A. PHẦN MỞ BÀI:
Khi bước vào nền kinh tế thị trường, trong bối cảnh toàn cầu hóa dần mở rộng nhiều quan
hệ mua bán hàng hóa, việc mua bán hàng hóa không chỉ diễn ra trong lãnh thổ một nước với
nhau mà còn thực hiện các quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế. Nhất là trong quan hệ
mua bán hàng hóa hiện nay, thì việc mua bán cung ứng dịch vụ với nhau thường được thể hiện
dưới nhiều cách thức và nội dung khác nhau nên các hoạt động mua bán trong thương mại được
thể hiện bằng một hình thức nhất định đó là hợp đồng mua bán hàng hóa. Bài viết dưới đây xin
trình bày một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa.
B. PHẦN THÂN BÀI:
I. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA:
1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa:
1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa:
Quan hệ mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các
chủ thể. Nói cách khác, mua bán hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bê nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Điều 388 Bộ
luật dân sự 2005 quy định: “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Luật thương mại 2005 quy định mua bán hàng
hóa trong thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Tuy nhiên Luật không đưa ra khái
niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại mà chỉ đưa ra khái niệm mua bán hàng hóa.
Khoản 8, Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Mua bán hàng hóa là hoạt động thương
mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bê mua và nhân
thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa
theo thỏa thuận”
Quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại là một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Vì vậy,
hợp đồng mua bá hàng hóa trong thương mại trước hết chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự.
Xét về bản chất, hàng hóa cũng là một loại tài sản. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua
bán hàng hóa trong thương mại bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành
trong tương lại và những vật gắn liền với đất đai ( khoản 2 Điều 3 Luật thương mại) còn đối
tượng của hợp đồng mua bán tài sản lại bao gồm tất cả các tài sản được phép giao dịch bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, một hợp đồng sẽ được coi là hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế nếu có một trong các yếu tố sau:
Thứ nhất, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài ( kể cả trong trường
hợp các bên giao kết hợp đồng có cùng quốc tịch và hợp đồng được thực hiện ngay ở nước họ)
Thứ hai, hợp đồng được giao kết ở nước ngoài ( nước mà bê giao kết hợp đồng không mang
quốc tịch, không có nơi cư trú hoặc không có trụ sở)
Thứ ba, hợp đồng được giao kết và thực hiện bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc không
cùng nơi cư trú hoặc không cùng nơi đóng trụ sở.
Theo quy định của Luật thương mại, mua bán hàng hóa quốc tế sẽ được thực hiện dưới các
hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu, Luật
thương mại còn quy định mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Vũ Thị Hồng Nhung HC33A004
1
1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại trước hết mang những đặc điểm của hợp
đồng mua bán tài sản nói chung. Đó là:
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong mua bán hàng hóa.
Thứ hai, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là hợp đồng song vụ, bên mua và bên
bán có quyền và nghĩa vụ. Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên bán có
nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và có quyền yêu cầu bên mua trả tiền mua hàng hóa,
ngược lại bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao hàng hóa và có nghĩa vụ trả tieenf
mua hàng hóa cho bên bán.
Thứ ba, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là hợp đồng có đến bù. Khoản tiền
bên mua trả cho bê bán chính là khoản tiền đền bù đối với việc chuyển giao hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại mang bản chất thương mại, hành vi của các
chủ thể trong hợp đồng là hành vi thương mại, nhằm mục đích lợi nhuận. Chính vì vậy, hợp
đồng mua bán hàng hóa trong thương mại còn có những đặc điểm riêng sau:
* Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại gồn hai bên. Bên mua và bên bán. Các bên
có thể là cá nhân, pháp nhân, các tổ chức không là pháp nhân hay tổ hợp tác, hộ gia đình. Tuy
nhiên, một trong hai bên phải là thương nhân.
Dựa vào tư cách thương nhân của các chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
được chia thành hai loại, đó là: hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân với thương nhân
và hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một bên là thương nhân và một bên không phải là thương
nhân. Như vậy, chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa gồm các chủ thể là thương nhân và các chủ
thể không phải là thương nhân. Đối với các chủ thể là thương nhân, họ cần đảm bảo điều kiện
có năng lực hành vi thương mại. Như vậy, thương nhân theo quy định của Luật thương mại Việt
Nam là những chủ thể có năng lực hành vi thương mại, có đăng kí kinh doanh, thực hiện hành
vi thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa chính mình, vì lợi ích của chính bản thân.
