Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KỸ NĂNG PHỎNG VẤN - NHỮNG ĐIỀU NÊN NÓI DỐI TRONG QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.09 KB, 5 trang )

Nói dối trong tuyển dụng



















1. Thật thà không phải lúc nào cũng tốt. Có những người rất giỏi nhưng thiếu kỹ
năng giao tiếp, lại thêm quá thành thật nên rất hay thất bại trong cuộc phỏng vấn
xin việc, hoặc bị ép lương dù có thể anh/chị ta có năng lực. Nếu thất bại ở cuộc
phỏng vấn thì sẽ chẳng bao giờ anh/ chị ta có thể
chứng minh là anh/chị ta có năng
lực hay không?

Những lời nói dối ở bài này, cũng như đầy rẫy những quyển sách dạy chúng ta
cách trả lời phỏng vấn xin việc, tôi cho rằng nó vô hại. Nó giúp bạn đạt được mục
tiêu nhất thời là khả năng được tuyển dụng (đặc biệt là rất hiệu quả ở một số nơi
chỉ phỏng vấn kiểu thi ứng xử). Tuy nhiên, điều này sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu


bạn không qua được những thử thách trong thời gian thử việc. Tôi cho rằng những
lời nói dối này trong lúc phỏng vấn là vô hại vì chẳng doanh nghiệp nào làm từ
thiện bằng cách trả lương cho nhân viên ngồi chơi, nên nếu chỉ giỏi nói ở một
công việc không thuộc chuyên môn nói thì không thể tồn tại ở doanh nghiệp 1
tuần chứ đừng nói là hết thời gian thử việc (tôi không đề cập đến những trường
hợp quá “đặc biệt”).

2. Nộp đơn xin việc vào một công ty không đồng nghĩa với người xin việc muốn
gắn bó lâu dài với công ty. Bỏ qua một số vấn đề phát sinh trong quá trình làm
việc, tôi cho rằng trong thực tế có không ít người làm việc chỉ nhằm vào mục tiêu
ngắn hạn, như lương, học hỏi kinh nghiệm, không ngồi chơi trong khoảng thời
gian chờ một dự án riêng của họ Nên nếu nói thẳng nói thật mục đích thực sự
của họ, thì khả năng thành công khi phỏng vấn là bao nhiêu? Theo tôi, trường hợp
này cũng không thể kết luận rằng người xin việc này làm hại doanh nghiệp, bởi
một điều duy nhất nếu anh/ chị ta không làm được việc thì doanh nghiệp sẽ sớm
mời khỏi công ty thậm chí khi chưa hết thời gian thử việc.

3. Thái độ của một người với công việc sẽ phần nào thể hiện bản chất thật của họ
trong cuộc sống. Và cái thuộc về bản chất thì khó che đậy trong khoảng thời gian
dài được. Nếu thực tế và những điều người này nói khác xa nhau quá thì khó làm
nơi đâu bền được. Tuy nhiên, tôi thấy người thế này không phải ít trong xã hội. Họ
cũng cần đi làm kiếm tiền nên nếu họ nói dối để thành công khi phỏng vấn thì điều
này cũng chẳng có gì đáng lên án. Nếu có, nên nhìn lại cách phỏng vấn của doanh
nghiệp.
Muốn thành công: hãy nói dối!
Bạn luôn tâm niệm rằng “Thật thà là cha quỷ quái”, rằng chẳng có lời nói dối nào
qua được mắt nhà tuyển dụng. Nhưng đôi khi chính sự thật thà thái quá lại biến
bạn trở thành kẻ ngớ ngẩn. Một cuộc phỏng vấn xin việc có thể thành công nhờ
vài lời nói dối khéo léo và chẳng hại đến ai.


Câu hỏi: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở chỗ làm cũ?

Câu trả lời: Tôi cảm thấy đã đến lúc để thử thách bản thân mình với những cơ hội
tốt hơn, phát triển hơn.

Thực tế: Bạn đã mắc sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng ở công ty cũ.

Câu hỏi: Điều gì tạo cảm hứng cho bạn ở công việc hiện thời?

Câu trả lời: Điều tạo cảm hứng cho tôi đó là tôi có cơ hội giao tiếp, có cơ hội thể
hiện tài năng sức lực để đóng góp cho sự phát triển của công ty.

Thực tế: Điều khiến bạn thoải mái nhất khi ở công ty là công việc nhàn hạ, thu
nhập không đến nỗi nào và công ty lại ngay gần nhà bạn.

Câu hỏi: Bạn học hỏi được gì từ những sai lầm khuyết điểm của mình?

Câu trả lời: Mỗi lần mắc khuyết điểm là một lần tôi nhìn lại mình, để cố gắng hơn
nữa, để tránh không tái phạm, không ảnh hưởng đến công việc của tôi.

Thực tế: Bạn cũng chả mấy khi để ý đến những sai lầm của mình. Thường thì bạn
quên ngay sau khi sai lầm đã được sửa chữa.

Câu hỏi: Bạn có chịu được áp lực công việc không?

Câu trả lời: Tôi thấy mình làm việc tốt hơn khi có áp lực. Áp lực công việc khiến
tôi tập trung hơn, làm việc nhanh hơn, luôn tìm tòi được những phương án giải
quyết sáng suốt hiệu quả.

Thực tế: Bạn chỉ ưa công việc nhẹ nhàng, thong thả. Một công việc nhiều áp lực

khiến bạn stress và muốn nghỉ làm.

Câu hỏi: Tại sao bạn muốn vào làm việc tại công ty tôi?

Câu trả lời: Qua tìm hiểu tôi biết đây là một công ty hàng đầu về lĩnh vực tài
chính, có tiềm năng phát triển, môi trường làm việc thuận lợi, nhiều ưu đãi, đó
chính là lý do tôi muốn có cơ hội cống hiến và làm việc tại đây.

Thực tế: Bạn đã nộp hồ sơ hơn 50 chỗ mà chưa thấy có hồi âm gì, may quá mới có
công ty này gọi phỏng vấn.

Câu hỏi: Bạn có dự định gì trong 5 năm tới?

Câu trả lời: Nếu được làm việc tại công ty, tôi sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân, học
hỏi trau dồi để hoàn thành công việc hiệu quả nhất, và có cơ hội thăng tiến, đem
lại doanh thu lợi nhuận tối đa cho công ty

Thực tế: Bạn chỉ có ý định làm việc ở đây khoảng nửa năm hoặc một năm thôi, để
lấp đầy khoảng thời gian thất nghiệp. Sau đó bạn sẽ nhảy sang công ty do người
bạn làm chủ, với vị trí “ngon” hơn nhiều.

Câu hỏi: Điều gì thúc đẩy bạn nỗ lực cố gắng?

Câu trả lời: Không gì khác đó chính là niềm đam mê, lòng nhiệt thành với công
việc, và hơn nữa, tôi vốn là người hăng say với công việc, và thấy hạnh phúc khi
được cống hiến.

Thực tế: Bạn sợ nếu không làm việc sẽ bị trừ lương hoặc bị sa thải bất cứ lúc nào,
bạn lại rơi vào chuỗi ngày thất nghiệp dài lê thê.


Câu hỏi: Bạn có thể nói gì về bản thân mình?

Câu trả lời: Một người chăm chỉ, năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm

Thực tế: Bạn lười biếng, bất cẩn và thường xuyên đi làm muộn.

×