Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.28 KB, 24 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
1. Khái niệm
1. Khái niệm hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn (sau đây gọi tắt là quyền chọn) đã xuất hiện trên thị trường chứng
khoán từ nhiều thập kỷ trước, nhưng bắt đầu từ năm 1973 quyền chọn mới được giao dịch một
cách phổ biến, và trở thành công cụ kiếm lời cũng như bảo vệ lợi nhuận hữu hiệu của các nhà
đầu tư. Khác với các loại chứng khoán khác, quyền chọn không do các công ty cổ phần phát
hành, mà do cơ quan quản lý giao dịch quyền chọn phát hành theo yêu cầu của người đầu tư.
Có nhiều khái niệm khác nhau về quyền chọn, tựu trung lại có thể hiểu quyền chọn như sau:
Quyền chọn là thỏa thuận giữa hai bên. Trong đó bên mua quyền chọn phải trả phí để có
quyền được mua hay bán một chứng khoán cơ sở theo giá thực hiện ghi trong quyền chọn bất
cứ lúc nào bằng cách thực hiện quyền chọn trước ngày đáo hạn quyền chọn. Bên bán nhận
được khoản tiền phí bán quyền chọn và có nghĩa vu thực hiện quyền chọn nếu người mua
quyền chọn có yêu cầu.
Giải thích thuật ngữ:
Phí (premium): là số tiền mà người mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn.
Chứng khoán cơ sở (underlying security): là chứng khoán được mua hay được bán
khi quyền chọn được thực hiện, nói cách khác đó là chứng khoán được ấn định trong
quyền chọn.
Các loại chứng khoán cơ sở có nhiều loại như: cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số hay tiền tệ,
hợp đồng future…
Giá thực hiện (strike price hay exercise price): là giá mà chứng khoán cơ sở sẽ được bán
hoặc mua nếu quyền chọn được thực hiện. Có nhiều mức giá thực hiện khác nhau xoay quanh
giá cổ phiếu cơ sở của chứng khoán cơ sở.
Ngày đáo hạn (expiration date): là ngày mà quyền chọn trở nên vô giá trị, người sở hữu
quyền chọn không có quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn nữa. Ngày đáo hạn do công ty
thanh toán giao dịch quyền chọn quy định.
Thực hiện quyền chọn (exercise): là việc mua hay bán chứng khoán cơ sở. Việc thực hiện
quyền chọn khác nhau giữa các kiểu quyền chọn. Trên thế giới hiện nay có ba kiểu quyền


chọn là: quyền chọn kiểu Mỹ (American-style options), quyền chọn kiểu châu Au (European-
style options) và quyền chọn giới hạn (Capped options).
Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, người sở hữu quyền chọn có thể yêu cầu thực hiện quyền
chọn bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn. Quyền chọn cổ phiếu kiểu châu Au chỉ được thực
hiện ở ngày đáo hạn. Còn quyền chọn giơí hạn sẽ được tự động thực hiện nếu giá thị trường cổ
phiếu cơ sở chạm hay vượt giá giới hạn (cap price)
Quyền quyết định của người sở hữu quyền chọn: việc yêu cầu thực hiện quyền chọn là
quyền, không phải là nghĩa vụ của người sở hữu quyền chọn. Do đó người sở hữu quyền chọn
có thể yêu cầu thực hiện quyền chọn, để quyền chọn hết hạn, hay bán lại quyền chọn trên thị
trường thứ cấp.
1. Khái niệm hợp đồng quyền chọn cổ phiếu
Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu là hợp đồng quyền chọn mà chứng khoán được ấn định
trong quyền chọn là cổ phiếu. Cổ phiếu được ấn định trong hợp đồng quyền chọn sau đây
được gọi là cổ phiếu cơ sở (underlying stock).
Mặc dù có nhiều có quyền chọn của nhiều loại chứng khoán cơ sở nhưng quyền chọn cổ
phiếu được giao dịch phổ biến nhất.
1. Phân loại quyền chọn
1. Căn cứ vào quyền của người sở hữu quyền chọn
Có hai loại là quyền chọn call và quyền chọn put
Quyền chọn call (sau đây gọi tắt là call): là quyền chọn, trong đó người sở hữu call có
quyền mua chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn.
Ví dụ: một người đầu tư muốn mua một scall cổ phiếu IBM, anh ta đặt lệnh như sau: Buy
1 IBM Jun 90 Call at 6 ½
Có nghĩa là quyền chọn này cho phép khách hàng mua 100 cổ phiếu IBM với giá $90 một
cổ phiếu bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ khi mua được cho đến tháng Sáu. Để có
được quyền này anh ta phải trả mức phí $650 (100*6 ½ ) cho một quyền chọn. Và khi anh ta
muốn thực hiện quyền của mình là mua cổ phiếu IBM thì người bán call có nghĩa vụ bán cổ
phiếu IBM cho anh ta với giá $90 một cổ phiếu.
Như vậy, người sở hữu Call có quyền mua, và người bán Call có nghĩa vụ bán.
Quyền chọn Put (sau đây gọi tắt là put): là quyền chọn, trong đó người sở hữu quyền chọn

put có quyền bán chứng khoán cơ sở với giá thực hiện bất cứ khi nào cho đến ngày đáo hạn.
Ví dụ: Một người đầu tư muốn mua một put cổ phiếu IBM, anh ta đặt lệnh sau: Buy 1 IBM
Jan 100 Put at 7 ¼
Quyền chọn này cho phép người sở hữu bán 100 cổ phiếu của IBM ở giá $100 một cổ
phiếu từ lúc mua được quyền chọn cho đến tháng Giêng. Để có được quyền này anh ta phải trả
mức phí là $725 cho một quyền chọn (100*7 ¼ ). Người bán quyền chọn có nghĩa vụ mua 100
cổ phiếu IBM với giá $100 một cổ phiếu nếu người sở hữu yêu cầu thực hiện quyền chọn
trong thời hạn của quyền chọn. Với nghĩa vụ này người bán nhận được số tiền phí là $725 cho
một quyền chọn.
Tóm lại, người sở hữu Put có quyền bán, và người bán Put có nghĩa vụ mua.
Trên thị trường mua bán quyền chọn, chỉ có hai loại quyền chọn là call và put, nên có bốn
vị thế trong kinh doanh quyền chọn:
Vị thế mua call (long call): nhà đầu tư ở vị thế mua call là nhà đầu tư đã mua quyền chọn
call và có quyền mua chứng khoán cơ sở của quyền chọn theo giá ấn định vào bất cứ lúc nào
trước khi quyền chọnđáo hạn.
Vị thế mua put (long put): nhà đầu tư ở vị thế mua put là nhà đầu tư đã mua quyền chọn
put và có quyền bán chứng khoán cơ sở của quyền chọn theo giá ấn định vào bất cứ lúc nào
trước khi quyền chọnđáo hạn.
Vị thế bán call (short call): nhà đầu tư ở vị thế bán call là nhà đầu tư đã bán quyền chọn
call và có nghĩa vụ phải bán chứng khoán cơ sở của quyền chọn theo giá đã ấn định cho người
sở hữu quyền chọn call nếu người này thực hiện quyền chọn trước khi quyền chọn đáo hạn.
Vị thế bán put (short put): nhà đầu tư ở vị thế bán put là nhà đầu tư đã bán quyền chọn put
và có nghĩa vụ mua chứng khoán cơ sở theo giá ấn định trong quyền chọn bất cứ lúc nào trước
khi quyền chọn đáo hạn nếu người sở hữu quyền chọn Put thực hiện quyền chọn.
Khi bán quyền chọn nhà đầu tư có thể đang sở hữu hoặc không sở hữu chứng khoán cơ sở
của quyền chọn đó. Nếu nhà đầu tư bán quyền chọn (call hay put) và đang sở hữu cổ phiếu cơ
sở quyền chọn đó gọi là bán có đảm bảo (covered writing). Nếu nhà đầu tư bán quyền chọn
(call hay put) và không đang sơ hữu cổ phiếu cơ sở quyền chọn đó gọi là bán khống
(uncovered writing).
1. Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền chọn

Có hai loại là quyền chọn phân phối (physical delivery options) và quyền chọn thanh toán
tiền (cash-settled options).
Quyền chọn phân phối: cho phép người sở hữu quyền chọn call quyền được nhận chứng
khoán cơ sở; người sở hữu quyền chọn put quyền phân phối chứng khoán cơ sở khi
quyền chọn được thực hiện.
Đơn vị giao dịch: là số lượng chứng khoán cơ sở được mua hay bán nếu thực hiện quyền
chọn. Đối với quyền chọn cổ phiếu, đơn vị giao dịch là 100 cổ phần. Điều này có nghĩa là cứ
mỗi hợp đồng quyền chọn được thực hiện sẽ có 100 cổ phần được mua hay bán.
Quyền chọn thanh toán tiền: cho phép người sở hữu quyền chọn quyền được nhận thanh
toán tiền mặt dựa trên phần chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở lúc thực hiện và giá
thực hiện. Người sở hữu quyền chọn thanh toán tiền call được nhận tiền thanh toán nếu giá
chứng khoán cơ sở lúc thực hiện cao hơn giá thực hiện. Người sở hữu quyền chọn thanh toán
tiền put được nhận tiền thanh toán nếu giá chứng khoán cơ sở lúc thực hiện thấp hơn giá thực
hiện.
Kích thước hợp đồng: là đơn vị giao dịch của loại hợp đồng quyền chọn thanh toán tiền.
Đối với quyền chọn cổ phiếu, kích thước hợp đồng là 100; nghĩa là mỗi điểm biến động của
quyền chọn thanh toán tiền tương đương với 100$.
1. Lớp, sơ – ri hợp đồng quyền chọn
Lớp hợp đồng: những hợp đồng cùng loại có cùng chứng khoán cơ sở là cùng lớp.
Ví dụ: Hai hợp đồng quyền chọn sau cùng lớp
IBM Jun 90 Calls
IBM Jan 100 Calls
Sơ – ri hợp đồng: tất cả những hợp đồng quyền chọn cùng lớp, cùng giá thực hiện và cùng
tháng đáo hạn thì cùng sơ – ri.
1. SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU
Sàn giao dịch quyền chọn là nơi những quyền chọn được niêm yết và giao dịch. Việc giao
dịch quyền chọn cổ phiếu (và các loại quyền chọn chứng khoán khác) trên sàn giao dịch cũng
tương tự như việc giao dịch cổ phiếu. Mỗi quyền chọn được ấn định tại một địa điểm cố định
trên sàn và mọi giao dịch của quyền chọn này diễn ra tại trạm đó.
Các quyền chọn giao dịch tại sàn (còn gọi là các quyền chọn niêm yết) do một cơ quan của

