, bị trượt ngã, sụt hầm, sụt hố, do phối giống nhầm khi
gia súc dã có thai
+ Do các nguyên nhân làm cho cơ thành bụng, cơ tử cung căng lên quá mức
Tất cả các nguyên nhân trên làm tổn thuơng hệ thống mạch máu giữa nhau mẹ và
nhau con dẫn đến xuất huyết tử cung
3. Triệu chứng
Triệu chứng chủ yếu của bệnh là có máu chảy từ cơ quan sinh dục ra ngoài, máu đã
mất mầu đỏ và thường có mầu nâu và đã có những cục máu đông, các niêm mạc mắt
3
miệng, mũi nhợt nhạt trắng bệch, con vật run rẩy co ro đứng không vững sức lực
giảm sút nhanh
4. Điều trị
+ Hộ lý: để con vật vào nơi yên tĩnh ở tư thế đầu thấp đuôi cao nhằm giảm áp lực
xoang chậu, đắp nước lạnh vào vùng hông khum
+ Sử dụng các laọi thuốc sau:
-Tiêm vitamin K 3-5 ml cho gia súc nhỏ 5-8ml cho gia súc lớn
- Adrenaline 0,1% 0,5 ml cho gia súc nhỏ 3-5ml cho gia súc lớn
- Truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý 0,9% hay đường Glucoza 5% tuỳ theo trọng
lượng cơ thể có thể truyền từ 50 – 500ml
- Cần chú ý tiêm thuốc trợ tim như Cafe in hay Spartein cho vật bệnh
BỆNH RẶN ĐẺ QUÁ SỚM (động thai)
1. Khái niệm về bệnh
Rặn đẻ quá sớm là bệnh sảy ra trong thời gian gia súc cái mang thai với đặc

điểm com mẹ xuất hiện những cơn rặn những cơn co bóp của tử cung trước
thời gian sinh đẻ một số tuần hay một số ngày
2. Nguyên nhân
+ Do tác động cơ giới như khi gia súc bị đánh, bị húc vào bụng, bị ngã đột ngột,
sụt hầm, sa hố, lợn tranh nhau ổ nằm, tranh nhau máng ăn, máng uống, bị rồn
chuồng, cửa ra vào chuồng quá hẹp vv
+ Do các nguyên nhân làm cho cơ thành bụng, cơ tử cung căng lên quá mức
như đầy hơi dạ dày và ruột, do táo bón, ỉa chảy làm gia súc rặn nhiều
+ Do rối loạn mối quan hệ cân bằng giữa các các Hormone điều kiển quá trình
sinh sản
+ Do sử dụng những loại thuốc có tác dụng co bóp cơ trơn trong thời gian có
thai
Tất cả các nguyên nhân trên kích thích làm tử cung xuất hiện những cơn co
bóp gây ra những cơn rặn của on mẹ trước thời gian sinh đẻ bình thường
3. Triệu chứng
4
Con mẹ xuất hiện những cơn rặn, những cơn co bóp của tử cung trước thời gian sinh
đẻ bình thường. Khi mà cơ thể mẹ chưa xuất hiện những triệu chứng điển hình của
quá trình sinh đẻ bình thường như: cơ quan sinh dục bên như âm hộ chưa sưng to
chưa phù thũng và nhão ra, chưa có hiện tượng sụt mông, bầu vú chưa căng và chưa
có sữa đầu. Vật đứng, nằm không yên hai chân cào đất, kêu rống, cong lưng cong
đuôi mà rặn, nếu không can thiệp kịp thời thì sẽ dẫn đến hiện tượng sảy thai, đẻ
non
4. Điều trị
+ Hộ lý: để vật ở nơi yên tĩnh với tư thế đầu thấp đuôi cao
ức chế hiện tượng rặn bằng các phương pháp sau:
- Tiêm Atropin 3-5 ml
- Bò có thể dùng rượu trắng cho uống từ 300- 500ml; ngựa có thể tiêm Morphin 0.4
gr hay cho uống Chloralhydrat 20-30g
- Gây tê lõm khum đuôi bằng Novocain

- Ngoài ra có thể dùng dễ cây gai sắc lên cho vật uống
BỆNH ÂM ĐẠO LỘN RA NGOÀI
(Prolapsus Vaginae)
1. Khái niệm về bệnh
Âm đạo lộn ra ngoài là bệnh thường sảy ra trong thời gian gia súc cái mang thai với
đặc điểm là thành của âm đạo bị lộn trái trở lạivà đẩy ra khỏi mép âm môn tùy vào
mức độ âm đạo lộn ra ngoài mà người ta chia ra 2 thể
+ Âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn (Prolapsus Vaginae partialis) có nghĩa là
chỉ một phần âm đạo bị lộn trái trở lại và đẩy ra khỏi mép âm môn
+ Âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn (Prolapsus Vaginae Totallis) có nghĩa là
toàn bộ âm đạo bị lộn trái trở lại và đẩy ra khỏi mép âm môn
2. Nguyên nhân
+ Nuôi con vật lâu trong chuồng mà nền chuồng quá thấp về phía đuôi nên tử cung
và thai đè mạnh lên âm đạo
+ Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc có thai không hợp lý đặc biệt khẩu phần
thức ăn không đầy đủ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, do con vật đã già
yếu và những yếu tố khác làm cho sức khoẻ con vật bị giảm sút
5
+ Bào thai quá to với gia súc đơn thai và quá nhiều thai với gia súc đa thai, áp lực
xoang bụng xoang chậu quá cao nhất là khi vật nằm lâu trên nền chuồng quá thấp về
phía đuôi
+ Do vật đã đẻ quá nhiều lứa nên chức năng giữ âm đạo ở vị chí bình thường của cơ
âm đạo và hệ thống dây chằng bị giảm sút
+ Do kế phát từ một số bệnh khác như táo bón, ỉa chảy, chưóng hơi, bội thực da cỏ,
viêm dạ dày và ruột cấp tính làm gia súc rặn mạnh cơ quan sinh dục co bóp tạo
điều kiện cho âm đạo lộn ra ngoài
3. Triệu chứng
+ Thể âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn (Prolapsus Vaginae Partialis) Phần
âm đạo lộn ra ngoài mầu hồng hình quả nê to bằng nắm tay, bộ phận này chỉ nhìn
thấy khi con vật nằm xuống, còn khi con vật đứng lên và vận động thì phần âm đạo

