Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quy luật m giúp điều tiết và lưu thông hàng hóa kích thích cải tiến kỹ thuật - 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.44 KB, 10 trang )

mua theo hợp đồng kinh tế hai chiều. Chính sách này chưa phát huy tác dụng ngay trong
năm 1980 mà phải sau đó một năm mới thực sự có tác động tốt .
2.1.2 Sau năm 1986 đến nay
*) Sự vận hành giá cả thị trường
Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường của hàng hoá
Giá cả thị trường có những chức năng chủ yếu sau đây:
+ Chức năng thông tin: Những thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất biết
được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung và cầu, biết được sự
khan hiếm đôí với các loại hàng hoá. Nhờ đó mà đơn vị kinh tế có liên quan ra được
những quyết định thích hợp. Như vậy những thông tin về giá cả điều chỉnh hướng sản
xuất và quy mô sản xuất , từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu
của xã hội.
+ Chức năng phân bố các nguồn lực kinh tế: Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến
động trong phân bố các nguồn lực kinh tế. Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi
giá cả thấp, do đó lợi nhuận thấp đến nơi có giá cả hàng hoá cao , do đó lợi nhuận cao ,
tức là các nguồn lực sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao
nhất , cân đối giữa tổng cung và tổng cầu .
+ Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật: Để có thể cạnh tranh được về giá cả , buộc những
người sản xuất phải giảm sản phẩm đến mức tối thịêủ bằn cách áp dụng kỹ thuật và công
nghệ tiên tiến . Do đó thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật , công nghệ và sự phát triển lực lượng
sản xuất . Ngoài ra giá cả còn thực hiện chức năng phân phối lại .
Do đó việc chuyển sang cơ chế một giá - giá cả thị trường dối với tất cả các loại hàng hoá
, chỉ trừ một số rất ít hàng hoá do nhà nước định giá là bước chuyển có ý nghĩa quyết
định từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường ở nước ta .
Tuy nhiên giá cả thị trường còn phụ thuộc vào các nhân tố sau :
+ Giá cả thị trường: giá cả thị trường là kết quả của sự cân bằng các giá trị cá biệt của
hàng hoá trong cùn một ngành thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn
đến hình thành một giá trị xã hội trung bình . Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sức
sản xuất của mỗi ngành mà giá trị thị trường có thể ứng với một trong biến áp trường hợp
sau :
. Trường hợp 1: giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được


sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định. Đây là trường hợp phổ biến nhất.
. Trường hợp 2: giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được
sản xuất ra trong điều kiện xấu quyết định .
. Trường hợp 3 : giá trị thị trường hàng hoá do giá trị của đại bộ phận hàng hoá được sản
xuất ra trong điều kiện tốt quyết định .
+ Giá trị (hay sức mua) của tiền : Giá trị thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường của
hàng hoá và tỷ lệ nghịch với giá trị hay sức mua của tiền . Bởi vậy, ngay cả khi giá trị thị
trường của hàng hoá không đổi thì giá cả hàng hoá vẫn có thể biến đổi do giá trị của tiền
tăng lên hay giảm xuống . Sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường là
hiện tượng đương nhiên là vẻ đẹp của cơ chế thị trường , còn sự phù hợp giữa chúng là sự
ngẫu nhiên.
+ Cung và cầu : Trong nền kinh tế thị trường , cung và cầu là những lực lượng hoạt động
trên thị trường . Cầu được biểu hiện là nhu cầu của xã hội về hàng hoá được biểu hiện
trên thị trường ở một mức giá nhất định , nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của dân
cư . Nói cụ thể hơn , cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá nhất
định. Nhưng nhân tố ảnh hưởng tới cầu là thu nhập trung bình của người tiêu dùng , quy
mô thị trường , giá cả và tình trạng của hàng hoá khác, khẩu vị hay sở thích , trong đó thu
nhập của người tiêu dùng là quan trọng nhất .
Cung được biểu hiện là toàn bộ hàng hoá có trên thị trường và có thể đưa đến ngay thị
trường ở một mức giá nhất định . Nói cụ thể hơn cung là lượng một mặt hàng mà người
bán muốn ở mức giá nhất định . Nhưng nhân tố ảnh hưởng tới cung là sản phẩm sản xuất
, đây là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng tới cung , giá cả và tình trạng của hàng hoá khác.
Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng ; sự tác động giữa chúng hình
thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường , giá cả đó không thể đạt được ngay , mà
phải trải qua một thời gian dao động quanh vị trí cân bằng . Đó là thực chất của lý thuyết
cung cầu.
Cung cầu có quan hệ tương quan mật thiết với nhau có những chức năng sau đây:
- Tương quan cung và cầu chỉ rõ sản xuất xã hội được phát triển cân đối đến mức
nào . Bất kỳ một sự mất cân đối nào trong sản xuất đều được phản ánh vào trong tương
quan giữa cung và cầu .

