Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Chương trình đào tạo y học pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.92 KB, 161 trang )


………… o0o…………

Chương trình đào tạo y học
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 3
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRONG TOÀN KHÓA HỌC 5
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHO TỪNG HỌC KỲ 8
NỘI DUNG VẮN TẮT VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC HỌC PHẦN 11
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN I 38
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II 39
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 41
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 43
TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BỘ MÔN MÁC – LÊNIN, TT HỒ CHÍ
MINH – KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN 44
TÂM LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC 45
3.ANDERSON, J.E. (2005), “ THE RELATIVE INEFFICIENCY OF QUOTA, THE
CHINESE CASE, AMERICAN ECONOMIC REVIEW, 75(1), PP. 178 – 90 46
NGOẠI NGỮ I 47
NGOẠI NGỮ II 49
XÁC SUẤT THỐNG KÊ 51
TIN HỌC CƠ BẢN 52
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG – LÝ SINH 53
HÓA ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ 55
HÓA HỮU CƠ 57
TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BỘ MÔN HÓA – KHOA KHOA HỌC
CƠ BẢN 57
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 58
DI TRUYỀN Y HỌC 60
GIẢI PHẪU I 62


(GIẢI PHẪU ĐẠI CƯƠNG, CHI TRÊN, CHI DƯỚI, ĐẦU MẶT CỔ) 62
GIẢI PHẪU II 64
(GIẢI PHẪU NGỰC, BỤNG VÀ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG) 64
MÔ PHÔI 66
SINH LÝ HỌC 68
TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BỘ MÔN SINH LÝ HỌC – KHOA Y 69
HÓA SINH 70
HÓA HỌC LIPID 70
VI SINH 72
KÝ SINH TRÙNG 75
TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BỘ MÔN KÝ SINH TRÙNG – KHOA
Y 76
GIẢI PHẪU BỆNH 77
SINH LÝ BỆNH MIỄN DỊCH 78
DƯỢC LÝ 80
PHẪU THUẬT THỰC HÀNH 83
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH 85
DINH DƯỠNG – VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 87
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 89
SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG / BỆNH NGHỀ NGHIỆP 91
TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BM SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG -
KHOA YTCC 92
DỊCH TỄ HỌC 93
NỘI DUNG: 93
GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ 95
NỘI DUNG 97
NỘI CƠ SỞ 99
NGOẠI CƠ SỞ 101
NỘI BỆNH LÝ I 103
NỘI BỆNH LÝ II 105

NGOẠI BỆNH LÝ I 107
NGOẠI BỆNH LÝ II 109
PHỤ SẢN I 111
(SẢN CƠ SỞ VÀ SẢN BỆNH LÝ) 111
PHỤ SẢN II 113
NHI KHOA I 115
NHI KHOA II 117
TRUYỀN NHIỄM 119
Y HỌC CỔ TRUYỀN 121
LAO VÀ BỆNH PHỔI 123
RĂNG HÀM MẶT 125
TAI MŨI HỌNG 127
MẮT 129
DA LIỄU 130
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 132
THẦN KINH 134
TÂM THẦN 136
PHÁP Y 138
CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA 139
CÁC VẤN ĐỀ DÂN SỐ - BẢO VỆ SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM – SỨC KHỎE SINH SẢN
141
TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BM QUẢN LÝ Y TẾ – KHOA YTCC
144
TÊN BỘ MÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY: BM QUẢN LÝ Y TẾ – KHOA YTCC
146
HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG I 147
HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG II 149
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 151
Y HỌC GIA ĐÌNH 153
Y HỌC THẢM HỌA 155


BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành tại Quyết định số ngày…. tháng….năm……….của Hiệu trưởng
Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ)
Tên chương trình: Bác sỹ đa khoa (hệ 4 năm)
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Y đa khoa
Loại hình đào tạo: hệ 4 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo Bác sỹ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ
sở vững chắc có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp
được Y học hiện đại với y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Mục tiêu cụ thể
1.1. Về kiến thức:
Trình bày và áp dụng được:
1.1.1. Những quy luật cơ bản về:
- Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình
thường và bệnh lý.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp
duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
1.1.3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ nhân dân.
1.1.4. Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên
cứu khoa học.
1.2. Về thái độ:
1.2.1 Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết

lòng phục vụ người bệnh.
1.2.2. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp của ngành.
1.2.3. Khiêm tốn học tập vươn lên.
1.2.4. Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
1.3. Về kỹ năng:
1.3.1. Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ, tổ chức chăm sóc bảo vệ
và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
1.3.2. Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ
cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khoẻ.
1
1.3.3. Chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường và các trường hợp cấp cứu thông
thường.
1.3.4. Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa.
1.3.5. Thực hiện được một số xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng.
1.3.6. Chỉ định đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ
bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường.
1.3.7. Phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương công tác
1.3.8. Đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và tham gia tổ chức phòng
chống dịch.
1.3.9. Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh.
1.3.10. Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn.
2. Thời gian đào tạo: 4 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 215 đơn vị học trình
3.1 Tổng số tuần học và thi : Tối đa 160 tuần
3.2 Tổng số tuần thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục& Đào tạo (Kể cả ôn tập)
Cụ thể:
TT KHỐI LƯỢNG HỌC TẬP
ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH (*)
TS LT TH

Tỷ lệ
%
1 Giáo dục đại cương
(Các môn chung và môn KHCB)
51 43 8 23,7
2 Giáo dục chuyên nghiệp
(Môn cơ sở và chuyên ngành)
Bắt buộc 146 95 51 67,9
Tự chọn (**) 08 03 05 3,7
Làm luận văn hoặc thi tốt nghiệp 10 10 0 4,7
Cộng 215 135 65 100
* : 01 đơn vị học trình:Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng
thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng.
**: Phần tự chọn (đặc thù): gồm 08 ĐVHT lý thuyết, thực hành do các
Trường/Khoa đề xuất và xây dựng thể hiện trong chương trình chi tiết.
4. Đối tượng tuyển sinh: Có bằng y sĩ và bằng tốt nghiệp phổ thông trung học và có
thâm niên 3 năm trở lên (theo thông tư tuyển sinh của bộ).
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
5.1. Quy trình đào tạo: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và hướng dẫn của Bộ
y tế.
5.2. Điều kiện tốt nghiệp: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
5.2.1. Thời gian ôn thi và làm luận văn: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.2.2. Thời gian thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.2.3. Hình thức thi: Thi tốt nghiệp gồm 2 phần:
- Thi tốt nghiệp môn Khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Bảo vệ luận văn tốt nghiệp hay thi các môn tổng hợp tốt nghiệp.
+ Làm luận văn tốt nghiệp: Sinh viên có điểm trung bình trung học tập trong 3
năm học từ năm thứ nhất tới năm thứ tư đạt loại khá trở lên thì được Khoa đề nghị
2
và được Hiệu Trưởng xem xét cho thực hiện luận văn tốt nghiệp theo quy chế của

Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của trường.
+ Thi lý thuyết các môn tổng hợp tốt nghiệp gồm 3 học phần:
• Học phần cơ sở: 3 ĐVHT (Sinh lý và Giải phẫu).
• Học phần chuyên môn 1: 4 ĐVHT (Nội, Ngoại, Sản, Nhi).
• Chuyên môn 2: 3 ĐVHT (Vệ sinh dịch tễ và Tổ chức y tế).
6. Thang điểm: 10 điểm
7. Nội dung chương trình:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
7.1. Kiến thức giáo dục đại cương:
STT Mã số Tên môn học/học phần TS ĐVHT Phân bố ĐVHT
Các môn học chung: LT TH
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin
8 8 0
2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam
5 5 0
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 3 0
4 Ngoại ngữ I 5 5 0
5 Ngoại ngữ II 5 5 0
6 Tâm lý và đạo đức y học 2 2 0
Cộng 28 28 0
Các môn khoa học cơ bản
7 Xác suất thống kê 2 2 0
8 Tin học 4 2 2
9 Vật lý đại cương - Lý sinh 4 2 2
10 Hoá đại cương – vô cơ – hữu cơ I 4 2 2
11 Hoá đại cương – vô cơ – hữu cơ II 2 1 1

12 Sinh học đại cương 4 3 1
13 Di truyền Y học 3 3 0
Cộng 23 15 8
Tổng cộng 51 43 8
7.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
STT Mã số Tên môn học/học phần TS ĐVHT Phân bố ĐVHT
Các môn học cơ sở: LT TH
14 Giải phẫu I 3 2 1
15 Giải phẫu II 3 2 1
16 Mô phôi 3 2 1
17 Sinh lý học 6 5 1
18 Hoá sinh 5 4 1
19 Vi sinh 3 2 1
20 Ký sinh trùng 3 2 1
21 Giải phẫu bệnh 3 2 1
3
22 Sinh lý bệnh và miễn dịch 5 3 2
23 Dược lý 4 3 1
24 Phẫu thuật thực hành 2 1 1
25 Chẩn đoán hình ảnh 3 2 1
26 DD-VS an toàn thực phẩm 2 2 0
27 Điều dưỡng cơ bản 2 1 1
28
Sức khoẻ môi trường/ bệnh nghề
nghiệp
3 3 0
29 Dịch tễ học 4 4 0
30 Giáo dục nâng cao sức khoẻ 2 2 0
31 Thực tập cộng đồng I 2 0 2
Cộng 58 42 16

Các môn học chuyên môn :
32 Nội cơ sở 3 2 1
33 Ngoại cơ sở 3 2 1
34 Nội bệnh lý I 5 3 2
35 Nội bệnh lý II 5 3 2
36 Ngoại bệnh lý I 5 3 2
37 Ngoại bệnh lý II 4 2 2
38 Phụ sản I 5 3 2
39 Phụ sản II 4 2 2
40 Nhi I 5 3 2
41 Nhi II 4 2 2
42 Truyền nhiễm 4 3 1
43 Y học cổ truyền 4 2 2
44 Lao và bệnh phổi 3 2 1
45 Răng - Hàm Mặt 3 2 1
46 Tai Mũi Họng 3 2 1
47 Mắt 3 2 1
48 Da liễu 3 2 1
49 Phục hồi chức năng 3 2 1
50 Thần kinh 2 1 1
51 Tâm thần 3 2 1
52 Ung thư đại cương 2 1 1
53 Pháp y 2 1 1
54 Chương trình y tế quốc gia 2 2 0
55 Các vấn đề DS - BVSKBMTE-SKSS 2 2 0
56 Tổ chức y tế - Bảo hiểm y tế 2 2 0
57 Thực tập cộng đồng II 4 0 4
Cộng 88 53 35
Tổng cộng 146 95 51
4

7.2. Phần tự chọn:
STT Mã số Tên môn học/học phần TS ĐVHT Phân bố ĐVHT
Phần tự chọn : LT TH
58 Huấn luyện kỹ năng I 3 0 3
59 Huấn luyện kỹ năng II 2 0 2
60 Phương pháp nghiên cứu khoa học 1 1 0
61 Y học gia đình 1 1 0
62 Y học thảm hoạ 1 1 0
Cộng 8 3 5
8. Kế hoạch giảng dạy :
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRONG TOÀN KHÓA HỌC
5
6
T
T
Tên môn học
HỌC KỲ
I II III IV V VI VII VIII
1
Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin
X X
2
Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam
X
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh X
4 Ngoại ngữ I X
5 Ngoại ngữ II X
6 Tâm lý và đạo dức y học X

7 Xác suất thống kê X
8 Tin học X
9 Vật lý đại cương - Lý sinh X
10 Hoá đại cương – vô cơ X
11 Hoá hữu cơ X
12 Sinh học đại cương X
13 Di truyền Y học X
14 Giải phẫu I X
15 Giải phẫu II X
16 Mô phôi X
17 Sinh lý học X
18 Hoá sinh X
19 Vi sinh X
20 Ký sinh trùng X
21 Giải phẫu bệnh X
22 Sinh lý bệnh và miễn dịch X
23 Dược lý X
24 Phẫu thuật thực hành X
25 Chẩn đoán hình ảnh X
26 DD-VS an toàn thực phẩm X
27 Điều dưỡng cơ bản X
28
Sức khoẻ môi trường/ bệnh
nghề nghiệp
X
29 Dịch tễ học X
30 Giáo dục nâng cao sức khoẻ X
31 Thực tập cộng đồng I X
32 Nội cơ sở X
33 Ngoại cơ sở X

34 Nội bệnh lý I X
35 Nội bệnh lý II X
36 Ngoại bệnh lý I X
37 Ngoại bệnh lý II X
38 Phụ sản I X
39 Phụ sản II X
40 Nhi I X
41 Nhi II X
42 Truyền nhiễm X
43 Y học cổ truyền X
44 Lao và bệnh phổi X
45 Răng - Hàm Mặt X
46 Tai Mũi Họng X
7
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHO TỪNG HỌC KỲ
NĂM I
Học kỳ I : Số tuần: 20 ; Số ĐVHT: 26 ; Số tiết: TS: 480 ( 300 / 180 )
STT Mã số Tên môn học ĐVHT LT TH
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác Lê Nin (Học phần I)
3 3 0
2 Hoá đại cương – vô cơ 4 2 2
3 Ngoại ngữ I 5 5 0
4 Sinh học đại cương 4 3 1
5 Xác suất thống kê 2 2 0
6 Tin học 4 2 2
7 Vật lý đại cương – lý sinh 4 3 1
Tổng cộng 26 20 6
Học kỳ II: Số tuần: 20 ; Số ĐVHT: 29 ; Số tiết: TS: 525 ( 330 / 195 )