đó lại thụt vào rong xoang chậu
+ Âm đạo lộn ra ngoài thể hoàn toàn (Prolapsus VaginaeTotallis) phần âm đạo lộn
ra ngoài mầu hồng hình quả nê to bằng quả bóng, bằng cái sô, nhìn rõ cổ tử cung và
hiện tượng đóng nút dịch của cổ tử cung, con mẹ rặn liên tục bộ phận âm đạo lộn ra
ngoài ngày một to lên. Do sự cọ sát của đuôi và sự tiếp xúc với môi trường ngoại
cảnh bên ngoài bộ phận âm đạo bị dính các chất bẩn như phân rác, nước, tiểu, đất
cát, niêm mạc âm đạo bị xây xát, bị nhiễm khuẩn và bị viêm thể tích phần âm đạo
lộn ra ngoài tăng cao và từ bộ phận âm dạo lộn ra ngoài luôn thải ra ngoài một hỗn
dịch bao gồm niêm dịch dịch rỉ viêm và các tổ chức hoại tử, nếu để lâu không can
thiệp kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng nhiếm trùng huyết, con vật lâm vào tình trạng
trúng độc dễ bị sảy thai, đẻ non
4. Điều trị
+ Nguyên lý của việc điều trị bệnh âm đạo lộn ra ngoài là nhanh chóng đưa phần âm
đạo lộn ra ngoài trở về vị trí cũ sau khi đã vô trùng cẩn thận và đề phòng tái phát
+ Hộ lý để vậy ở nơi yên tĩnh với tư thế đầu thấp đuôi cao, buộc đuôi con vật sang
một bên
- Dùng các dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp như thuốc tím 0,1%, Axít Boríc
3%, H2O2, NaCl 5%, Rivanol 0,1%, Tanin 1% rửa sạch bộ phận âm đạo lộn ngoài,
sau đó tiến hành thắt những mạch máu bị đứt, khâu những chố bị rách bị thủng rồi
6
dùng các loại kháng sinh dạng mỡ bôi lên phần âm đạo lộn ra ngoài rồi tiến hành
dùng dầu thực vật sát lên phần âm đạo lộn ra ngoài
- Dùng thủ thuật đưa phần âm đạo lộn ra ngoài trở về vị trí cũ cần chú ý khi làm thủ
thuật phải hết sức thận trọng tránh làm xây sát làm rách làm thủng niêm mạc âm đạo
- Cố định đề phòng tái phát: ức chế hiện tượng rặn bằng các phương pháp sau: với
bò cho uống riệu trắng, ngựa cho uống Chloralhydrat, phong bế nõm khum đuuôi
bằng Novocain 8-10ml. Khâu 2/3 phía trên âm môn bằng chỉ bản to mềm để nguyên
5-7 ngày khi giá súc không còn phản xạ rặn thì tiến hành cắt chỉ
Sảy thai (Abortus)
1. Khỏi niệm Quỏ trỡnh gia sỳc cú thai bị giỏn đoạn bị ngắt quóng được gọi là hiện

tượng sảy thai. Bào thai bị đẩy ra khỏi cơ thể khi cũn sống hay đó chết. Thỉnh
thoảng gặp trường hợp bào thai bị tiêu biến đi hoặc bào thai bị chết và lưu lại ngay
trong tử cung tử cung cơ thể mẹ
2. Phân loại hiện tượng sảy thai
a. Căn cứ vào thời gian sảy ra bệnh
1. Sảy thai: hiện tượng này sảy ra vào thời kỳ có thai kỳ 1 hay kỳ 2
2. Đẻ non: hiện tượng này sảy ra vào thời kỳ có thai kỳ 3
b. Căn cứ vào nguyên nhân sảy ra bệnh
1. Loại sảy thai cú tớnh chất truyền nhiễm: là lọại sảy thai cú tớnh chất lõy
lan,nguyờn nhõn là do vi trựng hay siờu vi trựng hoặc ký sinh trựng gõy ra thớ
dụ Brucelosis, Vibriois, Tricomonas
2. Loại sảy thai khụng cú tớnh chất truyền nhiễm: là loại sảy thai khụng lõy lan
mà chỉ sảy ra cú tớnh chất cỏ thể
+ Sảy thai do dinh dưỡng: chủ yếu do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý,
khai thỏc và sử dụng gia sỳc cú thai không hợp lý, khẩu phần thức ăn thiếu dinh
dưỡng đặc biệt là thiếu vitamin A, B. D hay do chế độ sử dụng gia súc quá sức
làm giảm sức đề kháng của gia súc mẹ, làm rối loạn mối liên hệ giữa nhau mẹ
và nhau con gây hiện tưộng sảy thai
7
+ Sảy thai do tổn thương: do các tác động cơ giới, gia súc bị húc vào bụng, bị đá
vào bụng, bị trượt ngó ở lợn do tranh nhau máng ăn, máng uống, bị dồn
chuồng Tất cả các nguyên nhân gây hiện tượng vỡ mạch máu ở thành tử cung,
màng thai gây những phản xạ co bóp đột ngột của tử cung dẫn tới hiện tượng sảy
thai
+ Sảy thai do gia sỳc mẹ bị bệnh: tất cả cỏc quỏ trỡnh bệnh lý sảy ra ở cơ thể nói
chung hay ở cục bộ cơ quan sinh dục nói riêng đều có thể là nguyên nhân gây sảy
thai ví dụ
- Bệnh ở hệ tim mạch gây rối loạn tuần hoàn giữa nhau thai và bào thai làm bào thai
bị thiếu dinh dưỡng
- Bệnh ở hệ hụ hấp làm bào thai bị thiếu oxy

- Bệnh ở gan thận làm bào thai bị trúng độc
- Bệnh ở hệ tiêu hóa như chướng hơi, bôi thực dạ cỏ, táo bón ỉa chảy làm tử cung
co bóp
- Do gia súc mẹ bị ngộ độc thức ăn nước uống
- Do sử dụng thuốc gõy mờ, thuốc tẩy hoặc thuốc kớch thớch cơ trơn co bóp khi gia
súc mẹ mang thai
+ Sảy thai do bệnh cua bao thai:
Trong thực tiễn sản xuất thường gặp các trường hợp sau
- Bào thai phỏt triển khụng bỡnh thường, thai bị dị hỡnh quỏi thai
- Phự thũng màng thai hay viờm màng thai
- Dõy rốn dị dạng phỏt triển quỏ dài hay quỏ ngắn
- Nhau thai dị dạng phỏt triển quỏ dài hay quỏ ngắn
- Dịch thai quỏ nhieu hay quỏ it
c. Căn cứ vào triệu chứng và mức độ biểu hiện của bệnh
1. Sảy thai hoàn toàn: thường thấy ở gia súc đơn thai
2. Sảy thai khụng hoàn toàn thường thấy ở gia súc đa thai
3. Tiờu thai (sảy thai ẩn tớnh sảy thai ngấm ngầm)
8
4. Thai bị chết chưa biến đổi: thai bị chết trở thành một dị vật nằm lại trong tử
cung cơ thể mẹ, luôn luôn kích thích cơ thể mẹ xuất hiện những cơn co bóp đẩy
bào thai và nhau thai ra ngoài
5. Sảy thai do thúi quen (Abortus Habitualis) đó là hiện tượng sảy thai sảy ra có
tính quy luật cứ vào một htời gian nhất định của các lần có thai thỡ hiện tượng
sảy thai lại xuất hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do những chỗ cong hay từng đám
của thành tử cung dớnh vào những tổ chức xung quanh
6. Thai khụ (thai gỗ, thai can xi húa) bào thi bị chết cổ tử cung đóng chặt vi khuẩn
không xâm nhập vào được các phần mềm của thai được cơ thể mẹ hấp thu hoàn
toàn qua niêm mạc tử cung cũn cỏc phần khỏc thỡ khụ đét lại mầu đen cứng như
gỗ
7. Nhuyễn thai (thai nhũn nỏt) bào thi bị chết cổ tử cung mở vi khuẩn xâm nhập