sàn giao dịch có tên gọi là “Công ty thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn” (Options
Clearing Corporation – OCC) phát hành. Mọi giao dịch về quyền chọn đều được diễn ra
thông qua hệ thống máy vi tính và được thể hiện trong tài khoản của các môi giới quyền chọn
tại sàn, và không có bất kỳ chứng thư nào được phát hành trong các giao dịch này.
1. Các nhân viên trên sàn giao dịch
Có hai hệ thống giao dịch quyền chọn đang được áp dụng hiện nay, đó là: hệ thống giao dịch
dựa vào các chuyên gia và hệ thống giao dịch dựa vào những người tạo thị trường và nhân
viên lưu trữ lệnh. Tùy vào việc ứng dụng hệ thống giao dịch nào mà mỗi sàn giao dịch có
những thành viên cụ thể. Nhiệm vụ cụ thể của các nhân viên như sau:
1. Người tạo thị trường (Maket maker):
Người tạo thị trường là một trong những thành viên của sàn giao dịch, họ mua bán bất cứ
loại quyền chọn cổ phiếu nào theo yêu cầu của các viên chức sở giao dịch hoặc theo yêu cầu
của một môi giới nào đó đang có lệnh mua bán của khách hàng. Khi được yêu cầu, người tạo
thị trường thường đưa ra cả giá hỏi mua (bid) và giá chào bán (adk). Giá hỏi mua là giá mà tại
đó người tạo thị trường sẵn sàng mua và giá chào bán là giá mà tại đó người tạo thị trường sẵn
sàng bán. Vào lúc giá hỏi mua và giá chào bán được niêm yết, người tạo thị trường không biết
rằng người kinh doanh đã yêu cầu niêm yết đang muốn mua hay muốn bán. Giá chào bán luôn
cao hơn giá hỏi mua. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán không được quy định cụ thể nhưng
luôn có một giới hạn trên. Ví dụ: mức chênh lệch không được cao hơn 0.25$ đối với các quyền
chọn cso giá thấp hơn 0.50$; không được cao hơn 0.50$ đối với các quyền chọn có giá từ
0.50$ đến 10$…
Với đặc điểm mua bán nêu trên người tạo thị trường tự tạo ra lợi nhuận cho mình từ chênh
lệch giá mua và giá bán. Đồng thời, họ cũng làm tăng khả năng linh hoạt cho thị trường vì sự
có mặt của họ trên sàn giao dịch đảm bảo lệnh mua và lệnh bán có thể luôn luôn được thực
hiện ở một vài mức giá một cách nhanh chóng.
1. Nhân viên lưu trữ lệnh (Order book official):
Nhân viên lưu trữ lệnh có nhiệm vụ lưu giữ các lệnh giới hạn và duy trì các lệnh thị trường
một cách trật tự, họ không kinh doanh cho tài khoản của họ.
Quy trình lưu giữ lệnh được thực hiện như sau: khi người môi giới trên sàn nhận được lệnh
giới hạn, anh ta sẽ chuyển lệnh này đến nhân viên lưu trữ lệnh. Nhân viên này đưa lệnh vào

máy tính cùng với những lệnh giới hạn khác để đảm bảo rằng ngay khi đạt đến giá giới hạn,
lệnh sẽ được thực hiện. Những thông tin về tất cả các lệnh giới hạn chưa được thực hiện được
công bố cho tất cả các nhà kinh doanh. Trên hệ thống giao dịch dựa vào các chuyên gia thì
không có các nhân viên lưu trữ lệnh vì như trên đã nói, các chuyên gia chính là những người
lưu trữ lệnh.
1. Chuyên gia (Specialist):
Theo hệ thống giao dịch dựa vào chuyên gia, nhân viên với chức danh là chuyên gia có nhiệm
vụ như người tạo thị trường và giữ hồ sơ về lệnh giới hạn. Không giống như các nhân viên lưu
trữ lệnh, chuyên gia không thông tin về lệnh giới hạn sẵn có cho những nhà kinh doanh khác.
Cũng giống như các chuyên gia trên sàn giao dịch cổ phiếu, các chuyên gia của sàn giao
dịch quyền chọn vừa thực hiện các lệnh do các người môi giới đưa đến, vừa kinh doanh kiếm
lời cho chính họ. Nhiệm vụ của các chuyên gia là duy trì thị trường hoạt động ổn định và có
trật tự.
1. Nhà môi giới trên sàn (Floor boker):
Nhà môi giới trên sàn là những người môi giới làm việc trên sàn giao dịch, thực hiện giao
dịch cho khách hàng của công ty mình. Khi nhà đầu tư đặt lệnh cho công ty chứng khoán, các
lệnh này sẽ được chuyển đến nhân viên môi giới trên sàn. Nhà môi giới tiến hành giao dịch
với các nhà môi giới khác trên sàn và với những người tạo thị trường để thực hiện lệnh nhận
được.
Nhà môi giới tự do: trên sàn giao dịch ngoài những nhân viên môi giơi làm việc cho các
công ty chứng khoán còn có những nhà môi giới tự do là những người thực hiện các lệnh của
bất kỳ công ty chứng khoán nào thuê họ để hưởng huê hồng.
1. Lệnh và các loại lệnh giao dịch quyền chọn
1. Lệnh giao dịch quyền chọn
Khi một khách hàng muốn mua hay bán một loại quyền chọn nào đó, anh ta đến công ty chứng
khoán nơi môi giới của anh ta làm việc hoặc gọi điện cho môi giới của anh ta để đặt lệnh. Sau
khi nhận lệnh, môi giới tại công ty chứng khoán truyền lệnh đến môi giới của công ty tại sàn.
Tại sàn giao dịch, môi giới tại sàn nhận lệnh và đặt lệnh mua bán cho các chuyên gia.
Lệnh mua bán quyền chọn tại sàn giao dịch là lệnh điện tử, được lưu trong máy vi tính, và
không có phiếu lệnh như các giao dịch thông thường. Một lệnh mua hay bán quyền chọn chứa

đựng các thông tin sau:
• Số tài khoản của khách hàng, của nhân viên đại diện có đăng ký
• Sàn giao dịch nơi quyền chọn được giao dịch
• Cách thức nhận lệnh (method of reciept of the order)
• Mua hay bán
• Loại quyền chọn (put hay call)
• Số lượng quyền chọn muốn mua hay bán
• Cổ phiếu cơ sở, tháng đáo hạn, giá thực hiện
• Giao dịch mở hay giao dịch đón
Giao dịch mở là giao dịch đầu tiên (lần đầu mua hay bán quyền chọn) hoặc làm tăng vị thế
hiện tại của người đầu tư.
Giao dịch đóng là giao dịch kết thúc hay làm giảm vị thế hiện tại của người đầu tư.
• Lệnh thị trường hay lệnh giới hạn
• Loại tài khoản (tiền mặt hay ký quỹ)
• Lệnh có được yêu cầu hay không (was the order solicited or unsolicited)
• Khoảng thời gian giá trị của lệnh: lệnh ngày hay lệnh thời gian khác
• Lệnh được đặt cho các phương án straddle, combination hay spread
• Có phải là tài khoản tự quyết hay không
• Tên khách hàng
• Những hướng dẫn cần thiết
• Xác nhận của giám đốc
Để đảm bảo giao dịch quyền chọn được chính xác và hiệu quả, mọi quy định trên buộc
phải được tôn trọng, nếu có bất cứ sai sót nào, lệnh đó được coi là không hợp lệ và không có
giá trị giao dịch.
1. Các loại lệnh giao dịch quyền chọn
Tương tự như mua bán cổ phiếu, các nhà đầu tư có thể lựa chọn và đặt lệnh thích hợp với
mong muốn trong hệ thống rất nhiều loại lệnh được áp dụng như: Lệnh thị trường (Market
order); Lệnh giới hạn (Limit order); Lệnh dừng (Stop order); Lệnh dừng giới hạn (Stop limit
order)
Để hướng dẫn thực hiện các lệnh về thời gian có các lệnh sauLệnh ngày; Lệnh có giá trị