STT Mã số Tên môn học ĐVHT LT TH
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác Lê Nin (Học phần II)
5 5 0
2 Hoá hữu cơ 2 1 1
3 Ngoại ngữ II 5 5 0
4 Giải phẫu I 3 2 1
5 Điều dưỡng cơ bản 2 1 1
6 Hóa sinh 5 4 1
7 Mô phôi 3 2 1
8 Di truyền học 3 2 1
Tổng cộng 28 22 6
NĂM II
Học kỳ III: Số tuần: 21 ; Số ĐVHT: 28 ; Số tiết: TS: 600 ( 300 / 300 )
STT Mã số Tên môn học ĐVHT LT TH
1 Sinh lý học 6 5 1
2 Vi sinh 3 2 1
3 Giải phẫu II 3 2 1
4 Ký sinh trùng 3 2 1
5 Giải phẫu bệnh 3 2 1
6 Sinh lý bệnh và miễn dịch 5 3 2
7 Nội cơ sở 3 2 1
8 Ngoại cơ sở 3 2 1
Tổng cộng 29 20 9
8
Học kỳ IV: Số tuần: 21 ; Số ĐVHT: 29 ; Số tiết: TS: 775 ( 225/550)
STT Mã số Tên môn học ĐVHT LT TH
1 Huấn luyện kỹ năng I 3 0 3
2 Nội bệnh lý I 5 3 2

3 Ngoại bệnh lý I 5 3 2
4 Phụ sản I 5 3 2
5 Nhi I 5 3 2
6 Thực tập cộng đồng I 2 0 2
7 Dược lý 4 3 1
Tổng cộng 29 15 14
NĂM III
Học kỳ V: Số tuần: 21 ; Số ĐVHT: 27; Số tiết: TS: 660 ( 255/405)
STT Mã số Tên môn học ĐVHT LT TH
1
Sức khoẻ môi trường/ bệnh nghề
nghiệp
3 3 0
2 Huấn luyện kỹ năng II 2 0 2
3 Truyền nhiễm 4 3 1
4 Phẫu thuật thực hành 2 1 1
5 Y học cổ truyền 4 2 2
6 Lao và bệnh phổi 3 2 1
7 Răng – Hàm Mặt 3 2 1
8 Tai Mũi Họng 3 2 1
9 Mắt 3 2 1
Tổng cộng 27 17 10
9
Học kỳ VI: Số tuần: 21 ; Số ĐVHT: 28; Số tiết: TS: 630 ( 315/315 )
STT Mã số Tên môn học ĐVHT LT TH
1 Chẩn đoán hình ảnh 3 2 1
2 Giáo dục nâng cao sức khoẻ 2 2 0
3 Da liễu 3 2 1
4 Phục hồi chức năng 3 2 1
5 Thần kinh 2 1 1

6 Tâm thần 3 2 1
7 Ung thư đại cương 2 1 1
8 Pháp y 2 1 1
9 Dịch tễ học 4 4 0
10 Chương trình y tế quốc gia 2 2 0
DD-VS an toàn thực phẩm 2 2 0
Tổng cộng 28 21 7
NĂM IV
Học kỳ VII: Số tuần: 21 ; Số ĐVHT: 24; Số tiết: TS: 700 ( 240/360 )
STT Mã số Tên môn học ĐVHT LT TH
1 Tâm lý và đạo đức y học 2 2 0
2 Nội bệnh lý II 5 3 2
3 Ngoại bệnh lý II 4 2 2
4
Các vấn đề DS - BVSKBMTE-
SKSS
2 2 0
5 Tổ chức y tế - Bảo hiểm y tế 2 2 0
6 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 3 0
7 Y học thảm hoạ 1 1 0
8 Y học gia đình 1 1 0
9 Thực tập cộng đồng II 4 0 4
Tổng cộng 24 16 8
10
Học kỳ VIII: Số tuần: 21 ; Số ĐVHT: 24; Số tiết: TS: 480 (300/180)
STT Mã số Tên môn học ĐVHT LT TH
1 Phụ sản II 4 2 2
2 Nhi II 4 2 2
3 Phương pháp NCKH 1 1 0
4 Đường lối ĐCSVN 5 5 0

5 Làm luận văn hoặc thi tốt nghiệp 10 10 0
Tổng cộng 24 20 4
9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần:
NỘI DUNG VẮN TẮT VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC HỌC PHẦN
9.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin: 8 ĐVHT
Học phần I gồm 3 đơn vị học trình lý thuyết (45 tiết). Nhằm xây dựng cho sinh
viên Thế giới quan và Phương pháp luận khoa học biện chứng, từ đó vận dụng vào trong
nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó xây dựng, bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng và
tu dưỡng đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới nói chung và học viên, sinh
viên nói riêng.
Học phần II gồm 5 đơn vị học trình lý thuyết (75 tiết). Nhằm cung cấp những kiến
thức cơ bản về nội dung của các học thuyết kinh tế chính trị chủ nghĩa Mác – Lênin, trên
cơ sở đó giúp người học hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng
xã hội chủ nghĩa trong xã hội Xã hội chủ nghĩa.
9.2. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: 5 ĐVHT
Môn học này gồm 5 đơn vị học trình lý thuyết (75 tiết). Nhằm cung cấp những nội
dung cơ bản đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong Cách Mạng Giải Phóng Dân
Tộc và Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về
chính trị, xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác, bồi dưỡng cho sinh viên niềm tự hào
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước
những nhiệm vụ của đất nước, nắm được tình hình kinh tế - xã hội và đường lối phát
triển, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
9.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình lý thuyết (45 tiết). Nhằm cung cấp những
hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa, tác phong cao cả của chủ
tịch Hồ Chí Minh. Từ đó nâng cao ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong cuộc sống và trong học tập.
9.4. Tâm lý và đạo đức y học: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết). Sinh viên được học về
những kiến thức cơ bản như sau: các kiến thức cơ bản về tâm lý y học, tầm quan trọng