Hình vi thương mại của thương nhân phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và
tạo nguồn thu nhập chính cho thương nhân.
* Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa:
Dưới khía cạnh pháp lý, có thể xem hàng hóa trong mua bán thương mại là một loại tài sản
được đưa vào quan hệ lưu thông trên thị trường. Hàng hóa có thể được chia thàh nhiều loại khác
nhau như động sản, bất động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình....Hàng hóa là đối tượng của
hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là hàng hóa đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lại,
hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại. Hàng hóa là
đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là tài sản có thể tham gia vào giao dịch mua bán
hàng hóa. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các hàng hóa như vũ khí quâ dụng, các
chất ma túy, các lại pháo, văn hóa phẩm đồi trụy, là hàng hóa bị cấm lưu thông.
* Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa đa dạng về hình thức. Pháp luật của hầu hết các nước đều quy
định hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có thể được ký kết dưới nhiều hìh thức, như
vă bản, lời nói hay hành vi, cụ thể tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia hợp đồng.
* Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa:
Vũ Thị Hồng Nhung HC33A004
2
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là toàn bộ các quyền và nghĩa
vụ của các bên giao kết hợp đồng về việc chuyển giao quyeennf sở hữu từ người bán sang người
mua, làm thế nào để người bán nhận được tiền và người mua nhận được hàng.
Giao hàng và chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán.
Các nghĩa vụ khác của bên bán mà các bên thỏa thuận hợp pháp. Tương ứng với nghĩa vụ giao
hàng và chuyển quyền sở hữu của bên bán, nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán là nghĩa vụ cơ
bản. Bên cạnh nghĩa vụ cơ bản này, bên mua còn có nghĩa vụ hỗ trợ bên bán về thủ tục giao
hàng, bốc dỡ hàng hóa, chuyển quyền sở hữu.
Ngoài các nghĩa vụ liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa và thanh toán, nội dung của
hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại còn bao gồm các quy định trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng. Các quy định này có tính chất hỗ trợ, đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng
diễn ra chính xác, nhanh chóng, hạn chế được việc vi phạm hợp đồng.
2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại:
Giao kết hợp đồng là một nội dung quan trọng cần phải xem xét khi nghiên cứu. Nguyên tắc
giao kết hợp đồng, thẩm quyền giao kết hợp đồng, trình tự giao kết hợp đồng và sửa đổi, bổ
sung, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa.
2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại:
Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng phải tuân thủ những
nguyên tắc cơ bản như đối với một hợp đồng dân sự thông thường. Theo Điều 389 Bộ luật dân
sự việc giao kết hợp đồng dân sự cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội:
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, các cá nhân, tổ chức không kể là
thương nhân hay không phải là thương nhân, nếu có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đều
có thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại mà không bị ngăn cản.
Nguyên tắc này cũng cho phép các bên được tự do thỏa thuận tất cả nhưng vẫn đều liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, quá trình giao kết hợp đồng, phải đảm bảo hợp
pháp và không trái đạo đức xã hội, hợp đồng phải được giao kết hợp pháp cả về nội dung cũng
như hình thức, đúng thẩm quyền của các bên.
Thứ hai, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Nguyên tắc này thể hiện bản chất của quan hệ hợp đồng. Trong quá trình giao kết hợp đồng,
các bên đều bình đẳng với nhau.
2.2. Thẩm quyền giao kết hợp dồng mua bán hàng hóa trong thương mại:
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có thể là cá nhân, pháp nhân, các
tổ chức không là pháp nhân, tổ hợp tác và hộ gia đình. Vì vậy, thẩm quyền ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa trong thương mại có sự khác biệt đối với từng loại chủ thể. Đối với chủ thể là cá
nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, thẩm quyền ký kết hợp đồng thuộc
về chính cá nhân đó, tổ trưởng tổ hợp tác, chủ hộ, chủ doanh nghiệp tư nhân. Người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân có thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương
mại. Trong trường hợp người có thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa không thể tự
mình tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng được thì họ có thể ủy quyền cho người khác. Việc
ủy quyền có thể được thực hiện bằng văn bản. Nội dung ủy quyền có thể là ủy quyền thường
xuyên hoặc ủy quyền theo vụ việc. Về mặt pháp lý, người được ủy quyền chỉ có thể thực hiện
Vũ Thị Hồng Nhung HC33A004
3
việc ký kết hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền. Trong trường hợp vượt quá phạm vi được
ủy quyền mà không có sự đồng ý của người ủy quyền thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp
luật.