đến cùng (Good till cancelled – GTC) Lệnh tùy ý (Not held order – NH); Lệnh thực hiện toàn
bộ ngay hoặc không (Fill or kill order – FOK); Lệnh ngay lập tức hoặc không (Immediate or
cancel order – IOC); Lệnh tất cả hoặc không (All or none order – AON)
1. Xác định giá mở cửa và giá đóng cửa
Mỗi ngày trước khi mở cửa sàn giao dịch sử dụng vòng luân phiên giao dịch để xác định
giá mở cửa. Trong khoảng thời gian này, tất cả các hợp đồng không giao dịch theo cách ngẫu
nhiên. Các lệnh mua và bán được nhận theo nhóm mỗi lần. Khi sàn giao dịch đã hoàn tất đối
với nhóm lệnh này thì sẽ chuyển sang nhóm lệnh khác. Giao dịch luân phiên theo thứ tự, bắt
đầu với các quyền mua có thời hạn hết hiệu lực gần nhất và giá thực hiện thấp nhất (hoặc với
các quyền bán có giá thực hiện cao nhất), rồi cứ tuần tự cho đến khi tất cả các nhóm lệnh đều
đã được mở cửa giao dịch. Ơ thời điểm mở cửa, các lệnh thị trường có độ ưu tiên cao hơn các
lệnh giới hạn. Các lệnh chênh lệch có độ ưu tiên hơn các lệnh thị trường nhưng lệnh mua có
độ ưu tiên khác lệnh bán (liên quan đến luật ưu tiên của các lệnh chênh lệch).
Các vòng luân phiên giao dịch cũng được dùng để đóng cửa thị trường vào cuối ngày giao
dịch và khi quyền chọn hết hiệu lực. Do ngày hết hiệu lực là ngày thứ bảy sau ngày thứ sáu
của tuần thứ ba của tháng đáo hạn nên vòng luân phiên cuối cùng để đóng cửa thị trường xảy
ra vào ngày thứ sáu của tuần thứ ba mỗi tháng. Nếu sở giao dịch ngừng giao dịch một loại
quyền lựa chọn sẽ không có lệnh nào được thực hiện. Khi giao dịch trở lại, phải sử dụng vòng
luân phiên để tái mở cửa giao dịch loại quyền lựa chọn đó. Cuối cùng nếu thị trường hoạt
động quá nhanh (nếu hai chuyên viên giao dịch tại sàn cảm thấy rằng thị trường đang dần mất
trật tự) sở giao dịch có thể áp đặt sự luân phiên.
1. Các hệ thống chuyển lệnh
OCC thường sử dụng các hệ thống chuyển lệnh tự động để xử lý các giao dịch quyền lựa
chọn của khách hàng. Thông qua một hệ thống máy tính, các lệnh thông thường được chuyển
từ công ty chứng khoán đến khu vực của thành viên (đại diện công ty chứng khoán) tại sàn
giao dịch để xử lý. Thành viên (cụ thể là môi giới tại sàn) sẽ nhận lệnh và đem đến đám đông
giao dịch để giao dịch. Nếu lệnh được thực hiện, thông báo kết qủa giao dịch sẽ được chuyển
về khu vực của thành viên và cũng từ đây, qua hệ thống máy tính của mình, thành viên sẽ
thông báo cho người môi giới và khách hàng.
Đối với một số lệnh (là lệnh thị trường và lệnh giới hạn có số lượng nhỏ và lệnh khả thị),

hệ thống chuyển lệnh có thể gắn với việc so khớp lệnh tự động. Đối với các trường hợp cần sự
nhanh chóng, hệ thống chuyển lệnh thẳng tới quầy giao dịch, không qua chỗ ngồi của thành
viên và môi giới tại sàn. Mỗi lệnh được khớp với một lệnh trên sổ lệnh giới hạn hoặc theo báo
giá của người tạo thị trường, và thông báo kết quả giao dịch được gửi trực tiếp đến công ty
chứng khoán.
Hệ thống so khớp lệnh tự động ở mỗi sàn giao dịch đều có tiêu chuẩn, năng lực và tên
riêng. CBOE có Hệ thống so khớp lệnh tự động (RAES), AMEX có Hệ thống giao dịch quyền
chọn tự động (AUTOAMOS)… Mỗi loại cung cấp khả năng giao diện trực tiếp đến quầy giao
dịch.
1. CÔNG TY THANH TOÁN BÙ TRỪ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
(OPTIONS CLEARING CORPORATION)
1. Nhiệm vụ của công ty thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn
Công ty thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn (sau đây viết tắt là OCC) là công ty của sàn
giao dịch nơi quyền chọn được niêm yết.
OCC có các nhiệm vụ sau:
• Chuẩn hóa, phát hành và đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng quyền chọn.
• Cung cấp cho khách hàng thông tin tài liệu về rủi ro và lợi nhuận của việc đầu tư vào
quyền chọn (Characteristics and Risks of Standardized Quyền chọn) một cổ phiếu được niêm
yết, giấy xác nhận giao dịch quyền chọn hay những thông tin mà khách hàng yêu cầu thông
qua môi giới.
• Điều chỉnh các hợp đồng quyền chọn nếu có tách, gộp, chia cổ tức … cổ phiếu cơ sở.
• Thay đổi vị thế quyền chọn của nhà đầu tư (closing option position)
1. Các tiểu chuẩn của hợp đồng quyền chọn do OCC quy định
1. Giá thực hiện
OCC quy định sẵn một bảng giá thực hiện, mỗi mức giá này được ký hiệu bởi một ký tự
(như mục 1.2.1.2 đã đưa). Theo bảng ký hiệu giá thực hiện, mỗi giá thực hiện cách nhau
khoảng 5 đơn vị. Số giá thực hiện của một cổ phiếu được đưa ra phụ thuộc vào sự biến động
của cổ phiếu đó. Việc đưa ra giá thực hiện gần với giá thị trường hiện tại của cổ phiếu là hết
sức quan trọng. Điều này khuyến khích giao dịch và hình thành mức phí hợp lý. Khi giá cổ
phiếu tăng hay giảm sàn giao dịch sẽ đưa ra những giá thực hiện mới.

Ví dụ: Một cổ phiếu đang được giao dịch với giá $37 và hợp đồng quyền chọn cổ phiếu
này vừa mới được niêm yết trên sàn, sàn giao dịch sẽ đưa ra hai mức giá thực hiện. Một giá
thực hiện sẽ cao hơn giá thị trường hiện tại và một mức thấp hơn.
Giá thực hiện
XYZ 35
37 40
Nếu giá cổ phiếu tăng lên $43 một cổ phiếu thì giá thực hiện 45 sẽ được thêm vào:
Giá thực hiện
XYZ 35
43 40
43 45
1.3.2.2. Tháng đáo hạn
Theo quy định, 12 tháng trong một năm được chia thành 3 chu kỳ, mỗi chu kỳ có 4 tháng. Một
quyền chọn có thể có tháng đáo hạn thuộc một trong ba chu kỳ sau:
Chu kỳ tháng Giêng gồm : tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy, tháng Mười
Chu kỳ tháng Hai gồm: tháng Hai, tháng Năm, tháng Tám, tháng Mười một
Chu kỳ tháng Ba gồm: tháng Ba, tháng Sáu, tháng Chín, tháng Mười hai.
JANUARY SEQUENTIAL CYCLE - 1
Front Month Available Expiration Months*
January Jan FEB Apr Jul
February Feb MAR Apr Jul
March Mar Apr Jul OCT
April Apr MAY Jul Oct
May* May JUN Jul Oct
June Jun Jul Oct JAN
July Jul AUG Oct Jan
August Aug SEP Oct Jan
September Sep Oct Jan APR
October Oct NOV Jan Apr
November Nov DEC Jan Apr

December Dec Jan Apr JUL
*The most recently added expiration month is listed in all CAPS. For example, at April
expiration, the May options will become the new "Front Month" options while the
expiration month "JUNE" is added to replace the expired April options. Notice how the
most recently added expiration month will have either two months or eight months
until its expiration.
FEBRUARY SEQUENTIAL CYCLE - 2
Front Month Available Expiration Months*
January Jan Feb May AUG
February Feb MAR May Aug
March Mar APR May Aug
April Apr May Aug NOV
May May JUN Aug Nov
June* Jun JUL Aug Nov
July Jul Aug Nov FEB
August Aug SEP Nov Feb
September Sep OCT Nov Feb
October Oct Nov Feb MAY
November Nov DEC Feb May
December Dec JAN Feb May
*The most recently added expiration month is listed in all CAPS. For example, at May
expiration, the June options will become the new "Front Month" options while the
expiration month "JULY" is added to replace the expired May options. Notice how the
most recently added expiration month will have either two months or eight months
until its expiration.
MARCH SEQUENTIAL CYCLE - 3
Front Month
Available Expiration Months*
January Jan FEB Mar Jun
February Feb Mar Jun SEP

March Mar APR Jun Sep
April Apr MAY Jun Sep
May May Jun Sep DEC
June Jun JUL Sep Dec
July* Jul AUG Sep Dec
August Aug Sep Dec MAR
September Sep OCT Dec Mar
October Oct NOV Dec Mar
November Nov Dec Mar JUN
December Dec JAN Mar Jun
*The most recently added expiration month is listed in all CAPS. For example, at June
expiration, the July options will become the new "Front Month" options while the
expiration month "AUGUST" is added to replace the expired June options. Notice how
the most recently added expiration month will have either two months or eight months
until its expiration.
1. Tự động thực hiện quyền chọn
Nếu khách hàng không đưa ra các yêu cầu khác, OCC sẽ tự động thực hiện các hợp đồng
sinh lời, chứ không để chúng hết hiệu lực.
Vào ngày đáo hạn bất kỳ hợp đồng quyền chọn nào do công chúng nắm giữ có giá trị thực
ít nhất là ¾ và bất kỳ hợp đồng quyền chọn nào do công ty chứng khoán nắm giữ có giá trị
thực ít nhất là ½ sẽ được thực hiện tự động nếu không có bất kỳ yêu cầu thực hiện nào.
Ví dụ: Peter mua 10 hợp đồng quyền chọn Call như sau:
10 IBM Jan 110 Call at 3
Anh ta không có ý định thực hiện hợp đồng mà chỉ chờ giá phí tăng lên để bán kiếm lời.
Nhưng giá đã không tăng như anh ta dự đoán và anh ta cứ giữ hợp đồng. Đến chiều thứ Sáu
của tuần thứ ba của tháng đáo hạn, giá cổ phiếu IBM giao dịch trên thị trường là 110 ¾ . Khi
đó quyền chọn sẽ được thực hiện mà không có bất kỳ yêu cầu nào của Peter bởi vì giá trị thực
của hợp đồng là ¾ .
1. Chỉ định việc thực hiện và thanh toán (Assignment and
Settlement)