của tác động tâm lý tới sức khỏe, những kỹ năng cơ bản trong tiếp xúc với bệnh nhân, với
cộng đồng và đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp, mối liên quan giữa đạo đức
chung và đạo đức nghề Y, những khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu y học và y tế.
9.5. Anh văn: 10 ĐVHT
11
Học phần I (5 ĐVHT) gồm 10 chủ điểm nhằm trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản ở trình độ sơ cấp (Elementary). Sinh viên có thể thực hiện được các giao tiếp
đơn giản trong ngữ cảnh quen thuộc hằng ngày.
Học phần II - tiếng Anh chuyên ngành (5 ĐVHT) gồm các chủ điểm về Hệ và chức
năng của hệ. Tài liệu nhằm cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng khái quát chung về
chuyên ngành Y khoa. Sau học phần này, sinh viên có khả năng đọc, dịch, viết và phân
tích các tài liệu có liên quan đến chuyên ngành. Sinh viên có thể nghiên cứu tài liệu
chuyên môn bằng tiếng Anh nhằm phục vụ tốt cho các môn chuyên ngành trong khi học
tại trường cũng như tự nghiên cứu trong công việc hay nâng cao trình độ sau này.
9.6. Xác suất thống kê: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết). Sinh viên sẽ được học các
kiến thức cơ bản về xác suất, về thống kê, về tương quan để sinh viên có thể tiếp tục học
các học phần thống kê chuyên ngành.
9.7. Tin học cơ bản: 4 ĐVHT
Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (60 tiết).
Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như:
các khái niệm cơ bản có liên quan đến tin học, nhận biết và hiểu được nguyên tắc làm
việc của các thành phần phần cứng cơ bản trong một hệ thống máy tính, thực hiện được
các thao tác sử dụng cơ bản hệ điều hành Windows, soạn thảo được các văn bản theo mẫu
bằng phần mềm Microsoft Word, sử dụng được phần mềm ứng dụng bảng tính điện tử
Excel phục vụ đời sống, học tập và nghiệp vụ, thiết kế được các mẫu trình chiếu bằng
phần mềm Microsoft PowerPoint.
9.8. Vật lý đại cương – lý sinh: 4 ĐVHT
Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (60 tiết).
Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như:

các quy luật, các hiện tượng và quá trình vật lý cơ bản xảy ra trong cơ thể sống, các
nguyên lý của các ứng dụng kỹ thuật vật lý chính trong chẩn đoán và điều trị, phân tích
được các tác dụng của các tác nhân vật lý lên cơ thể sống, hiểu và áp dụng các quy luật
vật lý vận động vào các quá trình hóa học, sinh học cũng như trong y dược học, chứng
minh được một số quy luật và hiện tượng vật lý xảy ra trong cơ thể sống, một số phương
pháp và cách sử dụng một số thiết bị của phòng thí nghiệm Lý Sinh để xác định các thông
số liên quan, khai thác kết quả thực nghiệm (mô tả hiện tượng, thống kê và xử lý số liệu,
biểu diễn đồ thị, trình bày kết quả).
9.9. Hoá đại cương – vô cơ: 4 ĐVHT
Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (60 tiết).
Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như:
thành phần cấu tạo nên vật chất: nguyên tử, phân tử, cấu trúc, thành phần các hợp chất và
các kiểu liên kết hóa học, quá trình nhiệt động lực học, động hóa học xảy ra trong phản
ứng hóa học, khảo sát dung dịch, nồng độ dung dịch và phép chuẩn độ, giải thích các hiện
tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên đặc biệt các vấn đề liên quan đến ngành Y, Nha.
9.10. Hóa hữu cơ: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết), 1 thực hành (30 tiết).
Sinh viên sẽ được học về các khái niệm như: kiến thức cơ bản về hợp chất hữu cơ: cấu
tạo, tính chất, phương pháp điều chế, những ứng dụng và ý nghĩa y học của một số hợp
chất hữu cơ, giải thích các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể sống.
12
9.11. Sinh học đại cương: 4 ĐVHT
Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 1 thực hành (30 tiết).
Nhằm cung cấp những kiến thức về cấu trúc, hoạt động của tế bào sơ hạch và chân hạch
cũng như cơ sở vật chất di truyền cấp độ phân tử, cơ chế sự tự nhân đôi, phiên mã, tổng
hợp prôtêin, cơ chế điều chỉnh, đột biến gen và hậu quả.
9.12. Di truyền y học: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình lý thuyết (45 tiết). Sinh viên sẽ được học về
các vấn đề cơ bản về phương pháp nghiên cứu các kỹ thuật sinh học phân tử ứng dụng
trong di truyền y học, các quy luật di truyền đơn, đa gen và đa nhân tố. Đồng thời mô tả

các bệnh học nhiễm sắc thể phổ biến và các cách tư vấn di truyền cho bệnh nhân.
9.13. Giải Phẫu I, II:
Giải phẫu I: gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết).
Sinh viên được học lý thuyết về cấu tạo tứ chi của cơ thể bình thường và thực hành trên
mô hình để mô tả vị trí, hình thể ngoài, hình thể trong và mối liên của xương, cơ, mạch
máu và thần kinh của tứ chi và đầu mặt cổ.
Giải phẫu II: gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết).
Sinh viên được học lý thuyết về cấu tạo của hệ cơ quan vùng ngực bụng của cơ thể người
bình thường và thực hành trên mô hình để vị trí, hình thể ngoài, hình thể trong, cấu tạo và
mối liên quan trong lồng ngực và ổ bụng và thần kinh.
9.14. Mô phôi: 3 ĐVHT
Môn học gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết), 1 thực hành (30 tiết), sinh
viên sẽ được học các kiến thức về cấu tạo Mô học, hình ảnh vi thể, siêu vi của các tế bào,
các mô và các bộ phận chủ yếu, của các cơ quan trong cơ thể bình thường, tính phù hợp
giữa cấu tạo – chức năng của tế bào và mô của cơ thể và thực hành nhận biết được các tế
bào, các mô và cơ quan dưới kính hiển vi hoặc ảnh vi thể và lập sơ đồ cấu tạo một số tế
bào, mô, cơ quan ở mức độ vi thể.
9.15. Sinh lý: 6 ĐVHT
Sinh lý gồm 6 đơn vị học trình, 5 lý thuyết (75 tiết) và 1 thực hành (30 tiết). Sinh
viên sẽ được học về các quy luật hoạt động cơ bản ở mức tế bào, cơ chế điều hòa chức
năng của cơ thể: cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch, nguồn gốc, thành phần, chức năng
và điều hòa các dịch cơ thể và thực hiện một số kỹ năng xét nghiệm và thăm dò chức
năng đơn giản ứng dụng trong lâm sàng và các chức năng và sự điều hòa chức năng của
cơ quan và hệ thống cơ quan trong cơ thể bình thường, mối liên quan giữa các hoạt động
chức năng và các yếu tố bên ngoài.
9.16. Hóa Sinh: 5 ĐVHT
Môn học này gồm 5 đơn vị học trình, 4 lý thuyết (60 tiết) và 1 thực hành (30 tiết).
Sinh viên sẽ được học về các kiến thức cơ bản về cấu trúc, phân loại, vai trò của Glucid,
Lipid, Protid, Enzym, Vitamin, hormon trong cơ thể, ý nghĩa của các chu trình thoái hóa
và tổng hợp các chất, nguyên nhân và hậu quả của những rối loạn chuyển hóa, mối liên