phân hủy các phần mềm của thai làm cho thai bị nhũn nát và tạo ra hỗn dịch mầu
nâu lẫn mủ luôn được thải ra từ cơ quan sinh dục. Khám qua trực tràng có thể
phát hiện được những tiếng lủng củng do sự va đập của các cục xương
8. Thai bị chướng to và thối rữa: bào thi bị chết cổ tử cung mở vi khuẩn xõm nhập
phõn hủy cỏc phần mềm của thai tạo ra một tập đoàn khí H2, NH3. H2S, CO2
chúng tập trung lại ở dưới da của bào thai làm cho bào thai chướng to lên thành
tử cung dón căng ra và mất đàn tính. Kiểm tra qua trực tràng phát hiện thấy thành
tử cung căng ra ôm chặt lấy bào thai đó chướng to và thối rữa, các sản phẩm
phân giải thông qua hệ thống mạch quản vào hệ thống tuần hoàn gây ra hiện
tượng huyết nhiễm độc hay huyết nhiễm trùng ở gia súc mẹ
B. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG THỜI GIAN GIA SÚC SINH ĐẺ
BỆNH RẶN ĐẺ QUÁ YẾU (Hypodynamia Utery)
1. Khái niệm về bệnh
9
Bệnh rặn đẻ quá yếu là quá trình bệnh lý thường sảy ra trong thời gian gia súc sinh
đẻ với đặc điểm là những cơn co bóp của tử cung, cơn rặn của con mẹ quá yếu
không đủ cường độ để đẩy bào thai ra ngoài
2. Nguyên nhân
+ Bào thai quá to, dịch thai quá nhiều hay quá nhiều thai làm tử cung bị rãn quá độ
dẫn đến mất đàn tính không co bóp được
+ Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc trong thời gian có thai kém làm cho con
mẹ bị suy dinh dưỡng, sức lực yếu không đủ sức rặn
+ Do lượng hormone kích đẻ Oxytocine của cơ thể tiết ra quá ít không đủ làm cho tử
cung co bóp đủ cường độ đẩy bào thai ra ngoài
+ Do chiều hướng tư thế của thai không bình thường
3. Triệu chứng
+ Có thể ngay từ đầu và suốt trong quá trình sinh đẻ con mẹ đều rặn yếu, các cơn rặn
thưa thớt, khoảng cách giữa 2 lần rặn dài, thời gian sổ thai kéo dài bào thai không
được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ( rặn đẻ quá yếu thể nguyên phát)
+ Với trường hợp rặn đẻ quá yếu do tư thế chiều hướng của bào thai không bình

thường thì lúc đầu các cơn rặn của con mẹ diễn ra một cách bình thường đúng quy
luật nhưng sau đó sức rặn của con mẹ yếu dần( rặn đẻ quá yếu thể thứ phát)
Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa bệnh rặn đẻ qua sớm và bệnh rặn đẻ quá yếu
là ở chố các triệuc chứng điển hình của cơ thể mẹ lúc gần đẻ chưa xuất hiện ở
bênh rặn đẻ quá sớm và đã xuất hiện đầy đủ ở bệnh rặn đẻ quá yếu
4. Điều trị
+ Xoa bóp từ thành bụng xuống xoang chậu, buộc nước ấm vào thành bụng hoặc
thụt nước ấm 60
o
C vào âm đạo
+ Dùng thuốc kích thích tử cung co bóp bằng cách tiêm Oxytocin 4-6 ml
Chú ý: Chỉ dùng thuốc khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn, chiều hướng và tư thế của
bào thai bình thuường
BỆNH RẶN ĐẺ QUÁ MẠNH (Hypedynamia Utery)
1. Khaí niệm về bệnh
10
Đây là bệnh thường sảy ra trong thời gian gia súc sinh đẻ với đặc điểm là
những cơn co bóp của tử cung, cơn rặn của con mẹ quá mạnh
2. Nguyên nhân
+ Do chiều hướng tư thế của thai không bình thường
+ Do lượng hormone kích đẻ Oxytocine của cơ thể tiết ra quá nhiều
+ Do sử dụng thuốc kích đẻ không đúng thời điểm hoặc quá liều
3. Triệu chứng
+ Con vật rặn rất mạnh dạng chân, cong đuuôi, cong lưng, nghiến răng,
mím môi mà rặn, khoảng cách giữa hai lần rặn rất ngắn thậm chí tử cung
co bóp liên tục, nếu chiều hướng tư thế của bào thai bình thường thì bào
thai được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ rất nhanh, ngược lại có thể dẫn đến hiện
tượng xuất huyết, rách, thủng, vỡ tử cung. Trường hợp bào thai đã được
đẩy ra ngoài mà cơ thể vẫn rặn mạnh thì có thể dẫn tới hiện tượng âm đạo
lộn ra ngoài tử cung lộn bít tất

4. Điều trị
+ Cố đinh gia súc ở nơi yên tĩnh ở tư thế đầu thấp đuôi cao nhằm giảm áp
lực xoang chậu
+ Giảm và ức chế hiện tượng co bóp của tử cung:
- Với ngựa cho uống Chloralhydrat 25-30gr, trâu bò cho uống rượu trắng
300 - 500ml
- Gây tê lõm khum đuôi bằng Novocain 3 %
BỆNH SÁT NHAU (Retensio Placentae)
1. Khaí niệm về bệnh
Trong quá trình sinh đẻ bình thường sau khi sổ thai một thời gian nhất
định phụ thuộc vào từng loài gia súc ngựa 20-60 phút, bò 2-4 giờ thường
không quá 12 giờ, lợn 10-60 phút, dê cừu 30 phút đến 2 giờ nhau thai sẽ
được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ, qua thời gian kể trên mà nhau thai không
được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ thì gọi là bệnh sát nhau
Tùy vào mức độ của bệnh người ta phân ra các thể sau:
+ Thể sát nhau hoàn toàn: toàn bộ hệ thống nhau thai con còn dính với
niêm mạc tử cung cơ thể mẹ
11
+ Thể sát nhau không hoàn toàn: phía sừng tử cung không chứa bào thai
ở gia súc đơn thai và phía ừng tử cung chứa ít bào thai ổ gia súc đa thai
nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung, phía còn lại nhau thai con
còn dính chặt với niêm mạc tử cung cơ thể mẹ
+ Thể sát nhau từng phần: Một phần của màng nhung và một số ít núm
nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần mang thai đã tách
khỏi niêm mạc tử cung cở thể mẹ
2. Nguyên nhân
+ Sau khi sổ thai sức rặn của con mẹ quá yếu cơ tử cung co bóp quá yếu
không đủ sức đẩy nhau thai ra ngoài trường hợp này sảy ra khi trong thời
gian có thai gia súc mẹ ít được vận động, thức ăn không đầy đủ, thai quá
to với động vật đơn thai hoặc quá nhiều thai với động vật đa thai, dịch