Khi OCC nhận được thông báo thực hiện quyền chọn, công ty sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một
công ty chứng khóan và chỉ định công ty này thực hiện quyền chọn. Công ty chứng khoán
được chỉ định này sẽ chọn một cách ngẫu nhiên hay theo phương pháp FIFO (first in first out)
một trong số các khách hàng của mình để thực hiện quyền chọn.
Khi nhận được thông báo thực hiện hợp đồng người bán hợp dồng phải mua lại cổ phiếu
(nếu đó là hợp đồng Call) hay bán ra cổ phiếu (nếu đó là hợp đồng Put) cho người sở hữu hợp
đồng trong vòng 3 ngày làm việc.
Ví dụ: Cổ phiếu IBM đang được giao dịch ở mức giá $110 một cổ phiếu. Khách hàng A
dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng. Anh ta gọi cho môi giới của mình là Dean Witter và đặt lệnh
sau: Buy 1 IBM Jan 110 Call at market
Nhưng khách hàng B có quan niệm ngược với khách hàng A. anh ta cho rằng giá cổ phiếu
IBM sẽ giảm và anh ta đặt lệnh sau với môi giới của mình, Merrill Lynch: Sell 1 IBM Jan 110
Call at 4
Cả hai người môi giới sau khi nhận lệnh sẽ truyền lệnh này đến sàn giao dịch nơi thành
viên của công ty của họ – những môi giới tại sàn – nhận được, những môi giới tại sàn sau khi
nhận được lệnh trên đều đến trạm giao dịch quyền chọn cổ phiếu IBM để thực hiện lệnh. Họ
gặp nhau và thỏa thuận mua bán. Giao dịch này sẽ được lưu lại trong máy vi tính tại OCC và
không có bất kỳ giấy chứng nhận nào được phát hành. Nếu trong sổ Dean Witter đã có 173
quyền chọn Call trước đó thì bây giờ được thêm 1 là174 quyền. Đồng thời, tài khoản của Dean
Witter tại OCC bị trừ $400 tiền phí. Với Merrill Lynch thì ngược lại, số quyền giảm 1 và tài
khoản được ghi có $400. Tên của khách hàng A, B là những bên mua bán thật sự trong giao
dịch này không được lưu ở OCC, nhưng những tài khoản của họ ở chỗ của Dean Witter và
Merrill Lynch phản ánh vụ mua bán này. Theo luật, tiền phí có thể thanh toán trong bảy ngày
làm việc kế tiếp. Nhưng OCC lại yêu cầu thanh toán ngay ngày hôm sau, và những môi giới
không muốn phải bỏ tiền của mình ra để thanh toán cho khách hàng; do đó người mua được
yêu cầu thanh toán ngay ngày hôm sau.
Hai tuần sau, giá cổ phiếu của IBM tăng lên $125 khách hàng A muốn thực hiện hợp đồng,
anh ta gọi cho Dean Witter. Người môi giới này gửi lệnh thực hiện đến OCC. Mặc dù hợp
đồng này được ký kết với Merrill Lynch nhưng rất có thể một công ty khác sẽ phân phối cổ
phiếu chứ không nhất thiết là Merrill Lynch. Sau khi nhận lệnh OCC tra cứu trong máy vi tính

xem có bao nhiêu công ty đã bán quyền chọn call cổ phiếu IBM với giá thực hiện là 110. Từ
danh sách các công ty này OCC chọn ngẫu nhiên một công ty và thông báo cho họ rằng hợp
đồng đã được thực hiện. Công ty được chọn đó có thể là công ty của Merrill hay một công ty
khác. Chẳng hạn công ty được chọn là của môi giới Paine Webber. Khi được thông báo để
giao cổ phiếu IBM giá 110 cho Dean Witter, Paine Webber có 3 ngày (theo quy định của
SEC) để thực hiện công việc này. Paine Webber có thể chọn một trong số các khách hàng đã
đặt lệnh bán quyền chọn call cổ phiếu IBM giá thực hiện 110 của mình một cách ngẫu nhiên
hoặc theo phương pháp FIFO. Giả sử người được chọn là John Jones. Nếu John đang nắm giữ
cổ phiếu IBM, anh ta sẽ gọi cho môi giới để chuyển 100 cổ phiếu IBM cho Dean Witter.
Nhưng nếu John đã bán khống hợp đồng Call trước đây thì anh ta phải mua cổ phiếu để
chuyển cho Dean. Như vậy, một khi hợp đồng quyền chọn được yêu cầu thực hiện trước ngày
đáo hạn thì cổ phiếu phải được chuyển quyền sở hữu. Điều này được đảm bảo bởi OCC.
1. Giới hạn vị thế và giới hạn thực hiện.
Giới hạn vị thế
Quyền chọn không do công ty có cổ phiếu cơ sở phát hành mà do những người đầu tư tạo
ra và bán để thu phí và được phát hành thông qua OCC. Do đó sẽ không có sự giới hạn về số
quyền chọn được tạo ra, rất có thể số quyền chọn được tạo ra với số cổ phiếu trên quyền chọn
nhiều hơn so với số cổ phiếu cơ sở đang tồn tại trên thị trường. Giả sử IBM có 10 triệu cổ
phiếu đang lưu hành, và rất có thể có 150 ngàn quyền chọn cổ phiếu IBM đã được bán ra, số
quyền chọn này đại diện cho 15 triệu cổ phiếu (150.000*100 = 15 triệu). Nếu tất cả số quyền
chọn này được thực hiện, rõ ràng là không có đủ cổ phiếu để đáp ứng. Thêm vào đó trên thị
trường luôn tồn tại những người mong muốn làm giá. Giả sử họ mua 20 ngàn quyền chọn call
đại diện cho 2 triệu cổ phiếu (20.000*100 = 2 triệu), trong số 20 ngàn quyền chọn này có
những quyền đã được bán khống. Do đó khi người làm giá yêu cầu thực hiện hợp đồng thì
những người bán khống buộc phải mua cổ phiếu trên thị trường để giao. Điều này tạo một áp
lực lên giá thị trường, làm giá thị trường biến động mạnh… Để hạn chế những tình huống nêu
trên, Uy Ban Chứng Khoán (SEC) quy định giới hạn vị thế như sau: Không một người đầu tư
nào dù cá nhân hay tổ chức có vị thế vượt quá 8,000 quyền chọn của cùng một cổ phiếu cơ sở
trên cùng một phía thị trường.
Phía thị trường được hiểu như sau: theo sự dự đoán giá cổ phiếu cơ sở thì thị trường quyền

chọn có hai loại: là thị trường giá tăng và thị trường giá giảm. Tùy theo sự dự đoán của nhà
đầu tư mà anh ta sẽ kinh doanh trên loại thị trường nào. Ơ mỗi loại thị trường anh ta sẽ kinh
doanh khác nhau, cụ thể như sau:
Thị trường giá tăng (Upside) Thị trường giá giảm (Downside)
Mua call Mua put
Bán put Bán call
Ví dụ: Một người đầu tư đầu tư vào quyền chọn cổ phiếu IBM, anh ta mua bán tổng cộng
16.000 quyền chọn ở cả hai phía thị trườn, cơ cấu đầu tư của anh ta như sau là hợp pháp:
IBM
Thị trường giá tăng Thị trường giá giảm
Mua call 6.000 Mua put 4.000
Bán call 2.000 Bán put 4.000
Tổng cộng 8.000 Tổng cộng 8.000
Nhưng nếu cơ cấu đầu tư của anh ta thay đổi như sau thì không hợp pháp
IBM
Thị trường giá tăng Thị trường giá giảm
Mua call 8.000 Mua put 1.000
Bán call 2.000 Bán put 5.000
Tổng cộng 10.000 Tổng cộng 6.000
Cơ cấu này không hợp pháp vì về một phía thị trường giá tăng anh ta ở trong vị thế 10.000
vượt quá quy định.
Giới hạn thực hiện
Nếu một tổ chức đầu tư muốn tránh giới hạn vị thế, họ có thể hành động như sau: thứ Hai
mua 8.000 quyền chọn call và yêu cầu thực hiện chúng vào sáng thứ Ba; chiều thứ Ba lại mua
8.000 quyền chọn call khác và yêu cầu thực hiện vào sáng thứ Tư, cứ thế ngày này qua ngày
khác, họ có thể dễ dàng làm giá mà không hề trái quy định về giới hạn vị thế. Để ngăn chặn
hành động này, một quy định khác được đưa ra: đó là quy định về giới hạn thực hiện. Quy
định này có nội dung như sau: Không một cá nhân cũng như tổ chức nào được phép thực hiện
quá 8.000 quyền chọn của cùng một cổ phiếu cơ sở trong vòng năm ngày làm việc liên tiếp.
Ví dụ: Một người đầu tư đã thực hiện 5.000 quyền chọn call cổ phiếu IBM vào thứ Ba thì