quan giữa các con đường chuyển hóa và các cơ chế điều hòa chuyển hóa.
9.17. Vi sinh Y học: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết).
Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như:
các đặc điểm vi sinh học và mối tương quan giữa vi sinh vật – cơ thể - môi trường chi
phối sự gây bệnh, nguyên tắc chẩn đoán và phòng chống vi sinh vật gây bệnh, thực hành
13
được các phương pháp vô trùng và tiệt trùng, cách lấy được các bệnh phẩm, cách làm các
tiêu bản xét nghiệm vi sinh trực tiếp, vận dụng được các kết quả xét nghiệm vi sinh vào
chẩn đoán bệnh.
9.18. Ký sinh trùng Y học: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết).
Sinh viên sẽ được học về các khái niệm cơ bản và thực hành được một số thao tác như:
những đặc điểm sinh học, hình thể, sinh lý, sinh thái và chu kỳ phát triển của các loài ký
sinh trùng chủ yếu ở Việt Nam, các đặc điểm dịch tễ các bệnh KST ở Việt Nam, đặc
điểm bệnh học và tác hại do KST, các phương pháp chẩn đoán bệnh KST, các nguyên tắc
điều trị cá thể, điều trị cộng đồng và kể một số thuốc thường dùng trong điều trị bệnh
KST, các nguyên tắc và biện pháp phòng chống nhiễm KST, thực hành chẩn đoán định
hướng một số bệnh KST, những chỉ định và phân tích được các xét nghiệm chẩn đoán
KST, thực hành lấy, bảo quản và vận chuyển đúng nguyên tắc một số bệnh phẩm thông
thường, thực hành một số xét nghiệm thường qui chẩn đoán KST, tư vấn cho cá nhân và
cộng đồng phòng chống KST.
9.19. Giải phẫu bệnh: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (30 tiết).
Sinh viên sẽ được học về các khái niệm, các kiến thức cơ bản về những hình thái của tế
bào và mô trong quá trình bệnh lý, các mối quan hệ giữa hình thái học và chức năng trong
việc phân tích những biểu hiện lâm sàng của bệnh, và thực hành xem một số tiêu bản
bệnh lý điển hình về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ cơ xương khớp,
hệ máu và bạch huyết, hệ thống da và hệ nội tiết.
9.20. Sinh lý bệnh và miễn dịch học: 5 ĐVHT

Môn học này gồm 5 đơn vị học trình, gồm 3 lý thuyết và 2 thực hành. Sinh viên sẽ
được học về những khái niệm cơ bản về các quy luật hoạt động, các rối loạn chức năng
của cơ thể bệnh trong từng bệnh lý cụ thể, trong các quá trình bệnh lý điển hình và trong
bệnh lý nói chung, thực hành vận dụng kiến thức sinh lý bệnh học để giải thích về cơ chế
bệnh sinh của từng triệu chứng bệnh, của từng bệnh lý cụ thể, từ đó đưa ra được phát đồ
điều trị thích hợp đối với từng triệu chứng, bệnh lý và thực hành về rối loạn chuyển hóa
muối nước, rối loạn cấu tạo máu và thí nghiệm về quá trình viêm và về sinh lý bệnh tuần
hoàn, hô hấp, gan mật, tiêu hóa, tiết niệu, nội tiết và thần kinh và thực hành thí nghiệm về
các rối loạn tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu cũng như những kiến thức về miễn
dịch học đại cương, hệ thống cơ quan miễn dịch, kháng nguyên và các phân tử nhận biết
kháng nguyên (KN), kháng thể (KT), hệ thống bổ thể, sự kết hợp KN – KT và ứng dụng,
sự kiểm soát và điều hòa miễn dịch, thực hành thí nghiệm về kiểm soát và điều hòa miễn
dịch.
9.21. Dược lý: 4 ĐVHT
Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 1 thực hành (30 tiết).
Sinh viên sẽ được học lý thuyết về dược lý học đại cương - ý nghĩa và diễn biến của quá
trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc, cơ chế, các yếu tố ảnh hưởng
đến tác dụng của thuốc và sự tương tác thuốc trong cơ thể, lý thuyết về tác dụng và cơ chế
tác động, dược động học, những chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng phụ,
liều lượng và cách dùng của các thuốc điển hình trong mỗi nhóm như: thuốc tác động trên
hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật, thuốc kháng histamin, thuốc kháng viêm
không steroid, thuốc tác động trên hệ tim mạch, hormon thực hành thử nghiệm về các
14
đường đưa thuốc vào cơ thể, phát hiện tác động kích ứng da, tác động đối kháng giữa 2
dược phẩm, sự tương tác giữa 2 dược phẩm, sự tác động của một số thuốc.
9.22. Phẫu thuật thực hành: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết) và 1 thực hành (30 tiết).
Sinh viên sẽ được học lý thuyết về các kỹ thuật phẫu thuật cơ bản trong điều trị ngoại
khoa, thực hành các thao tác trong phẫu thuật và các thủ thuật cơ bản như: cầm máu, mở
khí quản, dẫn lưu màng phổi, mở thông dạ dày, bộc lộ tĩnh mạch.