thai quá nhiều tử cung dãn quá độ làm giảm đàn tính và co bóp
+ Do nhau mẹ và nhau con dính chặt vào nhau trường hợp này sảy ra khi
viêm màng thai, viêm nội mạc tử cung làm cho nhau mẹ và nhau con dính
chặt vào nhau mặc dù con vật rặn mạnh tử cung co bóp tốt nhưng nhau
con vẫn không thể tách khỏi núm nhau mẹ. đặc biệt đối với loài nhai lại
do mối liên hệ giữa nhau mẹ và nhau con theo hình thức cài răng lược rất
chặt chẽ do đó sau khi sổ thai chỉ cần bất kỳ một nghuyên nhân nào đó
làm giảm sức rặn của con mẹ đều dẫn tới sát nhau
3. Triệu chứng
# Ở bò: Sau thời gian sổ thai quá 12 giờ mà nhau thai vẫn không được đảy ra ngoài,
chỉ có cuống nhau (dây rốn) hoặc một ít núm nhau con được đẩy ra ngoài treo lòng
thòng ở mép âm môn, con vật tỏ ra khó chịu luôn cong lưng cong đuôi để rặn, nếu
để lâu không can thiệp nhau thai sẽ bị thối giữa, phân huỷ trong tử cung. Từ cơ quan
sinh dục luôn được thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch thai, niêm dịch, và các
tế bào núm nhau bị phân huỷ và có mùi hôi thối khó chịu, cơ thể dễ lâm vào tình
trạng huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm độc con vật sốt cao, bỏ ăn, chướng bụng
đầy hơi
# Ở lợn
+ Lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, lợn khát nước, lợn mẹ rặn,nhiệt độ tăng, từ
cơ quan sinh dục của lợn luôn thải ra ngoài một hỗn dịch mầu nâu
12
4. Điều trị
+ Dùng phương pháp bảo tồn: Dùng dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp rửa
sạch bộ phận sinh dục bên ngoài. Tiêm Oxytocine tiêm dưới da 5-8 ml vào dưới da
để kích thích tử cung co bóp đẩy nhau thai ra ngoài, hàng ngày thụt rửa tử cung bằng
dung dịch sát trùng ngày một lần. Sau khi thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát
trùng ra ngoài hết và đưa kháng sinh Streptomycine, Penicilline, Neomycin,
Tetramycine vào tử cung
Chú ý: Phương pháp bảo tồn dùng cho lợn và cho trâu bò trước 24 giờ
+ Phương pháp dùng thủ thuật bóc nhau:

- Hộ lý: cố định gia súc ở nơi sạch sẽ thoáng mát, rửa sạch bộ phận sinh dục bên
ngoài bằng dung dịch sát trùng nhe, thụt nước muối ấm 3% 2-3 lít vào tử cung nhằm
kích thích sự tách rời giữa núm nhau con và núm nhau mẹ
- Một tay nắm cuống nhau kéo nhẹ, tay còn lại đưa trực tiếp vào tử cung tìm núm
nhau mẹ, ngón tay trỏ và ngón giữa cố định núm nhau mẹ, ngón cái xoa nhẹ trên bề
mặt núm nhau mẹ lật núm nhau con ra, tiến hành bóc từ ngoài vào trong, từ rên
xuống dưới, bóc xong tiến hành thụt rửa tử cung bằng dung dịch sát trùng, sau khi
thụt rửa cần kích thích cho dung dịch sát trùng ra ngoài hết và đưa kháng sinh
Streptomycine, Penicilline, Neomycin, Tetramycine vào tử cung
# Chú ý : Khi tiến hành bóc nhau phải hết sức cẩn thận tránh bóc nhầm núm nhau
mẹ
+ Phân biệt núm nhau mẹ và núm nhau con
- Núm nhau mẹ: Mọc từ niêm mạc tử cung dày có chân đế (có thể kẹp tay được)
-Núm nhau con: Mọc từ màng thai, mỏng không kẹp tay được
+ Phân biệt chỗ bóc rồi và chỗ chưa bóc
- Chỗ bóc rồi sở thấy bề mặt núm nhau mẹ cảm giác nháp như sờ vào râu
- Chỗ chưa bóc sở thấy màng ối có cảm giác nhẵn bóng
C. BỆNH TRONG THỜI GIAN SAU KHI ĐẺ
BỆNH VIÊM TỬ CUNG (METRITIS)
13
1. Khái niệm về bệnh: Đây là quá trình bệnh lý thường sảy ra ở gia súc cái sinh
sản. Bệnh thường sảy ra trong thời gian sau khi đẻ. Đặc điểm của bệnh là quá trình
viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp ( các tầng) của tử cung gây ra hiện
tuợng rối loạn sinh sản ở cơ thể cái làm ảnh hưởng lớn thậm chí làm mất khả năng
sinh sản của gia súc cái
2. Nguyên nhân : + Do trong qúa trình sinh đẻ đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải
can thiệp bằng tay hay dụng cụ làm xây xát niêm mạc đường sinh dục cái
+ Do kế phat từ một số bệnh như sát nhau không can thiệp kịp thời làm cho nhau
thai bị phân huỷ thối rữa trong tử cung gây hiện tượng nhiễm trùng tử cung
+ Do công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ không đảm bảo như nơi sinh, nền

chuồng, dụng cụ đõ đẻ không vô trùng
Tất cả những nguyên nhân trên tạo điều kiện cho các tập đoàn vi khuẩn xâm nhập từ
bên ngoài vào tử cung rồi xâm nhập qua những vết trầy sước của niêm mạc tử cung,
chúng sinh sôi nẩy nở tăng cường về số lượng và độc lực gây viêm. Các vi khuẩn
thường gặp rong bệnh viêm tử cung là Streptococcus, Staphylococcus, E.coli.
3. Phân loại các thể viêm tử cung
Tuỳ vào vị chí tác động của quá trình viêm đối với tử cung người ta chia ra 3 thể
viêm khác nhau
+ Viêm nội mạc tử cung (Endometritis) đó là quá trình viêm sảy ra ở trong lớp
niêm mạc của tử cung đây là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm tử cung
+ Viêm cơ tử cung (Myometritis Puerperalis) đó là quá trình viêm sảy ra ở lớp cơ
tử cung , có nghĩa là quá trình viêm đã xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào
phá huỷ tầng giũa (lớp cơ vòng và cơ dọc của tử cung) đây là thể viêm tương đối
nặng trong các thể viêm tử cung
+ Viêm tương mạc tử cung (Perymetritis Puerperalis) đó là quá trình viêm sảy ra
ở lớp lớp ngoài cùng (lớp tương mạc của tử cung) đây là thể viêm nặng nhất và khó
điều trị nhất trong các thể viêm tử cung
Để chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung người ta dựa vào những triệu chứng
điển hình ở cục bộ và toàn thân. Việc chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung có
một ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những phác đồ điều trị thích hợp với
từng thể viêm nhằm đạt kết quả điều rị cao: thời gian điều trị ngắn, chi phí cho điều
trị thấp đặc biệt là đảm bảo khả năng sinh sản cho gia súc cái
14
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CÁC THỂ VIÊM TỬ CUNG
CÁC TRIỆU CHỨNG VIÊM NỘI MẠC VIÊM CƠ VIÊM TƯƠNG MẠC
Sốt (
0
C) Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao
Dịch viêm
- Mầu

