Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vấn đề trong luật dân sự 5 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.52 KB, 6 trang )

- Trường hợp thứ nhất ghi trên, theo tập quán, chỉ được áp
dụng đối với việc thay đổi tên: “họ” trước hết là một giá trị
tinh thần, giá trị đạo đức; thay đổi họ với lý do rằng mang
một họ nào đó, thì sẽ bị mất danh dự là một thái độ phủ
nhận nguồn gốc và bị coi như phi đạo đức.
- Việc thay đổi họ của người dưới 18 tuổi được thực hiện
theo đơn yêu cầu của cha, mẹ (Nghị định số 83-CP ngày
10/10/1998 Điều 53 khoản 2). Đối với người từ đủ 9 tuổi
trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó (cùng điều
luật).

Thay đổi tên. Việc thay đổi tên được cho phép trong những
trường hợp tương tự như đối với việc thay đổi họ. Việc thay đổi
tên thường được yêu cầu trong trường hợp thứ nhất của khoản 1
Ðiều 29 BLDS; trong các trường hợp còn lại, các yêu cầu thường
chỉ dừng lại ở việc thay đổi họ.

Thủ tục. Trong luật Việt Nam hiện hành, việc thay đổi họ, tên
được thực hiện trong khuôn khổ thủ tục điều chỉnh chứng thư
khai sinh về phần họ tên. Điều đó có nghĩa rằng cơ quan có
quyền cho phép thay đổi họ tên là UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có thẩm quyền (đúng hơn là UBND tỉnh nơi
đăng ký khai sinh)7[7].

7[7] Giải pháp này được thừa nhận tại Điều 52 Nghị đinh số 83-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký
hộ tịch. Thực ra, điều luật nói trên được soạn thảo một cách khá lúng túng. Tiêu đề của điều luật
là “thẩm quyền đăng ký việc thay đổi họ, tên…”. Tiêu đề đó cho phép nghĩ rằng các cơ quan
được liệt kê trong điều luật chỉ là các cơ quan đăng ký việc thay đổi họ, tên, còn cơ quan cho
phép thay đổi họ tên là cơ quan khác. Thế nhưng, cũng chính điều luật này lại nói rõ rằng cơ
quan được liệt kê trong điều luật là cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi họ tên (UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); còn cơ quan đăng ký, theo Điều 53 tiếp sau đó, lại là cơ


quan khác (Sở tư pháp).

Người muốn xin thay đổi họ, tên phải lập một bộ hồ sơ xin thay
đổi nội dung chứng thư hộ tịch (đúng hơn là chứng thư khai sinh),
bao gồm: đơn xin thay đổi họ, tên, bản chính giấy khai sinh, sổ hộ
khẩu gia đình của người có đơn yêu cầu, chứng minh nhân dân
và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định tại Điều 29 BLDS.
Trong trường hợp không có các giấy tờ này thì phải có giấy tờ
hợp lệ khác thay thế. Đơn xin thay đổi họ, tên phải nêu rõ lý do và
có xác nhận của UBND xã nơi cư trú, cũng như UBND xã nơi
đăng ký khai sinh.

Trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, UBND tỉnh
phải ra quyết định của mình. Nếu xét thấy việc thay đổi họ, tên là
có lý do chính đáng, thì UBND quyết định cho phép thay đổi họ,
tên. Quyết định cho phép thay đổi họ, tên được Sở tư pháp ghi
vào sổ đăng ký thay đổi họ, tên và được ghi nhận trên bản chính
giấy khai sinh của đương sự.

II. Hộ tịch

Tình trạng nhân thân và chứng thư hộ tịch. Cá nhân được
phân biệt với cá nhân khác bằng việc xác định những yếu tố tạo
thành tình trạng nhân thân. Quan niệm cổ điển chỉ coi như chất
liệu của tình trạng nhân thân những yếu tố gắn liền cá nhân với
Nhà nước và gia đình: quốc tịch, quan hệ cha-con, mẹ-con và
quan hệ vợ chồng. Trong quan niệm hiện đại, các yếu tố cấu
thành tình trạng nhân thân rất đa dạng: tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, tôn giáo, tình trạng hôn nhân và gia đình, dân tộc, quốc
tịch, Một số yếu tố cơ bản của tình trạng nhân thân được chính

thức ghi nhận trong những giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền lập, gọi là chứng thư hộ tịch.

Khái niệm chứng thư hộ tịch. Ðó là văn bản do cơ quan Nhà
nước lập nhằm ghi nhận những sự kiện đáng chú ý nhất trong
đời sống dân sự của cá nhân. Ba loại chứng thư hộ tịch quan
trọng nhất là giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và
giấy chứng tử.

Ta lần lượt tìm hiểu tổ chức hệ thống hộ tịch, lập chứng thư hộ
tịch, hiệu lực của chứng thư hộ tịch và cải chính hộ tịch.

A . Tổ chức hệ thống hộ tịch

Cơ quan hộ tịch. Theo Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998, cơ
quan hộ tịch trong luật Việt Nam hiện hành được phân thành ba
nhóm: cơ quan quản lý, cơ quan quản lý và đăng ký và cơ quan
giúp việc. Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao là các cơ quan quản lý
hộ tịch. UBND cấp tỉnh là cơ quan quản lý hộ tịch trong phạm vi
tỉnh và có trách nhiệm tiến hành việc đăng ký hộ tịch cho người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật về hộ tịch. UBND cấp huyện là cơ quan quản lý hộ

×