9.23. Chẩn đoán hình ảnh: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học lý thuyết về những nguyên lý và kỹ thuật tạo hình của các kỹ thuật
tạo hình y học: x - quang, siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, y học hạt nhân, những
ứng dụng, thuận lợi và hạn chế của từng chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh trong y học,
thực hành lâm sàng chẩn đoán các bệnh phổ biến, thường gặp và điển hình trên x - quang,
siêu âm, cắt lớp vi tính.
9.24. Dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết). Sinh viên sẽ được học về
khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các đối
tượng ở cộng đồng. Sinh viên sẽ vận dụng được các kiến thức đánh giá và giám sát dinh
dưỡng trong theo dõi và phát hiện những vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng và các kiến thức
về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức quản lý vệ sinh thực phẩm, ăn uống công
cộng và phòng chống ngộ độc thực phẩm.
9.25. Điều dưỡng cơ bản: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học lý thuyết về những chức năng, nhiệm vụ và quy trình điều dưỡng,
những nhu cầu người bệnh và cách lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện các thao tác cơ bản
trong chăm sóc và điều trị người bệnh.
9.26. Sức khỏe môi trường/ bệnh nghề nghiệp: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết). Sinh viên sẽ được học
các định nghĩa và khái niệm về các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên sức khoẻ, các vấn đề
sức khoẻ môi trường tại một số cơ sở đặc biệt như trường học, bệnh viện, môi trường đô
thị, và các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. Giới thiệu về các yếu tố nguy cơ
trong sản xuất, trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ có trong lao động tới sức
khoẻ người lao động và các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và phòng chống tai nạn
lao động.
9.27. Dịch tễ học: 4 ĐVHT
Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 4 lý thuyết (60 tiết). Sinh viên sẽ được học
về các khái niệm và nguyên lý cơ bản của dịch tễ học, cách tính toán được các chỉ số sức

khoẻ chủ yếu của cộng đồng, các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học, cách xác định yếu tố
nguy cơ phát triển của bệnh và trình bầy được cách đánh giá một chương trình can thiệp.
9.28. Giáo dục và nâng cao sức khỏe: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết). Sinh viên sẽ được học các
khái niệm về truyền thông giáo dục sức khoẻ, khái niệm nâng cao sức khoẻ, các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi sức khỏe, các phương
pháp, phương tiện truyền thông giáo dục sức khoẻ. Phân tích được vai trò của truyền
15
thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khỏe trong công tác chăm sóc sức khỏe, và lập
được kế hoạch truyền thông GDSK cho một chương trình TT- GDSK cụ thể.
9.29. Thực tập cộng đồng I: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình thực hành (90 tiết). Trên cơ sở những kiến
thức sinh viên đã học phần bệnh học, dịch tễ học sinh viên về thực hành tại cộng đồng
để tiến hành thực hiện một cuộc điều tra về một vấn đề sức khoẻ cộng đồng và thực hiện
một kế hoạch can thiệp bằng phương pháp giáo dục sức khoẻ. Viết được một bản báo cáo
kết quả cuộc điều tra sức khoẻ cộng đồng.
9.30. Nội cơ sở: 3 ĐVHT
Nội cơ sở I: gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học và thực tập tại bệnh viện để nhận biết các triệu chứng lâm sàng
thường gặp của bệnh lý hệ tim mạch, nội tiết, vận động, tiêu hóa, hệ hô hấp, huyết học,
khám một cách hệ thống bệnh các cơ quan khám một cách hệ thống bệnh các cơ quan, chỉ
định và phân tích được những cận lâm sàng cơ bản.
9.31. Ngoại cơ sở : 3 ĐVHT
Ngoại cơ sở I gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học về những kiến thức và thực hành làm bệnh án ngoại khoa, nhận
biết các triệu chứng lâm sàng ngoại khoa thường gặp, thực hành khám ngoại khoa các cơ
quan, tập hợp các triệu chứng thành hội chứng, thực hành vô khuẩn và tiệt khuẩn trong
ngoại khoa, làm một số thủ thuật và tiểu phẫu thuật đơn giản.
9.32. Nội bệnh lý I, II: 10 ĐVHT
Nội bệnh lý I gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90 tiết).

Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng
của bệnh, chỉ định những cận lâm sàng cơ bản để chẩn đoán một số bệnh lý hệ tim mạch,
vận động, nội tiết, huyết học, hệ thận – tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp.
Nội bệnh lý II gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90 tiết).
Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng
của bệnh, chỉ định những cận lâm sàng cơ bản để chẩn đoán một số bệnh bệnh cấp cứu
trong nội khoa và nguyên tắc cơ bản điều trị bệnh nội khoa thường gặp, ra y lệnh điều trị
cơ bản cho từng bệnh cụ thể, cách phòng bệnh và dự phòng biến chứng.
9.33. Ngoại bệnh lý I, II: 9 ĐVHT
Ngoại bệnh lý I gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90
tiết). Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về các đặc điểm dịch tễ, tổn thương
giải phẫu bệnh lý, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán một số cấp cứu
ngoại khoa và bệnh lý thường gặp về bụng ngoại khoa, bệnh lý ngoại khoa về gan mật và
ngoại mạch máu và lồng ngực, ngoại niệu và ngoại thần kinh, sơ cứu một số cấp cứu
ngoại khoa, đề xuất chuyển sớm và đúng tuyến điều trị, thực hành một số thủ thuật và tiểu
phẩu đơn giản, thực hiện một số vấn đề truyền thông giáo dục phòng bệnh ngoại khoa.
Ngoại bệnh lý II gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (90
tiết). Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về các đặc điểm dịch tễ, tổn thương
giải phẫu bệnh lý, các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán một số cấp cứu
ngoại khoa và bệnh lý thường gặp về chuyên ngành, sơ cứu một số cấp cứu ngoại khoa và
ngoại chấn thương và chuyên ngành bỏng, sơ cứu một số cấp cứu ngoại khoa, đề xuất
chuyển sớm và đúng tuyến điều trị, thực hành một số thủ thuật và tiểu phẩu đơn giản,
thực hiện một số vấn đề truyền thông giáo dục phòng bệnh ngoại khoa.
16
9.34. Phụ sản I, II: 9 ĐVHT
Phụ sản I gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90 tiết). Sinh
viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về những vấn đề cơ bản của sản phụ khoa cơ sở,
các bước khám thai và chăm sóc thai nghén, thực hành những kỹ năng cơ bản trong khám
và phát hiện các triệu chứng học sản phụ khoa.
Phụ sản II gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (90 tiết).