- Mùi
Trắng, xám
Tanh
Hồng, nâu đỏ
Tanh thối
Nâu rỉ sắt
Thối khắm
Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Rất đau kèm Theo
Triệu chứng viêm
phúc mạc
Phản ứng co nhỏ của tử
cung
\Giảm nhẹ Yếu ớt Mất hẳn
Phương pháp điều trị 1 hoặc 2 3 hoặc 4 3 hoặc 4
4. Các phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung
+ Phương pháp 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím
0,1% ngày 1 lần sau khi thụt rửa đợi hay kích thích cho dung dịch thụt rửa đẩy ra hết
ra ngoài hết, dùng Neomycin 12mg/kg thể trọng thụt vào tử cung ngày 1 lần liệu
trình điều trị từ 3-5 ngày
+ Phương pháp 2: Dùng PGF2α hay các dẫn xuất của nó như Etrumat, Oestrophan,
Prosolvin, tiêm dưới da 2ml (25mg) tiêm 1 lần sau đó thụt vào tử cung 200ml dung
dịch Lugol thụt ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày
+ Phương pháp 3 : Oxyticin 6ml tiêm dưới da, Lugol 200ml, Neomycin 12mg/kg
thể trọng thụt tử cung, Ampenicilline 3-5gr tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần
liệu trình điều trị từ 3-5 ngày
+ Phương pháp 4: Dùng PGF2α hay các dẫn xuất của nó tiêm dưới da 2ml (25mg)
tiêm 1 lần, Lugol 200ml, Neomycin 12mg/kg thể trọng thụt vào tử cung,
Ampenicilline 3-5gr tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5
ngày
Lưu ý: Phương pháp 1 chỉ dùng điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung tử cung còn

các thể viêm khác như viêm cơ hay viêm tương mạc tử cung lúc này sự co bóp của
tử cung là rất yếu hoặc bị mất hoàn toàn do đó tuyệt đối không thụt rửa vì nếu thụt
15
rửa thì dung dịch thụt rửa và các chất bẩn không được đẩy hết ra ngoài mà nó sẽ tích
lại tại các vết loét sâu trên thành tử cung làm cho bệnh càng nặng thêm đặc biệt là dễ
dẫn tới tình trạng rối loạn sinh sản. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh được
rằng phương pháp dùng PGF2α điều trị bệnh viêm tử cung cho kết quả điều trị cao
thời gian điều trị ngắn, gia súc cái chóng hồi phục khả năng sinh sản bởi vì PGF2α
tạo ra những cơn co bóp nhẹ nhàng đẩy hết các dịch viêm và chất bẩn ra ngoài đông
thời PGF2α có tác dụng làm nhanh chóng hồi phục cơ tử cung. Ngoài ra PGF2α còn
có tác dụng phá vỡ thể vàng kích thích nang trứng phát triển làm gia súc cái động
dục trở lại, Lugol có chứa nguyên tố Iod có tác dụng sát trùng đồng thời thông qua
niêm mạc tử cung cơ thể hấp thu được nguyên tố Iod có tác dụng kích thích cơ tử
cung hồi phục nhanh chóng và giúp cho buồng trứng hoạt động, noãn bao phát triển
làm xuất hiện lại chu kỳ động dục
BỆNH LIỆT NHẸ SAU ĐẺ (PERESIS PUERPEPRALIS)
SỐT SỮA (COMA PUERPEPRALÍS)
1. Khái niệm về bệnh: Đây là quá trình bệnh lý thường sảy ra ở gia súc cái sinh
sản đặc biệt là bò sũa cao sản trong thời gian cho sữa với sản lượng cao nhất. Đặc
điểm của bệnh là bệnh sảy ra một cách đột ngột và nhanh chóng gây lên tình trạng tê
liệt lưỡi, hầu, tứ chi gây rối loạn tất cả các phản xạ có và không điều kiện
2. Nguyên nhân bệnh: Cho đến nay những nguyên nhân gây ra bệnh nói chung
chưa được xác định một cách rõ ràng người ta thấy rằng điều kiện để sảy ra bệnh là:
+ Do gia súc được sử dụng những thức ăn có thành phần dinh dưỡng cao trong thời
gian có thai kỳ cuối
+ Gia súc bị nuôi nhốt lâu trong chuồng
Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng: Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự
giảm can xi huyết một cách đột ngột, xuất hiện khi có một lượng máu lớn tập trung
ở bầu vú khi mà hàm lượng can xi trong sữa cao
+ Có ý kiến cho rằng hiện tượng giảm can xi huyết là do kết quả của sự rối loạn

chức năng hoạt động của tuyến phó giáp trạng do tuyến này bị xung huyết trong thời
gian sinh đẻ
+ Cũng có những ý kiến cho rằng đó là do vỏ tuyến thượng thận hoạt động kém hay
do tuyến tụy hoạt động quá mạnh
16
3. Triệu chứng
Bệnh phát sinh một cách đột ngột và tiến triển một cách nhanh chóng từ khi xuất
hiện triệu chứng đầu tiên đến khi xuất hiện triệu chứng điển hình không quá 12 giờ.
Con vật đang hoạt động bình thường đột nhiên bỏ ăn, ngừng nhai lại, sau đó con vật
ở trong tình trạng không yên tĩnh, chân đi loạng choạng đi thụt lùi có hiện tượng
rung toàn bộ hệ thống cơ vân sau đó mất hoàn toàn nhu động dạ cỏ cũng như các
phản xạ đại tiểu tiện. Khám qua trực tràng thấy bàng quang sưng to chứa đầy nước
tiểu, nhiệt độ hạ dần xuống tới 35 - 36
o
C. đầu gốc sừng, gốc tai, da, tứ chi lạnh giá,
lưỡi và hầu bị liệt, nước bọt tích đầy trong miệng nên thở khò khè, con vật luôn thè
lưỡi ra ngoài và để nước rãi chảy tự do
Cuối cùng con vật bị liệt 2 chân sau không đứng lên được, con vật năm với tư thế
đặc biệt, nằm phủ phục đầu gục xuống đất 4 chân thu vào bụng khi cầm mõm nhấc
lên và bỏ ra thì đầu quẹo về một bên ngực hoạc nằm với tư thế đầu cổ vai và lưng
tạo thành đường cong chữ S. Con vật ở trong tình trạng hôn mê mất hết cảm giác
đồng tử mắt mở rộng rọi ánh ánh sáng vào mắt con vật không có phản xạ chớp mắt,
dùng kim chích vào da con vật không có phản xạ đau. Nếu không phát hiện và điều
rị kịp thời con vật sẽ chết trong vòng thời gian rất ngắn
4. Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh này là bơm không khí vào trong tuyến vú bằng
bình song liên cầu thông qua lỗ đầu vú bằng kim thông vú theo trình tự như sau
Trước hết nhanh chóng vắt kiệt sữa rồi chọn kim thông vú thích hợp sau đó bơm
không khí vào tuyến vú bằng bình song liên cầu, bơm đến khi nào da lá vú căng lên
khi búng vào có âm kim khí là được cần chú ý là không bơm căng quá sẽ dẫn đến vỡ