2.3. Trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Vấn đề trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại không được quy
định trong Luật thương mại. Vì vậy, vấn đề này do Bộ luật dân sự điều chỉnh. Theo Bộ luật dân
sự thì quá trình giao kết hợp đồng được thực hiện qua hai giai đoạn:
Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là hành vi pháp lý đơn phương của
một chủ thể, thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu sự ràng buộc về đề
nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Cả bên bán và bên mua đều có
thể đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và đều phải chịu trách nhiệm về đề nghị
đã đưa ra. Đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện dưới hình thức lời nói, văn bản hay hành
vi cụ thể và có thể được gửi cho một hay nhiều chủ thể xác định.
Thứ hai, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị và bên đề
nghị, thể hiện việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị và đồng ý tiến hành giao kết hợp
đồng với bên đề nghị. Về nguyên tắc, khi các bên trực tiếp giao kết với nhau thì bên được đề
nghị phải trả lời ngay về việc chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị. Trường hợp cần có thời
gian để bên được đề nghị cân nhắc, suy nghĩ, bên đề nghị có thể ấn định thời hạn trả lời. Việc
trả lời chấp nhận đề nghị chỉ có hiệu lực tỏng thời hạn được ấn định. Bên được đề nghị có thể
chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung đề nghị. Bên được đề nghị cũng có thể sửa đổi nội
dung đề nghị hoặc đưa thêm những nội dung mới. Trong trường hợp này, bên được đề nghị sẽ
trở thành người đề nghị mới và người đề nghị trước đó sẽ trở thành người được đề nghị.
2.4. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại:
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có bản chất là sự thỏa thuận dựa trên cơ sở
quyền tự định đoạt của các bên tham gia hợp đồng. Chính vì vậy, các bên hoàn toàn có thể sửa
đổi hợp đồng đề phù hợp với nhu cầu và lợi ích của mình. Khoản 1, Điều 42, Bộ luật dân sự quy
định: “ Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quá trình sửa đổi hợp đồng cũng cần tuân theo các thủ
tục như quá trình giao kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Việc sửa đổi
hợp đồng phải được ghi nhận dưới hình thức phù hợp với hình thức của hợp đồng đã giao kết.
Khoản 2, Điều 423 Bộ luật dân sự quy định: “ Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn
bản có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân
theo hình thức đó”
Cũng như hợp đồng mua bán tài sản thông thường, hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại được chấm dứt trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp hợp đồng đã hoàn thành. Hợp đồng được coi
là hoàn thành khi các bên đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng,
bên bán đã giao hàng cho bên mua và nhận tiền, bên mua đã nhận hàng và thanh toán cho bên
bán.
Thứ hai, hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Các bên tham gia hợp đồng có thể
thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, hợp đồng đã giao kết được coi là chấm dứt tài thời điểm các bên
thỏa thuận.
Vũ Thị Hồng Nhung HC33A004
4
Thứ ba, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là cá nhân chết hoặc các
chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính các chủ thể đó thực hiện.
Thứ tư, hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Vấn đề
này được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự.
Thứ năm, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp bị hủy bỏ. Vấn đề hủy bỏ hợp đồng được quy
định tại Bộ luật dân sự và tại Điều 312 Luật thương mại.
Thứ sáu, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp không thể thực hiện được do hàng hóa là đối
tượng của hợp đồng không còn. Để tiếp tục duy trì hợp đồng, các bê có thể thỏa thuận thay thế
hàng hóa là đối tượng của hợp đồng bằng hàng hóa khác. Trong trường hợp có thiệt hại, các bên
còn có thể thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại.
Thứ bảy, hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa:
3.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một loại giao dịch dân sự. Vì vậy, điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng chịu sự điều chỉnh của
các quy định về hiệu lực đối với giao dịch dân sự. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương
mại có hiệu lực khi đảm bảo đủ các điều kiện sau.
Về chủ thể của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải có năng lực chủ thể
để thực hiện hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa gồm cá nhân, pháp nhân, các
tổ chức không có tư cách pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình....Cá nhân được coi là có năng lực
chủ thể khi họ có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Theo pháp luật Việt Nam một
người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế khả năng nhận thức sẽ có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ.