Sinh viên sẽ được học và thực hành lâm sàng về chẩn đoán và xử trí được các trường hợp
sinh đẻ khó khăn, chẩn đoán và xử trí được các cấp cứu chảy máu trong sản khoa, thực
hành một số thăm dò sản khoa cơ bản, kế hoạch hóa gia đình.
9.35. Nhi khoa I, II: 9 ĐVHT
Nhi khoa I gồm 5 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 2 thực hành (90 tiết).
Sinh viên sẽ được học những vấn đề về chăm sóc sức khỏe trẻ em hiện nay, các giai đoạn
phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em, thực hành chẩn đoán, xử trí và dự phòng các
bệnh thông thường của trẻ em như: bệnh suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, D, tiêu chảy
cấp và bệnh lý đường hô hấp, tư vấn về chăm sóc sức khỏe trẻ em, nhi xã hội.
Nhi khoa II gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (90 tiết).
Sinh viên sẽ được học những vấn đề về thực hành chẩn đoán, xử trí và dự phòng các bệnh
ở trẻ em như bệnh lý tim mạch, tiết niệu và các bệnh lý ở trẻ sơ sinh IMCI, thực hành
chẩn đoán, xử trí và dự phòng các bệnh lý nhiễm, ngộ độc và các bệnh lý về huyết học.
9.36. Truyền nhiễm: 4 ĐVHT
Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 3 lý thuyết (45 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học lý thuyết và thực hành lâm sàng về chẩn đoán và xử trí một số bệnh
truyền nhiễm thông thường, phát hiện các thể nặng trong các bệnh truyền nhiễm để
chuyển lên tuyến trên kịp thời, hướng dẫn cách phòng các bệnh truyền nhiễm gây dịch
cho cộng đồng.
9.37. Y học cổ truyền: 4 ĐVHT
Môn học này gồm 4 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 2 thực hành (90 tiết).
Sinh viên sẽ được học những nội dung cơ bản của một số học thuyết YHCT, những
nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo YHCT, thực hành chẩn đoán
và chữa một số bệnh thông thường bằng YHCT tại tuyến y tế cơ sở, làm các thủ thuật xoa
bóp, bấm huyệt, châm cứu.
9.38. Lao và bệnh phổi: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh lao, thực hành chẩn đoán
được các thể bệnh lao thông thường, xử trí được các cấp cứu trong bệnh lao, điều trị các
thể bệnh lao thông thường, tư vấn các biện pháp phòng bệnh lao, thực hành phân tích hình

ảnh x-quang phổi, phân tích kết quả sinh học, tế bào của dịch màng phổi, phân tích một
xét nghiệm vi trùng học, tham gia vào các hoạt động của chương trình chống lao quốc gia.
9.39. Răng hàm mặt: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học về tình trạng sinh lý và bệnh lý vùng miệng, thực hiện các khâu của
quá trình khám vùng miệng – hàm mặt, chẩn đoán các bệnh viêm nhiễm và các nang
thông thường vùng miệng, phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư, ung thư để có
hướng xử trí thích hợp, nhận diện các biểu hiện của bệnh hệ thống có ảnh hưởng trên
vùng miệng.
17
9.40. Tai mũi họng: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học về vai trò và mối quan hệ TMH với bệnh học chung, thực hành sử
dụng các phương tiện thông thường đề thăm khám và điều trị bệnh TMH, chẩn đoán và
xử trí một số bệnh TMH thông thường, chẩn đoán định hướng và xử trí bước đầu một số
bệnh TMH để gởi đến tuyến chuyên khoa kịp thời, tư vấn cho cộng đồng các biện pháp
bảo vệ và phòng tránh bệnh TMH.
9.41. Mắt: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học và thực hành khám chẩn đoán một số bệnh thường gặp về mắt,
chẩn đoán và xử trí bước đầu một số cấp cứu nhãn khoa, và kịp thời chuyển đến tuyến
chuyên khoa, tư vấn và giáo dục cộng đồng các biện pháp bảo vệ và phòng bệnh mắt.
9.42. Da liễu: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực tập lâm sàng
(45 tiết). Sinh viên được học về những kiến thức cơ bản của chuyên ngành da liễu như:
các tổn thương cơ bản, triệu chứng học, cách chẩn đoán và điều trị ban đầu, cũng như các
phương pháp phòng chóng và tư vấn về các bệnh lý da thường gặp, bệnh lý lây lan qua
đường tình dục và bệnh phong.
9.43. Phục hồi chức năng: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).

Sinh viên sẽ được học về quá trình tàn tật và các biện pháp phòng ngừa, áp dụng các
phương thức VLTL – PHCN thông thường trong công tác chăm sóc người bệnh, người
khuyết tật, tư vấn cho người bệnh và người khuyết tật cách tập luyện và phục hồi chức
năng, tư vấn cho cộng đồng về thái độ ứng xử với người khuyết tật, thực hành khám và
lượng giá được những khuyết tật trên bệnh nhân, sử dụng một số phương thức VLTL –
PHCN thông dụng để chăm sóc bệnh nhân.
9.44. Thần kinh: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết) và 1 thực tập lâm sàng
(45 tiết). Sinh viên được học và thực hành khám phát hiện triệu chứng và chẩn đoán một
số bệnh thần kinh thường gặp, chỉ định cận lâm sàng thích hợp và đánh giá các kết quả
cận lâm sàng, chăm sóc, theo dõi, điều trị và dự phòng một số bệnh thần kinh thường gặp.
9.45. Tâm thần: 3 ĐVHT
Môn học này gồm 3 đơn vị học trình, 2 lý thuyết (30 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên sẽ được học và thực hành khám phát hiện một số triệu chứng, hội chứng, chẩn
đoán một số bệnh tâm thần thường gặp, chăm sóc, theo dõi, điều trị một số bệnh tâm thần
thường gặp.
9.46. Ung thư đại cương: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết) và 1 thực hành lâm sàng
(45 tiết). Sinh viên được học về các yếu tố nguy cơ gây ung thư và biện pháp dự phòng,
các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư, các phương pháp phát hiện sớm ung thư
thường gặp, thực hành khám phát hiện các triệu chứng và chẩn đoán lâm sàng một số ung
thư thường gặp.
9.47. Pháp y: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình, 1 lý thuyết (15 tiết) và 1 thực hành (45 tiết).
Sinh viên được học về định nghĩa, khái niệm môn học, mối quan hệ giữa y học và pháp
18
luật, bước đầu hình thành ý thức tuân thủ pháp luật trong khi hành nghề y, ý nghĩa phục
vụ công dân, phục vụ xã hội của môn học.
9.48. Chương trình y tế quốc gia: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết). Sinh viên được học khái