lá vú, nhưng nếu bơm non quá sẽ không có tác dụng điều trị, sau khi bơm đủ không
khí thì rút kim ra và dùng băng xô quấn chặt đầu vú lại để không khí lọt ra ngoài.
Sau khoảng 1 giờ thì mở dây buộc ra. Thường sau khi bơm không khí vào khoảng
30 phút con vật sẽ dần khỏi bệnh, các phản xạ và cảm giác bắt đầu dần hồi phục,
thân nhiệt tăng dần, con vật có thể tự đứng lên được
* Nhiều tác giả cho rằng cơ chế của việc bơm không khí vào tuyến vú để điều trị
bệnh sốt sữa là: khi bị giảm can xi huyết một cách đột ngột làm tê liệt tất cả các đầu
mút giây thần kinh cảm giác đặc biệt ở tuyến vú khi bơm không khí vào không khí
sẽ nhanh chóng lan toả ra toàn bộ lá vú làm thức tỉnh toàn bộ các giây thần kinh cảm
17
giác trở lại hoạt động và ngay lập tức các kích thích được truyền về vỏ đại não làm
cho con vật hưng phấn trở lại hơn nữa khi bơm không khí vào còn có tác dụng làm
tăng huyết áp hạn chế sự giảm can xi huyết
Chú ý: Trong quá trình điều trị nếu có cho vật uống thuốc điều trị những triệu
chứng kế phát như chướng hơi dạ cỏ thì cần chú ý rằng do lưỡi và hầu bị liệt thuốc
rất dễ rơi vào phổi làm cho con vật bị sặc và ngạt thở và khi con vật đứng dậy cần
đỡ cho vật đi vài bước để tránh hiện tượng ngã đột ngột
BỆNH TỬ CUNG LỘN BÍT TẤT
(Inversio et Prolapsus Utery)
1. Khái niệm về bệnh: Đây là quá trình bệnh lý thường sảy ra ở gia súc cái sinh
sản trong thời gian sau khi sổ thai. Đặc điểm của bệnh là thành của tử cung bị lộn
tráI trở lại và đẩy ra khỏi mép âm môn
2. Nguyên nhân bệnh:
+ Con vật bị nuôI nhốt lâu trong chuồng mà nền chuồng quá thấp về phía đuôi
+ Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gia súc có thai không hợp lý đặc biệt khẩu phần
thức ăn không đầy đủ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B. Do con vật đã già
yếu và những yếu tố khác làm cho con vật bị suy dinh dưỡng
+ Bào thai quá to với gia súc đơn thai và quá nhiều thai với gia súc đa thai, áp lực
xoang bụng xoang chậu quá cao nhất là khi vật nằm lâu trên nền chuồng quá thấp về
phía đuôi

+ Do đường sinh dục bị khô mà con vật lại rặn đẻ quá mạnh hay kéo thai quá nhanh
+ Do hậu quả của việc dùng thuốc kích đẻ không đúng chỉ định quá liều
+ Do kế phát từ bệnh bại liệt sau khi đẻ
3. Triệu chứng:
Phần tử cung lộn ra ngoài mầu hồng to bằng quả bóng, cái xô, mầu hồng ở loàI nhai
lại nhìn rõ hệ thống nhau mẹ trên niêm mạc tử cung đôi chỗ còn dính cả núm nhau
con,ở ngựa xuất hiện nhiều mao quản, ở lợn phần tử cung lộn ra ngoàI chông giống
như một khúc ruột già. Con mẹ tỏ vẻ đâu đớn rặn liên tục bộ phận tử cung lộn ra
ngoài ngày một to lên. Do sự cọ sát của đuôi và sự tiếp xúc với môi trường ngoại
cảnh bên ngoài bộ phận tử cung bị dính các chất bẩn như phân rác, nước, tiểu, đất
18
cát, niêm mạc tử cung bị sây sát, bị nhiễm khuẩn và bị viêm thể tích phần tử cung
lộn ra ngoài tăng cao và từ bộ phận tử cung lộn ra ngoài luôn thải ra ngoài một hỗn
dịch bao gồm niêm dịch dịch rỉ viêm và các tổ chức hoại tử, nếu để lâu không can
thiệp kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng huyết, con vật lâm vào tình trạng
huyết nhiễm độc hay huyết nhiễm trùng và có thể tử vong trong vòng 4-5 ngày
4. Điều trị
+ Nguyên lý của việc điều trị bệnh tử cung ra ngoài là nhanh chóng đưa phần tử
cung lộn ra ngoài trở về vị trí cũ sau khi đã vô trùng cẩn thận và đề phòng tái phát
+ Hộ lý để vậy ở nơi yên tĩnh với tư thế đầu thấp đuôi cao, buộc đuôi con vật sang
một bên, riêng ở lợn cần thiết phảI treo ngược llợn để khi tiến hành thủ thuật dược
dễ dàng
+ Dùng các dung dịch sát trùng ở nồng độ thích hợp như thuốc tím 0,1%, Axít Boríc
3%, H2O2, NaCl 5%, Rivanol 0,1%, Tanin 1% rửa sạch bộ phận tử cung lộn ra
ngoài, ở loàI nhai lại phảI bóc hết những núm nhau con, sau đó tiến hành thắt
những mạch máu bị đứt, khâu những chố bị rách bị thủng rồi dùng các loại kháng
sinh dạng mỡ bôi lên phần âm đạo lộn ra ngoài rồi tiến hành dùng dầu thực vật sát
lên phần tử cung lộn ra ngoài sau đó dùng thủ thuật đưa phần tử cung lộn ra ngoài
trở về vị trí cũ cần chú ý khi làm thủ thuật phải hết sức thận trọng tránh làm xây sát
làm rách làm thủng niêm mạc tử cung

+ Cố định đề phòng tái phát: ức chế hiện tượng rặn bằng các phương pháp sau: với
bò cho uống riệu trắng, ngựa cho uống Chloralhydrat, phong bế lõm khum đuuôi
bằng Novocain 8-10ml. Khâu 2/3 phía trên âm môn bằng chỉ bản to mềm để nguyên
5-7 ngày khi giá súc không còn phản xạ răn thì tiên hành cắt chỉ
BỆNH Ở TUYẾN VÚ
I. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH Ở TUYẾN VÚ
1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào những biến đổi trên lâm sàng ở cục
bộ tuyến vú cũng như những biến đổi trên toàn thân con vật để xác định bệnh của
tuyến vú thông qua việc quan sát tình trạng chung của cơ thể cũng như cục bộ tuyến
vú (hình dáng, độ cân đối, độ cứng, mềm, sự nguyên vẹn của da lá vú ) tiến hành
19
sờ nắn cẩn thận tuyến vú thông qua cảm giác của da tay người khám cũng như phản
ứng của con vật để xác định bệnh, ngoài ra cần kết hợp với việc điều tra, phỏng vấn
người trực tiếp chăn nuôi về điều kiện thức ăn chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phương
pháp khai thác sữa, lứa đẻ, thời gian xuất hiện bệnh.Tất cả các thông tin trên được
tổng hợp phân tích giúp cho việc chẩn đoán bệnh ở tuyến vú. Phương pháp lâm sàng
đơn giản dễ làm, nhưng nó chỉ có thể phát hiện được bệnh khi đã có triệu chứng lâm
sàng nó rất khó chẩn đoán phát hiện được những thể bệnh vừa mới xuất hiện
2. Phương pháp chẩn đoán thí nghiệm: Dựa trên những thay đổi về tính chất lý
học, hóa học, sinh vật học của sữa để chẩn đoán bệnh của tuyến vú. Bằng phươong
pháp chẩn đoán rhí nghiệm cho phép phát hiện sớm hiện tượng viêm vú
a. Xác định tính chất lý học của sữa
+ Quan sát bằng mắt thường: Vắt sữa vào lòng bàn tay hay vào ống nghiệm rồi quan
sát nếu trong sữa có những cục lợn cợn hay mảnh tổ chức chết thì lá vú đó bi viêm
+ Vắt sữa qua miếng vải mầu đen hay màu xanh rồi quan sát nếu trên bề mặt vải có
những cục lợn cợn hay mảnh tổ chức chết thì lá vú đó bi viêm
+ Đun sôi sữa trong ống nghiệm: sau khi đun sôi nếu sữa biến mầu hoặc đông vón
thành cục lắng xuống dưới thì lá vú đó bị viêm
b. Xác định độ tăng của men Catalaza và Peroxydaza
Tuỳ vào mức độ viêm của tuyến vú mà hàm lượng 2 men trên trong sữa tăng nhièu