từ thứ Ba này cho đến thứ Ba tuần sau anh ta chỉ có quyền được thực hiện thêm 3.000 quyền
chọn call cổ phiếu IBM nữa.
1. Tài liệu công bố thông tin quyền chọn của OCC
1. Cách nhận tài liệu
OCC phát hành tài liệu “Đặc Điểm Và Rủi Ro Của Quyền Chọn Được Chuẩn Hóa”. Tài
liệu này vạch ra những rủi ro của việc đầu tư vào quyền chọn.
Một người đầu tư phải nhận được tài liệu này từ công ty chứng khoán trước hay ngay khi
anh ta được chấp nhận giao dịch quyền chọn. Kèm với tài liệu này khách hàng cũng được
cung cấp tài liệu kinh doanh quyền chọn. Tài liệu này không mang tính giáo dục.
Khi muốn đầu tư quyền chọn, người đầu tư liên hệ với công ty chứng khoán để nhận được
tài liệu trên. Sau đó, anh ta sẽ phải ký một thỏa ước về quyền chọn với môi giới. Trong bản
thỏa ước này anh ta phải nói rõ rằng đã đọc tài liệu công bố tin quyền chọn, đồng ý tuân theo
các giới hạn mua bán và các qui định khác trong giao dịch quyền chọn. Trong vòng 15 ngày
anh ta sẽ được xem xét chấp thuận mở tài khoản giao dịch.
Nếu OCC chỉnh sửa tài liệu thì nhà đầu tư phải được cung cấp tài liệu chỉnh sửa trước khi
được xác nhận giao dịch quyền chọn kế tiếp.
1. Những rủi ro đối với người đầu tư khi đầu tư vào quyền chọn
được thông báo trong tài liệu
Rủi ro đối với người nắm giữ quyền chọn
Rủi ro mất toàn bộ số tiền phí đã trả để mua quyền chọn chỉ trong một khoảng thời gian.
Trong khi quyền chọn có thời gian đáo hạn mà diễn biến giá thị trường lại không có lợi cho
người đầu tư nên anh ta có thể không thực hiện, không bán lại quyền chọn nếu không có lợi.
Khi đó anh ta sẽ bị mất toàn bộ số tiền đầu tư vào quyền chọn mà không nhận được lợi ích gì.
Càng nhiều quyền chọn đang lỗ và thời gian còn lại càng ngắn thì rủi ro mất một phần hay
toàn bộ số tiền đầu tư càng cao. Giao động giá của cổ phiếu cơ sở là điều kiện cần thiết để
quyền chọn trở nên có lợi nhưng trong một khoảng thời gian ngắn, sự biến động của giá không
nhiều, do đó có thể thay đổi trạng thái quyền chọn.
Những điều khoản thực hiện một quyền chọn có thể tạo ra những rủi ro cho người nắm giữ
quyền chọn. Nếu quyền chọn không có đặc điểm thực hiện tự động, người nắm giữ phải đảm
bảo rằng hành động thực hiện diễn ra đúng lúc. Mặt khác đối với quyền chọn có đặc điểm thực

hiện tự động người nắm giữ quyền chọn có thể vẫn gặp rủi ro lỗ nếu khoản tiền được thanh
toán nhỏ hơn phí anh ta bỏ ra. Hơn nữa giá giới hạn là số tiền tối đa người nắm giữ quyền
chọn có thể được hưởng trong khi giá thị trường có thể biến động có lợi và anh ta có thể thu
được nhiều lợi nhuận hơn; như vậy trong trường hợp này anh ta bị rủi ro giới hạn lợi nhuận.
Một rủi ro khác người sở hữu quyền chọn có thể gặp phải là rủi ro bị giới hạn thực hiện.
Rủi ro này xảy ra trong một hoàn cảnh đặc biệt khi mà SEC hay OCC đặt giới hạn thực hiện
nhằm đảm bảo ổn định thị trường, hay vì một lý do nào đó.
Rủi ro đối với người bán quyền chọn
Người bán quyền chọn có thể bị chỉ đinh để thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào trong suốt
thời gian hiệu lực như quyền chọn anh ta đã bán. Bắt đầu từ ngày bán quyền chọn kiểu Mỹ,
ngừơi bán quyền chọn luôn ở trong tư thế có thể bị chỉ định thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào
cho đến ngày đáo hạn hoặc cho đến khi anh ta đóng vị thế của mình.
Người bán quyền chọn call gặp rủi ro khi giá thị trường chứng khóan cơ sở tăng cao hơn
giá thực hiện vì anh ta phải thực hiện hợp đồng và bỏ qua cơ hội hưởng chênh lệch giá. Mặt
khác nếu giá thị trường chứng khoán cơ sở giảm thấp hơn giá thực hiện, người bán call sẽ chịu
một khoản lỗ do chênh lệch giá giảm (khoản lỗ này chỉ có thật nếu anh ta phải bán chứng
khoán tại thời điểm đó).
Người bán khống quyền chọn call sẽ gặp rủi ro lớn nếu giá thị trường tăng mạnh, cao hơn
giá thực hiện nhiều. Khoản lỗ tiềm tàng của người bán call trong trường hợp này là không giới
hạn vì giá thị trường của cổ phiếu cơ sở có thể tăng không giới hạn.
Người bán quyền chọn call gặp rủi ro khi giá thị trường chứng khoán cơ sở giảm mạnh.
Giả sử giá thị trường giảm bằng 0 nhưng anh ta vẫn phải mua chứng khoản ở giá thực hiện,
cao hơn 0 rất nhiều.
Khi bán khống quyền chọn call hay bán quyền chọn put, người đầu tư buộc phải ký quỹ
nhiều tiền. Trong trường hợp giá thị trường biến động bất lợi cho vị thế người bán hay do thay
đổi của công ty chứng khoán mà người bán được yêu cầu để kỹ quỹ thêm. Nếu anh ta không
đáp ứng được yêu cầu này, công ty chứng khóan có thể thanh lý tài khoản của anh ta mà
không cần thông báo.
Ngoài ra ngừơi bán quyền chọn còn gặp rủi ro trong trường hợp nhận chỉ định trễ; hay giá
thị trường chứng khoán cơ sở tăng lên đột ngột…

1. Điều chỉnh hợp đồng quyền chọn
1. Cổ tức tiền mặt và các trường hợp biếu tặng cổ phiếu
OCC không điều chỉnh giá thực hiện của quyền chọn khi có cổ tức tiền mặt thông thường
và các trường hợp biếu tặng cổ phiếu.
Để được quyền nhận cổ tức người chủ quyền call phải thực hiện quyền chọn trước ngày
giao dịch không cổ tức. Một người vừa sở hữu quyền put vừa sở hữu cổ phiếu muốn giữ lại cổ
tức phải thực hiện quyền chọn sau ngày giao dịch không cổ tức. Ngày giao dịch không cổ tức
thường là 5 ngày trước ngày chia cổ tức.
1. Tách, gộp cổ phiếu:
Quyền lựa chọn được điều chỉnh khi xảy ra tách cổ phiếu, gộp cổ phiếu, cổ tức bằng cổ
phiếu và thực hiện các chứng quyền. Khi cổ phiếu được tách, quyền chọn cũng được tách
tương đương.
Ví dụ: Nếu cổ phiếu IBM tách theo tỷ lệ 2:1 (1 cổ phiếu cũ đổi lấy 2 cổ phiếu mới), mỗi
quyền mua cổ phiếu với giá thực hiện 100 sẽ thành 2 quyền Call cổ phiếu IBM với giá 50. Và
một quyền Put cổ phiếu IBM với giá 105 thành 2 quyền Put cổ phiếu ALF giá 50 ½ . Mỗi chủ
quyền chọn bây giờ có số hợp đồng quyền chọn gấp đôi trước đây, và giá thực hiện của mỗi
hợp đồng bằng ½ giá thực hiện của hợp đồng gốc.
Có một số trường hợp tách không tính theo lô chẵn. Nếu cổ phiếu IBM tách theo tỷ lệ 3:2,
mỗi quyền chọn cổ phiếu IBM ở giá thực hiện 120 trở thành một quyền chọn cổ phiếu IBM ở
giá thực hiện 80 với 150 cổ phiếu trên hợp đồng. Trong trường hợp này số cổ phiếu trên một
hợp đồng không thể chia chẵn theo lô, vì thế OCC điều chỉnh số cổ phiếu trên hợp đồng. Kết
quả sẽ không làm thay đổi điều gì vì sở hữu một quyền chọn call hay put 150 cổ phiếu cũng
giống như sở hữu 1,5 quyền chọn có 100 cổ phiếu. Giá thực hiện được điều chỉnh xuống còn
2/3 giá trước khi tách, và tổng giá trị của mỗi hợp đồng trước và sau khi tách vẫn bằng nhau.
Gộp cổ phiếu: giả sử công ty IBM tiến hành gộp cổ phiếu với tỉ lệ 4:5. Trước khi gộp cổ
phiếu, một người đầu tư sở hữu 1 quyền Call cổ phiếu IBM giá thực hiện 100 với 100 cổ phiếu
trên mỗi hợp đồng (giá trị hợp đồng là 2.000), sau khi gộp, anh ta vẫn sở hữu 1 quyền call cổ
phiếu IBM nhưng hợp đồng sẽ có 80 cổ phiếu với giá thực hiện là 125 (tổng giá trị vẫn là
2.000).
1. Cổ tức bằng cổ phiếu:

Nếu một công ty tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu, OCC sẽ điều chỉnh giá thực hiện, số
lượng cổ phiếu trên hợp đồng hoặc cả hai nếu thấy cần thiết.
Ví dụ: Nếu cổ phiếu IBM trả cổ tức bằng cổ phiếu là 5%, người nắm giữ 100 cổ phiếu với
giá thị trường 90/cổ phiếu sẽ nhận được 5 cổ phiếu mới và giá trị thị trường của cổ phiếu đó sẽ
xấp xỉ 86. Sau khi công ty đã trả cổ tức, một quyền Call cổ phiếu IBM giá 92 có thể được điều
chỉnh thành một quyền Call cổ phiếu ALF có 105 cổ phiếu với giá thực hiện là 87,5.
Trên thị trường OTC quyền chọn cũng được điều chỉnh khi có sự tách gộp cổ phiếu, chia
cổ tức bằng cổ phiếu, spin-off, thực hiện quyền tiên mãi và cả khi chia cổ tức tiền mặt. Giá
thực hiện của các quyền chọn trên thị trường OTC sẽ giảm đúng bằng khoản cổ tức được chia,
không làm tròn lên hay xuống.
1. Chuyển đổi từ cổ phiếu sang trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi
hay một khoản tiền mặt
Khi cổ phiếu cơ sở chuyển một phần hoặc toàn bộ sang trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi hay
một khoản tiền mặt, quyền chọn sẽ được điều chỉnh; và trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi hay tiền
mặt sẽ được thanh toán nếu quyền chọn được thực hiện.
1. Làm tròn:
Trong tất cả các trường hợp, việc điều chỉnh giá thực hiện được làm tròn lên 1/8 gần nhất
và việc điều chỉnh số lượng cổ phiếu được làm tròn xuống con số chẵn liền trước số tính được.
1. Thay đổi vị thế quyền chọn của nhà đầu tư (closing option position)
Thông qua OCC nhà đầu tư có thể chấm dứt vị thế của mình. Khi muốn chấm dứt vị thế
của mình người đầu tư sẽ đặt lệnh bù trừ (offseting order). Nhà đầu tư đang ở vị thế mua
quyền chọn có thể chấm dứt vị thế bằng cách bán lại một hợp đồng tương tự và một nhà đầu tư
đang ở vị thế bán quyền chọn có thể chấm dứt vị thế bằng cách mua lại một hợp đồng tương tự
trên thị trường thứ cấp.
1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ QUYỀN CHỌN VÀ MỘT SỐ
PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
Khác với giá thực hiện và tháng đáo hạn được OCC quy định, phí mua bán quyền chọn tùy
thuộc vào cung cầu thị trường, do đó việc nghiên cứu về phí mua bán quyền chọn là cần thiết.
Có nhiều yếu tố quyết định mức phí như: giá thị trường cổ phiếu cơ sở (sau đây gọi tắt là giá
cổ phiếu cơ sở), giá thực hiện, thời gian đáo hạn, sự biến động của giá thị trường, lãi suất

không rủi ro, cổ tức của chứng khoán cơ sở trong vòng đời của quyền chọn. Để đo lường sự
ảnh hưởng của các yếu tố này đến phí có nhiều công cu như: delta, gamma, theta, vega.
1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn cổ phiếu
1.4.1.1. Giá cổ phiếu cở sở và giá thực hiện
Sự liên hệ giữa giá cổ phiếu cơ sở và giá thực hiện xác định một hợp đồng đang trong tình
trạng nào: đang lời (in-the-money - ITM), đang lỗ (out-of-money - OTM) hay hòa vốn (at-the-
money - ATM). Một quyền chọn call đang lời khi giá cổ phiếu cơ sở cao hơn giá thực hiện,
đang lỗ khi giá cổ phiếu cơ sở thấp hơn giá thực hiện và hòa vốn khi giá cổ phiếu cơ sở bằng
giá thực hiện. Ngược lại một quyền chọn put đang lời khi giá cổ phiếu cơ sở thấp hơn giá thực
hiện, đang lỗ khi giá cổ phiếu cơ sở cao hơn giá thực hiện, hòa vốn khi giá cổ phiếu cơ sở
bằng giá thực hiện.
Những quyền chọn đang lời được xem là có giá trị thực (intrinsic value). Giá trị thực là sự
chênh lệch giữa giá thực hiện và giá cổ phiếu cơ sở của cổ phiếu cơ sở. Những quyền chọn có
giá trị thực sẽ có giá phí cao hơn những quyền chọn không có giá trị thực (đang lỗ hay hòa
vốn).
Một quyền chọn call có giá trị thực (ITM call) khi giá cổ phiếu cơ sở cao hơn giá thực
hiện. Do đó nếu giá cổ phiếu cơ sở càng tăng thì giá trị thực càng lớn, phí mua bán call càng
cao. Một quyền chọn put có giá trị thực (ITM put)khi giá cổ phiếu cơ sở thấp hơn giá thực
hiện. Do đó nếu giá cổ phiếu cơ sở càng giảm thì giá trị thực càng lớn, phí mua bán call càng
cao và ngược lại. Còn về ảnh hưởng của giá thực hiện. Rõ ràng là giữa hai quyền chọn call
đang lời và có cùng thời gian đáo hạn, quyền chọn nào có giá thực hiện cao hơn thì phí mua
bán sẽ nhỏ hơn vì có giá trị thực thấp hơn. Và ngược lại, hai quyền chọn put đang lời và có
cùng thời gian đáo hạn, quyền chọn nào có giá thực hiện cao hơn lại có phí cao hơn. Điều này
cũng đúng đối với quyền chọn đang lỗ (OTM call hay OTM put)hoặc hòa vốn (ATM call hay
ATM put).
1. Thời gian đáo hạn
Người đầu tư sở hữu quyền chọn có thời gian đáo hạn dài sẽ có nhiều cơ hội để kiếm lời
hơn người sở hữu quyền chọn có thời gian đáo hạn ngắn hơn. Do đó bên cạnh giá trị thực, phí
mua bán quyền chọn còn hàm chứa giá trị thời gian. Quyền chọn có thời gian đáo hạn càng dài
thì giá trị thời gian càng lớn.

Khi một quyền chọn có giá trị thực thì người đầu tư sẵn sàng mua vì cơ hội có lời rất rõ
ràng; nhưng những quyền chọn không có giá trị thực vẫn được giao dịch trên thị trường là vì
người đầu tư kỳ vọng vào sự biến đổi trong tương lai của giá cổ phiếu, khi đó giá phí của
quyền chọn chính là số tiền phải trả cho giá trị thời gian. Do đó, giữa hai quyền chọn có cùng
giá thực hiện dù đang lời, đang lỗ hay hòa vốn thì quyền chọn nào có thời gian đáo hạn dài
hơn sẽ có giá phí cao hơn vì có giá trị thời gian lớn hơn. Giá trị thời gian bằng phí trừ giá trị
thực.
Ví dụ: một quyền chọn call cổ phiếu IBM được giao dịch với mức giá là 6 ½ , giá thực
hiện là 80, trong khi giá cổ phiếu là $84, quyền chọn này sẽ có giá trị thực là $4 (= 84 – 80) và
giá trị thời gian là 2 ½ (= 6 ½ - 4).
1. Sự biến động của giá cổ phiếu cơ sở
Sự tăng giảm giá mỗi cổ phiếu cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thực của quyền chọn
cổ phiếu đó nên ảnh hưởng trực tiếp đến phí mua bán quyền chọn (như trên đã đề cập). Ngoài
ra độ biến động giá khác nhau của từng cổ phiếu cũng tạo ra sự khác biệt về giá trị thời gian
một cách gián tiếp giữa quyền chọn các cổ phiếu khác nhau, do yếu tố tâm lý tác động. Một số
cổ phiếu có biên độ biến động giá rất nhỏ trong khi một số khác lại có biên độ biến động lớn
hơn nhiều. Điều này ảnh hưởng đến giá trị thời gian.
Ví dụ: trong 50 tuần gần nhất, cổ phiếu của PEG chỉ giao động khoảng 25% biến đổi trong
khoảng từ 24 ½ đến 17 1/8 , trong khi cổ phiếu IBM tăng hơn 200% với mức giá từ 95 ½ đến
294. Do đó một quyền chọn call cổ phiếu PEG với giá thực hiện là 20, giá cổ phiếu đang giao
dịch là 23/8 có giá phí là 2 5/8 thì giá trị thực là 2 3/8 và giá trị thời gian là ¼. Trong khi đó
một quyền chọn call cổ phiếu IBM với giá thực hiện là 280, giá cổ phiếu đang giao dịch là 284
¼ có giá phí là 14 ¼ thì giá trị thực là 4 ¼ và giá trị thời gian là 10. Mặc dù quyền chọn call cổ
phiếu IBM hết hạn trước cổ phiếu PEG hai tháng nhưng giá trị thời gian của nó vẫn cao hơn
nhiều. Điều này lý giải ảnh hưởng của sự biến động của cổ phiếu đối với giá trị thời gian.
1. Lãi suất không rủi ro
Lãi suất không rủi ro ám chỉ lãi suất của những công cụ tài chính không có hay rất ít rủi ro
như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,…
Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi lãi suất không rủi ro tăng thì giá cổ phiếu
giảm, do đó giá quyền chọn call giảm và giá quyền chọn put tăng. Ngược lại, khi lãi suất