Với chủ thể là pháp nhân, trước hết, chủ thể đó phải thỏa mãn các điều kiện để được thừa
nhận là pháp nhân. Theo Điều 84 Bộ luật dân sự “ Một tổ chức được công nhận là pháp nhân
khi có đủ các điều kiện sau: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản
độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham
gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Pháp nhân được coi là có năng lực pháp luật dân
sự kể từ thời điểm được thành lập. Pháp nhân tham gia vào các giao dịch dâm sự thông qua
người đại diện, người đại diện của pháp nhân cũng phải đảm bảo điều kiện có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự.
Các chủ thể là tổ chức không là pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình cũng hoạt động thông qua
người đứng đầu hoặc người đại diện. Vì vậy, những người này cũng phải có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự. Các chủ thể là thương nhân ngoài các điều kiện trên, còn cần phải
đáp ứng điều kiện về đăng ký kinh doanh. Đối với các hợp đồng mà đối tượng là hàng hóa bị
hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì các chủ thể còn phải đáp ứng đủ các điều kiện
để kinh doanh loại hàng hóa đó theo quy định của pháp luật. Như vậy, để hợp đồng mua bán
hàng hóa trong thương mại có hiệu lực thì chủ thể của hợp đồng phải có khả năng nhân danh
chính mình xác lập và thực hiện các quan hệ dân sự có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.
Về thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, phải được ký kết đúng thẩm quyền. Nếu
người ký kết hợp đồng không có thẩm quyền hoặc có hành vi vượt quá thẩm quyền được giao
thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Vũ Thị Hồng Nhung HC33A004
5
Về mục đích và nội dung của hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ có hiệu lực khi các
điều khoản của hợp đồng có nội dung hợp pháp. Nội dung của các điều khoản phải không vi
phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Ví dụ: Đối với điều khoản về đối tượng của hợp đồng, các bên không được thỏa thuận mua
bán các hàng hóa bị cấm như ma túy, pháo, chất nổ, vũ khí quân dụng...
Về nguyên tắc ký kết, hợp đồng mua bán hàng hóa phải được ký kết trên cơ sở nguyên tắc
hoàn toàn tự nguyện. Điều kiện này cho phép loại bỏ tất cả những hợp đồng là kết quả của sự đe
dọa, lừa bịp hay nhầm lẫn.
Về hình thức của hợp đồng đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành
văn bản như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán nhà ở....thì hợp đồng chỉ
có hiệu lực khi thỏa mãn yêu cầu này. Đối với các hợp đồng mà pháp luaatrj quy định phải công
chứng, chứng thực thì cũng phải thỏa mãn điều kiện này.
3.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu:
Vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa cũng chịu sự điều chỉnh của giao dịch dân sự vô hiệu
và hợp đồng dân sự vô hiệu. Điều 127 Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu cho thấy: Hợp
đồng nếu thiếu một trong các điều kiện có hiệu lực thì sẽ vô hiệu. Như vậy, hợp đồng mua bán
hàng hóa trong thương mại sẽ vô hiệu trong các trường hợp. Vô hiệu do vi phạm điều kiện năng
lực chủ thể; vô hiệu do vi phạm điều kiện thẩm quyền ký kết; Vô hiệu do có nội dung và mục
đích vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. vô hiệu do giả tạo; Vô hiệu do bị
nhầm lẫn; Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa; Vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
Ngoài ra, theo Điều 411 Bộ luật dân sự, hợp đồng sẽ vô hiệu nếu có đối tượng không thể thực
hiện được ngay tại thời điểm ký kết như đối với trường hợp hàng hóa không tồn tại trên thực tế.
Hậu quả pháp lý của việc vô hiệu là hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia kể từ thời điểm xác lập. Các bên hoàn trả cho nhau
hàng hóa và tiền đã chuyển giao, nếu không hoàn trả được hàng hóa thì phải hoàn trả bằng tiền,
trừ trường hợp hàng hóa giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp
luật. Nếu có thiệt hại xảy ra, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, hợp đồng mua
bán hàng hóa vô hiệu sẽ dẫn đến chấm dứt hợp đồng phụ.
3.3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa:
Pháp luật Việt Nam và pháp luật của đa số các nước đều quy định hợp đồng được giao kết
hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm giao kết của hợp đồng mua bán hàng hóa
trong thương mại lại không hoàn toàn giống nhau.
Ở Việt Nam, thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại hpair tuân
theo các quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự. Cụ thể:
Điều 404: Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự:
“1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận
giao kết.
2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề
nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng lời nói là thời điểm mà các bên đã thỏa thuận về nội dung của
hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”.