hay ít. 2 men trên là do quá trình phân huỷ tế bào tổ chức giải phóng ra. Trên cơ sở
phản ứng
Catalaza
2H2O2 peroydaza 2H2O + 2O
Do phản ứng giải phóng ra nguyên tử oxy nên trong sữa có bọt khí nổi lên tuỳ theo
mức độ tăng của 2 mên trên nhiều ít mà lượng bọt khí nổi lên nhiều ít khác nhau.
Người ta có thể sử dụng cá chất chỉ thị mầu để xác định sự có mặt của 2 men trên
các chất chỉ thị mầu thưoừng là
+ Pyramidon từ mầu trắng chuyển thành mầu tím
+ Ben Zidin từ mầu đen thành mầu xanh
+ Phenohftalein từ mầu trắng chuyển thành mầu hồng
20
c. Xác định độ tăng của PH sữa: Khi lá vú bị viêm sẽ có quá rình phân huỷ tế bào
tổ chức làm thay đổi PH của sữa

Phân huỷ
Protein Axit Amin làm cho môi trường toan tính PH giảm
Vi khuẩn
Ta có thể dùng giấy quỳ hoặc dùng máy đo PH để xác định PH của sữa hay dùng
các chất chỉ thị mầu
+ Bromothymol Bleu khi kết hợp với sữa nếu có
- Mầu vàng thì PH sữa là toan tính
- Mầu xanh lá mạ PH sữa là trung tính
- Mầu xanh lá cây PH sữa là kiềm tính
+ Phenol Red khi kết hợp với sữa nếu có
- Mầu vàng gạch PH sữa là toan tính
- Mầu hơi vàng PH sữa là trung tính
- Mầu đỏ thẫm PH sữa là kiềm tính
c. Xác định số lượng bạch cầu, tế bào nhu mô trong sữa
- Dùng phương phap ly tâm sữa lấy cặn xem kính phát hiện số lượng bạch cầu và

tế bào nhu mô trong sữa nhiều hay ít
- Phương pháp CMT (Califormia Mastitis Test) cho sữa tác dụng với dung dịch
CMT là một dung dich có tính kiềm có tác dụng dính kết các tế bào nhu mô trong
sữa lại với nhau tuỳ thuộc vào mức độ gắn kết của các tế bào nhu mô ở mức +, +
+, +++, ++++, mà người ta đánh giá được mức độ viêm vú
d. Phương pháp chẩn đoán vi sinh vật học: Dùng sữa để nuôi cấy trong các môi
trường thích hợp và phết kính làm tiêu bản, xem kính ta có thể xác định được thành
phần số lượng các loại vi khuẩn trong sữa
II. BỆNH VIÊM VÚ BÒ
BỆNH VIÊM VÚ THỂ THANH DỊCH (Mastitis Serosa)
21
1. Khái niệm: viêm vú thể thanh dịch là thể viêm mà dịch rỉ viêm nước vàng thải ra
nhiều ở dưới da và những tế bào rung gian. Bệnh thuờng xuất hiện vào thời gian sau
khi đẻ 1-2 tuần
2. Nguyên nhân: - Do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa không đúng
kỹ thuật làm cho tập đoàn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào tuyến sữa thông qua
lỗ đầu vú hoặc thông qua chỗ xây sát của da lá vú các vi khuẩn thường là Tụ cầu
trùng, liên cầu trùng, E.coli
Do kế phát từ một số bệnh viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung hoá mủ, bại liệt sau
khi đẻ, sốt sữa, trúng độc thức ăn hay nước uống
3.Triệu chứng: Lá vú bị viêm lớn lên về thể tích và có hiện tượng xung huyết, sờ
vào có cảm giác nóng, ấn mạnh gia súc biểu hiện đau đớn, sữa loãng, trong sữa lẫn
nhiều những lợn cợn những tế bào biểu mô và các cục sữa đông vón, lượng sữa
giảm rõ rệt, bề ngoài gia súc biểu hiện trạng thái mệt mỏi, thân nhiệt hơi tăng. Bệnh
viêm vú thể thanh dịch có thể được chữa khỏi trong vòng 5-7 ngày nếu nuôi dưỡng
và chăm sóc tốt, điều trị kịp thời nếu không thì sẽ chuyển sang thể viêm khác nặng
hơn
4. Phương pháp điều trị:
+ Hộ lý: Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn nhiều nhựa nhiều nước và thức ăn có
chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm giảm quá trình tạo và tiết sữa

- Tăng cường số lần vắt sữa và xoa bóp bầu vú trong ngày
- Dùng Norsulfasol 6-8 g cho uống 2 lần trong ngày uống 3-4 ngày liền
- Để đề phòng viêm lan sang vú khác có thể dùng Norsulfasol Natri 10% 150
-200ml tiêm vào tĩnh mạch, xoa khắp lên da lá vú bị viêm các loại dầu nóng hoặc
cao tiêu viêm hoặc dùng phương pháp chườm nóng
- Có thể dùng phương pháp áp paraphin
- Khi sữa đã có biến đổi rõ thì dùng kháng sinh bơm trực tiếp vào lá vú thông qua
lỗ đầu vú bằng kim thông vú thích hợp sau khi đã vắt kiệt sữa
VIÊM VÚ THỂ CA TA (Mastitis Catarhalis)
22
1. Khái niệm: viêm vú thể cata là thể viêm chủ yếu làm tổn thương những tế bào
biểu mô niêm mạc bể sữa, ống dẫn sữa và tế bào tuyến ở nang sữa, những tế bào
thượng bì bi biến dạng và tróc ra tuỳ vào vị chí viêm mà người ta chia ra 2 thể viêm
+ Viêm ca ta bể sữa và ống dẫn sữa
+ Viêm ca ta nang sữa
2. Nguyên nhân:
+ Loại viêm vú thể cata bể sữa và ống dẫn sữa chủ yếu do tụ cầu trùng liên cầu
trùng. E.coli từ bên ngoài xâm nhập vào tuyến vú khi niêm mạc lỗ đầu vú không
được khép kín hay do sữa bị tích nhiều trong bể sữa rồi liên tủc rỉ ra ngoài từ đó vi
khuẩn xâm nhập vào thông qua lỗ đầu vú hay thông qua những chỗ xây xát của da lá