không rủi ro giảm, giá quyền chọn call tăng và giá quyền chọn put giảm.
1. Cổ tức
Cổ tức ảnh hưởng làm giảm giá cổ phiếu trong thời gian không cổ tức. Do đó trong thời
gian không cổ tức, giá quyền chọn call giảm và giá quyền chọn put tăng. Nói cách khác, giá
call tỷ lệ nghịch với độ lớn của cổ tức còn giá put tỷ lệ thuận với độ lớn của cổ tức.
1. Một số phương án kinh doanh hợp đồng quyền chọn
1.4.3.1. Phương án mua, bán quyền chọn
Mua hoặc bán quyền chọn là phương án kinh doanh đơn giản nhất nhưng nếu sử dụng có
hiệu quả sẽ đem lại kết quả rất tốt cho người đầu tư. Khi dự đoán giá thị trường chứng khoán
cơ sở tăng người đầu tư sẽ mua call hoặc bán put, ngược lại nếu dự đoán giá thị trường giảm
người đầu tư sẽ mua put hoặc bán call.
1.4.3.2. Phương án kinh doanh chênh lệch (Spread)
Phương án kinh doanh chênh lệch là phương án mua và bán cùng lúc một loại quyền chọn
một chứng khoán cơ sở, nhưng khác nhau về giá thực hiện hoặc ngày đáo hạn. Tùy vào dự
đoán diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường mà người đầu tư có phương án kinh doanh chênh
lệch giá hay thời gian với call, put một cách thích hợp. Đây là phương án được sử dụng khá
phổ biến trên thế giới trong kinh doanh quyền chọn hiện nay.
1.4.3.3. Phương án kết hợp song hành (Straddles)
Phương án này được sử dụng khi người đầu tư dự đoán giá cổ phiếu cơ sở sẽ biến động
mạnh nhưng anh ta không xác định được chiều hướng biến động của giá là tăng hay giảm. Nội
dung phương án là việc mua hay bán cùng lúc call và put có cùng cổ phiếu cơ sở, cùng giá
thực hiện và cùng này đáo hạn. Phương án này đảm bảo an toàn cho người đầu tư dù giá có
biến động tăng hay giảm, tuy nhiên lợi nhuận thu được không cao.
1.4.3.4. Phương án kết hợp chênh lệch (Combination)
Kết hợp mua (Long combination): mua call và put cùng cổ phiếu cơ sở nhưng khác giá
thực hiện hoặc khác thời gian đáo hạn
Kết hợp bán (Short combination): bán call và put cùng cổ phiếu cơ sở nhưng khác giá thực
hiện hay thời gian đáo hạn
1.4.3.5. Một số phương án khác
Ngoài những phương án trên, trải qua thời gian nhiều phương án kinh doanh khác được

sáng tạo như:
• Bán quyền chọn call có đảm bảo (Long stock and short calls hay Covered call writing)
• Phương án phòng ngừa giá giảm khi muốn sở hữu cổ phiếu để hưởng
cổ tức (Married put)
• Phương án bán khống quyền chọn theo tỷ lệ (Ratio call): bán khống quyền chọn có
nghĩa là không sở hữu cổ phiếu cơ sở nhưng vẫn bán call cổ phiếu đó.
• Bán khống cổ phiếu và bán put (Short stock and short puts)
• Bán khống cổ phiếu và mua call (Short stock and long calls)
1. THUẾ, TÀI KHOẢN VÀ MARGIN TRONG KINH DOANH QUYỀN
CHỌN CỔ PHIẾU
1. Thuế
Thuế trong giao dịch quyền chọn được quy định như trong các giao dịch vốn khác. Các
khoản lời được cộng vào thu nhập từ giao dịch vốn để tính thuế, các khoản lỗ được trừ ra để
giảm bớt thuế phải nộp. Tuy nhiên, quyền chọn có đặc điểm là chỉ có giá trị trong một khoảng
thời gian nhất định và người sở hữu quyền chọn có thể thực hiện quyền chọn hoặc không. Do
đó, có sự khác nhau trong tính thuế đối với những quyền chọn được thực hiện và những quyền
chọn không được thực hiện.
1.5.1.1. Tính thuế đối với những quyền chọn không được thực hiện
Giả sử trong giao dịch sau, A là người mua và B là người bán: một quyền chọn call cổ
phiếu IBM, đáo hạn tháng Mười hai giá thực hiện 100, phí 3
Vào ngày đáo hạn trong tháng Mười hai, giá cổ phiếu IBM là 95/cổ phần. A sẽ không thực
hiện quyền chọn trên. 300 tiền phí mua call của A được coi như là một khoản lỗ. Còn 300 tiền
phí bán call B nhận được được coi như là một khoản lời. Đó chính là căn cứ để A và B thực
hiện nghĩa vụ thuế của mình.
1. Tính thuế đối với những quyền chọn được thực hiện.
Giả sử cũng với ví dụ trên, nhưng vào đến tháng Mười một giá cổ phiếu IBM đã là 120,
lúc này A yêu cầu thực hiện quyền chọn tức là anh ta sẽ mua 100 cổ phiếu IBM của B ở giá
thực hiện là 100. vậy tổng số tiền anh ta đã bỏ ra để mua được 100 này là: 10.000 + 300 =
10.300 (tức là bao gồm cả tiền phí mua quyền chọn).
Xác định nghĩa vụ thuế của người mua A:

Nếu A bán ngay 100 cổ phiếu vừa mua được, anh ta nhận được khoản lời là 1.700 (12.000
– 10.300). Số tiền lời này được cộng vào thu nhập từ giao dịch vốn để tính thuế. Nếu A không
bán ngay mà để 1 năm sau mới bán ở giá thị trường là 130, thì số tiền anh ta nhận được là
2.700 sẽ được cộng vào thu nhập từ giao dịch vốn để tính lãi như trên. Nhưng nếu sau một
năm giá cổ phiếu IBM chỉ còn 90 và A không muốn giứ cổ phiếu IBM nữa nên anh ta vẫn bán.
Lúc này anh ta bị lỗ và số tiền lỗ 1.300 (10.300 – 9.000) được trừ vào thu nhập từ giao dịch
vốn để giảm thuế.
Xác định nghĩa vụ thuế của người bán B:
Nếu B bán quyền chọn có đảm bảo, và số cổ phiếu IBM của anh ta mua trước đây với giá
80/cổ phần thì anh ta lời 2.300 (10.300 – 8.000). nếu anh ta đã bán khống quyền chọn cổ phiếu
IBM thì anh ta phải mua cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm thực hiện quyền chọn là 120/cổ
phần. Do đó anh ta lỗ 1.700 (12.000 – 10300). Tương tự như A các khoản lời lỗ của B được
cộng vào hay trừ ra trong thu nhập từ giao dịch vốn để tính thuế.
Như vậy, khi quyền chọn call được thực hiện chi phí của người mua call (thu nhập của
người bán call) được xác định là tổng giữa giá thực hiện và phí. Ngược lại, khi quyền chọn put
được thực hiện thu nhập của người mua put (chi phí của người bán put) là hiệu giữa giá thực
hiện và phí. Các quy định này là căn cứ để tính thuế trong mua bán quyền chọn.
1. Tài khoản quyền chọn cổ phiếu
Tương tự như giao dịch cổ phiếu, những người đầu tư vào quyền chọn không mua bán trực
tiếp mà thông qua môi giới của họ. Do đó mỗs nhà đầu tư đều có tài khoản tại công ty môi
giới. Một số nhà đầu tư hoàn toàn quyết định mọi giao dịch trên tài khoản của mình, bất cứ
hành động nào của nhân viên công ty môi giới liên quan đến tài khoản của những nhà đầu tư
này đều phải được sự đồng ý của chủ tài khoản. Một số nhà đầu tư khác mở những tài khoản
tự quyết (discretionary account), cho phép nhân viên công ty môi giới thực hiện các giao dịch
trên tài khoản cho khách hàng mà không cần hỏi ý kiến trước. Những nhà đầu tư mở tài khoản
loại này tin tưởng tuyệt đối vào nhân viên được ủy quyền và cho phép nhân viên được ủy
quyền mua hoặc bán quyền chọn ngay khi có lợi. Điều này tiết kiệm được thời gian và không
để lỡ cơ hội thực hiện những giao dịch có lợi. Tuy nhiên để tránh tình trạng nhân viên được ủy
quyền lạm dụng quyền hạn, thực hiện giao dịch trên tài khoản nhiều hơn cần thiết để thu phí
hoa hồng, một số công ty môi giới ra các quy định sau:

• Tất cả lệnh tự quyết phải được ghi chú rõ ràng.
• Tất cả lệnh tự quyết phải được xác nhận của công ty ngay lập tức.
• Tất cả các tài khoản tự quyết phải được công ty kiểm tra định ky.
• Việc ủy quyền tự quyết cho nhân viên môi giới phải được viết thành văn bản.
Hầu hết khách hàng cá nhân không thích ủy quyền quyết định việc giao dịch tài khoản của
mình cho người khác. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp – những người luôn sử dụng những
phương án kinh doanh đòi hỏi phải có những quyết định nhanh chóng kịp thời – lại thích
phương pháp ủy quyền cho người đại diện của họ.
Mọi thông tin giao dịch đều được lưu giứ trên tài khoản để khách hàng dễ dàng theo dõi.
Khách hàng cũng có thể theo dõi kết quả giao dịch qua bảng sao kê mà người môi giới của
anh ta gửi đến. Nếu tài khoản hoạt động thì bản sao kê được gửi cho khách hàng hàng tháng,
nếu tài khoản không hoạt động thì bản sao kê được gửi hàng quý. Bản sao kê chứa các thông
tin sau:
• Giá cổ phiếu cơ sở của mỗi quyền chọn và cổ phiếu trong tài khoản.
• Tổng giá cổ phiếu cơ sở của cổ phiếu trong tài khoản.
• Tiền ký quỹ (nếu là tài khoản ký quỹ)
Bản sao kê cũng khuyên khách hàng nên thông báo cho người môi giới về sự thay đổi mục
tiêu đầu tư hay tình trạng tài chính. Người môi giới căn cứ vào những điều này để đưa ra
những đề nghị phù hợp với khách hàng.
1. Tiền ký quỹ (Margin)
1.5.3.1. Yêu cầu ký quỹ khi mua quyền chọn
Luật chứng khoán tất cả các nước đều quy định mức ký quỹ khi mua cổ phiếu hay khi bán
khống. Theo luật của Mỹ tỷ lệ ký quỹ yêu cầu là 50% tổng số tiền mua chứng khoán hay bán
khống.
Ví dụ: một nhà đầu tư muốn mua 200 cổ phiếu IBM giá 110. Mức ký quỹ tối thiểu yêu
cầu là 11.000 (50%*100*200). Công ty chứng khoán cho người đầu tư vay 11.000, và người
đầu tư phải trả tiền lãi cho số tiền được cho mượn này. Trong trường hợp này, công ty chứng
khoán cho người đầu tư vay tiền vì họ có tài sản thế chấp là số chứng khoán mà người đầu tư
sở hữu.
Mức yêu cầu ký quỹ khi mua quyền chọn cổ phiếu hoàn toàn khác vì quyền chọn chỉ có