- Tương quan cung và cầu điều chỉnh giá cả thị trường , chính xác hơn là điều chỉnh
sự chênh lệch giữa giá cả thị trường với giá trị thị trường . Sự biến đổi của tương quan
cung và cầu sẽ dẫn đến sự lên xuống của giá cả thị trường , ngược lại giá cả cũng ảnh
hưởng trở đối với cung và cầu. Cầu biến đổi ngược chiều vói giá cả thị trường và cùng
chiều với mức thu nhập còn cung biến đổi ngược chiều với giá cả đầu ra , nhưng cũng
biến đổi ngược chiều với giá cả đầu vào .
Khi hướng tới trạng thái cân bằng , cung và cầu tạo khả năng khôi phục nhưng cân đối đã
bị phá hoại trong nền kinh tế.
Tuy nhiên sự cân bằng cung cầu là tạm thời , sự không cân bằng giữa cung và cầu là
thường xuyên. vì cung và cầu vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố , mà các nhân tố này
luôn luôn biến đổi , nên cung và cầu thường xuyên là không cân bằng . Chính điều này đã
hình thành quá trình tác động lẫn nhau giữa cung cầu giá cả ; quá trình này đưa đến sự
cân bằng tạm thời giữa cung và cầu.
Như vậy trạng thái cân bằng cung cầu là do quá trình mất cân bằng hình thành.
- Cung và cầu đảm bảo mối liên hệ giữa khâu đầu và khâu cuối của quá trình tái sản
xuất , tức là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng , đồng thời quan hệ cung và cầu còn
biểu hiện quan hệ về lợi ích gtữa người sản xuất và người tiêu dùng , giữa người bán và
người mua.
+ Cạnh tranh trên thị trường : Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại
trong lĩnh vực kinh tế mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội . Trong kinh tế thị trường các
chủ thể hành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh với
nhau . Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm dành
lợi ích tối đa cho mình . Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường . Nó là hiện
tượng tự nhiên , tất yếu của kinh tế thị trường , ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì
ở đó có cạnh tranh.
Vai trò của cạnh tranh được hiểu qua các chức năng của nó :
_ Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội và do đó làm cho sự phân bố
các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu . Mục đích hoật động của các doanh
nghiệp là lợi nhuận tối đa , do đó họ sẽ đầu tư vào nơi có lợi nhuận cao, tức là các nguồn
lực kinh tế của xã hội sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao

nhất.
- Cạnh tranh kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất .
Người sản xuất nào và kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ th được lợi nhuận siêu
ngạch . Do đó cạnh tranh là áp lực đối với người sản xuất buộc họ phải cải tiến kỹ thuật
nhờ đó kỹ thuật và công nghệ của toàn xã hội được phát triển.
- Cạnh tranh góp phần tạo nên cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần đầu. Người sản
xuất nào có năng suất , chất lượng hiệu quả cao sẽ có thu nhập cao ; đồng thời thông qua
cạnh tranh nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng .
- Cạnh tranh thường xảy ra mạnh được yếu thua, các chủ thể hành vi kinh tế thích
ứng với thị trường sẽ tồn tại và phát triển , ngược lại , các chủ thể hành vi kinh tế không
thích ứng với thị trường sẽ bị đào thải.
- Cạnh tranh có nhiều loại , tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà phân chia cạnh tranh nội
bộ ngành và cạnh tranh gtữa các ngành, cạnh tranh giữa bên mua và bên bán ; cạnh tranh
giá cả và cạnh tranh phi giá cả …Để nghiên cứu hiệu lực của cơ chế thị trường người ta
chú ý đến cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo.
Do đó để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , chúng ta cũng
phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế .
Trong những năm 1986,nước ta đã có hàng loạt những cuộc cải cách nhằm đưa
nền kinh tế phát triển theo một hướng mới . Đảng ta đã thẳng thắn nhận biết và phê phán
những sai lầm trong những chính sách kinh tế thời kì trước đây. Việc đổi mới này đã bắt
đầu tạo lập nền móng cho sự chuyển biến từ tư duy giá cả phi thị trường đến tư duy giá cả
thị trường. Nó đã tiến hành điều chỉnh giá để kích thích sản xuất , tiến tới cải cách toàn
bộ hệ thống giá của Nhà nước theo hướng làm cho giá cả phản ánh đầy đủ chi phí hợp lý
về sản xuất và lưu thông, đảm bảo cho người sản xuất thu được lợi nhuận thoả đáng. Tiếp
tục xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế, nỗ lực phát huy
thế mạnh của các thành phần kinh tế , vừa cạnh tranh vùa hợp tác bổ sung cho nhau trong
nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện được điều đó Đảng ta quyết định khẩn trương sắp xếp
lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh , phát triển có hiệu quả và nắm những lĩnh vực
, ngành then chốt để phát huy hiệu quả trong nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới và kiện toàn

kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ , bình đẳng phát huy và kết hợp hài
hoà sức mạnh của tập thể và xã viên.
Bên cạnh đó kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực sản xuất theo sự
quản lý của Nhà nước. Hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản
Nhà nước dưới nhiều hình thức. Từng bước hình thành, mở rộng đồng bộ các thị trường
hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, dịch vụ…tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công cụ quản lý
vĩ mô trọng yếu của Nhà nước. Xây dựng các chính sách tài chính quốc gia và thực hiện
cải cách cơ bản tài chính Nhà nước theo hướng thúc đẩy khai thác tiềm năng tự nhiên của
các tầng lớp nhân dân, vừa tích tụ vốn ở đơn vị kinh tế vừa đảm bảo nguồn vốn tập trung
của Nhà nước.
*) Sự hình thành giá cả trong điều kiện độc quyền
- sự hình thành thị trường nhà nước với việc nhà nước chủ động mở rộng thị trường trong
nước bằng việc bao mua sản phẩm của các xí nghiệp độc quyền thông qua những hợp
đồng được kí kết đã giúp tư bản tư nhân khắc phục được một phần khó khăn trong thời kì
khủng hoảng thừa, góp phần bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được diễn ra bình
thường. Các hợp đồng kí kết với nhà nước giúp cho các tổ chức độc quyền tư nhân vừa
tiêu thụ được hàng hoá vừa đảm bảo lợi nhuận ổn định vừa khắc phục được tình trạng
thiếu nhiên liệu, nguyên liệu chiến lược.
- sự tiêu thụ của nhà nước được thực hiện qua những đơn đặt hàng của nhà nước, quan
trọng hơn cả là các đơn đặt hàng quân sự do ngân sách nhà nước chi mỗi ngày một tăng.
Các hợp đồng này đảm bảo cho các độc quyền tư nhân kiếm được khối lượng lợi nhuận
lớn và ổn định, vì tỷ suất lợi nhuận của việc sản xuất những hàng hoá đó cao hơn hẳn lợi
nhuận thông thường.
Trong cơ chế thị trường giá cả nông phẩm không chỉ ảnh hưởng đến mức thu nhập, mức
sống của người nông dân mà còn ảnh hưởng đến sản lượng nông sản, đến sự ổn định xã
hội . Trong những năm được mùa giá cả nông phẩm thường giảm sút nghiêm trọng , ảnh
hưởng xấu đời sống của nhân dân và quy mô sản xuất trong những năm tiếp theo. Do đó
nhà nước cần quy định giá sàn đối với nông phẩm.Để giá sàn đựoc thực hiện trên thực tế
thì nhà nước cần có hỗ trợ về tài chính cho các công ty thu mua nông sản.Bên cạnh đó
nhà nước cần phải thực hiện áp dụng giá trần đối với một số loại hàng hoá như giá