quát kết quả đạt được các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005 và các
chưong trình mục tiêu y tế quốc giai đoạn 2005 – 2010, và nôi dung chiến lược cụ thể của
mỗi chương trình y tế quốc gia hiện nay.
9.49. Các vấn đề dân số bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – sức khỏe sinh sản: 2
ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết). Sinh viên được học về
những khái niệm về sức khỏe sinh sản, những cấu phần chính, lợi ích và chiến lược làm
mẹ an toàn, vai trò giữa sức khỏe sinh sản và bảo vệ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình.
9.50. Tổ chức y tế - bảo hiểm y tế: 2 ĐVHT
Môn học này gồm 2 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết). Sinh viên được học khái
quát các khái niệm cơ bản về phân tích ưu điểm và nhược điểm của Viện phí, khó khăn
khi thực hiện Bảo hiểm y tế, và phân tích chi phí cho một dự án, chi phí hộ gia đình cho
sức khoẻ và các khái niệm về các thành phần của hệ thống y tế; các nguyên tắc, mô hình
hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ mạng lưới y tế Việt Nam từ trung ương đến địa
phương và mối quan hệ giữa ngành y tế với các ngành liên quan trong chăm sóc sức khoẻ
nhân dân. Trình bày được các nguyên lý cơ bản về quản lý y tế, lập kế hoạch, tổ chức điều
hành, theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động/ chương trình y học dự phòng.
9.51. Thực tập cộng đồng II: 4 ĐVHT
Môn học này gồm 4 đơn vị học trình thực hành cộng đồng (180 tiết). Sinh viên
được đi thực hành cộng đồng để làm quen chức năng, nhiệm vụ của một bác sĩ ở tuyến cơ
sở, sử dụng các dữ liệu thứ cấp và thực hiện thu thập số liệu sơ cấp để chẩn doán cộng
đồng. Thực hiện biện pháp can thiệp nhỏ và viết được một bản thu hoạch về thực trạng
hoạt động của một trạm y tế xã về các mặt tổ chức hoạt động của nhân viên y tế, tình hình
thực hiện các chương trình y tế và các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng.
9.52. Y học thảm họa: 1 ĐVHT
Môn học này gồm 1 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết). Môn học này giới thiệu
cho sinh viên về một số thảm họa có thể gặp, cách tổ chức, dự phòng, giảm nhẹ và khắc
phục thảm họa trong lĩnh vực y tế. Trên cơ sở các kiến thực cơ bản về môi trường và tổ
chức quản lý sinh viên đã học, hướng dẫn sinh viên cách tổ chức xử trí, can thiệp ban đầu
trong các loại thảm họa.

9.53. Huấn luyện kỹ năng I, II : 5 ĐVHT
Huấn luyện kỹ năng I gồm 3 đơn vị học trình thực hành (90 tiết)
Huấn luyện kỹ năng II gồm 2 đơn vị học trình thực hành (60 tiết)
Sinh viên sẽ được thực hành thuần thục các kỹ năng điều dưỡng cơ bản, thiết lập
mối quan hệ tốt giữa bệnh nhân và thầy thuốc qua sử dụng kỹ năng giao tiếp thích hợp
giúp cho việc thu thập thông tin được thuận lợi cũng như tăng cường sự tuân thủ của bệnh
nhân, khai thác bệnh sử một cách hệ thống đầy đủ các bệnh tật của từng cá thể khác nhau,
thực hiện khám các hệ thống cơ quan với các phương pháp và kỹ thuật chuẩn, đánh giá
cấu trúc và chức năng bình thường của cơ thể và phát hiện các bất thường một cách tương
đối dễ dàng, phân tích các triệu chứng cơ năng, thực thể và đưa ra giả thiết chẩn đoán
19
thích hợp, thực hành tthủ thuật chẩn đoán mà một bác sĩ đa khoa phải thực hiện trong cấp
cứu trong điều kiện thiếu sự hỗ trợ của các kỹ thuật xét nghiệm.
9.54. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 1 ĐVHT
Môn học này gồm 1 đơn vị học trình lý thuyết (15 tiết). Giới thiệu cho sinh viên
khái niệm cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học trong y tê, các phương pháp nghiên
cứu, phưong pháp chọn mẫu và cách tinh cỡ mẫu, xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu.
Áp dụng các kiến thức về phương pháp nghiên cứ khoa học để xây dựng đề cương nghiên
cứu và viêt một báo cáo khoa học.
9.55. Nguyên lý y học gia đình: 1 ĐVHT
Môn học này gồm 1 đơn vị học trình lý thuyết (30 tiết). Sinh viên được học về các
nguyên tắc cơ bản của y học gia đình trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các yếu tố
ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, các biện pháp căn bản trong chăm sóc ban đầu
theo định hướng cộng đồng, ứng dụng các nguyên lý y học gia đình vào công tác điều trị
và quản lý sức khỏe cho nhân dân.
10. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình:
10.1. Danh sách giảng viên cơ hữu:
1 Đoàn Thị Tuyết Ngân 1961 Thạc sĩ Nội, Kỹ năng
2 Phạm Thị Mỹ Ngọc 1971
Thạc sĩ

Kỹ năng
3 Nguyễn Minh Phương 1974
Thạc sĩ
Kỹ năng
4 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 1976 Thạc sĩ Kỹ năng
5 Trần Huỳnh Tuấn 1978 Thạc sĩ Kỹ năng
6 Lại văn Nông 1964 Chuyên khoa 2 Ngoại, CĐHA
7 Lâm Đông Phong 1975 Chuyên khoa 1 CĐHA
8 Nguyễn Vũ Đằng 1976 Bác sĩ CĐHA
9 Nguyễn Thị Xuân Mai 1977 Bác sĩ CĐHA
10 Nguyễn Hoàng Thuấn 1982 Bác sĩ CĐHA
11 Phù Trí Nghĩa 1983 Bác sĩ CĐHA
12 Phạm Việt Triều 1959 Thạc sĩ Ngoại
13 Lê Dũng 1960 Chuyên khoa 1 Ngoại
14 Nguyễn Dương Hanh 1972 Chuyên khoa 1 Ngoại
15 Nguyễn Thành Tấn 1973 Thạc sĩ Ngoại
16 Nguyễn Thị Minh Thư 1977 Bác sĩ Ngoại
17 Nguyễn Thanh Huy 1977 Bác sĩ Ngoại
18 Nguyễn Tâm Từ 1978 Thạc sĩ Ngoại
19 Nguyễn Lê Hoan 1980 Bác sĩ Ngoại
20 Lâm Khải Duy 1984 Bác sĩ Ngoại
21 Trần Thị Hạnh 1958 Chuyên khoa 2 Da liễu
22 Huỳnh Ngọc Liên 1963 Chuyên khoa 1 Da liễu
23 Huỳnh Văn Bá 1964 Thạc sĩ Da liễu
24 Nguyễn T.Thanh Phượng 1960 Bác sĩ Giải phẫu
25 Nguyễn Văn Lâm 1966 Tiến sĩ
Giải phẫu
26 Võ Huỳnh Trang 1972 Thạc sĩ
Giải phẫu
20

×