Vũ Thị Hồng Nhung HC33A004
6
4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa:
4.1. Điều khoản về đối tượng của hợp đồng:
Đây là điều khoản quan trọng nhất của một hợp đồng mua bán hàng hóa. Hàng hóa có thể
được ghi nhận dưới hình thức tên thương mại, tên khoa học hay tên thông thường. Nếu hàng
hóa có nhiều tên gọi khác nhau thì nên sử dụng tên gọi thông dụng trên thị trường để tiện xác
định. Để tê hàng được rõ ràng, có thể ghi thêm các thông tin như tên địa phương sản xuất, tên
hãng sản xuất hàng hóa.
Đối với đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đặc biệt, có thể xác định thông qua việc miêu tả
đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hóa hoặc qua các giấy tờ kèm theo hàng hóa như hóa
đơn, chứng từ....
4.2. Điều khoản về số lượng hàng hóa:
Điều khoản về số lượng hàng hóa cũng là một trong những điều khoản quan trọng của hợp
đồng mua bán hàng hóa, liên quan chặt chẽ tới quá trình thực hiện hợp đồng. Khi thỏa thuận về
số lượng hàng hóa, các bên cần ghi nhận chính xác, cụ thể về đơn vị cũng như phương pháp tính
số lượng hàng hóa. Thông thường người ta sử dụng các đơn vị số lượng sau:
Tính theo trọng lượng, tính theo số lượng, tính theo chiều dài, tính theo diện tích, tính theo
thể tích. Khi ký kết hợp đồng, các bên cũng cần lưu ý sử dụng thống nhất các đơn vị đo lường
để tránh tranh chấp sau này.
Ví dụ: Quy định cụ thể một bao chứa bao nhiêu kilogam hàng hóa....
Số lượng hàng hóa có thể được các bên ghi nhận chính xác theo đơn vị cái, chiếc hay bao
hoặc được ghi nhận kèm theo một tỉ lệ đúng sai nhất định. Đối với các loại hàng hóa khó giao
nhận chính xác về đối tượng, trọng lượng thì áp dụng tỉ lệ đúng sai. Trên thực tế, nhiều hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn quy định bên mua hay bên bán có quyền chọn tỉ lệ đúng sai
khi giao hàng. Nếu các bên thỏa thuận xác định số lượng hàng hóa theo trọng lượng thì nên ghi
cụ thể trọng lượng tịnh.
4.3. Điều khoản về quy cách, chất lượng hàng hóa:
Quy cách, chất lượng hàng hóa là tổng hợp những tính chất bên trong như hóa tính, lý tính,
tác dụng và những đặc điểm bên ngoài như hình dáng, kích thước, màu sắc của hàng hóa. Để
xác định quy cách, chất lượng hàng hóa, người ta thường sử dụng các phương pháp như: Dựa
vào tiêu chuẩn chất lượng chung, dựa vào hàng mẫu, dựa vào tài liệu kĩ thuật, dựa vào chỉ tiêu
thông thường của hàng hóa hay dựa vào việc mô tả cụ thể các tính chất, đặc điểm của hàng hóa.
Phương pháp xác định chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn chung thường áp dụng đối với các
sản phẩm công nghiệp. Đối với loại hàng hóa có phẩm chất ổn định, các bên có thể thỏa thuận
xác định chất lượng theo mẫu hàng. Số lượng mẫu được chọn thường là ba, mỗi bên tham gia
hợp đồng giữ một mẫu và bên trung gian giữ một mẫu. Để thỏa thuận được chính xác, mẫu phải
được chọn từ chính lô hàng ghi trong hợp đồng và mang tính chất tiêu biểu cho lô hàng đó. Đối
với các loại hàng hóa chưa có hệ thống tiêu chuẩn chung, việc xác định quy cách chất lượng có
thể được tiến hành bằng cách mô tả tỉ mỉ tính chất, đặc điểm của hàng hóa đó. Việc mô tả cần
đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, không sử dụng các khái niệm chung chung, khó hiểu, khó xác
định cụ thể. Để mô tả được chính xác, các bên tham gia hợp đồng thường dựa vào các tiêu chí
sau: Thông số kỹ thuật của hàng hóa, hàm lượng các chất có trong hàng hóa, nhãn hiệu của hàng
hóa, trọng lượng tự nhiên của hàng hóa, hiện trạng hàng hóa......
4.4. Điều khoản về giá của hàng hóa:
Vũ Thị Hồng Nhung HC33A004
7