xăng,giá dầu…nhằm tránh tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng thị trường độc quyền
để nâng cao giá cả,hay hạ thấp giá cả làm thị trường mất cân đối,ổn định
2.2.Một số giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn trong thời gian tới
Theo em, do nước ta vẫn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên nền kinh tế nước
ta vẫn còn mang nặng tính nông nghiệp lạc hậu ,nên để vận dụng tốt hơn quy luật giá trị
vào nền kinh tế thị trường thì Đảng và nhà nước cần phải thực hiện tốt một số giải pháp
sau:
-Đẩy mạnh phân công lao động xã hội nhằm tăng lực lượng sản xuất phát triển giúp cho
sản xuất càng phát triển hơn.
-Phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ khoa học công nghệ cũng như
công nhân có trình độ cao
-Nâng cao năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường
-Phải tăng cường liên kết các quan hệ hàng hoá tiền tệ với các quan hệ xã hội
-Đề ra các biện pháp nhằm thực hiện tốt các chính sách như :chính sách ruộng đất
,chính sách đầu tư,chính sách thuế chính sách giá cả và sản lượn …Nhằm tạo điều kiện
phát huy cao tác dụng của quy luật giá trị trong kinh tế xã hội
-Phát triển đồng bộ các loại thị trường như thị trường tiêu dùng,dịch vụ…
-Phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế,chỉ thực hiện đọc quyền một số nghành,một số lĩnh vực vì lợi ích của đất
nước,hạn chế độc quyền,đặc lợi lũng đoạn thị trường ,khắc phục tình trạng kinh doanh
trái phép trốn lậu thuế,cần tăng cường kiểm tra,kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm
làm lành mạnh thị trường
Kết luận
-Như vậy quy luật giá trị là một quy luật kinh tế quan trọng đối với sự hình thành và phát
triển nền kinh tế của nước ta trong htời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .Đó là một quy
luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá .Nó có tác dụng điều tiết sản xuất
và lưu thông hàng hoá ,đồng thời kích thích cải tiến kỹ thuât ,hợp lý hoá sản xuất ,tăng
năng xuất lao động ,lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh và thực hiệ sự lựa chọn tự
nhiên,phân hoá người sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu người nghèo .Thực tiễn chứng tỏ
rằng quy luật giá trị với những biểu hiện của nó như giá cả,tiền tệ, giá trị hàng hoá…là

lĩnh vực tác động rất lớn tới đời sống kinh tế xã hội.
Đối với nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn mang nặng tính nông
nghiệp lạc hậu,cơ sở vật chất kỹ thuật còn phụ thuộc các nước khác,tuy nhiên Đảng và
nhà nước đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc đổi mới xã hội cũng như
hiểu rõ vai trò và tác dụng của quy luật giá trị mà từ đó thực hiện nhiều cuộc cải cách
kinh tế… tuân theo nhưng nội dung của quy luật giá trị nhằm hình thành và phát triển nền
kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa đa dạng và đã đạt đựơc những hiệu quả thành tựu đáng
kể ,tuy nhiên trong thời gian qua sự vận dụng đó còn chưa quán triệt sâu sắc nhiều khi
vẫn còn dập khuôn máy móc,nên cần phải có những biện pháp khắc phục nhanh chóng
những sai lầm.
liệu tham khảo
1. Bộ giáo dục và đào tạo, giáo trình Kinh tế chính trị Mác – LêNin, Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia 2002.
2. Bài “Kinh tế Việt Nam thời kỳ cả nước cùng xây dựng xã hội chủ nghĩa 1976-
1995”- sách lịch sử kinh tế quốc dân , NXB giáo dục 1999.
3. Đại học Kinh tế Quốc dân môn lịch sử các học thuyết Kinh tế – Lịch sử các học
thuyết kinh tế – Nhà xuất bản thống kê1999.
4. Trần Hậu Thư – Vai trò quản lý của Nhà nước theo nền kinh tế thị trường nước ta,
NXB chính trị Quốc gia 1994.

×