+ Do công tác vệ sinh trong quá trình khai thác sữa không thực hiện đúng quy trình
kỹ thuật như nền chuồng, chất độn chuồng quá bẩn, lưu cữu lâu ngày, dụng cụ vắt
sữa , khăn lau bầu vú, tay người vắt sữa mất vệ sinh, hoặc có thể do thao tác vắt sữa
kkhông đúng kỹ thuật làm trầy sước làm xây xát da lá vú cũng có thể do sự bội
sinh và phát triển nhanh chóng của tập đoàn vi khuẩn có sẵn trong bể sữa và ống dẫn
sữa khi gặp điều kiện thuận lợi và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút
+ Loại viêm cata nang sữa chủ yếu kế phát từ viêm bể sữa và ống dẫn sữa hay
những tế bào tổ chức xung quanh dẫn đến
3.Triệu chứng:

+ Loại viêm vú thể cata bể sữa và ống dẫn sữa thường xuất hiện vào thời gian 2-3
tuần sau khi đẻ hay 1-2 tuần trước khi cạn sữa. Đầu tiên lá vú bị viêm có hiện tượng
xung huyết, phù nề, thể tích tuyến vú tăng lên, sờ vào có cảm giác nóng đôi khi sờ
được những cục sữa đông. Khi vắt sữa thì những tia sữa đầu chứa rất nhiều những
cục sữa đông vón càng về sau số lưộng những cục lợn cợn đông vón càng ít đi và
những tia sữa cuối cùng sữa gần như bình thường
+ Loại viêm cata nang sữa: đặc điểm của thể viêm này trong nang sữa chứa rất nhiều
dịch rỉ viêm, do dịch rỉ viêm tác động làm cho các nang sữa ngày càng vỡ ra với số
lượng nhiều lên. Bên ngoài nhìn thấy thể tích toàn tuyến vú tăng cao sờ vào có cảm
23
giác nóng và cứng hơn bình thường. Trong sữa chứa rất nhiều cục sữa đông kể cả ở
những tia sữa cuối cùng
4. Phương pháp điều trị:
+ Hộ lý: Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn nhiều nhựa nhiều nước và thức ăn có
chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm giảm quá trình tạo và tiết sữa
- Tăng cường số lần vắt sữa và xoa bóp bầu vú trong ngàycứ 2-3 giờ thực hiên 1
lần không để sữa ứ đọng trong tuyến vú. Trường hợp sữa quá đặc ta dùng
Bicarbonat Natri 1-2 % 40 -50 ml bơm vào tuyến vú thông qua lỗ đầu vú bằng
kim thông vú sau đó xoa nhẹ để sữa loãng ra rồi vắt kiệt sữa ra. Bơm dung dich
sát trùng như Rivanol 0.1% hay Norsulfasol Natri 2% từ 150 -200ml vào lá vú bị
viêm rồi xoa nhẹ để dung dịch thấm đều sau đó vắt kiệt hết dung dịch ra ngoài
rồi bơm trực tiếp kháng sinh vào, ngoài ra có thể dùng các loại dầu nóng, cao tiêu
viêm xoa khắp lên bề mặt da lá vú bị viêm hay dùng phương pháp áp paraphin
để điều trị thể viêm này có kết quả cần kết hợp điều trị cục bộ với điều trị toàn
thân đồng thời tăng cường trợ sức, trợ lực và giải độc cho con vật
VIÊM VÚ THỂ FIBRRIN (Mastitis Fibrinosa)
1. Khái niệm: viêm vú thể fibrin là loại viêm mà tế bào tổ chức liênn kết ở nang
sữa và ống dẫn sữa chứa rất nhiều fibrin
2. Nguyên nhân: - do kế phát từ những thể viêm thanh dịch hay viêm cata hoặc do
kế phát từ những trường hợp viêm phúc mạc do chấn thương mạnh, viêm tử cung

tích mủ sau khi đẻ
3. Triệu chứng: Thể viêm này thường xuất hiện ở 1 lá vú. Thời gian đầu của bệnh
trong lá vú chứa nhiều nước vàng và sợi Fibrinogen và những TB chết,
về sau dưới tác dụng của các men do tế bào bị tổn thương giải phóng ra làm
Fibrinogen biến thanh Fibrin chúng bao phủ kín niêm mạc ống dẫn sữa và nang sữa
từ đó làm thay đổi cấu trúc của nang sữa, những tế bào tuyến của nang sữa bị phá
huỷ một phần hay toàn bộ. Lá vú bị viêm sưng to sờ vào có cảm giác nóng và cứng
hơn bình thường, khi xoa bóp lá vú có thể nghe thấy những tiếng lạo sạo do sự va
24
đập của những sợ Fibrin. Từ lá vú bị viêm có thể vắt được 1 ít dịch mầu vàng chứa
đầy những mảnh vụn Fibrin và cục Casein đông vón. Biểu hiện triệu chứng trên lâm
sàng con vật sốt cao 40 -41
o
C, con vật mệt nhọc luôn tỏ ra đau đớn, ăn uống kém có
khi ngừng nhai lại đôi khi kế phát chứng bụng đầy hơi, sản lượng sữa giảm nhiều có
khi lá vú ngừng tiết sữa
4. Phương pháp điều trị:
+ Hộ lý: Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn nhiều nhựa nhiều nước và thức ăn có
chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm giảm quá trình tạo và tiết sữa
- Tăng cường số lần vắt sữa và xoa bóp bầu vú trong ngày
- Bơm trực tiếp các loại kháng sinh vào trong lá vú bị viêm thông qua lỗ đàu vú
sau khi đã vắt kiếtữa. Với thể viêm này phải kết hợp điều trị cục bộ và toàn thân
dồng thời tăng cường trợ sức trợ lực và giải độc cho con vật
VIÊM VÚ THỂ CÓ MỦ (Mastitis Purulenta)
1. Khái niệm: viêm vú thể có mủ là loại viêm bắt đầu xuất hiện mủ lẫn với dịch rỉ
viêm ở trong nang sữa và ống dẫn sữa
2. Nguyên nhân: - do sự xâm nhập của vi khuẩn từ ngoài vào hay di sự bội sinh
và độc lực quá mạnh của tập đoàn vi khuẩn có sẵn trong tuyến sữa trong bể sữa
và ống dẫn sữa
- Do kế phát từ những thể viêm thanh dịch hay viêm cata hay thể viêm Fibrin

3. Triệu chứng: loại viêm này thường xuất hiện dưới 2 trạng thái cấp tính và mãn
tính
a. Viêm vú Cata mủ cấp tính (Mastitis Prulenta Acuta). Đặc điểm của thể viêm này
là niêm mạc bể sữa vàg ống dẫn sữa bị sung huyết, phù thũng, các tế bào bị phân
giải thoái hoá, đôi khi xuất hiện trạng thái xuất huyết, trong nang sữa và ống dẫn sữa
chứa đầy hỗn hợp các thành phần hữu hình của máu, mủ và tổ chức tế bào chết, từng
đám nang sữa bi phân hủy. Thể tích tuyến vú tăng cao, da lá vú có mầu hồng biểu
hiện trạng thái xung huyết, sờ vào lá vú bị viêm có cảm giác nóng cục bộ rõ rệt, con
vật có phản xạ đâu đớn, sữa loãng vị đắng trong sữa chứa nhiều cục sữ đông vón và
một ít máu
25

×