giá trị trong một thời gian nhất định ( trước ngày đáo hạn). Nếu người môi giới cho khách
hàng vay tiền như trong mua chứng khoán, anh ta không có gì để làm tài sản thế chấp, điều
này rủi ro lớn đối với anh ta. Do đó, mức ký quỹ yêu cầu khi mua quyền chọn cổ phiếu là
100% phí mua phải trả. Quy định này bắt buộc đối với mọi loại hình thức kinh doanh như:
mua put, call; kinh doanh chênh lệnh (spread); kinh doanh kết hợp (straddles hay
combinations).
Ví dụ 1: Một khách hàng mua 10 quyền chọn call cổ phiếu IBM đáo hạn tháng Hai, với
phí là 17; vậy mức tiền ký quỹ yêu cầu là 17.000 (10*100*17).
Ví dụ 2: Một khách hàng khác sử dụng phương án kinh doanh kết hợp (straddles), mua
cùng lúc quyền chọn call và put cổ phiếu IBM đáo hạn tháng Ba, giá thực hiện 125; trong đó
phí call là 5 ½ , phí put là 7 ½ ; số tiền ký quỹ được yêu cầu là 1.300 (5 ½ * 100 + 7 ½ * 100).
1. Yêu cầu ký quỹ khi bán quyền chọn
Như đã nói ở trên, một nhà đầu tư có thể bán quyền chọn (call hay put) có đảm bảo hay
bán khống. Nếu nhà đầu tư bán quyền chọn có đảm bảo thì không phải ký quỹ. Bởi cổ phiếu
anh ta sở hưũ là vật đảm bảo cần thiết đối với người môi giới.
Ngược lại nếu nhà đầu tư bán khống quyền chọn thì việc ký quỹ là bắt buộc. Vì giá trên thị
trường luôn biến động nên không thể quy định một mức tiền ký quỹ xác định, số tiền ký quỹ
này thay đổi theo giá thị trường cổ phiếu cơ sở và tình trạng quyền chọn (đang lời, hay đang
lỗ). Và mức tiền ký quỹ được xác định theo công thức sau:
• 20% giá thị trường của cổ phiếu cơ sở
• Cộng với phí bán nhận được
• Trừ đi khoản đang lỗ của quyền chọn (out-of-money)
Và số tiền ký quỹ này được điều chỉnh hàng ngày.
Ví dụ: Một nhà đầu tư bán khống một quyền chọn call cổ phiếu IBM, giá thực hiện 115,
phí 6; giá thị trường cổ phiếu IBM thời điểm bán là 112. Mức tiền ký quỹ được xác định như
sau:
• 20% giá thị trường : 20%*100*112 = 2.240
• Phí nhận được : 100*6 = 600
• Số tiền đang lỗ của quyền chọn : (115-112)*100 = 300
• Vậy số tiền ký quỹ yêu cầu là: 2.240 + 600 – 300 =2.540

Đổi lại nếu quyền chọn này không phải là call mà là put. Số tiền ký quỹ được xác định như
sau: Tương tự trên: 20% giá thị trường = 2.240; phí = 600. Nhưng quyền chọn put này đang
lời chứ không phải đang lỗ như quyền chọn call, do đó số tiền ký quỹ là: 2.240 + 600 = 2.840
Giả sử hôm sau, giá cổ phiếu IBM giảm còn 105, phí bán put tăng 10; số tiền ký quỹ được
xác định lại như sau:
• 20% giá thị trường: 20%*100*105 = 2.100
• Phí nhận được: 100*10 = 1.000
• Quyền chọn vẫn đang lời nên số tiền phải ký quỹ hôm nay là :
2.100 + 1.000 = 3.100
• Số tiền phải nộp thêm vào tài khoản, số tiền nộp thêm là: 3.100 – 2.840 = 260
Mặc dù được quy định như vậy nhưng có một số trường hợp số tiền ký quỹ tính ra được
quá nhỏ. Do đó các công ty chứng khoán thường đưa ra mức giới hạn tối thiểu số tiền ký quỹ.
1. Yêu cầu ký quỹ đối với bán khống trong các phương án kinh
doanh kết hợp
Giả sử một nhà đầu tư bán khống trong phương án kinh doanh kết hợp straddle, anh ta bán
khống cùng lúc hai quyền chọn sau:
• Quyền chọn call cổ phiếu IBM, giá thực hiện 100, phí 2
• Quyền chọn put cổ phiếu IBM, giá thực hiện 100, phí 6
Giá thị trường cổ phiếu IBM là 95
Tính tiền ký quỹ bán call (đang lỗ): 20%*100*95 + 100*2 – (100-95)*100 = 1.600
Tính tiền ký quỹ bán put (đang lời): 20%*100*95 + 100*6 = 2.500
Số tiền ký quỹ yêu cầu đối với bán khống put cao hơn số tiền ký quỹ yêu cầu đối với bán
khống call, số tiền ký quỹ yêu cầu đối với phương án kinh doanh kết hợp straddle này là: số
tiền ký quỹ yêu cầu đối với bán khống put cộng với tiền phí bán call nhận được : 2.500 +
2*100 = 2.700
Như vậy công thức tính tiền ký quỹ đối với phương án kinh doanh kết hợp straddle là tổng
số tiền ký quỹ của quyền chọn đang lời (quyền chọn đang lời luôn có mức tiền ký quỹ cao hơn
quyền chọn đang lỗ trong phương án kinh doanh này) và số tiền phí của quyền chọn đang lỗ.
Trong trường hợp cả hai quyền chọn đang lời hoặc đang lỗ thì lấy số tiền ký quỹ yều cầu cao
hơn cộng với phí bán quyền chọn thấp hơn. Công thức này cũng được áp dụng trong trường

hợp bán khống trong phương án kinh doanh kết hợp combination.
1. Yêu cầu ký quỹ đối với bán khống trong phương án kinh
doanh
chênh lệch
Trong phương án kinh doanh chênh lệch có hai cách bán khống: (1) – giá thực hiện ở vị
thế mua thấp hơn giá thực hiện ở vị thế bán; (2) – vị thế mua kết thúc sớm hơn vị thế bán
Ví dụ 1: Giá thực hiện ở vị thế mua thấp hơn giá thực hiện ở vị thế bán. Mua quyền chọn
put cổ phiếu IBM đáo hạn tháng Năm, giá thực hiện 100, phí. Bán khống quyền chọn put cổ
phiếu IBM đáo hạn tháng Năm, giá thực hiện 105, phí 5 ½
Tiền ký quỹ tối thiểu được yêu cầu là chênh lệch giữa giá thực hiện trừ chênh lệch giữa hai
giá phí: (105-100)*100 – (5 ½-2)*100 = 500 – 350 =150
Ví dụ 2: Vị thế mua kết thúc sớm hơn vị thế bán. Giả sử giá thị trường là115$. Mua quyền
chọn call cổ phiếu IBM đáo hạn tháng Mười một, giá thực hiện 110, phí 3. Bán khống quyền
chọn call cổ phiếu IBM đáo hạn tháng Mười hai, giá thực hiện 110, phí 8. Số tiền ký quỹ được
xác định như sau:
• 20% giá thị trường: 20%*100*115 = 2.300
• Cộng phí bán: 100*8 = 800
• Cộng phí mua call: 100*3 = 300
• Tổng tiền ký quỹ yêu cầu 3.400
Tóm tắt chương: Quyền chọn là công cụ chứng khoán phái sinh. Quyền chọn là quyền
đối với người mua và là nghĩa vụ đối với người bán. Để hoạt động kinh doanh quyền chọn
hiệu qủa nhiều yếu tố liên quan đến quyền chọn được chuẩn hóa như giá thực hiện, ngày đáo
hạn. Công ty thanh toán quyền chọn có nhiệm vụ này; bên cạnh đó, công ty còn đưa ra nhiều
tiêu chuẩn khác và thực hiện các nhiệm vụ khác như điều chỉnh quyền chọn, thay đổi vị thế
người đầu tư, soạn thảo và công bố tài liệu…
Khác với giá thực hiện hay ngày đáo hạn, giá (phí) quyền chọn do thị trường quyết định.
Do đó khi tham gia kinh doanh quyền chọn người đầu tư cần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến giá và các công cụ đo lường giá để lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp. Có nhiều
phương án kinh doanh quyền chọn, nếu biết vận dụng trong hoàn cảnh thích hợp người đầu tư
sẽ kiếm được lợi nhuận và bảo vệ lợi nhuận một cách hữu hiệu. Khi đầu tư vào quyền chọn

người đầu tư cũng nên chú ý đến thuế và tiền ký quỹ và những rủi ro có thể xảy ra khi kinh
doanh quyền chọn vì những khoản tiền này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người đầu tư.
Việc giao dịch quyền chọn giao dịch trên sàn giao dịch cũng tương tự như việc giao dịch
các chứng khoán khác. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở chương hai.

×