Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bạn biết gì về Hội chứng ruột kích thích? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.67 KB, 5 trang )

Bạn biết gì về Hội chứng ruột kích thích?
Đừng để chứng chướng bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy làm bạn suy
sụp. Các chuyên gia tại tập đoàn Parkway chia sẻ một số thông tin làm
thế nào để bạn kiểm soát tình trạng này.
Những dấu hiệu này khiến mọi người nghĩ là tình trạng phổ biến có thể xem
nhẹ. Tuy nhiên, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón được biết tới
với một tên gọi chung là Hội chứng ruột kích thích (RKT), đặc biệt nếu bạn
gặp phải những triệu chứng này từ 3 lần trở nên trong vòng 1 năm.
RKT là tình trạng ảnh hưởng tới đại tràng. Đó là rối loạn tiêu biểu và thường
xảy ra ở nữ giới hơn là nam giới. Không ai biết nguyên nhân chính xác gây
ra RKT là gì.

Nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích ở nữ giới cao gấp 1,5 lần
so với nam giới
Tin xấu: Theo nghiên cứu vào năm 2004 do bác sĩ Gwee Kok Ann, chuyên
gia tiêu hóa dạ dày, Bệnh viện Gleneagles (Singapore), nguy cơ mắc hội
chứng này ở nữ giới cao gấp 1,5 lần so với nam giới. Các bác sĩ cho rằng nữ
giới có lượng hóc môn lớn hơn, nó khiến cho ruột của họ bị kích thích đặc
biệt suốt quá trình kinh nguyệt.
Tin vui: Mặc dù không phát hiện được nguyên nhân gây ra RKT nhưng đây
là dạng bệnh có thể điều trị được. Khi được phát hiện thông qua kiểm tra
định kỳ, khoảng 85% bệnh nhân có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này
trong khoảng thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng.
Dưới đây là 3 điều về RKT bạn nên biết:
1. RKT không phải là tình trạng đe doạ sự sống
RKT đơn giản nghĩa là ruột hoặc đại tràng của bạn không hoạt động tối ưu,
đó là lý do tại sao cơ thể bạn phản ứng quá mức với một số thức ăn nhất
định và khi căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng này không làm tăng nguy cơ
phát sinh các bệnh khác. Trước khi bạn đi tới quyết định cắt bỏ bàng quang
hoặc ruột thừa, Bác sĩ Gwee nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy
RKT là do sỏi mật, viêm nhiễm ruột thừa hoặc dính ruột và nang ở khung


chậu.
RKT cũng không gây tổn thương đại tràng hoặc các bộ phận khác trong cơ
thể hoặc thậm chí dẫn tới các vấn đề sức khoẻ như bệnh viêm nhiễm đường
ruột. Trong khi bệnh này cũng có những triệu chứng giống như RKT như
đau bụng, tiêu chảy, tuy nhiên không gây ra viêm nhiễm đường ruột như
RKT. Đối với RKT, viêm nhiễm sẽ làm tổn hại ruột, gây ra loét và chảy
máu, điều này có thể khiến bạn đi ngoài có máu và thậm chí là sốt.
2. Căng thẳng hoặc một số thức ăn nhất định không gây ra RKT nhưng
có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh
Đại tràng có nhiều dây thần kinh và khi bạn căng thẳng quá mức, cơ thể bạn
sẽ tiết ra một lượng lớn hormone gây ra phản ứng quá mức với đại tràng. Để
hạn chế những triệu chứng này, bạn cần kiểm soát tình trạng căng thẳng của
mình bằng các phương pháp thư giãn và tập luyện thường xuyên. Bác sĩ
Gwee cho rằng một giấc ngủ ngon vào buổi tối rất quan trọng vì nó giúp
bệnh nhân giới hạn căng thẳng tốt hơn và cũng là thời gian để ruột nghỉ ngơi
và hồi phục.
Rượu, cà phê, đồ ăn nhiều chất xơ, bơ sữa và đồ béo khiến cho tình trạng
RKT nghiêm trọng hơn. Bác sĩ Wong Heng Yu, bác sĩ tư vấn tiêu hoá của
bệnh viện Mount Elizabeth cho biết, không có chế độ ăn cùng một dạng cho
tất cả vì một số người có thể gặp vấn đề với táo bón và những người khác thì
bị tiêu chảy. Và trái với quan niệm thông thường, việc ăn theo chế độ có
lượng chất xơ cao kết hợp với nhiều hoa quả và rau thực chất có thể làm
nghiêm trọng thêm tình trạng đầy bụng và tiêu chảy ở một số người.
Theo bác sĩ Wong, việc duy trì một chế độ ăn sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát
việc cơ thể họ phản ứng như thế nào với các thức ăn nhất định để tìm ra
được chế độ ăn phù hợp với ruột.

Rượu, cà phê, đồ ăn nhiều chất xơ, bơ sữa và
đồ béo khiến cho tình trạng ruột kích thích nghiêm trọng hơn.
3. Triệu chứng thay đổi có thể là dấu hiệu chẳng lành

“Hội chứng ruột kích thích thường không gây hại nhiều và không gây ra vấn
đề gì nghiêm trọng, chẳng hạn như gây tổn thương ruột mãn tính hay biến
chứng. Tuy nhiên, bạn nên để ý tới những thay đối có thể xảy ra trong những
triệu chứng bạn hay gặp. Các triệu chứng trở nên nặng hơn hay nhiều hơn,
có máu trong phân, sụt cân, bụng trướng dần, các triệu chứng khác gấy khó
chịu vào ban đem đều có thể là dấu hiệu của bệnh nào đó chứ không còn là
hội chứng RKT nữa” – Bác sỹ Cheong Wei Kuen, chuyên gia tư vấn và điều
trị các vấn đề về tiêu hóa tại bệnh viện Mount Elizabeth cho biết.
Ông cũng khuyên mọi người nên thường xuyên đi kiểm tra định kỳ ở cùng
một bác sỹ để theo dõi tình trạng bệnh từ đầu đến cuối. Khi các triệu chứng
thay đổi, có thể đó là dấu hiệu của bệnh khác mới phát triển và bác sỹ theo
dõi của bạn sẽ là người nắm rõ nhất để chỉ định bạn cần đi làm những kiểm
tra xét nghiệm chuyên sâu gì.
Không có nguyên tắc cứng nhắc nào buộc bạn cần làm các kiểm tra chuyên
sâu nào và bao giờ hay nhất thiết cần phải gặp bác sỹ nào. Các kiểm tra
chuyên sâu thường bao gồm nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, chụp CT và
siêu âm. Thường càng lớn tuổi càng cần làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu.
Độ tuổi phù hợp nhất để bắt đầu làm các kiểm tra định kỳ là khoảng 40, 45
tuổi và hơn nữa

×